CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA - Phần VI - A
lượt xem 5
download
Bác sĩ nên cung cấp cho bệnh nhân những thông tin đáng tin cậy về việc trị liệu bằng thuốc cho chứng đau vùng thắt lưng và những chọn lựa tự chăm sóc trước khi thảo luận việc thực hiện phẫu thuật. Bệnh nhân nên hỏi bác sĩ về chứng cứ có lợi khi thực hiện phẫu thuật hoặc những trị liệu (không cần phẫu thuật) khác trong từng trường hợp đặc biệt của họ. Bệnh nhân cũng nên hỏi về hệ quả dài hạn của phương pháp trị liệu được đề xuất. Những cải thiện, nếu có, kéo...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA - Phần VI - A
- CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA Phần VI - A PHẪU THUẬT VÀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH QUA DA Bác sĩ nên cung cấp cho bệnh nhân những thông tin đáng tin cậy về việc trị liệu bằng thuốc cho chứng đau vùng thắt lưng và những chọn lựa tự chăm sóc trước khi thảo luận việc thực hiện phẫu thuật. Bệnh nhân nên hỏi bác sĩ về chứng cứ có lợi khi thực hiện phẫu thuật hoặc những trị liệu (không cần phẫu thuật) khác trong từng trường hợp đặc biệt của họ. Bệnh nhân cũng nên hỏi về hệ quả dài hạn của phương pháp trị liệu được đề xuất. Những cải thiện, nếu có, kéo dài trong bao lâu? Một điều nữa cần xem xét, khi phẫu thuật là một chọn lựa, đó là toàn bộ tính chất an toàn của tiến trình được đề xuất, so sánh giữa những lợi ích ngắn hạn tiềm tàng và những lợi ích về lâu dài. Thông thường, bệnh nhân nên thử tất cả những trị liệu không cần phẫu thuật trước khi quyết định chọn lựa phẫu thuật. Những lý do phổ biến nhất cho việc phẫu thuật đau vùng thắt lưng là thoát vị đĩa đệm và chứng hẹp cột sống. Đa số những bệnh nhân bị đau lưng sẽ không cần đến những trị liệu mang tính tấn công hoặc phẫu thuật.
- Tuy nhiên, khi thích hợp, phẫu thuật có thể mang lại sự thuyên giảm đáng kể. Có nhiều phương pháp tiếp cận và nhiều tiến trình đang hiện hành hoặc đang được điều tra. Tuy nhiên, chỉ có một vài nghiên cứu có giá trị đang xác định xem phẫu thuật nào tốt nhất, hoặc xác định xem có một tiến trình nào tốt hơn không cần phải phẫu thuật. Cũng nên lưu ý rằng phẫu thuật không luôn luôn cải thiện được kết quả, trong một số trường hợp, có thể làm cho kết quả xấu đi. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể là một phương pháp tiếp cận hết sức hiệu quả cho một số bệnh nhân mà chứng đau lưng nghiêm trọng của họ khi được trị liệu bằng các phương pháp truyền thống không có hiệu quả. Thủ Thuật Cắt Bỏ Đĩa Đệm Đốt Sống Thủ Thuật Cắt Bỏ Đĩa Đệm Đốt Sống (diskectomy) là một phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm mang bệnh. Tiến trình này giúp giảm bớt áp lực lên cột sống. Tiến trình này đã được thực hiện trong 40 năm qua, và hiện đang có những kỹ thuật ít qua da (invasive - nội phẫu) được phát triển. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã được thực hiện để xác định tính hiệu quả thực sự của tiến trình này. Đối với những ứng viên thích hợp, tiến trình này tạo ra sự thuyên giảm nhanh hơn so với các trị liệu không phẫu thuật khác, nhưng những lợi ích lâu dài (trên 5 năm) vẫn không chắc chắn.
- Thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm đốt sống được khuyến khích thực hiện khi một đĩa đệm bị thoát vị gây ra một trong những tình trạng sau: • Đau hoặc tê chân nghiêm trọng hoặc kéo dài, làm cho người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện các công tác hàng ngày. • Các cơ ở vùng chân dưới hoặc vùng mông bị đuối sức • Mất khả năng kiểm soát việc đi tiêu và đi tiểu. Đa số những người bệnh khác mắc chứng đau vùng thắt lưng hoặc đau vùng cổ, bị tình trạng tê, hoặc thậm chí đuối sức nhẹ thường không cần đến phẫu thuật khi được điều trị lần đầu tiên. Thông thường, có nhiều triệu chứng đau vùng thắt lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ thuyên giảm hoặc biến mất theo thời gian, mà không cần đến phẫu thuật.
- Lumbar vertebra: Đốt sống thắt lưng Herniated part of disk is removed: Phần thoát vị của đĩa đệm bị cắt bỏ Khi phần thạch mềm ở trung tâm của đĩa đệm đốt sống bị dồn qua phần bị suy yếu của một đĩa đệm, tình trạng này được gọi là bị trượt đĩa. Đa số những tình trạng trượt đĩa (thoát vị đĩa đệm) thường xảy ra ở vùng thắt lưng của cột sống. Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau vùng thắt lưng. Điểm quan trọng của việc điều trị là đầu tiên phải nghỉ ngơi cộng với việc sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm, theo sau là trị liệu vật lý. Nếu cơn đau và các triệu
- chứng vẫn tiếp tục, thì có thể sẽ cần đến phẫu thuật cắt bỏ phần bị thoát vị của đĩa đệm. Vi Phẫu Thuật Cắt Bỏ Đĩa Đệm Đốt Sống (Microdiskectomy) là tiến trình phẫu thuật tiêu chuẩn hiện hành. Tiến trình này được thực hiện thông qua một vết mổ nhỏ (khoảng 1 – 1-1/2 inch). Những cơ ở lưng được nâng lên và được di chuyển ra khỏi cột sống. Sau khi xác định và di chuyển đầu dây thần kinh, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ mô đĩa đệm bị tổn thương ở bên dưới. Tiến trình này không làm thay đổi bất kỳ cấu trúc nào hỗ trợ cho cột sống, bao gồm các khớp, dây chằng, và các cơ. Những tiến trình khác ít qua da hơn cũng được sử dụng, bao gồm thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm nội soi (endoscopic diskectomy), thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm qua da (percutaneous diskectomy - PAD), và thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm dùng tia laze (laser diskectomy). Tuy nhiên, lợi ích lâu dài của các tiến trình này vẫn chưa được biết đến. Hiện chưa có chứng cứ cho rằng bất kỳ tiến trình nào trong số các tiến trình này tỏ ra hiệu quả bằng tiến trình vi thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm tiêu chuẩn Các Biến Chứng và Triển Vọng. Đa số bệnh nhân sẽ được thuyên giảm cơn đau và có thể di chuyển dễ dàng hơn sau khi thực hiện vi phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm đốt sống. Tình trạng tê và cảm giác bị châm nhẹ trong da (ngứa ran) của bệnh nhân sẽ được cải thiện hoặc biến mất. Cơn đau, tình trạng tê, hoặc đuối sức có thể KHÔNG được cải thiện hoặc mất đi nếu đĩa đệm gây hủy hoại dây thần kinh của bệnh nhân trước khi phẫu thuật.
