Chương 2: Giáo dục và sự phát triển xã hội
lượt xem 36
download
Chương 2: Giáo dục và sự phát triển xã hội nêu lên tính quy định của xã hội đối với giáo dục; các chức năng của giáo dục. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết. Với các bạn chuyên ngành Giáo dục học thì đây là tài liệu hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 2: Giáo dục và sự phát triển xã hội
- Chương II Vấn đề I. Giáo dục và sự phát triển xã hội Sự phát triển xã hội là sự thay thế các hình thái kinh tế, xã hội có trình độ văn minh thấp bằng các hình thái kinh tế xã hội có trình độ văn minh cao hơn và sự gia tăng về chất và lượng của các mặt đời sống xã hội. Sự phát triển xã hội bao gồm sự phát triển về kinh tế xã hội và phát triển về con người Giáo dục là hoạt động đặc biệt của xã hội loài người thực hiện có ý thức nhằm truyền thụ và lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm lịch sử của thế hệ trước cho thế hệ sau đảm bảo cho thế hệ sau có được sự phát triển nhân cách phù hợp với các chuẩn mực giá trị của xã hội Giáo dục là một hình thái ý t hức xã hội nên chịu sự quy định của xã hội đồng thời giáo dục cũng có ảnh hưởng kìm hãm hoặc thúc đẩy xã hội phát triển I. Tính quy định của xã hội đối với giáo dục 1. ảnh hưởng của kinh tế sản suất đối với giáo dục Mỗi giai đoạn xã hội có một hình thái kinh tế sản xuất riêng thể hiện ở phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất, sản phẩm của quá trình lao động. Trình độ phát triển của kinh tế sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến nền giáo dục ở giai đoạn đó. Phương tiện giáo dục phải do chính nền sản xuất đó tạo ra. Tính chất, loại hình lao động của thời đại quy định mục đích, mục tiêu phương pháp của giáo dục. Mục đích, mục tiêu giáo dục phải hướng đến mô hình nhân cách thế nào để đáp ứng được kì vọng của xã hội. Sản phẩm của nhà giáo dục phải được xã hội đó công nhận. VD: Ở xã hội phong kiến nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp nền giáo dục hướng tới đào tạo ra các quan chức phong kiến giáo điều, mệnh lệnh Ở nước ta hiện nay đang ở thời kì phát triển thì mục tiêu giáo dục là đào tạo một thế hệ trẻ có kĩ năng lao động đáp ứng nhu cầu xây dựng hiện đại hóa đất nước 2. ảnh hưởng của chính trị xã hội đối với giáo dục Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người từ khi có giai cấp. Giai cấp lãnh đạo sử dụng giáo dục là công cụ duy trì lợi ích của giai cấp mình. Mục đích, mục tiêu giáo dục được quy định bởi giai cấp lãnh dạođồng thời tư tưởng chính trị, pháp luật, chuẩn mực đạo đức, lối sống xã hội được đưa vào nội dung giáo dục nhằm hình thành ở mỗi cá nhân các phẩm chất nhân cách theo mục đích giáo dục của thời đại VD: Mục tiêu của giáo dục việt nam hiện nay là đào tạo ra con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc 3. ảnh hưởng của VH KH đối với giáo dục Giáo dục và Văn hóa – khoa học là hai hình thái của ý thức xã hội nên có tác đông qua lại . Tri thức khoa học, thành tựu văn hóa, chuẩn mực giá trị xã hội là nội dung của giáo dục thông qua giáo dục mà các giá trị này được kết tinh trở thành những phẩm chất nhân cách người được giáo dục Nhờ có thành tựu khoa học kĩ thuật mà tạo ra các phương tiện cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu giáo dục chẳng hạn như có được phương tiện dạy học bằng CNTT là do có sự
- phát triển của KHKT hoặc hình thức đào tạo từ xa hiện nay ngày càng trở nên phổ biến là dựa trên cơ sở vật chất của CNTT được II. Các chức năng của giáo dục: 1. Chức năng KTSX: Giáo dục không là yếu tố của KTSX, không trực tiếp làm ra của cải vật chất nhưng lại tác động trực tiết đến hoạt động KTSX của xã hội. Giáo dục đào tạo ra những con người lao động có tri thức, kỹ năng lao động đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Đồng thời tạo ra những con người có khả năng sáng tạo ra công cụ lao động nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế. Bản thân sự phát triển của giáo dục hình thành nên những nhu cầu sản xuất, nghề nghiệp phục vụ cho nền giáo dục. Ví dụ nghề dạy học, nghề làm các cơ sở vật chất thiết bị giáo dục. Giáo dục góp phần phát triển nguồn nhân lực tái sản xuất mở rộng sức lao động vì sau mỗi giao đoạn người lao động cứ già đi phải có thế hệ sau tiếp nối với trình độ phát triển đi lên mà việc đào tạo đó thì con đường giáo dục là ngắn nhất. 2. Chức năng chính trị xã hội. Giáo dục chịu sự quy định của chính trị và hệ tư tưởng, xong bản thân giáo dục cũng có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của xã hội, bằng sự tích hợp, lồng ghép hoặc các môn học cụ thể hệ tư tưởng, đường lối chính sách được đưa vào nội dung chương trình, mục tiêu dạy học thông qua việc tác động của nhà giáo dục mà hình thành những phẩm chất trong nhân cách con người. Giáo dục trở thành một trong các con đường hiện thực hóa sức mạnh của chính trị và hệ tư tưởng và con đường thuận lợi, hiệu quả và bền vững nhất. Ví dụ: Việc dạy học tư tưởng MacLenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã tạo ra những lớp người Việt Nam vừa hồng vừa chuyên. Giáo dục cũng tác động mạnh mẽ đến cấu trúc xã hội làm thay đổi cấu trúc xã hội đặc biệt là trình độ dân trí. Ví dụ: Năm 1945 ở Việt Nam 95% dân số là nông dân và mù chữ do ảnh hưởng của giáo dục mà hôm nay 90% dân số phổ cập GDTH, tỷ lệ trí thức nâng cao hơn 3. Chức năng văn hóa – Khoa học Văn hóa – Khoa học và giáo dục là các hình thái khác nhau trong phạm trù hình thái ý thức xã hội. Nó có quan hệ mật thiết chi phôi lẫn nhau. Các giá trị cơ bản của văn hóa, tri thức khoa học là nội dung, cấu trúc mục tiêu của giáo dục. Ngược lại thông qua tác động có định hướng liên tục, giáo dục là con đường cơ bản, quan trọng để bảo tồn, lưu giữ mở rộng các giá trị văn hóa. Chất lượng giáo dục có vai trò to lớn đối với quy mô và nhiều chỉ số phát triển kinh tế xã hội quan trọng. Mục tiêu của giáo dục hướng đến là động lực phát triển cho xã hội. Qua việc phân tích trên ta thấy rõ rằng đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, ngành giáo dục là dộng lực phát triển của xã hội, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vấn đề 2: Giáo dục và sự phát triển cá nhân Cá nhân – nhân cách: Khi mới sinh ra con người là một cá thể người thông qua giao tiếp với người khác và thông qua hoạt động tiếp xúc với các đồ vật (mang giá trị văn hóa) mà phần tâm lý – ý thức nhân cách được dần dần hình thành và phát triển trở thành cá nhân có thể chất và nhân cách.
- Nhân cách là phần cốt lõi giá trị, những thuộc tính xã hội mà mỗi cá thể lĩnh hội được trên cơ sở giao tiếp với xã hội. Những giá trị thuộc tính đó bao hàm tri thức, trí tuệ, quan điểm hành vi đạo đức, thẩm mỹ, thể chất… Sự phát triển cá nhân đó là sự phát triển cả về thể chất (các cơ quan trong cơ thể) và sự phát triển nhân cách con người. Sự phát triển nhân cách được hiểu là quá trình biến đổi cả về lượng và chất các thuộc tính tâm lý trong con người, hệ thống hành vi theo chuẩn mực của xã hội. Trong quá trình hình thành và phát triển của nhân cách, cá nhân chịu sự tác động của các yếu tố: 1. Di truyền bẩm sinh giữ vai trò tiền đề vật chất Di truyền là sự tái tạo ở thế hệ sau những đặc tính sinh học của thế hệ trước thông qua cơ chế gen. Di truyền tạo ra sức sống tự nhiên và sự riêng biệt của mỗi cá thể người. Sức sống tự nhiên của mỗi con người khác nhau ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển của mỗi các nhân vì vậy giáo dục toàn diện không thể không coi trọng giáo dục thể chất. Tư chất năng khiếu có trong bản chất của mỗi con người, tạo ra phẩm chất tốt khả năng thuận lợi để mỗi người hoạt động có hiệu quả cao trong mỗi lĩnh vực nào đó. Ví dụ: Có người có năng khiếu về âm nhạc, có người có năng khiếu về hội họa… Sự khác biệt của mỗi người thể hiện ở loại hình khí chất các kiểu hoạt động thần kinh do di truyền quy định cùng với các yêu tố khác tạo nên đặc điểm riêng không chỉ về sinh học, năng lực, tính cách của mỗi cá nhân vì vậy trong giáo dục cần chú ý đến nguyên tắc phân hóa, cá biệt hóa. Di truyền chỉ là điều kiện thuận lợi hay khó khăn nhất định mà không quyết định giới hạn tiến bộ của mỗi cá nhân. Tư chất năng khiếu là cấu tạo có sẵn là điều kiện thuận lợi nhưng những thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Edison nói: Thành công chỉ là 1% do thông minh còn 99% còn lại là do cần cù. 2. Yếu tố môi trường là điệu kiện, là phương tiên. a) Khái niệm môi trường: là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài các điều kiện tự nhiên, xã hội xung quanh cần thiết, thường xuyên tác động qua lại đảm bảo cho hoạt động sống và phát triển của mỗi cá nhân. Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên là hệ sinh thái, thời tiết, khí hậu…trong thực tế hiện đại thì MTTN có ảnh hưởng không đáng kể và không mang tính trực tiếp. Môi trường xã hội bao gồm: Môi trường vĩ mô là quan hệ chính trị tư tưởng, quan hệ KTSX, văn hóa xã hội, hệ thống văn hóa, tập quán…Môi trường vi mô: Gia đình, bạn bè, làng xóm là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến cá nhân. b)Vai trò: Mỗi cá thể người chỉ có thể trở thành cá nhân con người nếu sống trong môi trường xã hội loài người. Môi trường xã hội góp phần tạo nên động cơ, mục đích, phương tiện và điều kiện cho hoạt động của cá nhân giúp cá nhân tiếp nhận và chiếm lĩnh các kinh nghiệm xã hội từ đó hoàn thiện nhân cách. Trong môi trường chứa đựng các giá trị xã hội khác nhau thông qua hoạt động giao lưu mà mỗi cá nhân lĩnh hội các giá trị xã hội đồng thời môi trường cũng là nơi cá nhân trải nghiệm những điều mình đã biết được và điều chỉnh các hoạt động cá nhân. Môi trường là yếu tố điều kiện,phương tiện và
- không quyết định, không phải là yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân. Nhân cách người được giáo dục vì môi trường chứa đựng cái có sẵn, nó không là một chủ thể,cá nhân phải tác động đến nó thì nó mới tác động phản hồi. Sự tác động phản hồi của môi trường tùy thuộc vào lăng kính của từng cá nhân. Kết Luận SP: Cần quan tâm đến sự tác động của môi trường đối với người giáo dục. Mở rộng môi trường cho người học. Lựa chọn những tác động tích cực của môi trường và ngăn ngừa những tác động tiêu cực. Cải tạo môi trường cho học sinh xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện. 3. Hoạt động của cá nhân Hoạt động của cá nhân là sự tác động qua lại giữa con người và thế giới tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn của con người và thế giới. Hoạt động là phương thức tồn tại và biều hiện nhân cách của con người, thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh trong quá trình con người tác động biến đổi thế giới và cải tạo thế giới theo mục đích của mình. Khi mới sinh ra con người chưa có nhân cách thông qua hoạt động giao lưu với các cá nhân trong xã hội và các sản phẩm của xã hội mà hình thành nên nhân cách. Hoạt động và phương thức tồn tại của nhân cách đồng thời là con đường, phương tiên cơ bản của mỗi cá nhân để tiếp nhận các giá trị xã hội và có những trải nghiệm tâm lý ý thức của bản thân.\ Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội là chủ thể của các hoạt động nhân thức học tập lao động sản xuất, văn hóa xã hội… Hoạt động làm cho con người nhân thức được hiện thực kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo làm nảy sinh nhu cầu mới thuộc tính tâm lý mới nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển. Tính tích chứ của hoạt động quy định mức độ tích cực cường độ mạnh yếu, hiệu quả hoạt động của cá nhân đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của cá nhân là yếu tố trực tiếp quyết định đến sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên không phải là yếu tố chủ đạo vì trong sự phát triển nhân cách của trẻ thì phải có moi trường (Điều kiện) và có nhân cách cảu thế hệ trước làm cầu nội. Kết Luận: Trong quá trình dạy học thì phải tạo cho học sinh động cơ hứng thú học tập, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động. Việc dạy học chuyển từ vai trò người dạy là trung tâm sang người học là trung tâm để người học là chủ thể của quá trình hoạt động dạy học. 4. Hoạt động giáo dục là hoạt động chủ đạo ảnh hưởng đến giáo dục. Định nghĩa giáo dục: Là hoạt động có ý thức tự giác, có mục tiêu của con người, truyền thụ và lĩnh hội các kiến thức kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm hình thành ở thế hệ sau phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu cuộc sống và sự phát triển xã hội. Giáo dục gồm: Cách tự phát không chính thống như quan hệ cộng đồng, quan niệm đạo đức dư luận xã hội, hoặc tự giác chính thống như thể chế chính trị pháp luật, quản lý nhà nước…
- Giáo dục gia đình đặc điểm chủ yếu là mối quan hệ huyết thống dựa trên tình yêu thương đạo lý truyền thống, nề nếp gia phong ảnh hưởng đến sự hình thành điều chỉnh rèn luyện các phẩm chất, năng lực của nhân cách. Giáo dục nhà trường là then chốt chủ đạo là con đường thuận lợi hiệu quả nhất để hình thành và phát triển các phẩm chất năng lực của nhân cách. Vai trò của giáo dục: Giáo dục có tính định hướng cho nhân cách phát triển thông qua mục đích, mục tiêu tính hệ thống nội dung phương pháp giáo dục qua mối quan hệ tương tác qua lại giữa người giáo dục và người được giáo dục để nhân cách được phát triển hướng thiện phù hợp với các quan điểm về chuẩn mực chính trị xã hội. Giáo dục luôn đi trước và kéo theo sự phát triển của nhân cách. Mỗi cá nhân bằng sự nỗ lực của minh để đạt được mục tiêu ngày càng cao. Mặt khác giáo dục có thể thúc đẩy sự phát triển của cá nhân thông qua tác dụng chuyển hóa nội dung giáo dục thành phẩm chất trí tuệ Đặc biệt giáo dục nhà trường được tổ chức có hệ thống, mục đích mục tiêu rõ ràng theo định hướng của xã hội, nội dung, Phương pháp phương tiện được chọn lọc, đội ngũ giáo viên, được đào tạo chuyên nghiệp, môi trường có tính chất sư phạm cao và là giáo dục mang tính cưỡng bức( phổ cập giáo dục) là then chốt ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của người học Giáo dục có thể can thiệp vào các yếu tố như cải tạo, chọn lọc môi trường phù hợp cho người học, giáo dục chuyên biệt cho người bị khuyết thiếu yếu tố di truyền, tổ chức hoạt động cho cá nhân… KL – người làm quản lí giáo dục cần ý thức rõ tiềm năng của giáo dục đối với sự phát triển của các cá nhân, tránh tuyệt đối hóa vai trò giáo dục….
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo dục học đại cương
14 p | 2555 | 342
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
26 p | 874 | 266
-
Đề cương ôn tập môn: Giáo dục học đại cương
14 p | 1403 | 209
-
Lý luận dạy học - Phần 9
16 p | 333 | 208
-
Luận văn: Một số biện pháp đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học Lịch sử thế giới ( lớp 8 - THCS
44 p | 505 | 189
-
Bài giảng Tâm lý học 2: Chương 2 - GV Nguyễn Xuân Long
13 p | 628 | 129
-
Bài giảng Tâm lý học 2: Chương 4 - GV Nguyễn Xuân Long
15 p | 387 | 81
-
Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông (Tài liệu tập huấn/bồi dưỡng giáo viên) - Tập 2
111 p | 355 | 78
-
Phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học các môn khoa học ở trường TH và THCS
130 p | 334 | 71
-
Bài giảng Chương 2: Giáo dục và sự phát triển nhân cách
17 p | 692 | 67
-
Bài giảng Lịch sử Giáo dục Việt Nam: Chương 4 - Giáo dục Việt Nam từ năm 1975 đến nay
26 p | 328 | 55
-
Bài giảng Tâm lý học 2: Chương 5 - GV Nguyễn Xuân Long
37 p | 184 | 43
-
Bài giảng Tâm lý học giáo dục: Chương 2 - GV. Nguyễn Thị Vân
16 p | 320 | 36
-
Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh phổ thông: Chương 2
55 p | 323 | 26
-
GIÁO DỤC CẦN MỘT CUỘC CẢI CÁCH SÂU RỘNG
3 p | 113 | 9
-
Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 2
85 p | 55 | 1
-
Chương trình đào tạo đại học Ngành: Giáo dục quốc phòng – an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
451 p | 14 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn