intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

Chia sẻ: Hoang Dat | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

976
lượt xem
190
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TSCĐ phải đồng thời thỏa mãn 4 tiêu chuẩn cơ bản sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. - Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường phải từ 1 năm trở lên. - Phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy định (hiện nay là trên 10 tr đồng) Những tư liệu lao động không đạt một trong các tiêu chuẩn trên gọi là công cụ lao động, được mua sắm bằng vốn lưu động. Trong thực tế, việc xem xét tài sản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

  1. Ch ương  6  QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 6.1. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 6.1.1. Tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp TSCĐ phải đồng thời thỏa mãn 4 tiêu chuẩn cơ bản sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. - Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường phải từ 1 năm trở lên. - Phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy định (hiện nay là trên 10 tr đồng) Những tư liệu lao động không đạt một trong các tiêu chuẩn trên gọi là công cụ lao động, được mua sắm bằng vốn lưu động. Trong thực tế, việc xem xét tài sản nào là TSCĐ phức tạp và khó khăn hơn. Tóm lại: TSCĐ trong các doanh nghiệp là các tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. 6.1.2. Phân loại TSCĐ của doanh nghiệp 6.1.2.1. Theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư - TSCĐ hữu hình - TSCĐ vô hình - TSCĐ thuê tài chính 6.1.2.2. Theo mục đích sử dụng - Mục đích kinh doanh. - Mục đích phúc lợi,sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. - TSCĐ bảo quản, giữ hộ cho nhà nước. 6.1.2.3. Theo công dụng kinh tế - Nhà cửa, vật kiến trúc. - Máy móc thiết bị. - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn. - Thiết bị, dụng cụ quản lý. - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm. - TSCĐ khác 6.1.2.4. Theo tình hình sử dụng - TSCĐ đang sử dụng. - TSCĐ chưa cần dùng. - TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý. 6.1.3. Vốn cố định và các đặc điểm luân chuyển của vốn cố định 6.1.3.1. Khái niệm vốn cố định Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước vể TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. 6.1.3.2. Đặc điểm vốn cố định Ch ương   QTT C 6­  1 ThS.  ăng     ưn g T Trí H
  2. - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm. - Luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất . - Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành vòng luân chuyển. 6.2. KHẤU HAO TSCĐ 6.2.1. Hao mòn TSCĐ 6.2.1.1. Hao mòn hữu hình Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự hao mòn vật chất , giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. 6.2.1.2. Hao mòn vô hình Hao mòn vô hình là sự hao mòn về giá trị trao đổi của TSCĐ do tiến bộ của khoa học kỹ thuật. - Hao mòn vô hình loại 1: TSCĐ bị giảm về giá trị trao đổi do đã có TSCĐ chưa củ nhưng mua lại với giá rẻ hơn. Gd – Gh V1 = ------------ x 100 Gd V1: tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1 Gd : giá mua ban đầu của TSCĐ Gh: giá mua hiện tại của TSCĐ - Hao mòn vô hình loại 2: TSCĐ bị giảm về giá trị trao đổi do có TSCĐ mới mua với giá cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thụật. Gk V2 = ------------ x 100 Gd V2: tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2 Gk : giá trị của TSCĐ cũ không chuyển dịch được vào giá trị sản phẩm Gh: giá mua hiện tại của TSCĐ - Hao mòn vô hình loại 3: TSCĐ bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm, do đó TSCĐ để sản xuất sản phẩm đó cũng mất tác dụng. Hay trong trường hợp máy móc thiết bị, quy trình công nghệ còn nằm trên các dự án thiết kế, các bản dự thảo đã trở nên lạc hậu. 6.2.2. Khấu hao (KH) TSCĐ và phương pháp tính KH 6.2.2.1. Khái niệm KH TSCĐ là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất với phương pháp tính toán thích hợp. Nó được biểu hiện bằng tiền KH TSCĐ. Mục đích của KH TSCĐ là nhằm tích lũy vốn để tái sản xuất giản đơn hay tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Nguyên tắc: việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. 6.2.2.2. Các phương pháp ► KH theo đường thẳng Ch ương   QTT C 6­  2 ThS.  ăng     ưn g T Trí H
  3. - Xác định Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ - Xác định mức trích KH TB hàng năm = ----------------------------- Thời gian sử dụng TSCĐ Mức trích KH TB hàng năm - Xác định mức KH TB hằng tháng = ----------------------------------- 12 VD1: Cty XYZ mua 1 TSCĐ (mới 100%) với giá trên hóa đơn bằng 110 tr đồng. Cty được chiết khấu 5 tr đồng, chi phí vận chuyển là 3 tr đồng, chi phí lắp đặt chạy thử là 2 tr đồng.Thời gian sử dụng của tài sản theo QĐ của nhà nước là 10 năm. Tuổi thọ kỹ thuật của máy là 12 năm. Hãy tính số tiền trích KH hang năm? VD2: Với số liệu tiếp nối VD1, tài sản sử dụng được 5 năm, xí nghiệp tiến hành nâng cấp máy với trị giá 20 tr đồng. Hãy tính số tiền trích KH các năm còn lại? ► KH theo số dư giảm dần có điều chỉnh - Xác định nguyên giá TSCĐ - Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ - Xác định mức trích KH TB của các năm đầu Mức trích KH hàng năm = Giá trị còn lại của x Tỷ lệ KH nhanh của TSCĐ TSCĐ Tỷ lệ KH nhanh (%) = Tỷ lệ KHTSCĐ x Hệ số điều chỉnh theo phương pháp đường thẳng 1 Tỷ lệ KH TSCĐ = ----------------------------------------- theo phương pháp đường thẳng Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh được quy định theo bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của TSCĐ (năm) Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm (t < 4) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4< t < 6) 2,0 Trên 6 năm (t > 4) 2,5 VD: Cty X mua 1 xe tải trị giá 100 tr đồng, thời gian sử dụng dự tính là 5 năm. Xác định mức khấu hao hàng năm? Ch ương   QTT C 6­  3 ThS.  ăng     ưn g T Trí H
  4. - Tỉ lệ KH hằng năm theo phương pháp đường thẳng = - Tỉ lệ KH theo mức trích giảm dần = Năm Giá trị còn KH TSCĐ KH TSCĐ KH lũy kế cuối thứ lại TSCĐ hằng năm hằng tháng năm 1 2 3 4 5 ► KH theo số lượng, khối lượng sản phẩm - Xác định nguyên giá TSCĐ - Xác định tổng sản lượng sản xuất thiết kế theo hồ sơ kinh tế-kỹ thuật. - Xác định mức trích KH bình quân cho đơn vị khối lượng/sản lượng Nguyên giá TSCĐ Mức trích KH bình quân = ---------------------------------------- = (A) cho đơn vị khối lượng/slg Tổng sản lượng sản xuất thiết kế - Xác định mức trích KH tháng/năm của TSCĐ Mức trích KH tháng/năm của TSCĐ = Sản lượng/ khối lượng x (A) sản xuất của tháng/năm VD: Cty ABC mua một máy ép nhựa với nguyên giá 450 tr đồng, công suất thiết kế của máy là 300 sp/giờ. Tổng sản lượng thiết kế cho cả đời máy này ước khoảng 24.000.000 sp. Khối lượng sp sx trong 6 tháng 2009 như sau: Tháng Khối lượng sp sx Mức trích KH 1 140.000 2 180.000 3 160.000 4 150.000 5 200.000 6 160.000 6 tháng 6.2.3. Lập kế hoạch KH và quản lý sử dụng quỹ KH 6.2.3.1. Lập kế hoạch KH - Xác định phạm vi TSCĐ phải tính KH và tổng nguyên giá TSCĐ phải tính KH đầu kỳ kế hoạch. - Xác định giá trị TSCĐ tăng, giảm trong kỳ kế hoạch và nguyên giá bình quân TSCĐ phải trích KH trong kỳ. TSCĐ tăng, giảm, ngừng hoạt động SXKD trong tháng sẽ trích hay ngừng trích KH ở đầu tháng tiếp theo. Nguyên giá bình quân TSCĐ tăng, giảm trong kỳ: NGt x Tsd Ch ương   QTT C 6­  4 ThS.  ăng     ưn g T Trí H
  5. NGT = ------------- 12 NGt x (12-Tsd) NGG = ----------------- 12 NGT: Nguyên giá bình quân TSCĐ phải trích KH tăng trong kỳ NGG: Nguyên giá bình quân TSCĐ phải trích KH gỉam trong kỳ NGt: Nguyên giá TSCĐ phải trích KH tăng trong kỳ NGg: Nguyên giá TSCĐ phải trích KH gỉam trong kỳ Tsd: Số tháng sử dụng TSCĐ trong kỳ Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính KH: NG = NGđ + NGT - NGG NGđ: Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ - Xác định mức KH bình quân hàng năm. - Phân phối và sử dụng tiền trích KH trong kỳ. 6.3. QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 6.3.1. Nội dung quản trị vốn cố định Quản trị vốn cố định là khai thác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố định. 6.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 6.3.2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp - Hiệu suất sử dụng vốn cố định Doanh thu (dthu thuần) trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn cố định = --------------------------------------- Số vốn cố định bq trong kỳ Số vốn cố định đk + Số vốn cố định ck Số vốn cố định bq trong kỳ = ----------------------------------------------- 2 Số vốn cố định đk = Nguyên giá TSCĐ đk (hay ck) – Số tiền KH lũy kế hay ck đk hay ck Số tiền KH lũy kế ck = Số tiền KH đk + Số tiền KH tăng trong kỳ - Số tiền KH gỉam trong kỳ - Hàm lượng vốn cố định Ch ương   QTT C 6­  5 ThS.  ăng     ưn g T Trí H
  6. Số vốn cố định bq trong kỳ Hàm lượng vốn cố định = ---------------------------------------------- Doanh thu (dthu thuần) trong kỳ - Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = --------------------------------------- Số vốn cố định bq trong kỳ 6.3.2.2. Một số chỉ tiêu phân tích - Hệ số hao mòn TSCĐ Số tiền KH lũy kế Hệ số hao mòn TSCĐ = ------------------------------------------------ Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá - Hiệu suất sử dụng TSCĐ Doanh thu (dthu thuần) trong kỳ Hiệu suất sử dụng TSCĐ = --------------------------------------- Nguyên giá cố định bq trong kỳ - Hệ số trang bị TSCĐ cho công nhân trực tiếp sx Doanh thu (dthu thuần) trong kỳ Hệ số trang bị TSCĐ = ---------------------------------------------------- Số lượng công nhân trực tiếp sx - Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Ch ương   QTT C 6­  6 ThS.  ăng     ưn g T Trí H
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2