intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 3: Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng

Chia sẻ: Hà Khương Giang | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:11

122
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đường ngân sách dốc xuống thể hiện sự đánh đổi, cụ thể trong tình huống này hy sinh 1.5 đơn vị thực phẩm sẽ mua thêm được 1 đơn vị quần áo (vì giá 1 đơn vị quần áo đắt gấp 1.5 lần giá 1 đơn vị thực phẩm) và tỉ lệ đánh đổi này là cố định dọc theo đường ngân sách. Độ dốc của đường ngân sách bằng mức thay đổi trên trục tung chia cho mức thay đổi trên trục hoành và bằng chính tỷ lệ của giá giữa hai mặt hàng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 3: Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng

  1. CHƯƠNG 3 LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Mai Lê Thúy Vân Khoa Kinh tế Đại học Kinh tế - Luật
  2. NỘI DUNG 1. Đường ngân sách 2. Đường bàng quan 3. Sự lựa chọn tối ưu 4. Tác động thay thế và tác động thu nhập
  3. 1. ĐƯỜNG NGÂN SÁCH  Giả sử người tiêu dùng có một lượng thu nhập cố định (I) là 60 ngàn đồng/ tuần và chỉ chi tiêu cho hai loại hàng hóa là thực phẩm và quần áo.  Giá thực phẩm (PY) : 10 ngàn đồng/ 1 đơn vị  Giá quần áo (PX) : 15 ngàn đồng/ 1 đơn vị Vậy người tiêu dùng có thể thực hiện phương án kết hợp nào giữa thực phẩm và quần áo?
  4. Bảng 1: Sự kết hợp hàng tiêu dùng có thể mua được Phươn Số lượng Số lượng Chi tiêu cho Chi tiêu cho quần g án hàng thực hàng quần thực phẩm áo phẩm áo (QY) (QX) A 0 4 0 60 B 1.5 3 15 45 C 3 2 30 30 D 4.5 1 45 15 E 6 0 60 0
  5.  Bảng 4.1 cho thấy sự ràng buộc về ngân sách của người tiêu dùng. Tổng chi tiêu cho thực phẩm và quần áo lúc nào cũng đúng bằng 60 ngàn đồng. Mỗi phương án chỉ ra sự kết h ợp giữa hai loại hàng hóa: thực phẩm và quần áo. - Ở phương án A nếu người tiêu dùng quyết định dành toàn bộ 60 ngàn đồng để chi tiêu cho quần áo với số lượng là 4 thì hoàn toàn không còn một khoản nào dành cho thực phẩm . - Ở phương án B người tiêu dùng phân chia thu nh ập của mình đ ể mua 3 đơn vị quần áo và 1.5 đơn vị thực phẩm. - Ở các phương án tiếp theo, sự phân chia tiêu dùng có vẻ cân đ ối hơn và cuối cùng người tiêu dùng chi tiêu toàn bộ thu nh ập của mình cho thực phẩm và không chi tiêu cho qu ần áo ở ph ương án E.  Như vậy, bảng 4.1 chỉ ra sự đánh đổi giữa 2 hàng hóa – Chi tiêu cho thực phẩm nhiều hơn thì phải chấp nhận mua quần áo ít đi.  Biểu diễn các phương án kết hợp trên đồ th ị ta sẽ v ẽ đ ược đường ngân sách
  6. Hình 1: Sự kết hợp hàng tiêu dùng có thể mua được Thực phẩm Đường ngân sách (QY) Quần áo (QY)
  7. 1.1. Khái niệm đường ngân sách Đường ngân sách là đường tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một mức thu nhập và giá các hàng hóa đã cho.
  8. 1.2 PHƯƠNG TRÌNH ĐƯờNG NGÂN SÁCH I = X.PX+Y.PY (Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu) Hay I PX Y= − X PY PY
  9. 1.3 Đặc điểm đường ngân sách Đường ngân sách dốc xuống thể hiện sự đánh đổi, cụ thể trong tình huống này hy sinh 1.5 đơn vị thực phẩm sẽ mua thêm được 1 đơn vị quần áo (vì giá 1 đơn vị quần áo đắt gấp 1.5 lần giá 1 đơn vị thực phẩm) và tỉ lệ đánh đổi này là cố định dọc theo đường ngân sách. Độ dốc của đường ngân sách bằng mức thay đổi trên trục tung chia cho mức thay đổi trên trục hoành và bằng chính tỷ lệ của giá giữa hai mặt hàng.
  10. Độ dốc của đường ngân sách − PX = PY PX: là giá của mặt hàng x trên trục hoành. PY: là giá của mặt hàng y trên trục tung. Dấu âm thể hiện sự đánh đổi
  11. Điểm đầu và điểm cuối đường ngân sách cho biết lượng tối đa có thể mua mặt hàng này nếu hoàn toàn không mua mặt hàng khác. Những điểm nằm phía trong đường ngân sách (điểm G) cho biết việc sử dụng chưa hết các thu nhập, còn những điểm nằm ngoài đường ngân sách (điểm H) thì vượt quá thu nhập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2