- Mô sẹo (thẹo) là một vấn đề tiềm tàng, vì nó có thể gây ra đau thắt lưng kéo dài sau đó. Các biến chứng khác của tiến trình phẫu thuật cột sống có thể bao gồm hủy hoại dây thần kinh và cơ, nhiễm trùng, và nhu cầu thực hiện thêm một cuộc phẫu thuật khác. Các bệnh nhân thường đứng dậy và đi bộ ngay sau khi làm phẫu thuật đĩa đệm. Tuy nhiên, phải cần 4 đến 6 tuần để có thể hồi phục hoàn toàn. Tập thể dục nhẹ có thể được khuyến khích đầu tiên. 4 – 6 tuần sau khi tiếp nhận phẫu thuật đĩa đệm lần đầu tiên, việc bắt đầu tập thể dục với c ường độ cao xem ra rất giúp ích cho việc gia tăng tốc độ hồi phục. Thông thường ít khi hoặc không cần đến trị liệu vật lý. Thủ Thuật Cắt Bỏ Cung Sau Đốt Sống (Mở Ống Sống) Thủ Thuật Cắt Bỏ Cung Sau Đốt Sống (Laminectomy) là một loại phẫu thuật cắt bỏ phiến xương (hai phiến xương nhỏ cấu tạo nên một đốt sống), hoặc x ương tạo gai ở lưng. Thủ Thuật Cắt Bỏ Cung Sau Đốt Sống mở rộng ống cột sống để cho các dây thần kinh ở cột sống hoặc tủy sống có thêm khoảng không. Thủ thuật này thường được thực hiện kết hợp với thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm đốt sống, thủ thuật nới rộng miệng ống cột sống, và thủ thuật nối đốt sống.
- Thủ Thuật Cắt Bỏ Cung Sau Đốt Sống (Laminectomy) thường được tiến hành để điều trị chứng hẹp cột sống. Bạn và bác sĩ của bạn có thể quyết định khi nào bạn cần phải phẫu thuật cho tình trạng của bạn. Các triệu chứng của chứng hẹp cột sống thường trở xấu theo thời gian, nhưng điều này có thể xảy ra rất chậm. Khi các triệu chứng của bạn trở nên càng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và việc làm của bạn, thì bạn có thể cần phải phẫu thuật. Thủ Thuật Cắt Bỏ Cung Sau Đốt Sống cho chứng hẹp cột sống th ường sẽ có tác dụng thuyên giảm hoàn toàn hay phần nào các triệu chứng đối với nhiều bệnh nhân, nhưng thủ thuật này không luôn luôn thành công. Các vấn đề về cột sống trong tương lai có thể xảy ra cho tất cả những bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật cột sống. Nếu bạn đã từng thực hiện thủ thuật nối đốt sống (spinal fusion) và thủ thuật cắt bỏ cung sau đốt sống (Laminectomy), thì phần cột sống bên trên và bên dưới chỗ nối sẽ có khả năng có vấn đề trong tương lai. Nếu bạn đã từng thực hiện từ 2 loại phẫu thuật lưng trở lên (chẳng hạn như thủ thuật cắt bỏ cung sau đốt sống và thủ thuật nối đốt sống), bạn có thể sẽ có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về lưng trong tương lai.
- Spinal cord: Tủy sống Vertebral body: Thân đốt sống Intervertebral disc: Đĩa đệm đốt sống Cột sống được cấu tạo bởi các đốt sống mà được tách riêng bởi những đĩa đệm.
- Herniated disc: Đĩa đệm bị thoát vị Spinal cord compression: Tủy sống bị chèn ép Chứng bệnh đau cột sống vùng thắt lưng thường bị gây ra bởi các đĩa đệm đốt sống bị thoát vị, sự phát triển bất th ường của các mỏm xương ở phần thân đốt sống (chồi xương), mà làm chèn ép các dây th ần kinh cột sống, chấn th ương, và bị gây ra bởi tình trạng thu hẹp ống cột sống bao quanh tủy sống. Những triệu chứng của các chứng đau cột sống vùng thắt lưng bao gồm: • cơn đau lan tỏa từ lưng đến vùng mông hoặc bắp đùi sau
- • cơn đau làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày • tình trạng đuối sức ở chân hoặc bàn chân • tình trạng tê ở chân, bàn chân, hoặc các ngón chân • mất khả năng kiểm soát việc đi tiểu Cuộc phẫu thuật được thực hiện khi bệnh nhân đang ngủ mê và không có cảm giác đau (gây mê toàn phần). Một vết mổ được thực hiện trên phần thắt lưng, ngay chính giữa.
- Removal of lamina: Thực hiện cắt bỏ phiến xương (một mảng mỏng hay một lớp mô mỏng) Removal of disc: Thực hiện cắt bỏ đĩa đệm đốt sống Vertebrae: Các đốt sống Spinal cord: Tủy sống
- Cung xương bao bọc tủy sống (phiến) đ ược cắt bỏ (thủ thuật cắt bỏ cung sau đốt sống) và lớp mô mà gây áp lực lên dây thần kinh hay tủy sống cũng đ ược cắt bỏ. Lỗ hở cho dây thần kinh đi qua có thể được mở rộng để tránh gây thêm áp lực lên dây thần kinh. Thỉnh thoảng, một miếng xương (xương ghép), bộ khung nhân tạo, hoặc hệ thống ốc vít hổ trợ có thể được dùng để tăng cường cho khu vực được phẫu thuật. Pedicle screws are added to give strength to fusing vertebrae: H ệ thống ốc vít được gắn vào để tăng cường cho các đốt sống được kết nối. Pedicle screw: Hệ thống ốc vít hỗ trợ
- Pedicle screw placement: Lắp đặt hệ thống ốc vít hỗ trợ Removed intervertebral disc: Đĩa đệm đốt sống được cắt bỏ Các bệnh nhân thường cần đến trị liệu vật lý để hoàn thiện tính cơ động của cột sống sau khi phẫu thuật cột sống vùng thắt lưng. Các kết quả thay đổi tùy theo căn bệnh được điều trị. Một số tình trạng tái phát của chứng đau l ưng và đau thần kinh tọa xảy ra ở khoảng ½ đến 2/3 số bệnh nhân sau khi tiến hành phẫu thuật. Các tiến trình giảm
- thiểu qua da khác nhau đang được điều tra xem xét. Đối với chứng hẹp cột sống, phương pháp tiếp cận truyền thống là thủ thuật cắt bỏ cung sau đốt sống và cắt bỏ một phần khớp mặt (facet joint). Đang có tranh cãi về sự cần thiết của việc thực hiện tiến trình nối đốt sống đi kèm với các tiến trình này. Chỉ có một số ít thử nghiệm ngẫu nhiên đã so sánh tiến trình này với trị liệu không cần phẫu thuật. Những kết quả của các thử nghiệm này cho thấy rằng trị liệu phẫu thuật vẫn tốt hơn, ít nhất là trong khoảng 2 năm đầu sau khi phẫu thuật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Y học cổ truyền: Đau dây thần kinh tọa - ThS. Nguyễn Thị Hạnh (ĐH Y khoa Thái Nguyên)
22 p | 699 | 84
-
Đau thần kinh tọa
5 p | 400 | 50
-
Hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp vật lý trị liệu - phục hồi chức năng kết hợp xoa bóp bấm huyệt
7 p | 255 | 49
-
Một số bài thuốc chữa đau thần kinh tọa
5 p | 287 | 37
-
Cập nhật biện pháp điều trị đau thần kinh tọa
5 p | 193 | 36
-
Nguyên nhân Đau Thần Kinh Tọa
28 p | 235 | 28
-
Có phương pháp điều trị dứt điểm Đau thần kinh toạ không?
5 p | 270 | 26
-
Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Đông y
5 p | 195 | 20
-
Đông y trị chứng đau thần kinh tọa
2 p | 190 | 20
-
Đông y chữa đau thần kinh tọa
2 p | 163 | 16
-
Đánh giá kết quả phương pháp siêu âm trị liệu kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa
7 p | 10 | 7
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cộng hưởng từ trong hội chứng đau thần kinh tọa
6 p | 76 | 6
-
Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống bằng điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt và bài thuốc độc hoạt tang ký sinh
7 p | 47 | 6
-
CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA - Phần I
11 p | 67 | 4
-
Đau cột sống thắt lưng và đau thần kinh tọa (Hông)
13 p | 37 | 4
-
Bài giảng Chứng đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm - BS. Nguyễn Năng Tấn
18 p | 38 | 4
-
Tần suất xuất hiện các chứng trạng về lưỡi và mạch trên lâm sàng theo y học cổ truyền ở bệnh nhân đau thần kinh tọa
5 p | 107 | 3
-
Tình hình sử dụng các phương pháp điều trị y học cổ truyền trên người bệnh đau thần kinh tọa
6 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn