intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG 6 DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH

Chia sẻ: Do Bach Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

93
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu trạm xăng ở địa phương bạn tăng giá bán xăng 20%, lượng xăng bán ra của nó sẽ giảm mạnh. Khách hàng của trạm xăng đó nhanh chóng chuyển sang mua xăng ở các trạm xăng khác. Ngược lại, nếu công ty cấp nước ở địa phương bạn tăng giá nước 20%, lượng nước bán của nó chỉ giảm xuống chút ít. Mọi người có thể tưới cỏ ít đi và mua nhiều loại vòi hoa sen tiết kiệm nước hơn, nhưng họ không thể giảm lượng nước tiêu dùng một cách dễ dàng và khó có thể tìm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG 6 DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH

  1. CHƯƠNG 6 DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH Nếu trạm xăng ở địa phương bạn tăng giá bán xăng 20%, lượng xăng bán ra của nó sẽ giảm mạnh. Khách hàng của trạm xăng đó nhanh chóng chuyển sang mua xăng ở các trạm xăng khác. Ngược lại, nếu công ty cấp nước ở địa phương bạn tăng giá nước 20%, lượng nước bán của nó chỉ giảm xuống chút ít. Mọi người có thể tưới cỏ ít đi và mua nhiều loại vòi hoa sen tiết kiệm nước hơn, nhưng họ không thể giảm lượng nước tiêu dùng một cách dễ dàng và khó có thể tìm ra người cung cấp nước khác. Sự khác nhau giữa thị trường xăng và thị trường nước rất rõ ràng: Có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp xăng, nhưng chỉ có một doanh nghiệp cung cấp nước. Như bạn thấy, sự khác biệt trong cấu trúc thị trường tác động tới quyết định sản xuất và định giá của những doanh nghiệp hoạt động trên các thị trường đó. Trong chương này, chúng ta nghiên cứu hành vi của các doanh nghiệp cạnh tranh, như trạm xăng ở địa phương bạn. Chắc bạn còn nhớ rằng thị trường có tính cạnh tranh khi mỗi người bán và người mua nhỏ so với quy mô thị trường và vì vậy hầu như không có khả năng tác động tới giá cả thị trường. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến giá thị trường của hàng hóa nó bán ra, doanh nghiệp đó được coi là có sức mạnh thị trường. Trong ba chương tiếp theo chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu hành vi của các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường, giống như công ty cấp nước ở địa phương bạn. Phân tích của chúng ta về doanh nghiệp cạnh tranh trong chương này sẽ làm sáng tỏ những quyết định nằm sau đường cung trên thị trường cạnh tranh. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy rằng đường cung thị trường có quan hệ chặt chẽ với chi phí sản xuất của doang nghiệp. (Dĩ nhiên, bạn đã có cái nhìn khái quát về vấn đề này qua phân tích của chúng ta trong chương 7). Nhưng trong các loại chi phí khác nhau của doanh nghiệp - chi phí cố định, chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên - loại nào thích hợp nhất đối với quyết định về lượng cung? Chúng ta sẽ thấy rằng tất cả các đại lượng về chi phí này đều đóng vai trò quan trọng và có quan hệ qua lại với nhau. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀ GÌ ? Mục đích của chúng ta trong chương này là nghiên cứu xem các doanh nghiệp đưa ra quyết định sản xuất như thế nào trên thị trường cạnh tranh. Để có kiến thức làm cơ sở cho phân tích này, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc xem xét thị trường cạnh tranh là gì. Ý nghĩa của từ cạnh tranh Mặc dù đã bàn về ý nghĩa của từ cạnh tranh trong chương 4, nhưng chúng ta vẫn nên tóm tắt lại bài học ấy. Thị trường cạnh tranh, đôi khi còn gọi là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có hai đặc tính: ○ Có nhiều người mua và nhiều người bán trên thị trường. ○ Những người bán khác nhau cung ứng các hàng hóa về cơ bản là giống nhau. Do những điều kiện này, hành vi của mỗi người mua hay người bán riêng lẻ trên thị trường ảnh hưởng không đáng kể đến giá cả thị trường. Người mua và người bán đều coi giá thị trường là cho trước. Chúng ta hãy lấy thị trường sữa làm ví dụ. Không người mua sữa nào có thể tác động tới giá sữa, vì mỗi người mua chỉ mua một lượng nhỏ so với quy mô thị trường. Tương tự, mỗi NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 1
  2. người bán sữa chỉ có khả năng kiểm soát rất hạn chế đối với giá sữa, vì những người bán khác cũng cung ứng sữa, thứ mà về cơ bản giống hệt nhau. Vì mỗi người bán có thể bán toàn bộ lượng hàng mong muốn với mức giá hiện hành, nên hầu như chẳng có lý do gì để anh ta giảm giá; còn nếu anh ta tăng giá, người mua sẽ đi mua ở chỗ khác. Người mua và người bán trên thị trường cạnh tranh phải chấp nhận giá cả do thị trường quyết định và vì vậy được gọi là những người chấp nhận giá. Ngoài hai điều kiện của cạnh tranh nêu trên, có một điều kiện thứ ba đôi khi được coi là đặc trưng cho thị trường cạnh tranh hoàn hảo: ○ Các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hoặc rời bỏ thị trường. Ví dụ, nếu ai cũng có thể xây dựng một trại nuôi bò sữa và nếu bất cứ người nông dân đang cung cấp sữa nào cũng có thể quyết định rời bỏ công việc kinh doanh sữa, thì khi đó ngành nuôi bò sữa thỏa mãn điều kiện trên. Cần lưu ý rằng phần lớn phân tích về các doanh nghiệp cạnh tranh không dựa trên giả định về sự tự do gia nhập và rời bỏ thị trường, vì đây không phải điều kiện cần để các doanh nghiệp là người chấp nhận giá. Nhưng như chúng ta sẽ thấy trong phần sau của chương, những người gia nhập và rời bỏ thị trường là nguyên nhân chính tạo ra kết cục của thị trường cạnh tranh trong dài hạn. Doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, tức tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Để cụ thể hóa vấn đề, chúng ta hãy xem xét một doanh nghiệp: Trại nuôi bò sữa Smith. Trại bò sữa Smith sản xuất một lượng sữa là Q và bán mỗi đơn vị sữa ở mức giá thị trường P. Tổng doanh thu của trại bò sữa là P.Q. Chẳng hạn, nếu mỗi thùng sữa giá 6 đô la và trại bò sữa bán 1000 thùng, thì tổng doanh thu của nó bằng 6000 đô la. Vì trại bò sữa Smith nhỏ so với thị trường sữa thế giới, nên nó chấp nhận mức giá do các điều kiện thị trường quyết định. Nói rõ hơn, điều này hàm ý giá sữa không phụ thuộc vào sản lượng sữa do trại bò sữa Smith sản xuất và bán ra. Nếu trại bò sữa Smith tăng gấp đôi lượng sữa sản xuất mà giá sữa vẫn không đổi, thì tổng doanh thu tăng gấp đôi. Kết quả là tổng doanh thu tỷ lệ với sản lượng. Bảng 1 ghi tổng doanh thu của trại bò sữa Smith. Hai cột đầu ghi lượng sữa sản xuất và mức giá sữa mà nó bán ra. Cột thứ ba ghi tổng doanh thu của trại bò sữa. Trong bảng này chúng ta giả định giá sữa là 6 đô la một thùng và vì vậy doanh thu được tính bằng cách đơn giản là lấy 6 đô la một thùng nhân với số thùng. Tổng doanh Doanh thu bình Doanh thu cận Lượng Giá thu quân biên Q P TR = P.Q AR = TR/Q MR = DTR/DQ 1 6 6 6 6 2 6 12 6 6 3 6 18 6 6 4 6 24 6 6 5 6 30 6 6 6 6 36 6 6 7 6 42 6 6 8 6 48 6 6 NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 2
  3. Bảng 1. Tổng doanh thu, doanh thu bình quân và doanh thu cận biên của doanh nghiệp cạnh tranh. Nếu các khái niệm bình quân và cận biên hữu ích trong chương trước, khi chúng ta phân tích chi phí, thì chúng cũng hữu ích đối với chúng ta trong phân tích doanh thu. Để hiểu được những khái niệm này cho biết điều gì, chúng ta hãy xét hai câu hỏi sau: ○ Trại bò sữa nhận được bao nhiêu doanh thu cho một thùng sữa điển hình? ○ Trại bò sữa nhận được bao nhiêu doanh thu tăng thêm nếu tăng mức sản xuất thêm một thùng sữa? Hai cột cuối trong bảng 1 trả lời những câu hỏi này. Cột thứ 4 trong bảng ghi doanh thu bình quân, được tính bằng cách lấy tổng doanh thu (cột 3) chia cho sản lượng (cột 1). Doanh thu bình quân cho chúng ta biết doanh nghiệp nhận được doanh thu bao nhiêu từ mỗi đơn vị sản lượng bán ra. Trong bảng 1, bạn thấy doanh thu bình quân là 6 đô la, bằng giá mỗi thùng sữa. Điều này minh họa cho bài học tổng quát không chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp cạnh tranh mà còn với các doanh nghiệp khác. Tổng doanh thu bằng giá cả nhân với sản lượng (P.Q), và doanh thu bình quân bằng tổng doanh thu (P.Q) chia cho sản lượng. Vì vậy đối với mọi doanh nghiệp, doanh thu bình quân bằng giá cả hàng hóa mà nó bán ra. Cột thứ 5 ghi doanh thu cận biên, tính bằng mức thay đổi trong tổng doanh thu do việc bán thêm mỗi đơn vị sản lượng gây ra. Trong bảng 1, doanh thu cận biên là 6 đô la, bằng giá của mỗi thùng sữa. Kết quả này minh họa bài học chỉ được áp dụng đối với các doanh nghiệp cạnh tranh. Tổng doanh thu bằng P.Q và P cố định đối với các doanh nghiệp cạnh tranh. Vì vậy khi Q tăng thêm 1 đơn vị, tổng doanh thu sẽ tăng P đô la. Đối với doanh nghiệp cạnh tranh, doanh thu cận biên bằng giá hàng hóa. Kiểm tra nhanh: Khi một doanh nghiệp cạnh tranh tăng gấp đôi lượng hàng bán ra, giá bán và tổng doanh thu của nó sẽ thay đổi như thế nào? TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN VÀ ĐƯỜNG CUNG CỦA DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH Mục tiêu của doanh nghiệp cạnh tranh là tối đa hóa lợi nhuận, với lợi nhuận được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Chúng ta vừa bàn về tổng doanh thu và trong chương trước chúng ta đã bàn về tổng chi phí. Bây giờ chúng ta đã sẵn sàng để nghiên cứu vấn đề các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận như thế nào và quyết định đó dẫn tới đường cung ra sao. Một ví dụ đơn giản về tối đa hóa lợi nhuận Chúng ta hãy bắt đầu phân tích của mình về quyết định cung của doanh nghiệp bằng ví dụ trong bảng 2. Cột thứ nhất ghi số thùng sữa mà trại bò sữa Smith sản xuất. Cột thứ hai ghi tổng doanh thu, được tính bằng cách lấy 6 đô la nhân với số thùng sữa. Cột thứ ba ghi tổng chi phí của trại bò sữa. Tổng chi phí bao gồm chi phí cố định, trong ví dụ này là 3 đô la, và chi phí biến đổi, phụ thuộc vào số lượng sữa sản xuất ra. Cột thứ 4 ghi lợi nhuận của trại bò sữa, được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Nếu không sản xuất, trại bò sữa bị lỗ 3 đô la. Nếu sản xuất 1 thùng, nó thu được lợi nhuận là 1đô la. Nếu sản xuất 2 thùng, lợi nhuận là 4 đô la, và v.v... Để tối đa hóa lợi nhuận, NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 3
  4. trại bò sữa Smith chọn lượng sữa đem lại mức lợi nhuận cao nhất. Trong ví dụ của chúng ta, lợi nhuận đạt giá trị cực đại khi trại bò sữa sản xuất 4 hoặc 5 thùng sữa và lợi nhuận bằng 7 đô la. Chúng ta có thể xem xét quyết định của trại bò sữa Smith theo cách khác: gia đình Smith có thể tìm được lượng sữa tối đa hóa lợi nhuận bằng cách so sánh doanh thu cận biên với chi phí cận biên từ mỗi đơn vị sữa sản xuất. Hai cột cuối trong bảng 2 ghi doanh thu cận biên và chi phí cận biên từ những thay đổi trong tổng doanh thu và tổng chi phí. Thùng sữa đầu tiên được trại bò sữa sản xuất có doanh thu cận biên là 6 đô la và chi phí cận biên là 2 đô la; vì vậy việc sản xuất thùng sữa đó làm tăng lợi nhuận thêm 4 đô la (từ - 3 đô la lên 1 đô la). Thùng sữa thứ hai có doanh thu cận biên là 6 đô la và chi phí cận biên là 3 đô la, vì vậy thùng sữa này làm tăng lợi nhuận thêm 3 đô la (từ 1 đô la lên 4 đô la). Khi doanh thu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên, việc tăng sản lượng làm tăng lợi nhuận. Song khi trại bò sữa Smith đạt mức 5 thùng sữa, tình hình đã khác đi. Thùng thứ 6 có doanh thu cận biên là 6 đô la và chi phí cận biên bằng 7 đô la, vì vậy việc sản xuất thùng sữa đó làm cho lợi nhuận giảm 1 đô la (từ 7 đô la xuống 6 đô la). Như vậy, gia đình Smith không nên sản xuất quá 5 thùng sữa. Tổng Tổng Lợi Doanh thu cận Chi phí cận doanh Lượng chi phí nhuận biên biên thu (đô la) (đô la) (đô la) (đô la) (đô la) MR = MC = Q TR TC TR - TC DTR/DQ DTC/DQ 0 0 3 -3 - - 1 6 5 1 6 2 2 12 8 4 6 3 3 18 12 6 6 4 4 24 17 7 6 5 5 30 23 7 6 6 6 36 30 6 6 7 7 42 38 4 6 8 8 48 47 1 6 9 Bảng 2. Tối đa hóa lợi nhuận: ví dụ bằng số. Một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học nêu ra trong chương 1 là: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét trại bò sữa Smith nghiên cứu xem cần áp dụng nguyên lý này như thế nào. Nếu doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên - như trong trường hợp sản xuất 1, 2 hay 3 thùng sữa - trại bò sữa Smith nên tăng sản lượng sữa. Nếu doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên - như ở mức sản lượng 6, 7, 8 thùng - gia đình Smith nên giảm sản lượng sữa. Nếu trại bò sữa Smith suy nghĩ tại điểm cận biên và thực hiện những điều chỉnh nhỏ có lợi đối với sản xuất, tất yếu họ sẽ đi tới mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Đường chi phí cận biên và quyết định cung của doanh nghiệp Để mở rộng phân tích này về quá trình tối đa hóa lợi nhuận, chúng ta hãy xét các đường chi phí trong hình 1. Như chúng ta đã bàn trong chương 13, các đường chi phí đều có ba đặc NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 4
  5. trưng của hầu hết các doanh nghiệp: đường chi phí cận biên (MC) dốc lên, đường tổng chi phí bình quân (ATC) dạng chữ U, đường chi phí cận biên và đường chi phí bình quân cắt nhau tại điểm thấp nhất của đường chi phí bình quân. Hình này còn vẽ một đường nằm ngang tại mức giá thị trường. Đường giá nằm ngang vì doanh nghiệp là người chấp nhận giá. Giá hàng hóa của doanh nghiệp không thay đổi cho dù nó quyết định sản xuất lượng hàng bằng bao nhiêu. Cần nhớ rằng đối với doanh nghiệp cạnh tranh, giá cả của doanh nghiệp vừa bằng doanh thu bình quân (AR), vừa bằng doanh thu cận biên (MR). Chúng ta có thể sử dụng hình 1 để xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Giả sử doanh nghiệp đang sản xuất ở mức sản lượng Q1. Tại mức sản lượng này, doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên. Nghĩa là nếu doanh nghiệp sản xuất và bán thêm một đơn vị sản lượng, doanh thu cận biên (MR1) sẽ vượt quá chi phí cận biên (MC1). Lợi nhuận, tức tổng doanh thu trừ tổng chi phí, sẽ tăng. Vì vậy, nếu doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên như ở mức sản lượng Q1, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng. Chúng ta cũng có thể lập luận tương tự với mức sản lượng Q2. Trong trường hợp này, chi phí cận biên lớn hơn doanh thu cận biên. Nếu doanh nghiệp giảm mức sản xuất 1 đơn vị, chi phí tiết kiệm được (MC2) sẽ vượt quá phần lợi nhuận bị mất đi (MR2). Vì vậy, nếu doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên như ở mức sản lượng Q2, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng. Doanh nghiệp tối đa hóa lợi Chi phí và nhuận bằng cách sản xuất Doanh thu lượng hàng mà tại đó chi phí MC cận biên bằng doanh thu cận biên. MC2 ATC P=MR1 P = AR = MR AVC MC1 0 Q1 QMAX Q2 Lượng Hình 1. Quá trình tối đa hóa l ợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh. Hình này vẽ đường chi phí cận biên (MC), chi phí bình quân (ATC) và chi phí biến đổ i bình quân (AVC). Nó cũng vẽ đ ường giá thị trường (P), đường trùng với đ ường doanh thu cận biên (MR) và doanh thu bình quân (AR). Tại sản lượng Q1, doanh thu cận biên MR1 lớn hơn chi phí cận biên AR1, vì thế quy ết định t ăng sản lượng làm tăng l ợi nhuận. Tại mức sản l ượng Q2, doanh thu cận biên MR2 thấp h ơn chi phí cận biên AR2, vì thế NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 5
  6. quy ết định tăng s ản lượng làm giảm lợi nhu ận. Sản lượng tối đ a hóa lợi nhuận QMAX đượ c xác đ ịnh bởi giao điể m của đường giá n ằm ngang và đường chi phí cận biên. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 6
  7. Giá MC P2 ATC P1 AVC 0 Q1 Q2 Lượng Hình 2. Đường chi phí cận biên với tư cách đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh. Sự gia tăng của giá cả từ P1 lên P2 làm cho mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp tăng từ Q1 lên Q2. Bởi vì đường chi phí cận biên cho chúng ta biết lượng cung của doanh nghiệp tại mọi mức giá, nên nó là đường cung của doanh nghiệp. Những điều chỉnh cận biên đố i vớ i mức sản lượng k ết thúc ở điểm nào? Dù một doanh nghiệp b ắt đầu sản xuất ở mứ c s ản lượng thấp (như mức Q1) hay ở mức s ản l ượng cao (như mức Q2), thì cuối cùng nó cũng điều ch ỉnh cho đ ến khi sản lượng đạt mứ c QMAX. Phân tích này chỉ ra một quy tắc chung để tố i đa hóa l ợi nhuận là: ở m ức sản lượng tố i đa hóa lợi nhuận, doanh thu cận biên đúng b ằng chi phí cận biên. Bây giờ chúng ta có thể th ấy doanh nghiệp cạnh tranh quy ết định mức sản l ượng cung ứng cho thị trường như thế nào. Vì doanh nghiệp cạnh tranh là người chấp nh ận giá, nên doanh thu cận biên của doanh nghiệp b ằng giá th ị trường. Tại bất k ỳ mức giá nào cho trước, s ản lượng tối đ a hóa lợi nhuận củ a doanh nghiệp cạnh tranh cũng đượ c xác định bởi giao điểm của đườ ng giá và đ ường chi phí cận biên. Trong hình 1, mứ c sản lượng đó là QMAX. Hình 2 cho thấy doanh nghiệp cạnh tranh ph ản ứng như thế nào khi giá tăng. Khi mứ c giá b ằng P1, nó sản xuất mức s ản lượng Q1 - tức mức sản lượng có chi phí cận biên bằng giá cả. Khi giá cả tăng lên P2 , nó nhận th ấy rằng với mứ c s ản lượng nh ư cũ, doanh thu cận biên bây giờ cao hơn chi phí cận biên, nên nó quy ết định tăng sản l ượng. Sản lượng tối đ a hóa lợi nhuận mới là Q2 - tứ c mức sản l ượng có chi phí cận biên b ằng mức giá mới cao hơn. Về cơ bản, do đ ường chi phí cận biên của doanh nghi ệp quyết định lượng hàng mà doanh nghiệp sẵn sàng cung tại mọi mức giá, nên nó chính là đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh. Quyết định đóng cửa của doanh nghiệp trong ngắn hạn Như vậy, chúng ta đã phân tích vấn đề doanh nghiệp cạnh tranh sản xuất bao nhiêu. Song trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể quyết định đóng cửa và ngừng sản xuất. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 7
  8. Ở đây chúng ta nên phân biệt giữa sự đóng cửa tạm thời và việc rời bỏ thị trường vĩnh viễn của doanh nghiệp. Khái niệm đóng cửa được dùng để chỉ quyết định ngắn hạn, trong đó doanh nghiệp không sản xuất gì cả trong một thời kỳ nhất định do điều kiện hiện tại của thị trường không thuận lợi. Khái niệm rời bỏ được dùng để chỉ quyết định dài hạn của doanh nghiệp về việc rút ra khỏi thị trường. Quyết định ngắn hạn và dài hạn khác nhau vì hầu hết các doanh nghiệp không thể tránh được chi phí cố định trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn họ lại làm được điều đó. Nghĩa là doanh nghiệp tạm thời đóng cửa vẫn phải chịu chi phí cố định, trong khi doanh nghiệp rời bỏ thị trường có thể tiết kiệm được cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chẳng hạn chúng ta hãy xem xét quyết định sản xuất của một nông dân. Chi phí đất đai là một trong những chi phí cố định mà người nông dân phải chịu. Nếu người nông dân quyết định không trồng cây gì trong một vụ, mảnh đất bị bỏ hoang và anh ta không thể thu hồi được chi phí này. Khi đưa ra quyết định có nên ngừng sản xuất một vụ hay không, chi phí cố định về đất đai được coi là chi phí chìm. Ngược lại, nếu người nông dân quyết định từ bỏ hoàn toàn việc canh tác, anh ta có thể bán mảnh đất đi. Khi đưa ra quyết định dài hạn về việc có nên rời bỏ thị trường hay không, chi phí đất đai không phải là chi phí chìm. (Chúng ta sẽ trở lại vấn đề chi phí chìm trong đoạn sau.) Bây giờ chúng ta hãy xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đóng cửa của doanh nghiệp. Nếu đóng cửa, doanh nghiệp mất tất cả doanh thu từ việc bán hàng hóa, đồng thời tiết kiệm được chi phí biến đổi của quá trình sản xuất (nhưng vẫn phải chịu chi phí cố định). Do đó, doanh nghiệp sẽ đóng cửa nếu doanh thu nhận được từ việc sản xuất nhỏ hơn chi phí biến đổi của sản xuất. Một chút toán học có thể làm cho tiêu chuẩn của việc đóng cửa trở nên hữu ích hơn. Nếu TR đại diện cho tổng doanh thu và VC là chi phí biến đổi, thì quyết định đóng cửa của doanh nghiệp có thể biểu thị như sau: Đóng cửa nếu TR < VC Doanh nghiệp đóng cửa nếu tổng doanh thu nhỏ hơn chi phí biến đổi. Chia cả hai vế cho sản lượng Q, chúng ta có Đóng cửa nếu TR/Q < VC/Q Cần lưu ý rằng chúng ta có thể đơn giản hóa biểu thức này hơn nữa. TR/Q là tổng doanh thu chia cho sản lượng, tức doanh thu bình quân. Như trên đây chúng ta đã nói, doanh thu bình quân đối với mọi doanh nghiệp đều bằng giá hàng hóa của doanh nghiệp P. Tương tự, VC/Q là chi phí biến đổi bình quân AVC. Do đó, tiêu chuẩn để doanh nghiệp quyết định đóng cửa là: Đóng cửa nếu P < AVC Nghĩa là doanh nghiệp quyết định đóng cửa nếu giá hàng hóa thấp hơn chi phí biến đổi bình quân. Tiêu chuẩn này rất trực quan: khi quyết định sản xuất, doanh nghiệp so sánh giá cả mà nó thu được từ một đơn vị hàng hóa với chi phí biến đổi bình quân mà nó phải bỏ ra để sản xuất đơn vị hàng hóa đó. Nếu giá cả không bù được chi phí biến đổi bình quân, thì doanh nghiệp nên đóng cửa. Doanh nghiệp có thể mở cửa trở lại trong tương lai nếu tình hình thay đổi và giá cả cao hơn chi phí biến đổi bình quân. Bây giờ chúng ta đã có bức tranh đầy đủ về chiến lược tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh. Nếu sản xuất, doanh nghiệp canh tranh sản xuất ở mức sản lượng có chi phí cận biên bằng giá hàng hóa. Nhưng nếu giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân của mức sản NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 8
  9. lượng đó, doanh nghiệp nên đóng cửa và ngừng sản xuất. Những kết quả này được minh họa trong hình 3. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh là phần đường chi phí cận biên nằm trên đường chi phí biến đổi bình quân. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp Chi phí MC Nếu P > ATC, sản xuất và có ATC lãi Nếu P > AVC, có thể sản AVC xuất trong ngắn hạn Nếu P < AVC, đóng cửa 0 Lượng Hình 3. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh. Trong ngắn hạn, đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh là phần của đường chi phí cận biên (MC) nằm phía trên đường chi phí biến đổi bình quân (AVC). Nếu mức giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân, doanh nghiệp nên đóng cửa. Bình sữa bị đổ và các chi phí chìm khác Đôi khi trong cuộc sống, người ta khuyên bạn rằng “Đừng có gào lên khi bình sữa bị đổ” hay “Cái gì đã qua thì hãy để nó qua đi”. Những câu ngạn ngữ này nói lên một chân lý sâu xa về quá trình ra quyết định duy lý. Các nhà kinh tế nói một khoản chi phí là chi phí chìm khi nó đã được chi ra mà không thể thu hồi. Theo một nghĩa nào đó, chi phí chìm ngược với chi phí cơ hội: chi phí cơ hội là cái chúng ta phải từ bỏ khi quyết định làm một việc thay vì làm các việc khác, trong khi chi phí chìm không thể tránh được, dù sự lựa chọn của chúng ta là gì. Vì không thể tránh được chi phí chìm, nên chúng ta có thể bỏ qua nó khi đưa ra các quyết định về những phương diện khác nhau trong cuộc sống, bao gồm cả chiến lược kinh doanh. Phân tích của chúng ta về quyết định đóng cửa của doanh nghiệp là một ví dụ về việc không thu hồi được chi phí chìm. Chúng ta giả định rằng doanh nghiệp không thể thu hồi được chi phí cố định bằng cách tạm thời ngừng sản xuất. Do đó, chi phí cố định của doanh nghiệp là chi phí chìm trong ngắn hạn và doanh nghiệp có thể yên tâm bỏ qua những chi phí này khi quyết định sản xuất bao nhiêu. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là phần đường chi phí cận biên nằm trên đường chi phí biến đổi bình quân và quy mô chi phí cố định không ảnh hưởng tới quyết định sản xuất. Việc không cần tính đến chi phí chìm lý giải cách thức ra quyết định của các doanh nghiệp trên thực tế. Ví dụ vào đầu những năm 1990, hầu hết các hãng hàng không lớn đều thông báo là bị thua lỗ nặng nề. Trong một năm, American Airline, Delta và USAir, mỗi hãng lỗ hơn 400 triệu đô la. Nhưng cho dù bị thua lỗ, các hãng hàng không này vẫn tiếp tục bán vé và chở khách. Nhìn qua, quyết định này dường như rất đáng ngạc nhiên: nếu các hãng hàng không đang thua lỗ, thì tại sao ông chủ của chúng không quyết định đóng cửa? NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 9
  10. Để hiểu được hành vi này, chúng ta phải thừa nhận rằng nhiều chi phí của ngành hàng không trong ngắn hạn là chi phí chìm. Chi phí cơ hội của một chuyến bay chỉ bao gồm chi phí biến đổi của nhiên liệu, tiền lương của phi công và đoàn tiếp viên trên chuyến bay. Chỉ cần tổng doanh thu của chuyến bay vượt quá những chi phí biến đổi này, các hãng hàng không còn nên tiếp tục hoạt động. Và trên thực tế, họ đã làm như vậy. Việc không thu hồi được chi phí chìm cũng quan trọng đối với các quyết định cá nhân. Chẳng hạn, bạn đánh giá ích lợi của việc xem một bộ phim mới trình chiếu là 10 đô la. Bạn mua vé hết 7 đô la, nhưng trước khi vào rạp, bạn để mất vé. Bạn có nên mua vé khác không? Hay bạn ra về và từ chối trả thêm 7 đô la để xem bộ phim đó? Câu trả lời là bạn nên mua vé khác - ích lợi của việc xem phim (10 đô la) vẫn vượt quá chi phí cơ hội (7 đô la cho chiếc vé thứ hai). 7 đô la bạn trả cho chiếc vé bị mất là chi phí chìm. Giống như khi bình sữa đã đổ rồi, thì việc gào lên phỏng có ích gì. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: NHỮNG NHÀ HÀNG Ế ẨM VÀ SÂN GÔN MINI LÚC TRÁI MÙA Bạn đã bao giờ bước vào một nhà hàng để ăn trưa và nhận thấy nó hầu như không có người ăn chưa? Có lẽ bạn đã có lần tự hỏi tại sao cửa hàng này vẫn tiếp tục mở cửa? Dường như doanh thu có được từ vài ba người khách không thể bù đắp chi phí hoạt động của cửa hàng. Khi đưa ra quyết định có mở cửa phục vụ bữa trưa không, người chủ cửa hàng phải tính đến sự khác nhau giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Nhiều chi phí của cửa hàng - như tiền thuê nhà, dụng cụ nấu nướng, bàn ghế, bát đĩa, đồ bạc, v.v... - là chi phí cố định. Việc đóng cửa cửa hàng vào buổi trưa không làm giảm các khoản chi phí này. Nói cách khác, chúng là những chi phí chìm trong ngắn hạn. Khi người chủ cân nhắc xem có nên phục vụ bữa trưa hay không, thì chỉ có chi phí biến đổi - giá của thức ăn và tiền lương của đội ngũ phục vụ - là đáng quan tâm. Người chủ chỉ đóng cửa hàng vào giờ ăn trưa khi doanh thu từ vài người khách ăn trưa không bù đắp chi phí biến đổi của cửa hàng. Người điều hành sân gôn mini trong khu du lịch mùa hè cũng đối mặt với quyết định tương tự. Vì doanh thu thực sự biến đổi theo mùa, nên doanh nghiệp phải quyết định thời gian nào mở cửa và thời gian nào đóng cửa. Một lần nữa, các chi phí cố định - chi phí mua đất và xây sân - không thể thu hồi được. Sân gôn mini chỉ nên mở cửa kinh doanh ở những khoảng thời gian trong năm mà doanh thu của nó vượt quá chi phí biến đổi. Quyết định dài hạn của doanh nghiệp về gia nhập hoặc rời bỏ thị trường Quyết định rời bỏ thị trường trong dài hạn của doanh nghiệp cũng giống như quyết định đóng cửa. Nếu rời bỏ thị trường, doanh nghiệp cũng mất toàn bộ doanh thu từ việc bán sản phẩm của mình, nhưng giờ đây nó có thể tiết kiệm được cả chi phí cố định và chi phí biến đổi của sản xuất. Do đó, doanh nghiệp sẽ rời bỏ thị trường nếu doanh thu nhận được từ việc sản xuất nhỏ hơn tổng chi phí của nó. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 10
  11. Chi phí MC Đường cung dài hạn của doanh nghiệp ATC Doanh nghiệp rời bỏ thị trường nếu P < ATC 0 Lượng Hình 4. Đường cung dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh. Trong dài hạn, đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh là phần của đường chi phí cận biên (MC) nằm trên đường tổng chi phí bình quân (ATC). Nếu giá hàng hóa thấp hơn ATC, doanh nghiệp nên rời bỏ thị trường. Chúng ta cũng có thể làm cho tiêu chuẩn này trở nên hữu ích hơn bằng cách trình bày nó dưới dạng toán học. Nếu TR là tổng doanh thu và TC là tổng chi phí, khi đó quyết định của doanh nghiệp có thể viết như sau: Rời bỏ thị trường nếu TR < TC Doanh nghiệp rời bỏ thị trường nếu tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí. Chia cả hai vế cho sản lượng Q, chúng ta được: Rời bỏ thị trường nếu TR/Q < TC/Q Chúng ta có thể đơn giản hóa hơn nữa nếu lưu ý rằng TR/Q là doanh thu bình quân và bằng giá cả P, còn TC/Q là chi phí bình quân ATC. Vì vậy, quyết định rời bỏ thị trường của doanh nghiệp có thể viết dưới dạng: Rời bỏ thị trường nếu P < ATC Như vậy, doanh nghiệp sẽ quyết định rời khỏi thị trường nếu giá hàng hóa thấp hơn chi phí sản xuất bình quân. Cách phân tích tương tự cũng đúng với những người đang cân nhắc về việc có nên khởi nghiệp kinh doanh không. Họ sẽ gia nhập thị trường nếu hành vi đó có khả năng sinh lời, mà điều đó chỉ xảy ra nếu giá hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất bình quân. Vì vậy, quyết định gia nhập thị trường có thể viết dưới dạng Gia nhập nếu P > ATC Quyết định gia nhập thực chất là ngược với quyết định rời bỏ thị trường. Bây giờ chúng ta đã sẵn sàng để mô tả chiến lược tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường, nó sẽ sản xuất mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng giá cả. Nhưng nếu giá thấp hơn chi phí bình quân ở mức sản lượng đó, doanh nghiệp sẽ quyết định rời bỏ (hoặc không gia nhập) thị trường. Các kết quả này được minh họa trong hình 4. Đường cung dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh là phần đường chi phí cận biên nằm trên đường tổng chi phí bình quân. Cách tính lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh bằng đồ thị NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 11
  12. Khi phân tích sự rời bỏ hay gia nhập thị trường, sẽ là rất hữu ích cho chúng ta nếu có thể phân tích chi tiết hơn lợi nhuận của doanh nghiệp. Nên nhớ rằng lợi nhuận bằng tổng doanh thu (TR) trừ tổng chi phí (TC): Lợi nhuận = TR - TC Chúng ta có thể viết lại định nghĩa này bằng cách nhân và chia vế phải cho Q: Lợi nhuận = (TR/Q - TC/Q) x Q Cách biểu diễn lợi nhuận này cho phép chúng ta tính được lợi nhuận trên đồ thị. (a) Doanh nghiệp có lãi Giá MC ATC Lợi nhuận P P=AR=MR ATC Q 0 Lượng Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận (b) Doanh nghiệp thua lỗ Giá MC ATC ATC P=AR=MR P Lỗ 0 Lượng Q Sản lượng tối thiểu hóa thua lỗ Hình 5. Lợi nhuận là diện tích nằm giữa giá cả và chi phí bình quân. Phần tô đậm nằm giữa giá cả và chi phí bình quân là lợi nhuận của doanh nghiệp. Chiều cao của hình chữ nhật là giá cả trừ chi phí bình quân (P-ATC) và đáy của nó là sản lượng (Q). Trong phần (a), vì P > ATC, nên doanh nghiệp có lợi nhuận. Trong phần (b), do P < ATC, nên doanh nghiệp bị thua lỗ. Phần (a) của hình 5 biểu thị một doanh nghiệp thu được mức lợi nhuận dương. Như chúng ta đã nói, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó giá cả bằng chi phí cận biên. Bây giờ hãy nhìn vào phần hình chữ nhật tô đậm. Chiều cao của hình chữ nhật bằng (P - ATC), tức phần chênh lệch giữa giá cả và chi phí bình quân. Đáy của hình chữ nhật là Q, tức mức sản lượng sản xuất. Vì vậy, diện tích của hình chữ nhật (P - ATC)Q chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, phần (b) trong hình 5 biểu thị doanh nghiệp thua lỗ (lợi nhuận âm). Trong trường hợp này, việc tối đa hóa lợi nhuận hàm ý phải tối thiểu hóa thua lỗ và điều NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 12
  13. này có thể đạt được bằng cách sản xuất ở mức sản lượng có giá cả bằng chi phí cận biên. Bây giờ chúng ta hãy xem xét hình chữ nhật ở phần (b). Chiều cao của hình chữ nhật là ATC - P và đáy là Q. Diện tích của nó (ATC - P)Q là mức thua lỗ của doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp trong tình huống này không đạt doanh thu đủ để bù chi phí bình quân, nên nó quyết định rời bỏ thị trường. Kiểm tra nhanh: Giá cả mà một doanh nghiệp cạnh tranh tối đa hóa lợi nhuận phải đối mặt được so sánh với chi phí cận biên của doanh nghiệp như thế nào? Hãy giải thích. Khi nào doanh nghiệp cạnh tranh tối đa hóa lợi nhuận quyết định đóng cửa? ĐƯỜNG CUNG TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH Giờ đây, sau khi đã nghiên cứu quyết định cung của một doanh nghiệp cá biệt, chúng ta có thể bàn về đường cung của thị trường. Có hai trường hợp cần xem xét. Thứ nhất, chúng ta nghiên cứu thị trường có số doanh nghiệp cố định. Thứ hai, chúng ta nghiên cứu thị trường mà số doanh nghiệp có thể thay đổi do các doanh nghiệp cũ rời bỏ thị trường và các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Cả hai trường hợp đều quan trọng, vì mỗi trường hợp được áp dụng cho một khoảng thời gian khác nhau. Trong ngắn hạn, việc các doanh nghiệp gia nhập hay rời bỏ thị trường thường rất khó xảy ra và vì vậy việc giả định số doanh nghiệp cố định tỏ ra thích hợp. Nhưng trong dài hạn, số doanh nghiệp có thể điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi của tình hình thị trường. Ngắn hạn: Mức cung thị trường khi số doanh nghiệp cố định Trước tiên, chúng ta hãy xem xét một thị trường có 1000 doanh nghiệp giống hệt nhau. Tại bất kỳ mức giá nào cho trước, mỗi doanh nghiệp cũng cung một mức sản lượng sao cho chi phí cận biên bằng giá cả như được chỉ ra trong phần (a) của hình 6. Nghĩa là khi giá cả còn cao hơn chi phí biến đổi bình quân, thì đường chi phí cận biên của mỗi doanh nghiệp vẫn là đường cung của nó. Số lượng sản phẩm cung ra thị trường sẽ bằng tổng sản lượng của 1000 doanh nghiệp cá biệt. Vì vậy để rút ra đường cung thị trường, chúng ta cộng sản lượng của tất cả các doanh nghiệp trong thị trường lại với nhau. Như phần (b) trong hình 6 cho thấy, do các doanh nghiệp giống hệt nhau, nên lượng cung ra thị trường bằng 1000 lần sản lượng của mỗi doanh nghiệp. (a) Cung của một doanh nghiệp Giá MC $2.00 1.00 Lượng của 0 100 200 doanh nghiệp NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 13
  14. (b)Cung thị trường Giá Cung $2.00 1.00 Lượng của thị trường 0 100.000 200.000 Hình 6. Cung của thị trường với số doanh nghiệp cố định. Khi số lượng doanh nghiệp trên thị trường cố định, đường cung của thị trường trong phần (b) phản ánh đường chi phí biên của các doanh nghiệp cá biệt trong phần (a). Trong trường hợp có 1000 doanh nghiệp, mức cung của thị trường bằng 1000 lần mức cung của mỗi doanh nghiệp. Dài hạn: Mức cung thị trường khi có sự gia nhập và rời bỏ thị trường Bây giờ chúng ta hãy xem điều gì xảy ra nếu các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập và rời bỏ thị trường. Chúng ta hãy giả định rằng mọi người đều sử dụng công nghệ sản xuất như nhau và có khả năng tiếp cận thị trường cung cấp đầu vào cho sản xuất như nhau. Với giả định này, mọi doanh nghiệp hiện có và doanh nghiệp có khả năng gia nhập thị trường đều có các đường chi phí giống nhau. Quyết đinh rời bỏ hay gia nhập thị trường thuộc loại này phụ thuộc vào những kích thích mà người chủ doanh nghiệp hiện có và các doanh nhân có thể khởi nghiệp phải đối mặt. Nếu doanh nghiệp hiện có trong thị trường kiếm được lợi nhuận, các doanh nghiệp mới sẽ có động cơ gia nhập thị trường. Sự gia nhập này làm tăng số lượng doanh nghiệp trên thị trường, làm tăng lượng hàng cung ứng, làm giảm giá cả và lợi nhuận. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp trên thị trường bị thua lỗ, một số doanh nghiệp hiện có sẽ rời bỏ thị trường. Sự rời bỏ của họ làm giảm số lượng doanh nghiệp và mức cung, do đó giá cả và lợi nhuận tăng. Khi quá trình gia nhập và rời bỏ này kết thúc, các doanh nghiệp còn lại trên thị trường phải có lợi nhuận kinh tế bằng 0. Hãy nhớ lại rằng chúng ta có thể biểu diễn lợi nhuận của doanh nghiệp dưới dạng: Lợi nhuận = (P - ATC) x Q Phương trình này chỉ ra rằng doanh nghiệp đang hoạt động có lợi nhuận bằng 0 khi và chỉ khi giá hàng hóa bằng tổng chi phí bình quân để sản xuất ra hàng hóa đó. Nếu giá hàng cao hơn tổng chi phí bình quân, lợi nhuận sẽ dương và điều này khuyến khích các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Nếu giá hàng thấp hơn chi phí bình quân, lợi nhuận sẽ âm và đây là nguyên nhân buộc một số doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường. Quá trình gia nhập và rời bỏ thị trường chỉ kết thúc khi giá cả và chi phí bình quân bằng nhau. Phân tích này dẫn tới một kết luận đáng ngạc nhiên. Trong phần trên của chương này, chúng ta đã thấy rằng các doanh nghiệp cạnh tranh sản xuất mức sản lượng sao cho giá cả bằng chi NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 14
  15. phí cận biên. Giờ đây chúng ta lại thấy rằng sự tự do gia nhập và rời bỏ thị trường làm cho giá cả bằng chi phí bình quân. Nhưng nếu giá cả bằng chi phí cận biên và chi phí bình quân, thì hai thước đo chi phí này phải bằng nhau. Tuy nhiên, chi phí cận biên và chi phí bình quân chỉ bằng nhau khi doanh nghiệp sản xuất với chi phí bình quân thấp nhất. Do đó, trạng thái cân bằng dài hạn của thị trường cạnh tranh có sự tự do gia nhập và rời bỏ thị trường phải bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động ở quy mô hiệu quả. Phần (a) trong hình 7 biểu thị doanh nghiệp trong trạng thái cân bằng dài hạn như vậy. Trong hình này, giá P bằng chi phí cận biên MC và vì vậy nó đang tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng vì mức giá này cũng bằng chi phí bình quân ATC, nên lợi nhuận phải bằng 0. Các doanh nghiệp mới không có động cơ gia nhập thị trường và các doanh nghiệp đang hoạt động không có động cơ rời bỏ thị trường. (a) Điều kiện lợi nhuận của (b) Đường cung của thị trường doanh nghiệp bằng 0 Giá Giá MC ATC P= Cung ATCmin 0 0 Lượng Lượng Hình 7. Cung thị trường với sự gia nhập và rời bỏ thị trường. Các doanh nghiệp sẽ gia nhập hoặc rời bỏ thị trường chừng nào lợi nhuận còn khác 0. Do đó trong dài hạn, giá cả bằng chi phí bình quân tối thiểu như được biểu thị trong phần (a). Số lượng doanh nghiệp điều chỉnh để bảo đảm rằng mọi cầu đều được thỏa mãn tại mức giá đó. Đường cung dài hạn của thị trường là đường nằm ngang đi qua mức giá như trong phần (b). Từ phân tích về hành vi của doanh nghiệp, chúng ta có thể xác định đường cung dài hạn cho thị trường. Trong thị trường có sự tự do gia nhập và rời bỏ, chỉ có một mức giá tương ứng với lợi nhuận bằng 0 - đó là mức chi phí bình quân tối thiểu. Như vậy, đường cung thị trường dài hạn phải là đường nằm ngang ở mức giá này như trong phần (b) của hình 7. Bất kỳ mức giá nào cao hơn giá đó đều tạo ra lợi nhuận, dẫn tới sự gia nhập thị trường và làm tăng tổng lượng cung. Bất kỳ mức giá nào thấp hơn giá đó đều gây ra thua lỗ, dẫn tới sự rời bỏ thị trường và giảm lượng cung. Số lượng doanh nghiệp trên thị trường điều chỉnh sao cho giá cả bằng chi phí bình quân tối thiểu và có đủ số lượng doanh nghiệp cần thiết để thỏa mãn toàn bộ cầu tại mức giá này. Tại sao các doanh nghiệp cạnh tranh tiếp tục kinh doanh nếu họ có lợi nhuận bằng 0? Mới nghe qua, việc doanh nghiệp cạnh tranh có lợi nhuận bằng 0 trong dài hạn dường như là điều lạ lùng. Dù sao thì người ta kinh doanh cũng là để kiếm được lợi nhuận. Nếu rốt NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 15
  16. cuộc việc gia nhập thị trường làm lợi nhuận tiến tới 0, thì hầu như chẳng có lý do gì để họ tiếp tục kinh doanh. Để hiểu được điều kiện lợi nhuận bằng 0 đầy đủ hơn, chúng ta hãy nhớ lại rằng lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí, còn tổng chi phí bao gồm cả chi phí cơ hội về thời gian và tiền bạc mà người chủ doanh nghiệp dành cho việc kinh doanh. Tại điểm cân bằng lợi nhuận bằng 0, doanh thu của doanh nghiệp phải bù đắp được chi phí ẩn về thời gian và tiền bạc mà người chủ doanh nghiệp tiêu tốn để duy trì công việc kinh doanh. Chúng ta hãy xem xét một ví dụ. Giả sử một người nông dân phải đầu tư 1 triệu đô la để mở một trang trại và số tiền này anh ta có thể gửi tại ngân hàng để thu được tiền lãi 50000 đô la một năm. Ngoài ra, anh ta phải từ bỏ một việc làm mà lẽ ra anh ta thu được 30.000 đô la một năm dưới dạng tiền lương. Khi đó chi phí cơ hội của người nông dân trong việc mở trang trại bao gồm cả tiền lãi suất anh ta có thể nhận được và tiền lương bỏ qua - tổng cộng là 80.000 đô la. Cho dù lợi nhuận của anh ta tiến tới 0, nhưng doanh thu từ trang trại vẫn phải bù đắp cho anh ta những chi phí cơ hội này. Các bạn cần nhớ rằng các kế toán viên và các nhà kinh tế tính toán chi phí khác nhau. Như chúng ta đã bàn đến trong chương 3, kế toán viên thường tính chi phí hiện và bỏ qua chi phí ẩn. Nghĩa là họ chỉ hạch toán chi phí với tư cách dòng tiền mà doanh nghiệp cho ra mà không tính tới chi phí cơ hội của sản xuất mà không có dòng tiền chảy ra. Do đó tại trạng thái cân bằng lợi nhuận bằng 0, lợi nhuận kinh tế bằng 0, nhưng lợi nhuận kế toán vẫn dương. Chẳng hạn kế toán viên của bác nông dân trong ví dụ của chúng ra sẽ kết luận rằng bác nông dân thu được khoản lợi nhuận kế toán là 80000 đô la, đủ để người nông dân tiếp tục kinh doanh. Sự dịch chuyển của đường cầu trong ngắn hạn và dài hạn Vì các doanh nghiệp có thể gia nhập và rời bỏ thị trường trong dài hạn chứ không phải trong ngắn hạn, nên phản ứng của thị trường đối với sự thay đổi của cầu phụ thuộc vào khoảng thời gian nghiên cứu. Để thấy điều này, chúng ta hãy theo dõi những tác động do sự dịch chuyển của đường cầu gây ra. Phân tích này sẽ chỉ ra cách thức phản ứng của thị trường theo thời gian, cũng như việc sự gia nhập và rời bỏ đưa thị trường đến điểm cân bằng dài hạn như thế nào. Giả sử thị trường sữa bắt đầu tại điểm cân bằng dài hạn. Các doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận, do đó giá cả bằng chi phí bình quân tối thiểu. Phần (a) của hình 8 biểu thị tình huống này. Điểm cân bằng dài hạn là A, lượng sữa bán ra trên thị trường bằng Q1, và giá bằng P1. Bây giờ giả sử các nhà khoa học phát hiện ra sữa có ích lợi thần diệu đối với sức khoẻ. Kết quả là đường cầu về sữa dịch chuyển ra phía ngoài, từ D1 đến D2 như trong phần (b). Điểm cân bằng ngắn hạn chuyển từ điểm A đến điểm B; do đó sản lượng tăng từ Q1 lên Q2 và giá tăng từ P1 lên P2. Tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động đều phản ứng trước mức giá cao hơn bằng cách tăng sản lượng. Vì đường cung của mỗi doanh nghiệp phản ánh đường chi phí cận biên, nên việc mỗi doanh nghiệp tăng sản lượng bao nhiêu được quyết định bởi đường chi phí cận biên. Tại trạng thái cân bằng ngắn hạn mới, giá sữa vượt quá chi phí bình quân, nên các doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận dương. Theo thời gian, lợi nhuận thu được trên thị trường này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp mới gia nhập. Ví dụ, một số người nông dân chuyển sang sản xuất sữa thay vì các loại nông sản NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 16
  17. khác. Vì số lượng doanh nghiệp tăng, nên đường cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải từ S1 xuống S2 như trong phần (c) và điều này làm cho giá sữa giảm. Cuối cùng, giá sữa dần trở về mức chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bằng 0 và các doanh nghiệp ngừng gia nhập thị trường. Tình hình này làm cho thị trường đạt điểm cân bằng dài hạn mới tại điểm C. Giá sữa trở lại mức P1, nhưng sản lượng tăng lên đến Q3. Mỗi doanh nghiệp trở lại sản xuất ở quy mô hiệu quả, nhưng vì có nhiều doanh nghiệp trong ngành sữa hơn, nên lượng sữa được sản xuất và bán ra nhiều hơn. Tại sao đường cung dài hạn có thể dốc lên Đến đây chúng ta đã thấy sự gia nhập và rời bỏ thị trường có thể làm cho đường cung thị trường dài hạn nằm ngang. Điểm cốt lõi trong phân tích của chúng ta là có số lượng lớn các doanh nghiệp gia nhập tiềm tàng, tất cả đều phải chịu chi phí như nhau. Như vậy, đường cung thị trường dài hạn là đường nằm ngang tại mức chi phí bình quân thấp nhất. Khi cầu về hàng hóa tăng, kết quả đạt được trong dài hạn là sự tăng lên của số lượng doanh nghiệp và tổng lượng hàng hóa được cung, trong khi giá không thay đổi. (a) Điều kiện ban đầu Thị trường Doanh nghiệp Giá Giá ATC MC S1 A Cung dài P1 P P1 hạn D1 0 0 Lượng (DN) Lượng (TT) Q1 (b) Phản ứng ngắn hạn Thị trường Giá Doanh nghiệp Giá S1 MC Lợi nhuận ATC B P2 Cung P2 A dài hạn P1 P1 D2 D1 0 0 Lượng (DN) Q1 Lượng (TT) Q2 (c) Phản ứng dài hạn Thị trường Doanh nghiệp Giá Giá S1 S2 MC ATC B P2 A C Cung P1 P1 dài hạn D2 D1 NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6L– Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh Q3 17 Q1 Q2 0 0 ượng (DN)
  18. Lượng(TT) Hình 8. Sự tăng cầu trong ngắn hạn và dài hạn. Thị trường bắt đầu tại một điểm cân bằng nào đó, chẳng hạn điểm A trong phần (a). Tại điểm cân bằng này, các doanh nghiệp đều có lợi nhuận bằng 0 và giá cả bằng chi phí bình quân tối thiểu (ATCmin). Phần (b) cho thấy điều gì xảy ra trong ngắn hạn khi cầu tăng từ D1 lên D2. Điểm cân bằng chuyển từ A sang B, giá cả tăng từ P1 lên P2 và lượng hàng bán ra tăng từ Q1 lên Q2. Vì giá cả bây giờ vượt quá ATCmin, nên các doanh nghiệp thu được lợi nhuận và điều này kích thích sự gia nhập của các doanh nghiệp khác. Yếu tố đó làm dịch chuyển đường cung ngắn hạn sang phải, từ S1 đến S2 như trong phần (c). Tại điểm cân bằng dài hạn mới là C, giá cả trở lại mức P1, nhưng sản lượng tăng lên tới Q3. Lợi nhuận trở lại mức bằng 0 và giá cả bằng ATCmin, nhưng thị trường có nhiều doanh nghiệp hơn để thỏa mãn mức cầu cao hơn. Có hai lý do làm cho đường cung thị trường có thể dốc lên trong dài hạn. Thứ nhất, một số nguồn lực được sử dụng trong sản xuất có thể chỉ có một lượng hạn chế. Ví dụ, xét thị trường nông sản. Mặc dù ai cũng có thể mua đất và canh tác, tuy nhiên đất đai chỉ có hạn. Khi có nhiều người muốn canh tác hơn, thì giá đất canh tác sẽ tăng, điều này sẽ làm tăng chi phí trong ngành trồng trọt. Như vậy, sự gia tăng cầu về nông snar không thể tạo ra sự gia tăng của lượng cung mà không làm tăng chi phí, điều này có nghĩa giá nông sản phải tăng. Kết quả là đường cung thị trường trong dài hạn dốc lên ngay cả khi có sự gia nhập thị trường tự do. Lý do thứ hai để đường cung dốc lên là các doanh nghiệp phải chịu mức chi phí khác nhau. Ví dụ, chúng ta hãy xem xét thị trường dịch vụ quét sơn. Bất cứ ai cũng có thể gia nhập thị trường dịch vụ quét sơn, nhưng không phải mọi người đều có chi phí như nhau. Chi phí khác nhau một phần vì một số người làm việc nhanh hơn người khác và một phần vì một số người có cách sử dụng thời gian của mình tốt hơn người khác. Tại mỗi mức giá cho trước, những người có chi phí thấp có nhiều khả năng gia nhập thị trường hơn những người có chi phí cao. Để tăng lượng cung về dịch vụ quét sơn, những người gia nhập bổ sung này phải được khuyến khích để gia nhập thị trường. Do họ có chi phí cao hơn, nên giá phải tăng để việc gia nhập thị trường đem lại lợi nhuận cho họ. Vì vậy, đường cung thị trường của dịch vụ quét sơn dốc lên ngay cả khi có sự tự do gia nhập thị trường. Hãy chú ý rằng nếu các doanh nghiệp có chi phí khác nhau, một số doanh nghiệp còn thu được lợi nhuận ngay cả trong dài hạn. Trong trường hợp này, giá cả thị trường phản ánh chi phí bình quân của doanh nghiệp cận biên - tức doanh nghiệp sẽ rời bỏ thị trường nếu giá cả thấp hơn. Doanh nghiệp này đạt lợi nhuận bằng 0, nhưng các doanh nghiệp có chi phí thấp hơn thu được lợi nhuận dương. Sự gia nhập thị trường không loại bỏ được các khoản lợi nhuận này, vì những người gia nhập tiềm tàng có chi phí cao hơn các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các doanh nghiệp có chi phí cao hơn chỉ gia nhập thị trường nếu giá tăng và thị trường đem lại lợi nhuận cho họ. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 18
  19. Vì hai lý do trên, đường cung thị trường dài hạn có xu hướng dốc lên, chứ không phải nằm ngang. Điều này hàm ý mức giá cao hơn là cần thiết để làm tăng lượng cung. Tuy nhiên, bài học cơ bản về sự gia nhập và rời bỏ thị trường vẫn luôn luôn đúng. Do các doanh nghiệp gia nhập và rời bỏ thị trường trong dài hạn dễ dàng hơn trong ngắn hạn, đường cung dài hạn thường co giãn hơn đường cung ngắn hạn. Kiểm tra nhanh: Trong dài hạn với sự tự do gia nhập và rời bỏ thị trường, giá thị trường bằng chi phí cận biên, chi phí bình quân, bằng cả hai hay không bằng khoản chi phí nào? Hãy giải thích bằng đồ thị. KẾT LUẬN: PHÍA SAU ĐƯỜNG CUNG Chúng ta đã bàn về hành vi của các doanh nghiệp cạnh tranh tìm cách tối đa hóa lợi nhuận. Chắc bạn còn nhớ rằng một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học trong chương 1 là: con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên. Chương này đã ứng dụng ý tưởng đó để lý giải hành vi của các doanh nghiệp cạnh tranh. Phương pháp phân tích cận biên đem lại cho chúng ta lý thuyết về đường cung trong thị trường cạnh tranh và nhờ đó chúng ta hiểu sâu sắc hơn các kết cục thị trường. Chúng ta đã biết rằng khi mua hàng hóa của một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh, chúng ta có thể tin chắc rằng giá mà chúng ta phải trả gần với chi phí sản xuất ra hàng hóa đó. Đặc biệt, nếu các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau và tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, giá hàng hóa sẽ bằng chi phí cận biên để sản xuất ra hàng hóa đó. Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập và rời bỏ thị trường, giá cũng bằng tổng chi phí sản xuất bình quân thấp đến mức cho phép. Mặc dù trong suốt chương này chúng ta giả định rằng các doanh nghiệp là người chấp nhận giá, nhưng nhiều công cụ được phát triển ở đây cũng hữu ích đối với việc nghiên cứu hành vi của doanh nghiệp trong những thị trường có mức độ cạnh tranh thấp hơn. Trong ba chương tiếp theo, chúng ta sẽ nghiên cứu hành vi của các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường. Phương pháp phân tích cận biên vẫn có ích trong việc phân tích các doanh nghiệp này, nhưng nó dẫn tới những kết luận hoàn toàn khác. TÓM TẮT Do doanh nghiệp cạnh tranh là người chấp nhận giá, nên doanh thu của nó tỷ lệ thuận ○ với sản lượng mà nó sản xuất ra. Giá hàng hóa bằng doanh thu bình quân của doanh nghiệp và doanh thu cận biên của nó. ○ Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. Do doanh thu cận biên của doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá bán trên thị trường, nên nó chọn mức sản lượng mà tại đó giá cả bằng chi phí cận biên. Vì vậy, đường chi phí cận biên của doanh nghiệp chính là đường cung. ○ Trong ngắn hạn, khi doanh nghiệp không thể thu hồi chi phí cố định, nó sẽ quyết định đóng cửa tạm thời nếu giá hàng hóa thấp hơn chi phí biến đổi bình quân. Vì doanh nghiệp có thể thu hồi cả chi phí cố định và chi phí biến đổi trong dài hạn, nên nó sẽ chọn cách rời bỏ thị trường nếu giá bán thấp hơn chi phí bình quân. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 19
  20. Trên thị trường có sự tự do gia nhập và rời bỏ, lợi nhuận tiến dần đến 0 trong dài hạn. ○ Tại trạng thái cân bằng dài hạn này, tất cả các doanh nghiệp đều sản xuất ở quy mô hiệu quả, giá cả bằng chi phí bình quân tối thiểu và số lượng doanh nghiệp điều chỉnh để thỏa mãn lượng cầu tại mức giá này. ○ Những thay đổi trong cầu gây ra ảnh hưởng khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau. Trong ngắn hạn, sự gia tăng cầu làm tăng giá cả và đem lại lợi nhuận, còn sự giảm sút của cầu làm cho giá cả giảm, dẫn đến tình trạng thua lỗ. Nhưng nếu các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập và rời bỏ thị trường thì trong dài hạn, số lượng doanh nghiệp tự điều chỉnh để đưa thị trường tới điểm cân bằng có lợi nhuận bằng 0. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2