intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuẩn bị cho con đi thi

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

114
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong mùa thi, nhiều bậc cha mẹ thường trăn trở với câu hỏi “Phải làm gì để giúp con?”. Tạp chí Gia Đình Trung Quốc đã đưa ra mấy lời khuyên như sau: 1. Trước khi con đi thi, cha mẹ không nên làm điều gì gây áp lực cho con. Vì riêng chuyện học hành, thi cử cũng đã làm trẻ mệt mỏi rồi, nếu tạo thêm áp lực nữa, trẻ sẽ căng thẳng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và việc học tập. Cha mẹ nên an ủi con bằng những câu như: “Chỉ cần con...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuẩn bị cho con đi thi

  1. Chuẩn bị cho con đi thi Trong mùa thi, nhiều bậc cha mẹ thường trăn trở với câu hỏi “Phải làm gì để giúp con?”. Tạp chí Gia Đình Trung Quốc đã đưa ra mấy lời khuyên như sau: 1. Trước khi con đi thi, cha mẹ không nên làm điều gì gây áp lực cho con. Vì riêng chuyện học hành, thi cử cũng đã làm trẻ mệt mỏi rồi, nếu tạo thêm áp lực nữa, trẻ sẽ căng thẳng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và việc học tập. Cha mẹ nên an ủi con bằng những câu như: “Chỉ cần con cố gắng hết sức, cho dù thi không tốt cũng sẽ không bị trách mắng”. Lời động viên này sẽ khiến trẻ thoải mái tư tưởng, cố gắng học tập và thi tốt. 2. Ủng hộ việc con học khuya là không tốt vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Cha mẹ phải chú ý đến việc cân đối giữa chuyện học hành và nghỉ ngơi. Nên làm một số món ăn mà trẻ thích và bổ sung thêm cho trẻ một bữa ăn nhẹ. Nụ cười và sự quan tâm của cha mẹ là động lực thúc đẩy trẻ quyết tâm học hành. 3. Sau khi trẻ thi xong một môn, không nên thúc giục con ôn tiếp môn sau. Phải đem lại cho trẻ sự thoải mái, có thể đi xem phim, xem ca nhạc, sau đó mới để cho trẻ ôn bài tiếp. 4. Dù con thi không tốt cũng không nên mắng mỏ, lại càng không nên đánh. Cha mẹ hãy để con tự suy nghĩ, tìm ra nguyên nhân tại sao thi không tốt để rút kinh
  2. nghiệm cho lần sau. Mắng nhiếc hoặc tỏ ra quá thất vọng sẽ làm trẻ tủi thân, một số đứa có thể bỏ nhà đi hoặc tìm cách tự tử. Chuẩn bị cho con vào lớp 1 Tối nào hàng xóm cũng được nghe tiếng mẹ con chị Hoa, thoạt đầu là: "Ăn lẹ lên, mắc chứng gì mà ngồi ngậm hoài vậy, nuốt mau…", sau một lúc là: "Coi gì mà coi hoài vậy, tắt tivi đi học bài chưa hả?...". Tiếng bé Trọng nằn nì: "Cho con xem chút nữa đi, phim đang hay mà…". "Dẹp, bước vào bàn học ngay" và tiếp sau đó là: "Đọc đi, đọc to lên…; miệng mồm mày sao mà dở thế, đọc cứ sai hoài…; trời ơi sao mày ngu quá vậy, có một câu mà dạy mãi vẫn không đọc được… Thôi dẹp tiếng Việt đi, mày giải bài toán này cho tao coi…; ngu nè, bài như vầy mà không làm ra nè…" Sau mỗi cái nè là tiếng bốp bốp đánh con và tiếng khóc của bé Trọng hòa vào lời than vãn của chị Hoa: "Trời ơi là trời, học hành như vầy thì làm sao vào lớp 1 được đây hả trời…". Không tối nào hàng xóm không nghe tiếng chị Hoa mắng bé Trọng, chị Hoa còn ca thán với mọi người: "Tại sao con tôi học hết bốn năm ở mầm non rồi mà vẫn chưa biết đọc, biết viết, không biết ở trường dạy nó thế nào. Tôi cho nó đi học từ khi nó chưa được 3 tuổi vậy mà giờ nó chẳng biết gì, thấy con người ta đọc viết rào rào mà ham…". Chị Bích ở nhà kế bên thì khuyên: "Chị đừng quá lo lắng, trăng đến rằm thì trăng tròn, con tôi cũng học mẫu giáo xong rồi vào lớp 1 có học thêm học bớt gì đâu vậy mà học kỳ I vừa rồi vẫn được xuất sắc". Thế nhưng chị Điệp - một đồng nghiệp lại
  3. phản đối: "Cho tụi nó vô trường mẫu giáo chơi là chính chứ học hành gì ở trỏng, còn muốn nó được vào lớp 1 thì phải lo cho nó học thêm ngay từ năm 3-4 tuổi kia, bây giờ mới cho thằng Trọng đi học là trễ rồi. Em không thấy ngày nào đón con Phương từ trường mẫu giáo về chị cũng phải chở nó đi học thêm sao, hôm thì học viết, hôm thì học toán, mệt đừ người…". Chị Hoa càng nghe càng rối không biết phải làm sao vì xem ra ai cũng đều có cái lý của mình. Trong lý chị còn đang loay hoay tìm lối ra, thì hàng xóm lại tiếp tục chứng kiến cảnh mẹ la, con khóc của gia đình chị Hoa. Lời khuyên Phụ huynh nên hiểu là trường mẫu giáo có cách giáo dục phù hợp với trẻ, vừa học vừa chơi, qua chơi mà học. Qua các hoạt động vui chơi và các hoạt động khác trẻ được thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, được chuẩn bị tâm thế để học lớp 1. Các cháu được chuẩn bị toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động và đến lớp lá các cháu sẽ được làm quen với chữ viết, với toán. Việc chuẩn bị đó không có nghĩa là dạy trước chương trình. Thực tế cho thấy một số bé học trước chương trình lớp 1 khi vào trường tiểu học trong những tháng đầu có thể hơn bạn ở chỗ đọc thông viết thạo, làm toán nhanh nhưng rất dễ sinh ra chủ quan, chểnh mảng, chán học khi phải học lại những cái đã biết. Tốt nhất, chị Hoa nên tập cho cháu ăn ngủ đúng giờ, biết vệ sinh cá nhân, cho cháu làm quen với đồ dùng học tập và sách giáo khoa ở lớp 1. Điều rất quan trọng
  4. là phải tạo được hứng thú học tập, lòng ham hiểu biết, muốn tìm tòi, khám phá ở bé chứ không phải là đọc thông, viết thạo và làm toán nhanh. Chuẩn bị cho trẻ đến trường Bạn có thể chuẩn bị gì cho bạn và cho trẻ khi đưa trẻ đến trường vào đầu năm học này? Thăm trường mới của con: Con bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đi học ngày đầu tiên nếu trước đây nó đã từng được thăm viếng hoặc được thường xuyên nhìn thấy ngôi trường đó. Gặp gỡ thầy cô: Việc có thể nhìn thấy được ít nhất một gương mặt thầy cô là điều rất quan trọng. Thông thường, ban giám hiệu vẫn làm việc ở trường vào những ngày hè và các giáo viên cũng có mặt khoảng 2 tuần trước khi năm học bắt đầu. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết: Thông thường các trường thường niêm yết vật dụng học tập, đồng phục, sách... trước khi bắt đầu năm học, con bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và bình đẳng với các bạn khác khi chúng có đầy đủ các vật dụng mà những bạn khác cũng có. Tìm hiểu xem có trẻ hàng xóm nào cùng học chung trường với con: Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn nếu chúng có bạn đồng hành.
  5. Thông báo cho giáo viên biết những nhu cầu đặc biệt của con bạn: Sẽ rất hữu ích nếu nhà trường biết trước được về các chứng dị ứng hoặc một số vấn đề nào đó về sức khỏe, khả năng... của con bạn. Cho giáo viên biết về những thay đổi trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến việc học: Ví dụ như gia đình bạn có chuyện bất hòa hoặc đang chịu áp lực về tài chính. Đừng cho rằng điều này là vô bổ, bởi nó giúp giáo viên có định hướng tốt hơn trong việc học của trẻ. Kiểm tra những dịch vụ đặc biệt dành cho học sinh: Một số trường có các sinh hoạt ngoài giờ rất bổ ích dành cho học sinh. Bạn có thể tham khảo trước và quyết định xem có nên cho con tham gia các hoạt động này hay không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2