Chương 4 : Phân tích các hệ thống sử dụng đất sau khi được giao, các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống
lượt xem 59
download
Khái niệm Hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) truyền thống là những là hệ thống canh tác được phát triển và sử dụng qua nhiều thế hệ, được chứng thực qua thời gian. Chúng thường phổ biến ở các cộng đồng người dân tộc sống ở gần hay ngay tại rừng. Một cách đơn giản hơn, hệ thống NLKH truyền thống là các kiểu canh tác nông lâm kết hợp được phát triển bởi chính người...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 4 : Phân tích các hệ thống sử dụng đất sau khi được giao, các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống
- 59 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHI ĐƯỢC GIAO 4.1. Các hệ thống Nông lâm kết hợp truyền thống 4.1.1. Khái niệm Hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) truyền thống là những là hệ thống canh tác được phát triển và sử dụng qua nhiều thế hệ, được chứng thực qua thời gian. Chúng thường phổ biến ở các cộng đồng người dân tộc sống ở gần hay ngay tại rừng. Một cách đơn giản hơn, hệ thống NLKH truyền thống là các kiểu canh tác nông lâm kết hợp được phát triển bởi chính người dân ở tại địa phương. Mặc dù nông lâm kết hợp là môn học còn mới mẽ, nhưng nó thực sử là một kiểu canh tác đã được nông dân áp dụng từ lâu. Nhiều kỹ thuật nông lâm kết hợp đã tồn tại, thử nghiệm và chấp nhận bởi bởi nông dân địa phương qua hàng nghìn năm. Thí dụ chúng ta có thể xác định loại cây trồng, vật nuôi và sự phối hợp loài thích hợp cho một hoàn cảnh nào đó bởi người dân ở số địa phương. Cho nên, chúng ta cần tổng kết và phân tích các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống. Các yếu tố để xem xét một hệ thống là truyền thống/ bản địa bao gồm: Hệ thống được tồn tại từ lâu. Hệ thống có sức sản xuất cao. Hệ thống được chấp nhận bởi cư dân địa phương vì nó phù hợp với tập quán, tín ngưỡng và suy nghĩ của họ. Tại các nước châu Á cũng như Việt Nam, các cộng đồng dân cư, dân tộc ít người đã và đang sinh sống tại các vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, nơi giao thông liên lạc khó khăn, chính họ là những người tiên phong trong việc hình thành các kỹ thuật nông lâm kết hợp mang tính truyền thống. Tổng quát, có thể chia làm hai loại hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống thường thấy ở các nước đang phát triển ở châu Á. 4.1.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống Hệ thống bỏ hóa/ nương rẫy cải tiến Đây là hình thức lâu đời của nông lâm kết hợp lâu đời, nhằm khắc phục khó khăn của canh tác nương rẫy ( Vergara, 1982 ), thật ra kiểu canh tác này không có ý nghĩa bỏ hóa đất mà đất cũng được phát, đốt và "trỉa" hạt trong vài năm sau đó ngững canh tác một số năm tạo điều kiện thuận lợi để rừng phục hồi độ phì đất (cho đất “nghỉ”). Thật ra họ luân canh từ mảnh đất này sang mảnh đất khác theo thời gian đã được suy tính trước. Kỹ thuật nào tỏ ra bền vững qua nhiều năm. Mấu chốt cho sự bền vững của kỹ thuật canh tác này là thời gian ngừng canh tác để độ phì của đất được phục hồi. Thời gian bỏ hoá dài ngắn phụ thuộc vào quỹ đất. Nếu thời gian bỏ hoá quá ngắn hệ thống canh tác sẽ bị suy thoái dần. Nhiều cộng đồng dân tộc ít người ở Việt Nam có kiểu canh tác nương rẫy với giai đoạn bỏ hóa khá dài so với giai đoạn canh tác. Ví dụ người Stieng, Chil, K’hor, M’nông, Jarai, K’tu ... ở Tây Nguyên thường xem rẫy bỏ hóa của họ như nơi dự trữ rau, trái cây, lương thực, thuốc trị bệnh ...và họ thường xuyên lui tới để thu lượm sản phẩm trên đất bỏ hóa. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất canh tác ngày càng ít khi dân số càng đông đúc, các cộng đồng dân cư thường cải tiến kiểu canh tác của họ để đối phó. Hệ thống cải tiến bỏ hóa của người Naalad là một ví dụ. Hệ thống đã được thực hiện hơn 80 năm nay tại một số cộng đồng ở huyện Naga, đảo Cebu, Philippin. Để khắc phục tình trạng thiếu đất, độ phì của đất suy giảm nhanh, bỏ hóa ngắn lại, kéo dài thời gian canh tác, nông dân địa phương đã trồng thành
- 60 công loài cây keo dậu (Leucaena glauca) trong giai đoạn bỏ hoá. Họ thường chia đất canh tác ra nhiều lô để trồng luân canh cây hoa màu và cây keo dậu để cải tạo đất. Thời gian canh tác thay đổi từ 2 - 4 năm lệ thuộc vào số lô luân canh, tổng diện tích rẫy, và sức sinh trưởng của keo dậu. Hạt keo dậu được gieo thẳng ngay khi đất bỏ hóa, thời gian bỏ hóa kéo dài 8 - 10 năm hoặc ngắn hơn. Với cách làm này người dân đã rút ngắn được thời gian bỏ hóa ngoài ra còn khai thác được keo dậu làm cột nhỏ, củi đun, lá và cành nhánh nhỏ làm phân xanh và xây dựng các rào chắn cơ giới theo đường đồng mức. Chức năng chủ yếu của rào cản cơ giới là chống xói mòn và được xác định như là một chỉ tiêu thời gian canh tác (chừng nào hàng rào này bị mục nát thì dừng canh tác). Kết quả của kỹ thuật này được thể hiện trên sức sinh trưởng và năng suất cao hơn của các loại hoa màu nông nghiệp trồng xen. Lợi ích: Trồng cây thân gỗ họ đậu cố định đạm vào đất bỏ hóa nhờ đó rút ngắn đáng kể thời gian bỏ hóa. Xúc tiến vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng một cách có hiệu quả (không đốt). Hình thành dần các bờ đất ổn định mặt dốc. Hạn chế: Công việc rất nặng nhọc, do phải xây dựng và duy trì các hàng rào chắn cơ giới Gỗ thu hoạch được từ cây keo dậu được dùng để làm hàng rào chắn cơ giới nhiều hơn để làm chất đốt. 4.1.3. Các hệ thống nhiều tầng truyền thống Hệ thống nông lâm kết hợp rừng và ruộng bậc thang Hệ thống rừng và lúa trồng theo bậc thang được áp dụng một số nơi của vùng Tây Bắc Việt Nam và ở vùng Banaue, Philipin. Đây là những nơi nổi tiếng về phong cảnh của hàng loạt các bậc thang lúa nước ở sườn dốc. Năng suất lúa ở đây khá cao (8,2 tấn/ha). Hệ thống này đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Ở những nơi đất có tầng đá mẹ bền vững, ít bị sạt lở người dân tạo ruộng bậc thang để canh tác ổn định. Kỹ thuật này hạn chế được xói mòn và chủ động được nước. Quản lý nước là một yếu tố quan trọng của hệ thống canh tác này, người dân địa phương thường chú trọng phát triển các hệ thống dẫn nước từ cao xuống thấp. Hơn nữa, người dân còn biết cách dùng nước như là nguồn dẫn nhập các chất dinh dưỡng cho hệ thống. Rừng trong hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ và điều hòa nguồn nước cung cấp cho các ruộng bậc thang, chống sạt lở đất, ngoài ra nó còn cung cấp nguồn lâm sản ngoài gỗ như củi, tre, mây, thuốc v.v... Vì vậy mà cộng đồng địa phương quan tâm và quản lý bảo vệ các mảng rừng đầu nguồn này. Lợi ích: Tạo ra một hệ thống sử dụng đất bền vững Từng bước biến đất dốc thành ruộng trồng lúa nước và các hoa màu khác. Hạn chế: Rất tốn công lao động trong việc xây dựng và duy trì hệ thống Chỉ áp dụng được ở những vùng có nguồn nước tự nhiên. Vườn hộ truyền thống Ở Việt Nam, vườn hộ là một trong những phương thức nông lâm kết hợp truyền thống rất phổ biến, đặc biệt là ở vùng đồng bằng và trung du, nơi có đất canh tác hạn chế. Trong vườn hộ, các thành phần cây lâu năm, cây ngắn ngày, vật nuôi, và thủy sản được kết hợp hài hòa tận dụng có hiệu quả khả năng sản xuất của đất. Không gian trên mặt đất được tận dụng triệt để và phát huy một cách tối đa thời gian và nguồn lao động trong gia đình để sản xuất lương thực thực phẩm và thu nhập cho gia đình. Vườn hộ không chỉ có hiệu quả kinh
- 61 tế xã hội mà còn mang nghĩa bảo tồn sinh thái môi trường, cảnh quan nên đã được người dân không ngừng xây dựng, duy trì và phát triển. Các hệ thống vườn hộ ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng thay đổi theo điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán truyền thống ... 4.1.4. Vườn rừng Vườn rừng là những khu đất được sử dụng để trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả theo hướng thâm canh để cung cấp nhiều loại sản phẩm có giá trị hàng hóa cao. Vườn rừng có diện tích biến động từ 0,3 - 0,5 ha, có khi lên đến vài ba ha một hộ, gắn với đất thổ cư của gia đình . Vườn rừng thường có cấu trúc một tầng cây gỗ chính được trồng thuần loài. Ngoài ra còn có tầng thấp trồng xen dưới tán hay tầng thảm tươi tự nhiên được duy trì bảo vệ giữ lại. Tầng cây chính: tùy theo điều kiện sinh thái, tập quán và kinh nghiệm truyền thống của từng vùng cũng như nhu cầu của thị trường, người nông dân thường chọn lựa một trong những loài sau đây để trồng trong vườn rừng của mình. Các loại tre trúc để cung cấp vật liệu làm nhà, đồ dùng và nguyên liệu cho một số sản phẩm thủ công (tre diễn ở Phú Thọ; luồng ở Thanh Hóa, Hòa Bình; Trúc cần câu ở Cao Bằng, Bắc Cạn; Tre gai và Vầu ở nhiều nơi). Các loại cây đặc sản có giá trị cao, cung cấp tinh dầu, dầu, nhựa phục vụ công nghiệp và xuất khẩu như Quế ở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam; Trám ở Phú Thọ; Giẻ ở Bắc Giang, Cao Bằng; Cọ và Mỡ ở Phú Thọ, Tuyên Quang; Bời Lời ở Gia Lai; Trẩu, Sở và Bạch đàn, Giẻ, Trám ; Điều ở Đông Nam Bộ, Dừa ở Bình Định, Cam Ranh, Bến Tre v.v... Tầng cây thấp: thường được trồng kết hợp để tận dụng đất đai và năng lượng mặt trời, sản xuất thêm lương thực, thực phẩm, cây dược liệu, thức ăn gia súc và các sản phẩm có giá trị khác hay có tác dụng phù trợ cho cây trồng chính. Ví dụ: Cây nông nghiệp ngắn ngày cho lương thực, thực phẩm như sắn, lúa, các loại đậu đỗ; Cây dược liệu cho hoa củ quả như gừng, nghệ, ớt, sa nhân, dứa v.v... cây làm phân xanh và làm thức ăn gia súc như cốt khí, đậu triều, keo dậu... Lợi ích: Vườn rừng bao gồm các loài cây bản địa có tính thích ứng cao với điều kiện sinh thái và đất đai của địa phương. Duy trì và phát triển được tầng cây thấp có tác dụng phù trợ cho tầng cây chính. Góp phần tạo dựng môi trường sinh thái ổn định cho sự phát triển bền vững của cây trồng. Bảo tồn được nguồn tài nguyên đất và nước. Các hộ gia đình tận dụng được thời gian, nguồn lao động, tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, tăng thu nhập cho gia đình và có nguồn đầu tư trở lại cho cây trồng. Điều hòa được lợi ích trước mắt và lâu dài. Hạn chế: Công việc chuẩn bị đất tốn nhiều công lao động. Việc làm đất và trồng cây lâm nghiệp dễ làm hư hại thực bì tự nhiên. Xói mòn đất dễ xảy ra trong những năm đầu, ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng về sau. Xây dựng vườn rừng thường ít được các hộ nghèo chấp nhận vì chu kỳ sản xuất cây lâm nghiệp dài và đầu tư vốn, lao động cao. 4.1.5. Hệ thống vườn ao chuồng (VAC) Viết tắt VAC theo ba chữ cái đầu của tiếng Việt là làm vườn (V) để trồng cây kết hợp với ao (A) để nuôi trồng thủy sản và (C) là chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hệ thống VAC thường gặp ở cả vùng đồng bằng, trung du và vùng cao ở Việt Nam. Đặc điểm của hệ thống VAC là: - Đất phù sa không bị ngập nước hoặc được đắp cao tránh úng nước trong mùa mưa.
- 62 - Đất bằng hoặc dốc nhẹ ở các chân đồi núi, có đủ nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất. - Diện tích: phổ biến là 500-1000 m2 cho mỗi hộ, có nơi lên đến 2000-5000 m2 trong đó diện tích làm nhà ở, chuồng trại và ao chiếm từ 200-300 m2 phần đất còn lại để làm vườn. - Vườn thường có nhiều tầng: + Tầng trên thường là các loài cây thân gỗ đa dụng sống lâu năm hay cây ăn quả có tán lá cao, rộng và ưa sáng. Các loài cây được trồng phổ biến trong vườn hộ có đến 30 - 40 loài, hay gặp nhất là mít, vải, nhãn, xoài, chôm chôm, cam, bưởi, vú sữa, trám ... + Tầng dưới có các cây lấy quả, củi hoặc làm dược liệu, hương liệu và chúng thường có khả năng chịu bóng và ưa ẩm. Tầng này có thể có rất nhiều loài, phổ biến nhất có dứa, gừng, nghệ, ớt, dong riềng ... Ngoài ra, trong vườn nhà cũng có dành ra những đám đất nhỏ làm v ườn rau xanh với nhiều loài khác nhau để phục vụ cho bữa ăn và cuộc sống hàng ngày cho gia đình như: rau muống, rau ngót, các loại cải, su hào, bắp cải, xà lách, cà chua, ớt, tỏi, hành, rau thơm, rau mùi, húng, mùi tàu, rau ngổ, thìa lìa, tía tô, kinh giới, đinh lăng, bạc hà, hương nhu ... - Ao cũng được sử dụng theo nhiều tầng như: + Mặt nước được thả các loài bèo lục bình, bèo cái, bèo hoa dâu và các loài rau muống ... + Bên trên mặt nước được tận dụng làm giàn cho các loại bầu, bí, mướp, đậu ván, thiên lý ...leo bám. + Ven bờ ao trồng các rau chịu ngập như rau muống, dọc mùng, khoai nước ... + Bờ ao trồng các loại củ từ, khoai lang, khoai môn, lạc ... - Chuồng thường có hai loại: + Chuồng lớn nuôi các loại đại gia súc như heo, trâu, bò được xây thành hai ngăn, một ngăn để nuôi và một ngăn để chứa thức ăn thừa và phân. + Chuồng nhỏ để nuôi các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng ... Đặc biệt xung quanh vườn ao chuồng nhà nào cũng có một hàng rào xanh bao bọc để bảo vệ. Hàng rào xanh cũng thường có kết cấu hai tầng, gồm những loài cây đa tác dụng lấy gỗ, củi và các lâm đặc sản khác. Thường gặp cây tầng trên có các loài như xoan, gạo, phi lao, bạch đàn, bồ kết ... tầng dưới là các loài mây, dâu ... + Dưới nước nuôi các loại thủy sản, có gần 20 loài cá, ếch, tôm, cua đã được sử dụng, phổ biến nhất là các loài cá trắm, trôi, rô phi, mè ... Lợi ích: VAC là một hệ sinh thái hoàn chỉnh và thống nhất. Các thành phần trong trong hệ thống này có mối quan hệ qua lại như vườn trồng cây vừa để lấy sản phẩm dùng cho người, vừa tạo thức ăn chăn nuôi và thủy sản dưới ao, đồng thời để bảo tồn đất và nước; chuồng để chăn nuôi lấy thịt, lấy phân bón cho cây và làm thức ăn cho cá; và sau cùng ao không chỉ để nuôi trồng thủy sản mà còn là nơi dự trữ nguồn nước tưới cho cây trong vườn và làm vệ sinh cho vật nuôi. VAC là một hệ thống nông lâm kết hợp có hiệu quả về sử dụng không gian và các tầng đất. Nó không chỉ giúp cho mỗi gia đình sản xuất ra lương thực, thực phẩm tăng nguồn dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày mà còn cung cấp củi đun, các nguyên liệu để phát triển các nghề thủ công truyền thống, tăng nguồn vui, giải trí thông qua lao động và tiếp xúc với thiên nhiên. Hạn chế Đòi hỏi nông dân phải có kinh nghiệm và kỹ năng tổng hợp về trồng trọt, chăn nuôi v à thủy sản.
- 63 Diện tích đất hẹp là một hạn chế để phát triển VAC theo hướng hàng hoá. 4.1.6. Hệ thống Rừng vườn ao chuồng (RVAC) Hệ thống này thực chất là hệ thống VAC cải tiến và đã được phát triển khá lâu tại một số địa phương vùng đồi núi, trong đó có sự kết hợp giữa rừng, vườn cây ăn quả, ao cá và vật nuôi. Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn loài cây trồng là: Điều kiện đất đai, khí hậu nơi gây trồng. Điều kiện kinh tế, nhu cầu và nguồn lao động của nông hộ. Kỹ năng và kiến thức của người dân. Thị trường tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. Lợi ích Bền vững về mặt sinh thái và kinh tế Có khả năng chống chịu và giảm các rủi ro về sinh học và kinh tế Gia tăng mối quan tâm của người dân đến quản lý bảo vệ rừng. Góp phần duy trì và bảo vệ được tính đa dạng sinh học. Giảm sức ép của việc gia tăng dân số lên việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng được sản phẩm cần dùng hàng ngày, củi đun, thức ăn, sinh tố ...tạo thêm việc làm, tận dụng được mọi nguồn lao động ở nông thôn. Giữ gìn được cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu bền. Hạn chế Thiếu các kiến thức về kỹ thuật và tài chính Thiếu cơ sở hạ tầng ở vùng sâu đã cản trở sự nhân rộng và phát triển của hệ thống Quyền sử dụng đất chưa rõ ràng và đáp ứng kịp thời Nhận định về các hệ thống nhiều tầng truyền thống: Các cộng đồng dân tộc địa phương thường xem và đánh giá rừng một cách tổng hợp chứ không chỉ quan tâm vào cây gỗ, khác với các nhà lâm nghiệp chỉ chú ý vào các loài cây có giá trị kinh tế dẫn đến độc canh trong trồng rừng và trồng trọt. Vì thế, hệ thống sử dụng đất của người dân địa phương sẽ mô phỏng theo rừng tự nhiên và quản lý nó theo kiểu rừng tổng hợp theo giá trị nhiều mặt của nó. Các hệ thống sử dụng đất này có mức đa dạng sinh học cao vì đó là biện pháp nhằm làm giảm đi sự rủi ro trong sản xuất, đồng thời đảm bảo được an toàn lương thực tại chỗ. Tuy vậy, hệ thống vẫn chưa quan tâm nhiều đến các loài cây đa dụng. Điều này cần được chúng ta quan tâm hơn để nghiên cứu và phát triển các loài cây trên để giới thiệu cho các cư dân địa phương. 4.2. Các hệ thống sử dụng đất theo kiểu nông lâm kết hợp cải tiến Các hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến thường được phát triển và giới thiệu cho một vùng nào đó bởi các nhà kỹ thuật bên ngoài, vì thế nó khác với các hệ thống truyền thống được phát triển do chính nông dân tại địa phương. Các hệ thống cải tiến thường đơn giản hơn về mặt số loài cây trồng và mức độ đa dạng sinh học so với các hệ thống truyền thống. Hơn nữa, đây là những hệ thống kỹ thuật sử dụng đất mới được áp dụng tại một địa đi ểm nào đó chưa trải qua thử nghiệm lâu dài nên sự bền vững của nó cần được xem xét cẩn thận để phát triển trên diện rộng. Hiện nay tại Việt Nam cũng như các nước ở vùng ĐNÁ có rất nhiều hệ thống kỹ thuật NLKH sử dụng đất cải tiến được giới thiệu để áp dụng. Mặc dầu các kỹ thuật này đã và đang chứng tỏ khả năng phát triển tốt khởi đầu, nhưng chúng ta cần nghiên cứu và theo dõi chi tiết hơn, đặc biệt là các điểm mạnh, yếu, cơ hội và đe doạ của chúng để có thể nhân rộng và áp dụng lâu dài. Một số các hệ thống cải tiến sẽ được phân tích và đánh giá sau.
- 64 4.2.1. Hệ thống canh tác xen theo băng Canh tác theo băng nói chung và canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc là hệ thống sử dụng đất theo kiểu nông lâm kết hợp được giới thiệu và trở nên phổ biến ở nước ta tr ong vòng 10 trở lại đây. Nếu phát triển kỹ thuật này trên đất dốc của các vùng đồi núi thì nó được gọi là: “Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp trên đất dốc” viết tắt là S.A.L.T 1 (Sloping Agricultural Land Technology). Khái niệm Canh tác xen theo băng là một hệ thống nông lâm kết hợp bao gồm việc trồng các hàng cây làm ranh (thường theo hướng Đông-Tây) và canh tác hoa màu ở đường băng giữa hai hàng ranh. Các hàng ranh thường rộng một mét, được cấu tạo bởi một hoặc hai hàng cây thân gỗ đa niên và định kỳ được cắt tỉa để tránh che bóng cây hoa màu. Cây trồng trên hàng ranh có nhiệm vụ tạo môi trường thuận lợi cho hoa màu sinh trưởng tốt hơn, cung cấp chất hữu cơ cho đất nhờ vào vật rụng của chúng đồng thời sản xuất gỗ, củi và các công dụng khác cho nông trại. Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp trên đất dốc” viết tắt là S.A.L.T 1 (Sloping Agricultural Land Technology). Trường hợp này, hàng cây làm ranh được bố trí trồng theo đường đồng mức và khoảng cách của 2 hàng thay đổi theo độ dốc của đồi dốc nhưng chỉ giới hạn giữa 2 đến 6 m. Đặc điểm cơ bản của việc trồng hàng ranh theo đường đồng mức là hạn chế xói mòn đất, lưu giữ lại lượng đất mặt bị cuốn trôi tại chân các hàng cây, làm giảm vận tốc của dòng chảy bề mặt và quan trọng nhất là cung cấp phẩm vật xanh cắt được cho đất để phục hồi và giữ gìn độ phì của đất. Sau vài năm hệ thống sẽ hình thành dần các bậc thang. Đặc điểm của hệ thống Hệ thống canh tác trên đất dốc (SALT1) được xây dựng dựa trên các đặc điểm sau: - Canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc với công cụ đo đạc đơn giản phù hợp với điều kiện của vùng sâu vùng xa là khung chữ A. - Chọn các loài cây họ đậu cố định đạm để trồng trên hàng ranh đồng mức. Tiêu chí để chọn lựa cây họ đậu là dễ sống, sinh trưởng nhanh, trồng được bằng hạt, nẩy chồi tốt sau khi cắt tỉa và không cạnh tranh với hoa màu. - Phải áp dụng triệt để kỹ thuật luân canh và xen canh khi canh tác hoa màu nông nghiệp giữa hai hàng ranh cây xanh. - Đa dạng hoá tầng tán bằng cách trồng xen cây nông nghiệp lâu năm (trồng một băng cây lâu năm kế tiếp ba băng trồng hoa màu) hay cây rừng bao quanh khu vực canh tác. Điều kiện để xây dựng thành công kỹ thuật SALT 1 Các kết quả đầu tiên của việc dẫn nhập nhiều nơi ở Việt Nam đã cho thấy muốn xây dựng thành công kỹ thuật này cần: Chọn đúng loài cây họ đậu trồng trên các đường ranh đồng mức. Phải gieo hạt cây này càng dày càng tốt và theo hàng đôi song song với nhau . Phải định kỳ cắt tỉa hàng ranh xuống thấp hơn 0,8 m để hoa màu nhận đủ ánh sáng và dùng phẩm vật cắt này bón tủ vào đất đang canh tác. Cần gieo hạt các cây làm hàng ranh đúng thời vụ vào đầu mùa mưa. Lợi ích Kỹ thuật SALT mang đến một số lợi ích sau: Bảo tồn đất và nước trên đất dốc: các hàng cây ranh họ đậu và hoa màu được canh tác theo đường đồng mức đã kiểm soát sự xói mòn đất do nước. Nhiều thí nghiệm (Cuevas và Samson, 1982 tại Makiling; Lasco R, 1987 tại Jalajala; Rijal và Tepatiya, 1984 tại Bicol) đã chứng minh rằng sự hiện diện của các đường ranh làm giảm một cách có ý nghĩa mức độ xói mòn và giảm tương đối hơn đối với lượng nước chảy bề mặt. Thí nghiệm khác của Lasco đã
- 65 chứng minh rằng trong mô hình SALT 1 với cây hàng ranh là keo dậu lượng đất bị xói mòn không khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức trồng các loài hoa màu khác nhau nên nông dân có thể chọn lựa bất kỳ loại hoa màu nào để canh tác. Watson và Laquihon đề nghị trồng hàng ranh gồm hai hàng cây nhằm tăng hiệu quả giảm lượng xói mòn. Mặc dầu vẫn còn có nhiều ý kiến khác về điểm lợi ích này như nhận xét rằng canh tác xen theo băng một mình nó không đủ để giảm hiệu quả lượng nước chảy trên bề mặt đất cũng như lượng đất bị xói mòn, hoặc trong phạm vi rộng thì canh tác xen băng theo đường đồng mức một mình không đủ để bảo vệ có hiệu quả cả vùng lưu vực nước như thảm thực vật rừng nhiệt đới, nhưng đa số mọi người đều đồng ý cho rằng các đường ranh có khả năng giảm thiểu lượng xói mòn đáng kể. Điều này được xác nhận qua hiện tượng các bậc thang tự hình thành sau khi mô hình SALT 1 được xây dựng vài năm. Phục hồi độ phì của đất: một loạt thí nghiệm canh tác xen theo băng được tiến hành ở Nigeria (Kang et al, 1984, 1985) cho thấy như sau: + Sử dụng lá cây keo dậu làm chất tủ đã gia tăng đáng kể mức giữ nước của đất mặt, gia tăng lượng nước hữu hiệu cho cây trồng góp phần tăng năng suất hoa màu vào cuối mùa mưa. + Sử dụng các phẩm vật cắt từ hàng ranh làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, thúc đẩy hoạt động của các vi sinh vật đất, tạo nên lớp che tủ bề mặt chống lượng bốc thoát hơi nước, và cải tạo được lý tính của đất. + Với sự đóng góp các lượng cắt tỉa từ hàng ranh câ y ranh đồng mức đất sẽ được cung cấp trở lại chất dinh dưỡng và các chỉ tiêu hoá tính đất như khả năng trao đổi các cation trong đất, hàm lượng phần trăm bazờ trong đất cao hơn. Nhiều kết quả thí nghiệm khác cũng chứng tỏ lợi ích trên như một hệ thống canh tác xen theo băng với cây keo dậu chủng K - 28 trên đất cát Entisol, khoảng cách hàng ranh 4 m đã sản xuất được 15 đến 20 tấn lá tươi (tương đương 5 đến 6,5 tấn chất khô) trên một ha, với số lần cắt 5 lần/ năm. Theo Watson và Laquihon ở Bansalan Minđanao, Philippin vật liệu cắt từ cây keo dậu trong mô hình SALT 1 đã sản xuất đến 20,37 tấn /ha/ năm cành lá tươi, tương đương với: 292Kg N, 344 Kg P2O5 và 123 Kg K2O. Ở Visca sử dụng vật liệu tủ từ cây anh đào giả (Gliricidia sepium) trong mô hình canh tác xen theo băng với lúa đã gia tăng độ pH đất, hàm lượng chất hữu cơ, lân và kali (Gonzal và Raros, 1987). Việc sử dụng vật liệu cắt tỉa các loài cây anh đào giả (Gliricidia sepium), keo dậu (Leucaena leucocephala), so đũa (Sesbania grandiflora) ...ở một số khu thử nghiệm đã có ảnh hưởng cải thiện về các tính chất của đất và năng suất của hoa màu trồng xen (Lasco, 1991). Tăng năng suất và thu nhập của nông trại: Mặc dầu diện tích đất dành để canh tác hoa màu sẽ giảm đi 20% do xây dựng các hàng cây ranh nhưng về lâu dài năng suất hoa màu sẽ ổn định và tăng dần. Thí dụ ở Cebu, Philipin năng suất ngô được ghi nhận tăng từ 300 lên đến 1500kg hạt/ ha do độ phì của đất được cải thiện và giảm xói mòn đất sau 4 năm xây dựng kỹ thuật này. Các kết quả khác từ Philippin cũng cho biết năng suất ngô tăng lên gấp bốn lần (từ 500 lên 2000kg/ ha) với kỹ thuật trồng xen theo băng. So sánh sản lượng hoa màu ở nơi sử dụng thuần lá cây keo dậu làm phân xanh đã cho thấy năng suất tăng gấp đôi so với nơi không bón phân (2,7 tấn/ ha so với 1,3 tấn/ ha). Tại Jalajala, Rizal, Rodel Lasco, 1987 đã tiến hành nghiên cứu cho biết năng suất của sắn 7,95 tấn/ ha và đậu phụng 810,8 Kg/ ha ở nơi canh tác theo băng mặc dù vẫn áp dụng các kỹ thuật canh tác truyền thống của người dân tộc tương đương với năng suất bình quân của hai loài hoa màu này tại các nơi canh tác thâm canh. Xét về thu nhập của nông trại, khởi đầu thu nhập giảm do diện tích canh tác giảm, tuy nhiên thu nhập sẽ tăng dần do độ phì của đất được cải thiện theo thời gian. So với các hệ thống nông lâm kết hợp khác, kỹ thuật canh tác xen theo băng ít gây thay đổi đến các cách canh tác của nông dân, trừ việc đưa vào gây trồng các hàng ranh, nông dân vẫn tiếp tục canh tác như cũ.
- 66 Hạn chế: Tuy nhiên hệ thống canh tác trên đất dốc vẫn còn có những điểm khó khăn cần khắc phục như: -Trồng các hàng ranh trên đất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hoa màu, do chúng chiếm khoảng 20% diện tích canh tác. - Cây trồng trên đường đồng mức có thể cạnh tranh về ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng trong đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hoa màu. - Một số loài cây trồng (như cây keo dậu) thường tạo ra các chất kháng hóa học khi vật rụng của chúng bị phân hủy hay rễ cây tiết ra các chất cản nẩy mầm gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các loài thực vật khác kể cả hoa màu. - Hiệu quả của kỹ thuật này đối với cải thiện độ phì của đất chỉ được thấy sau một thời gian (ít ra là 4 năm) nên ít thuyết phục người nông dân nghèo thiếu đất canh tác. - Ngoài ra, vấn đề quyền canh tác trên đất lâu dài có ảnh hưởng đến sự chấp nhận của nông dân với kỹ thuật này. - Về mặt kỹ thuật, hệ thống canh tác xen tốn công lao động để cắt xén hàng ranh (ít nhất là 4 lần trong một năm) và lượng hạt cây hàng ranh cần để xây dựng hệ thống cũng rất lớn vượt quá khả năng thu hái và thu mua của nông dân nghèo. Celestion, 1985 đã ước lượng rằng cần từ 8 đến 15 ngày công lao động và 2 ngày công dùng trâu bò cày cho một hecta để xây dựng hệ thống canh tác theo băng bằng cây keo dậu. Những đầu tư này cần được đánh giá do thời gian tiến hành xây dựng vào đầu mùa mưa trùng với thời gian canh tác hoa màu. Việc tốn nhiều công lao động thường làm nản lòng nông dân áp dụng kỹ thuật này. Vì vậy hệ thống kỹ thuật này chỉ được xem như là một biện pháp kỹ thuật để khôi phụ c lại đất sau nương rẫy hay đất canh tác trên đồi núi đang bị thoái hoá, chứ không thể thay thế cho các hệ thống rừng dày tự nhiên hay các hệ thống nông lâm kết hợp nhiều tầng. Điều kiện để áp dụng Canh tác xen theo băng là kỹ thuật khả thi để ổn định và giúp sản xuất bền vững ở vùng cao thích hợp cho sản xuất lúa, ngô, và rau cải, nơi mà đất dễ suy thoái do xói mòn. Việc đưa kỹ thuật trồng xen theo băng có thể làm giảm ngay lượng xói mòn trong vòng từ một đến vài ba năm và giúp ổn định lại sức sản xuất của nông trại. Mặc dù đạt hiệu quả trên, song không nên xem kỹ thuật canh tác xen theo băng là bước cuối cùng của sự phát triển nông trại vùng cao. Lý tưởng hơn là nên tiến đến một hệ thống hỗn giao cây lâu năm và hoa màu như hệ thống nông lâm kết hợp nhiều tầng để tạo nên sự bền vững lâu dài cho hệ thống sản xuất dựa trên cấu trúc đa loài, nhiều tầng tán như rừng mưa nhiệt đới. Do vậy, canh tác xen theo băng được xem như là một kiểu canh tác chuyển tiếp tiến tới một thảm cây thường trực ở vùng cao. Thời điểm đúng để tiến hành kỹ thuật này sẽ thay đổi tùy theo điều kiện hoàn cảnh của nông dân ở mỗi địa phương vì đa số họ phải kéo dài canh tác hoa màu liên tục do nhu cầu cấp thiết của họ. Jane Carter (Agroforestry Today số 2/1996) đã nhận định: “ Trong hai thập niên vừa qua, có nhiều các nghiên cứu khoa học quan tâm đến canh tác xen theo băng và xem nó như là một kỹ thuật thâm canh, bền vững nhằm cải thiện tầng lớp nông dân nghèo ở vùng cao. Mặc dù đã có nhiều công sức và tiền của bỏ ra để nghiên cứu và chuyển gi ao kỹ thuật này cho nông dân ở nhiều nước, đến nay phần lớn họ đã nhận thấy rằng kỹ thuật này còn có nhiều giới hạn để đạt được các mong ước trên. Các giới hạn chủ yếu của kỹ thuật này nảy sinh cả trong các điều kiện tự nhiên lẫn dân sinh kinh tế xã hội ảnh hưởng đến mức độ tiếp nhận của người nông dân. Các yếu tố để áp dụng như sau: Các đặc điểm tự nhiên: Ưu tiên cho vùng sản xuất ngô. Đất canh tác có độ phì nghèo hay giảm dần, chủ yếu do nông dân tự lượng định. Nơi có khí hậu hai mùa mưa và khô, lượng mưa tối thiểu 1000mm/ năm.
- 67 Đất có độ pH cao hơn 5,5. Nơi thiếu cây lâu năm để che phủ đất đai. Các đặc điểm dân sinh kinh tế: Nơi có áp lực lớn của dân số gia tăng, kết quả là giai đoạn bỏ hóa phải ngắn dần. Phần lớn nông dân sẽ chấp nhận kỹ thuật này nếu quyền sử dụng đất được thiết lập một cách cụ thể và chắc chắn. Nông dân có phương thức chăn nuôi có kiểm soát, không thả rong. Thu nhập chính của nông dân là dựa vào canh tác nông nghiệp. 4.2.2. Các kỹ thuật cải tiến khác của hệ thống trồng xen theo băng 1. Hệ thống lâm-nông-đồng cỏ (SALT 2: Simple Agro-Livestock Technology) Đây là kỹ thuật sử dụng đất tổng hợp dựa trên kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc (SALT1) nói trên bằng cách dành một phần đất trồng cây làm thức ăn để chăn nuôi theo phương thức nông súc kết hợp. Ở Bansalan, Mindanao, Philippin, nuôi dê lấy sữa được kết hợp trong hệ thống. Bố trí diện tích canh tác của SALT 2 như sau 40% đất dành cho sản xuất nông nghiệp, 20% dành cho trồng cây lâm nghiệp và 20% dành cho trồng cây thức ăn và cỏ để chăn nuôi, phần đất còn lại để làm nhà và chuồng trại. Các diện tích trên đều được thiết kế trồng cây họ đậu theo đường đồng mức như SALT 1. Với diện tích 1 ha đất đồi dốc được bố trí như trên nông hộ có thể nuôi nhốt được 14 con dê với thức ăn cắt đem về từ khu đất trồng cỏ và cây họ đậu. Ngoài lương thực thu được trên phần trồng trọt, nông dân có thể thu được 2 lít sữa/ con/ngày. Lợi ích Thức ăn của dê cắt từ cỏ và cây họ đậu trên đường đồng mức, phân dê được sử dụng để bón cho đất canh tác. Ngoài nông lâm sản, còn thu được sữa, thịt ... nên sẽ gia tăng và đa dạng hoá thu nhập của nông trại. Hạn chế Nông dân có thiếu hiểu biết và kỹ năng nuôi dê nhốt và cho ăn tại chỗ. Thiếu kiến thức về sự cân đối giữa diện tích trồng cây thức ăn gia súc và số đầu dê có thể nuôi. 2. Hệ thống canh tác nông-lâm bền vững (SALT3: Sustainable Agroforestry Land Technology) Kỹ thuật này dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất cây lương thực, thực phẩm. Trong hệ thống canh tác SALT 3 nông dân dành phần đất thấp ở sườn dưới và chân đồi để trồng các băng cây lương thực xen với các hàng rào xanh cây cố định đạm. Phần đất cao ở bên trên từ sườn trên đến đỉnh đồi trồng rừng hoặc để rừng tự nhiên phục hồi. Cây lâm nghiệp được chọn để trồng có chu kỳ thu hoạch từ 1-5; 6- 10; 11-15; 16-20 năm sao cho nông dân có sản phẩm thu hoạch đều đặn. Phải sử dụng các cây mọc nhanh và cho gỗ nhỏ để làm củi, cột, bột giấy để trồng xen phụ trợ cho các cây lâm nghiệp chu kỳ dài. Ngoài ra, phải chọn cây có tác dụng cải tạo đất như keo dậu, bản xe lá phượng, lỗi thọ, tếch đồng thời có giá trị kinh tế cao. Bố trí diện tích đất sử dụng như sau 40% dùng cho nông nghiệp và 60% dùng cho lâm nghiệp. Lợi ích: Đất đai được bảo vệ có hiệu quả hơn. Sản xuất đa dạng từ lương thực, thực phẩm, gỗ, củi và nhiều sản phẩm phụ khác. Tăng được thu nhập.
- 68 Có hiệu quả kinh tế cao, không chỉ cho trước mắt mà lâu dài nhờ vào tác dụng hỗ trợ nhiều mặt của rừng. Hạn chế: Kỹ thuật này đòi hỏi đầu tư tương đối cao cả về vốn cũng như hiểu biết. Cần thời gian dài mới thu hoạch được sản phẩm lâm nghiệp. 3. Hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp với cây ăn quả quy mô nhỏ SALT 4 Đây là kỹ thuật sử dụng đất tổng hợp được xây dựng và phát triển từ năm 1992 dựa trên sự hoàn thiện các kỹ thuật SALT nói trên. Trong kỹ thuật này, ngoài đất đai để trồng cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây hàng rào xanh, nông dân còn dành ra một phần để trồng cây ăn quả như đu đủ, chuối, cam, chanh, xoài, dứa, dừa ... và cả một số cây công nghiệp có giá trị như cà phê, ca cao, chè ... Lợi ích Gia tăng được thu nhập cho nông dân Gia tăng được độ che phủ mặt đất bằng các loài cây ăn quả. Hạn chế: Đầu tư cao và cần kiến thức về biện pháp làm đất, chọn giống, bón phân, chăm sóc cây ăn quả. 4. Trồng cây ranh giới/ hàng rào cây xanh Trồng cây phân ranh giới chung quanh nông trại hay vườn cây là một kỹ thuật rất phổ biến ở vùng nông thôn. Các cây họ đậu như anh đào giả, keo dậu, so đũa, keo ngọt, chùm ngây ... thường được chọn trồng. Cây được chọn trồng trong kỹ thuật này cần phải có những đặc điểm sau: Chịu hạn - chịu đựng với tổn thương nhỏ - mọc nhanh - có quan hệ tốt với những loại cây và hoa màu khác lá cây có thể làm thức ăn gia súc, chống lửa - Có gai hay có mủ ngứa phù hợp để trồng làm hàng rào ngăn cản súc vật - tái sinh dễ dàng bằng cành giâm - không xâm chiếm dễ dàng đến đồng cỏ và đất canh tác. Lợi ích: Phòng hộ cho đất canh tác khỏi bị gia súc phá hại, ngăn chặn lửa, tạo ranh giới sở hữu rõ ràng giữa các diện tích đất. Cung cấp gỗ, củi và các giá trị đa dụng khác. Hạn chế: Chiếm một diện tích đất nhất định. Cạnh tranh ít nhiều về ánh sáng, dinh dưỡng, nước với những cây trồng chính ở cạnh hàng rào cây xanh. 5. Hệ thống đai phòng hộ chắn gió Cây cũng có thể được trồng để phòng hộ chắn gió cho nông trại. Đai phòng hộ chắn gió là những băng thực vật bao gồm cây gỗ, cây bụi, dây leo để bảo vệ đất canh tác khỏi bị gió hại và hiện tượng xói mòn do gió. Cấu tạo của đai chắn gió bao gồm 65% cây bụi và dây leo, 35% cây cao và tạo nên một đai hơi kín. Hướng của đai nên vuông góc với hướng gió hại chính. Loài cây được chọn trồng chắn gió có những đặc điểm sau: - Chịu được gió mạnh - hệ rễ sâu rộng - tán thưa và nhỏ - dễ dàng tái sinh và dễ sống - nẩy chồi dễ dàng - sản xuất các sản phẩm đa dụng - không rụng lá trong mùa có gió hại. Điểm quan tâm khi xây dựng đai phòng hộ chống gió 1. Đai phòng hộ phải thiết kế thẳng góc với hướng gió chính
- 69 2. Số hàng cây trồng trong đai phòng hộ tùy thuộc vào vận tốc của luồng gió. Tốc độ gió càng lớn càng xây dựng nhiều hàng cây. Thường một đai chắn gió bao gồm từ 1 đến 5 hàng cây. 3. Ngoài ra để tăng cường cho đai cây trung bình, thấp và dây leo bụi thấp cần được trồng vào đai theo tỉ lệ đã trình bày trên. 4. Nên bố trí cây trồng theo hàng chữ ngũ với khoảng cách trồng là 1m. 5. Tại nơi có gió mạnh thường xuyên nếu xây dựng một hệ thống đai cản gió và khoảng cách giữa 2 đai biến đổi từ 30 m đến 200 m tuỳ theo tốc độ gió mạnh đến bình thường. Các loài cây thường được trồng trong đai phòng hộ gió Cây cao (> 15 m) Cây trung bình (5-15m) Phi lao Casuarina equisetifolia Keo gai Pithecellobium dulce Dáng hương Điều lộn hạt Anacardium occidentale Pterocarpus indicus Tếch Săng đen, lọ nồi Diospyros spp Tectona grandis Lõi thọ Gmelina arborea Thao lao Lagerstroemia speciosa Keo dậu Leucoena leucocephala Bình linh Vitex parviflora Anh đào giả Gliricidia sepium Mít Artocarpus spp Vú sữa Chrysophyllum cainito Albizzia procera Santol Sandoricum ketjape Casuarina rumphiana Me Tamarindus indica Syzygium cusini Cây bụi và tre (cao đến 5m) Tre vàng sọc Bambusa blumeana Tre tàu Bambusa vulgaris Bõng giấy Bougainvillea spectabilis Tre gai Bambusa spinosa Tre tầm vông Schizostachyum lumampao Keo lá tràm Acacia auculiformis Đậu triều Cajanus cajan Vông Erythrina spp. 6. Hệ thống Taungya Theo Blanford (1958), Taungya là một từ địa phương của ngôn ngữ Myanma: Taung nghĩa là canh tác, ya là đồi núi. Đây là một phương thức canh tác được phát triển dựa trên cơ sở hệ thống “ Waldfeldbau” nổi tiếng của người Đức, trong đó bao gồm canh tác các cây nông nghiệp ở ngay tại rừng. Vào khoảng những năm 50 của thế kỹ XIX, ở Ấn Độ đã sử dụng hệ thống này để tái sinh, phục hồi lại rừng trên đất đã khai hoang bằng cánh gieo hạt Tếch kết hợp với trồng hoa màu của nông dân. Một cách khái quát, Taungya là một hệ thống canh tác mà trong đó bao gồm sự kết hợp đồng thời của hai thành phần (cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp) trong những giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành rừng trồng. Người dân được phép trồng kết hợp hoa màu trong những năm đầu của rừng trồng, đổi lại họ phải giữ gìn rừng non, sau vài năm khi rừng khép tán, hoa màu không thể trồng được nữa, họ sẽ di chuyển sang khu vực khác nếu quỹ đất còn cho phép. Như vậy, sản phẩm gỗ là mục tiêu cuối cùng trong Taungya nhưng động lực thúc đẩy trước mắt với thực tiển là sản xuất lương thực. Đặc điểm của hệ thống Hệ thống NLKH theo phương thức Taungya được triển khai thành công với một số đặc điểm và yêu cầu cần có như sau: Được áp dụng cho cả cộng đồng dân cư mà đa số họ chỉ sống nhờ vào rừng để canh t ác (chủ yếu là canh tác nương rẫy). Khoảng cách từ chỗ ở của các nông hộ đến các mảnh rừng xa nhất có giới hạn để nông dân có đủ thời gian đi bộ đến trồng và chăm sóc.
- 70 Phải có quỹ đất đủ rộng liên quan đến dân số của cộng đồng và phải quy hoạch đất phù hợp với chu kỳ khai thác của cây rừng để tránh mâu thuẫn trong sử dụng đất để trồng trọt hay trồng rừng. Nên gia tăng sự tham gia của cộng đồng trong việc trồng, quản lý và phân chia lợi ích từ rừng trồng mặc dầu các quy định ràng buộc hai bên vẫn được thực hiện dưới dạng một hợp đồng rõ ràng. Cần sử dụng vốn trồng rừng để xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, xây dựng các phúc lợi xã hội để tạo dựng một làng lâm nghiệp vững bền. Giáo dục, dạy nghề hướng nghiệp cho dân số trẻ để làm giảm sự phụ thuộc của cộng đồng dân cư đối với rừng và đất rừng trong tương lai. Ưu điểm: Giải quyết các hậu quả của việc canh tác nương rẫy. Trồng rừng ít tốn kém với sự tham gia tích cực của nông dân nên chất lượng rừng khả quan hơn. Tận dụng được đất đai giữa các hàng cây rừng để trồng cây lương thực, hoa màu ... phục vụ cho đời sống người dân làm nghề rừng trong các năm đầu của rừng non. Phục vụ để phát triển nông thôn vùng sâu vùng xa, tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ lâm nghiệp và nông dân. Hạn chế được hiện tượng xói mòn đất trong rừng non nhờ sự có mặt của lớp phủ cây nông nghiệp. Nông dân chăm sóc hoa màu có ảnh hưởng tốt đối với sinh trưởng và phát triển của rừng non. Hạn chế: Nông dân không thể trồng hoa màu lâu dài bởi vì họ phải rời đi ngay sau khi cây rừng khép tán (sau 3- 5 năm). Có thể làm nản lòng nông dân vì họ càng chăm sóc tốt hơn vùng đất canh tác (làm cỏ, bón phân cho hoa màu và cây trồng chính), cây rừng càng phát triển nhanh thì họ càng sớm rời khỏi đất canh tác. Hệ thống cần một quỹ đất lớn để quy hoạch nếu không sẽ gây ra mâu thuẫn giữa diện tích canh tác cây nông nghiệp và cây rừng. Dân số gia tăng khiến cho hệ thống đi vào chỗ bế tắc nếu bộ phận dân số trẻ không được hướng nghiệp để làm ngành nghề khác. Để dẫn chứng cho các điểm nhận định trên, hai ví dụ dưới dây về hệ thống NLKH kiểu Taungya áp dụng tại Phi châu được trình bày để giải thích cho kỹ thuật này hơn là để làm một mô hình mẩu được áp dụng cho mọi nơi. Lợi điểm Tổ chức bố trí định canh nhưng vẫn kết hợp được canh tác rẫy truyền thống với trồng rừng. Có điều kiện cơ giới hóa. Độ phì của đất được duy trì, tái tạo do thời gian bỏ hóa kéo dài 15 đến 20 năm.. Giảm bớt tác hại của việc làm rẫy đồng thời có điều kiện thực hiện công tác khuyến nông lâm. Không phá vỡ tập quán canh tác truyền thống, giúp giao đất định cư, định canh cho dân để canh tác lâu dài. Áp dụng
- 71 Nhiều nơi đã tìm hiểu và áp dụng hệ thống này với nhiều loài cây rừng khác nhau và đã rút ra một giới hạn của hệ thống như sau: Hầu hết các hệ thống Taungya đều khó thuyết phục nông dân vì họ càng chăm sóc tốt cho cây rừng mọc nhanh thì càng nhanh nông dân phải rời khỏi khu vực do tán rừng khép nhanh. Do vậy hệ thống này chỉ áp dụng được ở nơi nó chỉ là một hoạt động để bổ túc thêm thu nhập cho nông dân mà thôi. Hệ thống chỉ thành công nếu đơn vị quản lý sử dụng đất có phương án quy hoạch tổng thể đất lâu dài và kinh phí hỗ trợ để phát triển vùng sâu vùng xa. 7. Các hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp Tại các nước nhiệt đới Á châu hệ thống này không phổ biến vì chỉ ở các vùng khô và bán khô hạn thì đồng cỏ mới cần thâm canh. Tuy nhiên, một vài nơi đã nghĩ đến việc chăn thả gia súc dưới các rừng khác nhau vì nguồn cỏ dưới tán rừng. Một vài điểm cần được lưu ý trong hệ thống này như: phải xác định thời điểm tốt để thả gia súc trên các cấp rừng có t uổi khác nhau và theo mùa chăn thả, mối quan hệ giữa số đầu gia súc và khả năng của đồng cỏ phải được lưu tâm để tránh hiện tượng gia súc giẫm đạp quá mức làm chai cứng đất nhất là trong mùa khô, chú trọng phương án luân canh chăn thả theo nhiều lô rừng có quan hệ với khả năng tái sinh của cỏ trong mỗi lô. Ưu điểm: Cung cấp phân hữu cơ cho canh tác, sản phẩm thịt sữa cho người dân, giúp rừng trồng sinh trưởng tốt nhờ vào chăm sóc vệ sinh lô rừng, quay hồi vốn đầu tư nhanh và tạo điều kiện phù hợp để thu hạt giống cây rừng (Bareron, 1983) Lớp bổi khô dưới tán rừng giảm nên góp phần giảm nguy cơ cháy rừng trong mùa khô. Hạn chế: Gia súc có thể gây hại đến các loại cây ăn quả, hoa màu và những thực vật khác. Gia tăng hiểm hoạ xói mòn đất nếu chăn nuôi quá mức. Trong rừng cao su, thông, rừng khộp việc chăn nuôi gia súc có thuận lợi để phát triển vì nguồn cỏ tại đây rất phong phú. Khả năng mỗi ha rừng để chăn nuôi cừu, dê cho 250 Kg thịt trong thời gian 7 đến 8 tháng là hiện thực (Penafiel, 1979) Các mô hình khác được đề nghị như: Keo dậu + cỏ nuôi gia súc (cỏ Guinea, stylo, cỏ voi ...): Keo dậu trồng với khoảng cách 5x2m để xen trồng các loài cỏ làm thức ăn chăn nuôi cho 6 đến 10 đầu gia súc trên mỗi ha. Cỏ được trồng với khoảng cách 50x50cm hay 75x75cm sẽ cung cấp đủ thức ăn cho gia súc nuôi nhốt khi cây cao hơn 3m. Dừa + cỏ hay cây họ đậu: trồng cây và cỏ làm thức ăn gia súc dưới vườn trồng dừa sẽ cung cấp đủ để nuôi 3 đầu gia súc trên mỗi ha (Lastimosa, 1985). 8. Hệ thống lâm ngư kết hợp Rừng ngập mặn (Mangrove) và rừng tràm (Melaleuca leucadendra) là các hệ sinh thái đất ướt chuyển tiếp giữa hệ sinh thái đất liền và hệ sinh thái biển. Tiềm năng sinh học của hệ sinh thái này rất lớn và phong phú. Có nhiều nông lâm trường, người dân ở một số vùng thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gây dựng thành công các hệ thống nông lâm kết hợp ở rừng ngập mặn và rừng tràm trên đất chua phèn. Tại đồng bằng sông Cửu Long nông dân đã xây dựng nhiều hệ thống NLKH lấy rừng sác và rừng tràm làm trung tâm để phát triển trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Ngoài các sản phẩm chính các hệ thống này còn cung cấp cho người dân vô số các lâm sản ngoài gỗ có giá trị như rễ mốp từ cây mốp (Alstonia spathulata) dùng để làm mủ, phao cứu sinh, đánh cá, nút chai vv... lá và dây làm nguyên liệu từ dương xỉ, dây choại (Stenochianena palustris), mật cật (Licuala spinosa)
- 72 Nuôi cá, tôm và nuôi ong là các hoạt dộng kết hợp trong các hệ thống này trên đất ướt vì trong các kiểu rừng này có vô số điều kiện thuận lợi về thức ăn phù du cho tôm cá, hoa cung cấp mật hoa cho ong v.v... Lợi ích: Những loài cây ngập mặn như tràm, đước, mấm, sú, vẹt, bần ...có giá trị cung cấp gỗ, củi và tác dụng phồng hộ, mở mang thêm diện tích nhờ có quá trình cố định và lắng đọng phù sa bởi cấu tạo đặc biệt của hệ rễ “cà kheo” . Các kiểu rừng ngập mặn là môi trường thích hợp để nuôi trồng các loại thủy sản như tôm, sò, cá, một số loại bò sát. Các hệ thống kênh mương được xây dựng để dẫn nước ngọt rửa chua phèn cải tạo được đất để sau đó có thể sử dụng vào việc sạ lúa và trồng các loài cây ăn quả. Một số loài cây rừng ngập mặn có nguồn hoa phong phú, người dân có kinh nghiệm nuôi ong để tận dụng được nguồn mật hoa này. Hạn chế: Sự mất cân đối giữa các thành phần trong hệ thống nhất là thành phần rừng ngày càng thu hẹp dẫn đến sự thoái hoá của hệ thống sử dụng đất, ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái môi trường. Tốn nhiều công lao động và đầu tư tương đối cao, đặc biệt là nuôi trồng các loài thủy sản xuất khẩu. CÂU HỎI KIỂM TRA CÂU 1. Anh hay chị hảy phân tích hệ thống Nông Lâm Kết Hợp truyền thống, phân tích sâu vào mô hình Rừng vườn ao chuồng (RVAC). CÂU 2. Anh hay chị hảy phân tích các hệ thống Nông Lâm Kết Hợp cải tiến, phân tích sâu vào mô hình canh tác trên đất dốc (SALT 1).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình -Thổ nhưỡng học - chương 4
25 p | 299 | 83
-
Giáo trình chọn giống và nhân giống - chương 4
20 p | 215 | 57
-
CHỌN LỌC BÒ CÁI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT - CHƯƠNG 4
11 p | 170 | 51
-
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 7
10 p | 153 | 33
-
Báo cáo phân tích số liệu cơ sở RỪNG năm 2005 part 8
19 p | 120 | 25
-
Giáo trình -Sản xuất hạt giống và công nghệ hạt giống - chương 4
12 p | 108 | 19
-
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng cá
45 p | 118 | 16
-
Giới thiệu về phân bón vi lượng và siêu vi lượng: Phần 2
61 p | 97 | 16
-
chuyển đổi nông nghiệp việt nam: tăng giá trị, giảm đầu vào - phần 2
84 p | 82 | 11
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”
8 p | 46 | 10
-
Bảng giảng Chăn nuôi heo: Chương 4 - Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo
0 p | 81 | 8
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu cây trồng - Chương 4: Phân tích mối tương quan
11 p | 75 | 8
-
lồng ghép giới vào quản lý chu trình dự án trong ngành thủy sản: phần 1
59 p | 83 | 6
-
Bài giảng Chương 4: Phân tích mối tương quan
11 p | 65 | 4
-
Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất và chất lượng của cỏ Stylosanthes Guianensiss CIAT 184 trồng tại Thái Nguyên
6 p | 98 | 3
-
Phân tích hệ gen về tính trạng năng suất của 8 nhóm dòng ngô thế hệ F23 trong điều kiện hạn và tưới đủ
8 p | 21 | 2
-
Đánh giá sự hiện diện của một số kim loại (cu, fe, mn, pb và zn) trong thức ăn và chất thải từ trang trại chăn nuôi lợn
12 p | 38 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn