intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 1 lý luận chung về vai trò chính phủ trong việc cung ứng dịch vụ công

Chia sẻ: Pham Minh Tam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

250
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm: Dịch vụ công là những dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm, phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân không vì mục tiêu lợi nhuận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 1 lý luận chung về vai trò chính phủ trong việc cung ứng dịch vụ công

  1. Chương I: Lý luận chung về vai trò chính phủ trong việc cung ứng dịch vụ công 1.Dịch vụ công 1.1. Khái niệm về dịch vụ công Khái niệm: Dịch vụ công là những dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm, phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân không vì mục tiêu lợi nhuận. Không có tính cạnh tranh (non-rivalrous) trong tiêu dùng, tức là khi có thêm một người tiêu dùng thì cũng không làm giảm lợi ích của nh ững ng ười đang tiêu dùng, chẳng hạn xem truyền hình; Không có tính loại trừ (non- excludable) trong tiêu dùng, tức là không thể loại trừ, hoặc muốn loại trừ thì rất tốn kém, những cá nhân từ chối trả tiền cho dịch vụ đó, chẳng hạn kẻ trốn đóng phụ phí nước thải vẫn có thể hưởng dịch vụ thoát nước mưa và nước thải 1.2 Đặc điểm của dịch vụ công: - Là một loại dịch vụ do Nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho các tổ chức, đơn vị ngoài Nhà nước thực hiện dưới sự giám sát của Nhà nước; - Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, nhân dân (những nhu cầu tối thiểu, thiết yếu) Nhà nước là người chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân, xã hội về chất lượng dịch vụ cũng như số lượng dịch vụ. Trách nhiệm ở đây thể hiện qua việc hoạch định chính sách, thể chế pháp luật, quy định tiêu chuẩn chất lượng, thanh tra kiểm tra giám sát việc thực hiện v.v…; - Không nhằm mục tiêu lợi nhuận; - Đối tượng thụ hưởng Dịch vụ công không trực tiếp trả tiền (đã trả qua hình thức thuế), tuy nhiên có những trường hợp phải trả lệ phí theo quy định chặt chẽ của pháp luật. 1.3. Phân loại dịch vụ công. Xuất phát từ cơ sở nhận thức như trên, căn cứ vào điều kiện thực tế của Việt Nam, chúng ta có thể tạm chia dịch vụ công ở nước ta hiện nay thành các loại sau: - Thứ nhất, những dịch vụ sự nghiệp công (có người gọi là hoạt động sự nghiệp công), phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho xã hội, quyền và lợi ích công dân. Nhà nước trực tiếp (thông qua) các tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hoặc uỷ quyền cho các tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện, cụ thể như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học, bảo hiểm an sinh xã hội, phòng cháy chữa cháy, bão lụt, thiên tai, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho người nghèo ....
  2. - Thứ hai, những hoạt động mang tính dịch vụ công ích, đây là các hoạt động có một phần mang tính chất kinh tế, hàng hoá như cung cấp điện, cấp nước sạch, giao thông công cộng đô thị, viễn thông, vệ sinh môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng, vận tải công cộng, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến diêm ... - Bên cạnh đó, hiện nay còn có luồng ý kiến cho rằng có loại thứ ba của dịch vụ công, đó là dịch vụ hành chính công. Loại này liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước, cụ thể như các hoạt động thẩm định hồ sơ, ký phê duyệt, tổ chức cho đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép khai thác khoáng sản, trật tự an toàn xã hội, hải quan, chứng thực .... Xin lưu ý rằng, mặc dù có sự phân định thành bao nhiêu loại dịch vụ công đi chăng nữa thì vẫn đều có một điểm chung cơ bản đó là Nhà nước là người có trách nhiệm đến cùng trước xã hội, công dân đối với chất lượng, cũng như quy định khung giá cả (phí, lệ phí) cung cấp các loại hình của dịch vụ công. 1.4. Các loại hình dịch vụ công: • Dịch vụ công do các cơ quan hành chính cung ứng: giấy phép, công chứng... • Dịch vụ sự nghiệp công: y tế, giáo dục, văn hoá, khoa học, công nghệ... do các tổ chức sự nghiệp cung ứng. • Dịch vụ kinh tế công ích: vệ sinh môi trường, nước sạch, giao thông công cộng... do các DN hoạt động công ích cung ứng. • Dịch vụ công phục vụ kinh tế: khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm.... 2. Vai trò của chính phủ trong việc cung ứng dịch vụ công: + Việc cung ứng dịch vụ công ở các nước được thực hiện ở cả 3 lĩnh vực: nhà nước, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. Giữa các khu vực có sự cạnh tranh trong việc cung ứng dịch vụ công theo mục tiêu đáp ứng ngày càng t ốt h ơn nhu cầu của người dân. Khu vực phi chính phủ có nhiều lợi thế h ơn khi th ực hiện cung ứng dịch vụ công, đó là: đây là khu vực phi lợi nhuận, tình nguyện, sát dân, được nhà nước ưu đãi về thuế. + Chính phủ các nước đề cao quản lý các hoạt động cung ứng dịch vụ công bằng các công cụ như chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách thuế… + Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, Nhà nước cũng ph ải ti ến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp các tổ chức và công dân trong vi ệc gi ải quyết các quan hệ hành chính giữa công dân và cơ quan công quyền. Các hoạt động này được gọi là các dịch vụ hành chính mà Nhà n ước có trách nhi ệm cung ứng cho xã hội để bảo đảm cho xã hội phát triển có kỷ c ương, trật t ự. Khi cung cấp các dịch vụ này, Nhà nước sử dụng quyền lực công để tạo ra dịch vụ như cấp các loại giấy phép, đăng ký, chứng thực, thị thực,… Các loại giấy tờ này chỉ có giá trị sử dụng khi các cơ quan nhà nước xác nhận chúng bằng thẩm quyền hành chính của mình. Tuy xét về mặt hình thức, sản phẩm của các dịch vụ này
  3. chỉ là các loại văn bản, giấy tờ, nhưng các giấy tờ này lại có tác d ụng chi ph ối quan trọng đến các hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước gắn liền với ch ức năng quản lý nhà nước. Chẳng hạn, giấy đăng lý kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện việc Nhà nước cho phép doanh nghiệp đó ra đời và đi vào hoạt động, điều này dẫn đến những tác động và kết quả đáng kể về mặt kinh tế-xã hội. Loại dịch vụ này gắn liền với thẩm quyền hành chính c ủa Nhà n ước, vì vậy, về nguyên tắc, Nhà nước không thể chuyển giao việc cung ứng các dịch vụ này cho tư nhân. Có thể nói, nhân dân tổ chức ra Nhà nước, trao quyền lực cho Nhà nước, để Nhà nước thực thi những nhiệm vụ của một cơ quan công quy ền, dùng quyền lực công để cai trị toàn bộ xã hội. Quyền lực này không th ể giao cho bất kỳ một cá nhân hoặc tổ chức tư nhân nào, dù tổ ch ức đó có tiềm lực lớn đến đâu. Quyền lực này gắn với sứ mệnh lịch sử của nhà n ước, g ắn v ới s ự t ồn tại của nhà nước. Đó là lý do vì sao nhà nước ph ải ph ục v ụ nhân dân ngày càng tốt hơn để đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Dịch vụ hành chính tuy không thuộc về chức năng quản lý nhà nước, song l ại là những hoạt động phục vụ trực tiếp cho chức năng này. Thông qua vi ệc cung ứng dịch vụ hành chính công, Nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để bảo đảm quyền dân chủ và các quyền hợp pháp khác của công dân, đồng th ời đòi hỏi các tổ chức và công dân thi hành các nghĩa vụ của mình nh ằm duy trì tr ật t ự và kỷ cương xã hội. Do đó, các dịch vụ này ít nhiều mang tính bắt buộc, yêu cầu các công dân và tổ chức phải tuân thủ. Cá nhân, đơn vị có thể ph ải trả phí, l ệ phí theo quy định, nhưng đó là khoản phí, lệ phí hành Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các dịch vụ công cho xã h ội. Ngay c ả khi nhà nước chuyển giao một số dịch vụ không gắn với thẩm quy ền nhà n ước cho tư nhân cung ứng, thì Nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nh ằm bảo đảm sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của thị trường. + Chính phủ các nước coi trọng việc cung ứng dịch vụ công và quản lý dịch vụ công, đồng thời thực hiện chuyển giao mạnh mẽ việc cung ứng dịch vụ công cho không những chỉ những khu vực nhà nước mà cả khu vực ngoài nhà nước.Nhân dân tổ chức ra nhà nước, trao quyền lực cho nhà nước để nhà nước thực thi những nhiệm vụ của một cơ quan công quyền, dùng quyền lực công để quản lý xã hội. Thông qua việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước vốn có của mình, nhà nước cung ứng cho xã hội những dịch vụ mà không một tư nhân nào có thể đứng ra cung ứng. Tuy nhiên, Nhà nước cũng có thể ủy quyền cho các tổ chức hay cá nhân trực tiếp cung ứng một số loại dịch vụ dưới sự kiểm tra, giám sát và hỗ trợ của Nhà nước. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của chính phủ trong việc trong việc cung ứng hàng hóa dịch vụ công. - Trình độ nhận thức về quản lý của chính phủ và vai trò của các h ội trong các hoạt động dịch vụ công còn thấp
  4. - Chưa nắm vững các quan điểm và đường lối của Đảng và nhà nước về đ ổi mới quản lý nhà nước, về xã hội hóa dịch vụ công, chuyển giao dịch vụ công. - Các hoạt động điều hành của chính phủ về cung ứng d ịch v ụ công và qu ản lý dịch vụ công chưa đạt hiệu quả cao. Chương II: Thực trạng về vai trò của chính phủ trong việc cung ứng dịch vụ công ở Việt nam hiện nay. 1. Các loại hình dịch vụ công được Nhà nước cung ứng ở Việt Nam hiện nay • Dịch vụ công do các cơ quan hành chính cung ứng ( dịch vụ hành chính công ): la các hoạt động nhân danh công quyền nhà nước đáp ứng yêu c ầu của người dân tư trật tự an cho tới các thủ tục giấy tờ hành chính nh ư cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận , đăng ký , công chứng , th ị th ực h ộ tịch, hộ khẩu ... đảm bảo cho dân học tập làm ăn sinh s ống bình th ường. Trong những năm qua nhà nước bắt đầu chú trọng đổi mới và nâng cao chất lương cng ứng dịch vụ hành chính công bằng cách áp dụng các phương tịên điện tử, tin họcc để nâng cao chất lượng • Dịch vụ sự nghiệp công: các hoạt động nhân danh các cơ quan chức năng nhà nước đảm bảo cho nhân dân như: y tế, giáo dục, văn hoá, khoa học, công nghệ... đáp ứng yêu cầu học tập , chăm sóc sức khoẻ , hưởng thụ văn hoá tinh th ần của nhân dân và phát triển chung của xã hội . Hoạt đông này phần lớn do các tổ chức , cơ quan nhà nước đảm trách hoặc một phần xã hội hoá cung ứng. (xu hướng về xã h ội hoá về loại hình dịch vụ này ) . Nhìn chung người dân được thụ hưởng tốt hơn điều đó chứng minh bằng các chỉ số phát triển con người HDI của nước ta đạt cao
  5. hơn so với trình độ phát triển kinh tế. Chỉ số HDI của con người bao gồm : tuổi thọ , trình độ văn hoá và thu nhập bình quân / người • ...Dịch vụ công cộng: Cung ứng các loại "hàng hóa" công cộng như điện, nước, sinh hoạt, giao thông, bưu điện, vệ sinh môi trường …. Trong dịch vụ này phần lớn do các doanh nghiệp nhà nước đảm trách như: điện, nước, sinh hoạt, giao thông, b ưu đi ện…. Có một số hoạt động ở địa bàn cơ sở do tổ chức hoặc cá nhân đứng ra đ ảm nhiệm như vệ sinh môi trường, thu gom vận chuyển rác, cung ứng nước sạch…. Tuy nhiên, các hoạt động này do các cơ quan nhà nước chuy ển giao hoặc thực hiện theo hợp đồng ủy quyền với yêu cầu và chất lượng cụ thể. 2. Thực trạng về vai trò của nhà nước trong việc cung ứng d ịch v ụ công ở việt nam. Nội dung nghiên cứu: 1/ Chính phủ có vai trò như thế nào trong việc cung ứng dịch vụ công. 2/ Việc thực hiện các vai trò đó đã thực sự mang lại hiệu quả ?. 2.1. Vai trò của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công được thể hiện cụ thể ở 2 nhóm dịch vụ sau: Nhóm thứ nhất: Việc xã hội hoá các dịch vụ công trong các lĩnh vực phục vụ nhu cầu chung của cộng đồng như y tế, văn hoá, giáo dục, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường… là một giải pháp đúng đắn. Việc cung cấp loại dịch vụ này không gắn với thẩm quyền của Nhà nước, vì vậy, đối với loại dịch vụ này, có thể thực hiện nguyên tắc: cái gì các thành phần kinh tế khác có thể làm được, thì Nhà nước không nhất thiết phải tham gia. Vì vâỵ trong trường hợp này, Chính phủ chỉ đóng vai trò kiểm soát, điều tiết và bảo hộ để các thành phần khác thực hiện các dịch vụ đó một cách thuận lợi; cái gì mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc chưa tham gia, thì nhà nước phải là người chịu trách nhiệm cung cấp nó cho xã hội.
  6. Ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước đã tiến hành xã hội hóa việc cung ứng một số dịch vụ công. Việc xã hội hóa dịch vụ công nói chung và dịch vụ y tế nói riêng, ở đây không chỉ đơn thuần là sự chuyển giao các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho các tổ chức ngoài quốc doanh, mà còn có nghĩa là động viên và tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủ động và tích cực của nhân dân vào phát triển các dịch vụ này, đa dạng hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ trên cơ sở phát huy tính sáng tạo và khả năng đóng góp của mỗi người. Do đa dạng hóa các thành phần cung ứng dịch vụ công, chất lượng dịch vụ thông qua cạnh tranh sẽ được nâng cao, giá thành sẽ hạ. Điều này đồng nghĩa với việc người dân tốn ít chi phí nhưng được hưởng sự phục vụ với chất lượng cao hơn. Nhưng điểm dễ nhận thấy nhất, do đa dạng hóa thành phần cung cấp dịch vụ công, đồng nghĩa với đa dạng hóa sở hữu từ các thành phần cung ứng, sẽ tạo ra cơ chế hiển nhiên chống thất thoát, tiết kiệm nguồn lực. Nhà nước giữ vai trò kiểm soát, tránh được tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Lúc đấy mới thật sự tách quản lý hành chính Nhà nước ra khỏi sản xuất kinh doanh, ra khỏi cung ứng dịch vụ công. Vấn đề còn lại ở đây là vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết để bảo đảm an sinh và công bằng xã hội đúng như Chính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là “cầm lái”. Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo. Nhóm thứ hai: đối với các dịch vụ công là các dịch vụ hành chính, thì nhà nước cung cấp. trường hợp này nhà nước có vai trò tích cực trong việc đáp ứng yêu cầu của người dân, tổ chức, góp phần tích cực trong xúc tiến thương mại, công nghiệp, phát triển kinh tế- ổn định xã hội. Yêu cầu của người dân là một nền hành chính có tác dụng thúc đẩy phát triển và công bằng có sự tham gia của các thành phần xã hội trong quá trình hoạch định chính sách của nhà nước, có giá trị thực thi và được giám sát chặt chẽ, tuy nhiên những cải cách hành chính tới nay đem lạ kết quả vừa khả quan vừa không mấy khả quan, đồng thời cũng thấy đây là một quá trình cải cách chứa đựng những căng thẳng nội tại. 2.2. Việc thực hiện các vai trò đó đã thực sự mang lại hiệu quả ?
  7. Về vấn đề thứ 1, hiện nay chính phủ chưa thực hiện hiệu quả vai trò của mình về kiểm soát, điều tiết và bảo hộ để các thành phần kinh tế thực hiện các dịch vụ đó (nhóm dịch vụ phục vụ nhu cầu cộng đồng như y tế, văn hóa, giáo dục…..) Vai trò kiểm tra kiểm soát còn lỏng lẻo, nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tại cuộc đối thoại giữa chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế vừa diễn ra tại Hà Nội các bên đã bàn luận đến nhiều vấn đề trong đó có vấn đề về y tế, bộ y tế cũng đã thừa nhận một số cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện đúng các chế độ thanh toán chi phí điều trị bảo hiểm, có hiện tượng lợi dụng chính sách miễn giảm viện phí cho người nghèo, trẻ em dưới sáu tuổi... để chi sai chế độ. Việc cán bộ, nhân viên y tế lấy thuốc, vật tư của Nhà nước đem bán lấy tiền chia nhau cũng đã xảy ra. Tồn tại tình trạng độc quyền, đẩy giá cả lên cao, làm ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng. Trong vai trò điều tiết, nhà nước chưa phát huy tối đa hiệu quả vai trò của mình. Khả năng mức độ tiếp cận một số dịch vụ công còn nhiều hạn chế, chênh lệch như ở thành thị ,vùng núi, nông thôn….các dịch vụ y tế, trường học ở nông thôn nhất là vùng núi còn rất ít, chất lượng thấp. Thứ 2. về nhóm dịch vụ hành chính, việc cung ứng các dich vụ này còn nhiều hạn chế; thủ tục rườm rà “một cửa nhưng nhiều khóa” gây khó khăn phiền hà cho người dân, tổ chức. Vài nơi, vài bộ phận chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, trình độ cán bộ quản lý còn kém nhất là ở các cấp cơ sở, trách nhiệm cá nhân của đội ngũ cán bộ công chức chưa rõ ràng. Vì vậy nhà nước chưa phát huy tốt trong vai trò này đôi khi còn kìm hãm sự phát triển của xã hội. ví dụ trong lĩnh vực xây dựng Bộ Xây dựng đề xuất giảm 33 thủ tục trong lĩnh vực xây dựng xuống còn 8, nhưng chưa triển khai được trong thực tế. Trong khi đó, thủ tục liên quan đến cấp giấy chủ quyền nhà đất thay đổi quá nhiều, trình tự thủ tục quá nhiêu khê một bộ phận cán bộ công chức ở một số cơ quan, sở ngành vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, làm khó, bắt dân bổ sung giấy tờ nhiều
  8. lần vì vậy cần tiếp tục đề xuất với cấp trên giảm bớt những thủ tục còn gây phiền hà cho dân. Qua kết quả khảo sát dưới đây cho ta thấy chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ công ở TP.HCM năm 2008 do Viện Nghiên cứu phát triển và Cục Thống kê TP thực hiện. Chỉ số hài lòng qua hai lần khảo sát KHÔNG HÀI LÒNG TRUNG LẬP HÀI LÒNG TT DỊCH VỤ (%) (%) (%) 2006 2008 2006 2008 2006 2008 1 Giáo dục tiểu học 74,8 23,2 2,0 2 Thu gom rác 84,7 60,2 8,3 36,9 7,1 2,9 3 Y tế 78,2 68,9 14,0 25,3 7,8 5,8 4 VTHKCC (xe buýt) 78,9 49,5 13,6 44,6 7,5 5,9 5 Công chứng 78,2 58,5 10,6 36,9 11,1 4,6 6 Cấp phép xây dựng 74,1 57,4 9,4 34,3 16,6 8,3 Cấp giấy chủ 7 59,3 39,2 7,8 41,4 32,9 19,4 quyền 8 Thuế 54,5 49,5 17,7 44,6 27,7 5,9 Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển và Cục Thống kê TP
  9. Nhìn chung, người dân vào thời điểm năm 2008 hài lòng trên mức trung bình đối với tám loại hình dịch vụ công được khảo sát (chỉ số hài lòng được tính từ mức -1 đến +1, nếu kết quả khảo sát và tính toán trên mức 0 (không) thì được xem là trên mức trung bình). Theo đó, năm 2008, giáo dục tiểu học có chỉ số hài lòng cao nhất, đạt 0,729 và thấp nhất là dịch vụ cấp chủ quyền nhà đất, chỉ đạt 0,199. Kết quả khảo sát cho thấy cấp phép xây dựng và kê khai nộp thuế tăng được một bậc. Tuy nhiên, kê khai nộp thuế vẫn đứng ở vị trí áp chót trong số tám vị trí xếp hạng ở năm 2008. Trong khi đó, y tế và cấp giấy chủ quyền nhà đất giảm một bậc. Đáng lưu ý hơn cả là vận tải hành khách công cộng (xe buýt) trong hai năm qua đã tụt hai bậc. Kết quả khảo sát lần này đã cho một thông tin rất đáng suy nghĩ: mức độ hài lòng (tính theo tỉ lệ phần trăm) của người dân được hỏi ý kiến đối với từng dịch vụ công trong hai năm qua đều giảm, xảy ra trên tất cả bảy dịch vụ công. Mức độ hài lòng giảm bình quân 19,5% (so với năm 2006). Mức độ hài lòng giảm “chóng mặt” nhất rơi vào lĩnh vực vận tải hành khách công cộng (xe buýt), giảm 29,4% so với năm 2006. Còn lĩnh vực giảm thấp nhất là thu gom rác 15,7%. Mức độ hài lòng (tính theo tỉ lệ phần trăm) của người dân được hỏi ý kiến đối với từng dịch vụ công trong hai năm qua đều giảm điều đó cho thấy vai trò của chính phủ trong việc cung ứng cũng như kiểm soát điều tiết các dịch vụ nay chưa thực sự hiệu quả. Không thể phủ định những nỗ lực của các cơ quan quản lý, cung ứng các dịch vụ công trong những năm qua mang lại sự ổn định về chính trị, vượt qua khủng hoảng kinh tế đưa đất nước phát triển. Các cải cách của chính phủ về việc cung ứng dịch vụ công được tiến hành nhanh chóng kịp thời, khẳng định vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, chú trọng phát triển các dich vụ về các vùng nông thôn, vùng núi….giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó là các biện pháp quản lý, kiểm tra kiểm
  10. soát phần nào khuyết tật của thị trường. Tuy nhiên với những hạn chế nêu trên nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để phát huy tốt vai trò của mình trong việc cung ứng dịch vụ công. 3. Những thuận lợi và khó khăn của chính phủ trong việc cung ứng dịch vụ công Thuận lợi: Nhà nước có thể sử dụng quyền lực nhà nước để bảo đảm quyền dân chủ và các quyền hợp pháp khác của công dân, đồng thời đòi hỏi các tổ chức và công dân thi hành các nghĩa vụ của mình nhằm duy trì trật tự và kỷ cương xã hội. Khó khăn: -Vấn đề nguồn vốn ngân sách nhà nước không đủ để cung cấp toàn bộ các dich vụ công theo mong muốn của người dân. -Đội ngũ viên chức và cơ chế quản lý viên chức chưa đổi mới kịp thời với những thay đổi về nhiệm vụ của Nhà nước trong việc tổ chức cung ứng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng. -các quy định hiện hành về quyền, nghĩa vụ, các quy định không được làm của công chức, viên chức giống nhau nên đã hạn chế việc xây dựng đội ngũ viên chức và nâng cao chất lượng các dịch vụ công, chưa phát huy hết tài năng, sáng tạo của viên chức và chưa góp phần thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, tay nghề giỏi tham gia vào khu vực sự nghiệp công lập. - Tính công bằng và không phân biệt đối xử của các sản phẩm và dịch vụ công chỉ hiện hữu trên lý thuyết. Khi mọi thứ là cho không, khối cầu của sản phẩm và dịch vụ không mất tiền đó sẽ tăng trưởng gần như không giới hạn, trong khi cung sản phẩm và dịch vụ đó trở nên hết sức hạn chế. Nhà nước, với một ngân sách eo hẹp và những nhu cầu lớn lao về quốc phòng và an ninh, không thể bao biện cung ứng cho người dân mọi loại dịch vụ, sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và học tập của họ, dù có thu phí hay không. Thật ra, việc thu phí từ những dịch vụ công dù chỉ là tượng trưng cũng vi phạm nguyên tắc miễn phí và cũng không có ý nghĩa nhiều về mặt tài chính và chất lượng dịch vụ, nó không làm cho ngân sách đỡ gánh nặng hơn và cũng không làm cho các dịch vụ công được cung ứng với chất lượng tốt hơn. Do đó, dần dần, quan niệm về thế nào là một dịch vụ thuần túy công ích đang thu hẹp. Trước đây, mọi thứ có liên quan đến các dịch vụ và sản phẩm được xem là nhu yếu đều thuộc lĩnh vực công ích. Thí dụ việc phân phối gạo có thời kỳ thuộc độc quyền của Nhà nước. Rồi đến điện, nước, giao thông công cộng (hàng không, hỏa xa, xe bus), y tế, giáo dục, viễn thông, bưu điện… đều
  11. được quan niệm là phải thuộc sự quản lý của Nhà nước mới phục vụ tốt hơn và công bằng hơn cho cộng đồng. - Ngày nay, lĩnh vực gọi là công ích đang thu hẹp dần vì người ta thấy rằng các công ty tư nhân vẫn có thể đảm đương hoạt động này một cách tốt đẹp, thậm chí còn tốt hơn và có lợi về mặt kinh tế hơn. Hiện chỉ còn hai lĩnh vực y tế và giáo dục là còn cho là nên thuộc trách nhiệm của Nhà nước, tuy rằng nhiều người vẫn khuyến cáo rằng Nhà nước nên dần dần chuyển giao trách nhiệm này cho xã hội. Các bệnh viện công, ngày xưa gọi là nhà thương thí, chắc chắn không còn có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu chữa bệnh miễn phí hoàn toàn cho mọi người dân. Các trường công lập hoàn toàn miễn học phí sẽ phát triển không kịp với nhu cầu được học của số trẻ em ngày càng gia tăng. Khi cầu lớn hơn cung trong một cơ chế phi thị trường, những hạn chế phi thị trường dần dần được thiết lập để làm giảm số lượng người tiếp cận. Đầu tiên, đó là những chuẩn mực về khả năng thanh toán của đối tượng. Các bệnh viện miễn phí được hiểu là chỉ điều trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo, nhưng ở đây, định nghĩa thế nào là một bệnh nhân nghèo thường không rõ ràng. Năng lực thanh toán của bệnh nhân không tùy thuộc vào gia cảnh của họ mà lại tùy thuộc vào căn bệnh của họ. Có những căn bệnh hiểm nghèo mà chi phí chữa bệnh lên đến hàng trăm triệu đồng, vượt quá khả năng thanh toán của một gia đình trung lưu cấp thấp, đừng nói là những gia đình nghèo theo một tiêu chuẩn xác định nào đó. Liệu rằng, các bệnh viện miễn phí, các nhà thương thí, có sẵn lòng và sẵn ngân khoản để điều trị cho những trường hợp đó không? Thứ hai, đó là vấn đề chất lượng phục vụ của các định chế công, khi lâm vào tình trạng quá tải. Khi số lượng bệnh nhân tăng quá đông, chất lượng phục vụ bệnh nhân, chưa nói đến việc chữa trị, thuốc men… chắc chắn giảm thấp. Đã có nhiều trường hợp một giường bệnh phải nằm hai người, nhiều bệnh nhân và người nuôi bệnh phải nằm la liệt trên sàn nhà. Không hiếm những trường học phải dạy ba ca, không hiếm những trường không đủ bàn và ghế ngồi cho học sinh. Còn đối với những công chức làm việc trong những định chế công đó? Lương thấp, tình trạng phục vụ quá tải có thể khiến cho họ trở nên khó tính và thiếu hẳn nụ cười. Cuối cùng, điều mà chúng ta tưởng tượng rằng các định chế công có thể phục vụ một cách công bằng, không phân biệt đối xử với chất lượng phục vụ tốt hiếm khi xảy ra trong thực tế. Rốt cuộc, các bệnh viện gọi là miễn phí muốn tồn tại vẫn phải thu phí, những loại phí thuộc kế hoạch B và những bệnh nhân có tiền thanh toán thuốc men và viện phí vẫn được phục vụ tốt hơn. Các trường hợp bệnh viện công không đòi hỏi bệnh nhân phải nộp đủ tiền thuốc, tiền mổ cho một ca khẩn cấp ngày càng trở nên hiếm hoi. Còn đối với các trường công lập? Không những phụ huynh học sinh vẫn phải đóng học phí, mà thậm chí còn phải “chạy trường” để được trường tốt, và có phải góp nhiều thứ
  12. lệ phí khác, kể cả học phí cho các lớp phụ đạo. Chương III: Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của chính phủ trong việc cung ứng dịch vụ công ở VN hiện nay. Chúng ta cần tiếp tục đề ra và tiến hành các giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của chính ph ủ đã đặt ra, tăng cường cơ chế giám kiểm sát và đánh giá kết quả thực hi ện nh ằm đảm bảo vai trog trung tâm của Chính Phủ. . Chúng ta cũng cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước, tăng cường sự ph ối h ợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội cung ứng dịch vụ công để có thể ứng phó với những thách thức toàn cầu, như là khủng hoảng tài chính - kinh tế, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh...nâng cao tính khả thi tạo sự đồng thuận trong toàn xã hộ Bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững.Để đạt được các mục tiêu phát triển nêu trên, cần phải tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng; ti ếp t ục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả trong điều kiện hội nhập; tổ chức triển khai thực hiện 3 đột phá lớn: hoàn thiện th ể ch ế kinh t ế th ị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực nh ất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ. Phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa và một s ố lĩnh v ực an sinh xã hội khác. Cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo chương trình tổng th ể về cải cách hành chính đã đề ra. Cần tập trung vào vi ệc hoàn thi ện b ộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước các cấp. Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục hành chính không c ần thi ết trong đầu tư, kinh doanh và các thủ tục hành chính khác. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà n ước gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính, tạo sự công khai minh bạch trong công tác quản lý nhà nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2