Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng vị thuốc Sa Nhân , bằng hạt sen và long nhãn
lượt xem 7
download
Viêm loét dạ dày gồm các cơn đau do viêm hoặc loét dạ dày hoặc tá tràng. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Sa nhân là một trong những vị thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng vị thuốc Sa Nhân , bằng hạt sen và long nhãn
- Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng vị thuốc Sa Nhân , bằng hạt sen và long nhãn Viêm loét dạ dày gồm các cơn đau do viêm hoặc loét dạ dày hoặc tá tràng. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Sa nhân là một trong những vị thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Sa nhân thuộc họ gừng, có nhiều loại, Đông y thường sử dụng chủ yếu là hai loài sa nhân tím và sa nhân trắng vì có giá trị dược liệu cao. Cây mọc hoang ở các tỉnh trung du và miền núi, thường gặp thành vạt lớn ở chỗ ẩm mát, nhiều mùn như thung lũng, ven suối, bờ nương rẫy. Đặc điểm chung là loại cây thảo, sống lâu năm. Lá mọc so le thành hai dãy, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, lưỡi hẹ mỏng, nhìn qua gần giống cây riềng. Thân rễ mảnh, mọc bò lan, các rễ đan vào nhau thành mạng lưới rất chắc. Mùa ra hoa khoảng tháng 5 – 6, quả hình cầu hoặc hình bầu dục, có gai mềm, hạt hình nhiều cạnh, mùa quả tháng 7 – 8.
- Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là quả thu hái vào mùa hè thu. Quả sa nhân chín trong thời gian ngắn khoảng 20 ngày, quả vừa chín màu đỏ hay tím, nhân hạt to mẩy là những quả bóp thấy cay nhiều và nóng, khi tươi hơi chua. Nếu hái quá muộn, chỉ cần để quá 5 – 7 ngày, quả bóc ra đã mềm, nhấm thấy ngọt, chất cay đã hết, đó là sa nhân đường, kém giá trị hơn vì ít tinh dầu, khó bảo quản, dễ bị ẩm mốc. Nhưng nếu hái sớm quá, quả còn non, bóc ra hạt vẫn còn non trắng hay hơi vàng, nhấm thấy cay nhưng không chua, cũng kém giá trị. Để đạt chất lượng dược liệu quả sa nhân hái đúng tuổi phải đựơc chế biến ngay, tránh quả bị thối hỏng, khi hái để cả chùm quả, hoặc phơi sấy trong 5 ngày đêm là được. Sa nhân là thuốc có vị cay, tính ấm, đi vào 2 kinh tỳ và vị có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai. Chủ trị các chứng tỳ vị ứ trệ do thấp trở, tỳ hàn tiết tả (tiêu chảy do tạng tỳ bị lạnh)… Một số bài thuốc sử dụng sa nhân Hỗ trợ viêm loét dạ dày mạn tính: Sa nhân 6g; dạ dày lợn 1 cái, dạ dày rửa sạch, thái chỉ, cùng với sa nhân nấu thành món canh; ăn dạ dày và uống nước canh. Dùng 10 ngày một liệu trình. Chữa lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông ở phụ nữ có thai: Sa nhân 100g tán nhỏ, vỏ quýt, vỏ vối, vỏ rụt, thanh bì, thần khúc, mạch nha mối thứ 2g tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên. Mỗi lần uống với 4g với sắc lá tía tô. Dùng liền 3 – 5 ngày một liệu trình. Hỗ trợ điều trị lỵ mạn tính, đau bụng tiêu chảy (thể hư hàn): Với biểu hiện bệnh nhân ăn ít, bụng trướng, đau liên miên, chân lạnh, thở yếu, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, nhạt miệng, không khát; đại tiện loãng lỏng: Sa nhân 6g, mộc hương 4g, đẳng sâm 10g, bán hạ 10g, bạch truật 10g, phục linh 10g, trần bì 6g, sinh khương 8g, cam thảo 3g; sắc uống trong ngày.
- Thai nghén hay nôn: Sa nhân 4g, rễ gai 8g, ích mẫu 6g, hương phụ 4g, mầm cây mía 10g. Tất cả rửa sạch thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần. 5 ngày một liệu trình, tái khám lại. Hoặc có thể dùng bài sau: Sa nhân sao qua, tán thành bột mịn; mỗi lần uống từ 2 – 4g, ngày 3 lần, uống thuốc bằng nước sắc 5 – 7 lát gừng tươi. Hoặc dùng gạo tẻ 30 – 50g, sa nhân (sao qua, nghiền mịn) 3 – 6g; gạo vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho bột sa nhân vào trộn đều, đun nhỏ lửa thêm một lúc nữa là được. Ăn nóng vào lúc sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ. Trào ngược dạ dày – thực quản là chỉ sự trào ngược dịch ở dạ dày lên thực quản, chủ yếu là do những rối loạn tăng kích thích ở ống tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày – thực quản: Do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp; do thần kinh bị căng thẳng; do mộc khắc thổ quá mạnh; do tỳ khí, vị khí không được điều hòa… Đông y có nhiều bài thuốc trị theo từng thể: Trào ngược dạ dày – thực quản do thần kinh căng thẳng (stress): Thần kinh căng thẳng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tì vị, gây đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, khí ở trung tiêu ngược lên, vùng ngực và vùng thượng vị bức bách kèm theo khó thở, ăn ít, tiêu hóa trì trệ, bụng đầy hơi… Dùng một trong các bài: Bài 1: hoài sơn, liên nhục, cát căn mỗi vị 16g, hắc táo nhân 20g, viễn chí 12g, bán hạ chế 10g, ngưu tất 16g, trần bì 12g, chỉ xác 10g, phòng sâm 20g, bạch truật 16g, cam thảo 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
- Bài 2: thảo quyết minh (sao vàng) 16g, hắc táo nhân 20g, mẫu lệ chế 16g, bạch linh 10g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, trần bì 12g, chỉ xác 8g, bạch biển đậu 20g, hạt sen 20g, long nhãn 16g, phòng sâm 16g, đại táo 5 quả, cam thảo 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Trào ngược dạ dày – thực quản do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp: Người bệnh ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, bụng đầy hơi, đau từng cơn hoặc đau liên miên, khí ở trung tiêu chạy ngược, vùng thượng vị đầy tức khó chịu… Dùng 1 trong các bài: Bài 1: tía tô 16g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, xương bồ 12g, hoàng kỳ 15g, hoài sơn 16g, biển đậu 16g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, bạch truật (sao hàng thổ) 16g, đương qui 12g, sâm đại hành 16g, lá đắng 16g, lá lốt 12g, sinh khung 4g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Bài 2: hoài sơn, liên nhục, ngũ gia bì mỗi vị 16g, tía tô 20g, bạch truật 16g, lương khung 12g, cam thảo 10g, phòng sâm 16g, chỉ xác 8g, bán hạ 10g, sinh khương 4g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, bạch linh 12g, thủ ô chế 12g, lá đinh lăng (sao thơm) 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Trào ngược dạ dày – thực quản do can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh: Đau tức vùng thượng vị, nhu động ở dạ dày tăng lên từng đợt, ngực sườn trướng đầy, ợ hơi, ợ nóng, người bệnh khó chịu, bực bội, tỳ khí và vị khí không lưu thoát, người bệnh chán ăn, mất ngủ. Phép điều trị: bổ thổ bình can, điều khí. Dùng 1 trong các bài:
- Bài 1: rau má 20g, bạch thược 12g, chi tử 10g, đan bì 12g, râu bắp 12g, mã đề 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 16g, đương quy 16g, trần bì 10g, cam thảo 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sáng và chiều, uống trước bữa ăn. Bài 2: tang diệp, mã đề, rau má mỗi vị 20g, cỏ mực 16g, bạch thược 12g, hạ liên châu 10g, hậu phác 10g, bán hạ 10g, hoài sơn 16g, phòng sâm 16g, củ đinh lăng 16g, đương quy 16g, bạch truật 16g, hắc táo nhân 16g, chỉ xác 8g, thục địa 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần trước bữa ăn. Read more: http://www.bacsidaday.com/2013/08/chua-benh-trao-nguoc-da-day-bang- hat.html#ixzz2g95TDK4f
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xoa bóp phòng chống viêm loét dạ dày - tá tràng
5 p | 201 | 42
-
Viêm loét dạ dày tá tràng & cách ăn uống (Kỳ 1)
5 p | 189 | 40
-
GASTROPUL -THUỐC CHỮA BỆNH- VIÊM LOÉT DA DÀY, TÁ TRÀNG
6 p | 284 | 38
-
Món ăn - thuốc chữa viêm loét dạ dày - tá tràng
6 p | 160 | 24
-
Bài thuyết trình Thuốc chữa Loét dạ dày - Tá tràng
52 p | 226 | 23
-
Thông Tin dành cho Bệnh nhân Viêm loét Dạ dày Tá tràng
9 p | 185 | 19
-
Những lưu ý đối với người bệnh Viêm loét Dạ dày Tá tràng (Kỳ 1)
5 p | 137 | 19
-
Các vần đề về Viêm loét Dạ dày – Tá tràng (Phần 2) VI. Bệnh viêm loét dạ
6 p | 167 | 17
-
Thuốc Nam Gia truyền ngâm rượu chữa bệnh viêm loét dạ dầy, hang vị, tá tràng, nhiễm khuẩn HP, viêm loét đại tràng, đảm bảo khỏi bệnh
1 p | 121 | 14
-
Bài thuốc trị viêm loét dạ dày
6 p | 140 | 13
-
Gạo nếp chữa viêm loét dạ dày – tá tràng
5 p | 87 | 7
-
Bài thuốc trị viêm loét dạ dày - tá tràng
5 p | 81 | 5
-
Điều cần biết khi dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày - tá tràng (tt)
6 p | 97 | 5
-
Điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng: Phần 2
46 p | 19 | 4
-
Khỏi viêm loét dạ dày tá tràng nhờ quả bưởi
4 p | 85 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm, và tình hình tuân thủ của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
5 p | 1 | 1
-
Đặc điểm các yếu tố độc lực cagA, vacA của vi khuẩn Helicobacter pylori và tính đa hình của Enzym CYP2C19 trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm H.pylori chưa từng điều trị
11 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn