intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình đào tạo cử nhân công tác xã hội và định hướng chuyên ngành công tác xã hội trong bệnh viện - thách thức và cơ hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công tác xã hội bệnh viện đối với một số quốc gia phát triển trên thế giới là một trong những ngành quan trọng trong bệnh viện. Bài viết trình bày thách thức cho chuyên ngành công tác xã hội bệnh viện; Cơ hội cho chuyên ngành công tác xã hội bệnh viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình đào tạo cử nhân công tác xã hội và định hướng chuyên ngành công tác xã hội trong bệnh viện - thách thức và cơ hội

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN - ISBN: 978-604-73-4701-8 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN - THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI Lê Thị Hoàng Liễu* TÓM TẮT Công tác xã hội trong bệnh viện là công việc góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vụ y tế. Hiện nay, chỉ có một số ít bệnh viện có phòng công tác xã hộ người làm công tác xã hội trong bệnh viện ế l n ức trong bệnh viện l ơ ội cho sinh viên ng nh công tác xã hội thách thứ o o tạo thực hành công tác xã hội trong bệnh viện ện n n ư t ế n o ong ết n t g ả sẽ lần lượt t n n ng ấn t n ể ùng ướng ến chất lượng o tạo ngành công tác xã hộ , p ứng nh ầ ội . Từ khóa: công tác xã hội, công tác xã hội trong bệnh viện, thách thứ , ơ hội ABSTRACT: Social work in hospital is contributing to improving the quality of health care services. At present only a few hospitals have the social work department, social workers in the hospital is in the hospital officials, the opportunity for students of social work, challenge to train social work practice in the hospitals. In the article the author will offer challenges and opportunities of training towards social work sector meet social needs Keywords: social work, social work in hospitals, challenges and opportunities. I. Đặt vấn đề Dân số tăng nhanh cùng với sự phát triển của công nghệ, hiện đại hóa, đã làm thay đổi lối sống đại đa số của người dân, từ những * Đại học Thủ Dầu Một – Khoa Công tác xã hội Điện thoại: 0908303596 - email: gatlieu@yahoo.com - 223 -
  2. PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN thay đổi từ phương cách kiếm sống, ăn uống sinh hoạt, tạo ra những sản phẩm để phục vụ con người, nhu cầu ngày càng tăng, công nghệ ngày càng đa dạng đã làm cho môi trường sống của con người luôn trong tình trạng đe dọa, sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất, dịch vụ y tế ngày càng tốt là nhu cầu bức thiết của người dân Sự tiến bộ về y học, nghiên cứu, học tập, thực hiện những kỹ thuật mới đã làm cho hầu hết các bệnh viện thuộc lĩnh vực công luôn trong tình trạng quá tải, đã làm cho nhiều bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân, không có cơ hội để tiếp cận dịch vụ y tế trong quá trình khám phát hiện chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt, sự ra đời của đề án phát triển nghề công tác xã hộitrong y tế giai đoạn 2011-2020 của Bộ Y Tế ngày 15 tháng 07 năm 2011 ; cùng với thông tư liên tịch số 30/2015/ TTLT- BLĐTBXH-BNV ngày 19 tháng 08 năm 2015 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội và Bộ Nội Vụ ban hành về quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội, quan tâm hơn nữa là thông tư số 43/2015 TT-BYT quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện , tín hiệu cho sự công nhận ngành công tác xã hội cần thiết trong bệnh viện.Với nhiệm vụ được quy định để hòa nhập vào công việc thực hiện, đòi hỏi người làm công tác xã hội trong bệnh viện phải được đào tạo bài bản chuyên sâu trong lĩnh vực công tác xã hội bệnh viện, cơ hội cho sinh viên ngành công tác xã hội được thực hiện đúng như tâm nguyện và chuyên môn của mình khi tốt nghiệp và cũng là thách thức cho cơ sở đào tạo công tác xã hội trong bệnh viện. II. Nội dung Thách thức cho chuyên ngành công tác xã hội bệnh viện: Hiện nay đối với sinh viên ngành công tác xã hội được trang bị kiến thức, kỹ năng đáp ứng cho năng lực khi tốt nghiệp tham gia làm việc tại bệnh viện được nâng cao, chương trình đào tạo có khoảng - 224 -
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN - ISBN: 978-604-73-4701-8 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH từ 120-130 tín chỉ với khoảng 45-50 tín chỉ thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và trên 80 tín chỉ thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (bao gồm: kiến thức cơ sở ngành công tác xã hội, kiến thức chung của ngành công tác xã hội và kiến thức chuyên ngành), trong đó công tác xã hội trong bệnh viện 3 tín chỉ, có nơi tăng thêm 2 tín chỉ thực hành bệnh viện, sinh viên không đủ kiến thức, kỹ năng để đáp ứng công việc khi thực hiện công tác xã hội trong bệnh viện với những lý do : - Số người biên chế làm việc trong bệnh viện được tính trên giường bệnh và công suất sử dụng giường bệnh theo thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV của liên Bộ Nội vụ -Bộ Y tế ngày 25 tháng 06 năm 2007, nhân sự được chia theo phân hạng bệnh viện, với tỷ lệ lâm sàng chiếm từ 50-65%, cận lâm sàng và dược từ 22- 15%, quản lý – hành chính từ 18-20%. Điều 4 trong thông tư 43 BYT quy định người làm việc trong phòng Công tác xã hội bao gồm các viên chức, nhân viên chuyên ngành công tác xã hội; chuyên ngành truyền thông, y tế hoặc ngành khoa học xã hội khác được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác xã hội. Với khung chuẩn 80% trong lĩnh vực ngành sức khỏe, 20% cho lĩnh vực hành chính, khi có quy định của Bộ Y tế, các bệnh viện hạng đặc biệt như bệnh viện Chợ Rẫy, hạng 1 như bệnh viện Nhi Đồng I, Nhi Đồng 2, bệnh viện 115,...đều thành lập phòng Công tác xã hội. Bệnh viện hạng 2 và 3 đa số là các bệnh viện quận, huyện có tổ công tác xã hội và nhân sự được phân bổ từ các khoa phòng. Nhân lực làm công tác xã hội đa số không phải là người thực sự được đào tạo từ chính chuyên ngành công tác xã hội, mà là những điều dưỡng, nhân viên khác được bố trí vào làm công tác xã hội, nên chủ yếu công tác xã trong bệnh viện là làm từ thiện, đòi hỏi người làm công tác xã trong bệnh viện phải có tư duy, kiến thức, kỹ năng thực hành đúng công tác xã hội trong bệnh viện. - 225 -
  4. PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN - Công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về công tác xã hội trong bệnh viện , với thời lượng 3 tín chỉ cho chuyên ngành công tác xã hội, 2 tín chỉ thực hành trong bệnh viện; quả thật kiến thức cung cấp còn rất ít. Vì vậy, sinh viên chưa hình dung hết được những gì cần thiết phải thực hiện trong bối cảnh bệnh viện, thực hành tại bệnh viện đối với sinh viên công tác xã hội lại là điều hạn chế, thời gian rất ngắn, so với ngành sức khỏe từ trung cấp đến đại học, sinh viên có đến gần 50% thời gian học, thực hành tại bệnh viện. Thiếu vắng một số môn liên quan đến chuyên ngành như: Dấu hiệu sinh tồn, Truyền thông giáo dục sức khỏe,… Sinh viên sẽ rất khó khăn và lúng túng khi thực tập hay được nhận vào làm tại bệnh viện: - Không thể nhận biết những từ y khoa thông dụng sử dụng trong bệnh viện như : lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh mãn tính không lây, …Không nhận định, quan sát được tình trạng thực thể của bệnh nhân khi đối diện tác nghiệp, cũng như thực hiện được hết các tiêu chí quy định của người làm công tác xã hội bệnh viện. Vì tất cả những hoạt động đều được đánh giá hàng năm trong chất lượng bệnh viện theo 84 tiêu chí đánh giá chất lượng của Bộ Y tế thực hiện cho tất cả bệnh viện, công bố rộng rãi. - Hướng dẫn sinh viên đi thực tập tại bệnh viện phải là những Thầy, Cô đã từng trải nghiệm công tác xã hội trong bệnh viện để hướng dẫn sinh viên bắt tay vào những hoạt động thực tiễn của công tác xã hội trong bệnh viện, học từ thực tế, nhận xét rút kinh nghiệm để đưa ra được kế hoạch kế tiếp phải thực hiện, thực hành cái gì từ bệnh viện, cơ sở nhận thực hành . - Sẽ trở thành người làm thiện nguyện cho Bệnh viện theo chiều hướng hòa nhập, không mang được tính chất chuyên nghiệp của người làm công tác xã hội bệnh viện. - Thông tư, nghị định quy định đưa rất rõ về chức năng nhiệm vụ, mã ngành, nhưng chưa có quy định, chỉ định cụ thể nhân lực - 226 -
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN - ISBN: 978-604-73-4701-8 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH phải là chuyên ngành công tác xã hội bệnh viện trong bệnh viện, nên việc sinh viên ra trường còn khó khăn khi được nhận vào bệnh viện và bệnh viện không có ngườii chuyên nghiệp được đào tạo từ chuyên ngành . - Chế độ cho người làm công tác xã hội chưa được quy định như nhân viên y tế, xét về mã ngạch thì như những nhân viên hành chính bình thường, trong khi đó người làm công tác xã hội trong bệnh viện luôn tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân chưa có quy định mức độ độc hại. Cơ hội cho chuyên ngành công tác xã hội bệnh viện: Xã hội phát triển, trong phát triển kèm theo những vấn đề tất yếu của xã hội là điều không tránh khỏi, với tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cùng với lối sống nhanh, tiện lợi, đã làm cho số người bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt là các bệnh mãn tính không lây, sức khỏe tâm thần,… khiến cho cho dịch vụ y tế quá tải từ điều trị cho đến dự phòng, đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành trong thực hiện, trong đó công tác xã hội bệnh viện là một trong những ngành góp phần mang lại hiệu quả trong dự phòng và điều trị - Cơ hội cho bệnh viện: Giảm nhẹ gánh nặng cho nhóm thực hiện chuyên môn sức khỏe, chú trọng đến cải thiện tình trạng điều trị, dự phòng, giảm sự xung đột giữa Thầy thuốc và bệnh nhân. Vì tư vấn, hướng dẫn, giải thích, hỗ trợ những vấn vấn đề liên quan cá nhân, nhóm, quy định an sinh xã hội, môi trường xã hội,.. phần lớn đã được nhóm công tác xã hội thực hiện theo nhu cầu của người bệnh - Cơ hội cho cơ sở đào tạo: Phát triển, đổi mới chương trình đào tạo luôn là hướng đi đầu trong công tác đào tạo, cập nhật bổ sung chương trình sẽ kiến tạo chương trình đào tạo công tác xã hội luôn phù hợp với nhu cầu xã hội, thực tiễn trong đào tạo sát với thực tế làm cho ngành học sinh động, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ - 227 -
  6. PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN năng, hỗ trợ cho chính bản thân mình, áp dụng thực tiễn đưa ngành công tác xã hội thành công việc chuyên nghiệp; trong đó nghiên cứu khoa học giúp cho ngành phát triển bền vững. - Cơ hội cho người học: Sẽ có khối lượng kiến thức về khoa học xã hội, khoa học sức khỏe áp dụng được cho cá nhân, cho người thân. Trong công việc nếu không được làm đúng chuyên ngành, chính những kiến thức kỹ năng được đào tạo sẽ làm cho người học uyển chuyển trong công việc, linh hoạt trong ứng xử, giao tiếp và sẽ làm cầu nối trong tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội . III. Kết luận Công tác xã hội bệnh viện đối với một số quốc gia phát triển trên thế giới là một trong những ngành quan trọng trong bệnh viện. Nhưng đối với Việt Nam chúng ta, vai trò của nhân viên công tác xã hội vẫn chưa được chú trọng và đào tạo bài bản. Mặc dù trước những năm 1975, công tác xã hội đã được thực hiện tại một số ít bệnh viện, nhưng vẫn chưa thể hiện được rõ nét vì nó lẫn khuất trong công tác chăm sóc của điều dưỡng, trong công tác từ thiện, thiện nguyện. Phát triển ngành công tác xã hội trong bệnh viện để phần nào đó làm giảm nhẹ những hậu quả, tai biến của bệnh tật, nâng chất lượng sống của người bệnh, người dân qua từng công việc, nhiệm vụ thực hiện của công tác xã hội trong bệnh viện cùng những thông tư, quy định định hướng cho sự phát triển. Để thực sự đáp ứng cho nhu cầu xã hội, đào tạo ngành công tác xã hội trong bệnh viện cần rất nhiều sự thay đổi bổ sung để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, để nâng cao chất lượng nguồn lực ngành công tác xã hội, đặc biệt là công tác xã hội trong bệnh viện. Sinh viên tốt nghiệp có được cơ hội làm việc đúng chuyên ngành, nguyện vọng và bệnh viện sẽ giảm bớt đi những áp lực trong cung cấp dịch vụ, người dân được thụ hưởng dịch vụ y tế chăm sóc toàn diện. - 228 -
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN - ISBN: 978-604-73-4701-8 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế; Quyết định 2514 ngày 15/07/2011; Phê duyệt đề án “phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020” 2. Bộ Y tế; Thông tư 43/2015 ngày 26/11/2015; Quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện 3. Bộ Nội Vụ-Bộ Y Tế; Thông tư liên tịch 08/2007 ngày 05/06/2007; Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước 4. Bộ Nội Vụ-Bộ LĐTBXH; Thông tư liên tịch 30/2015 ngày 19/08/2015; Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội 5. Thủ Tướng Chính Phủ; Quyết định 32 ngày 25/03/2010; Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 - 229 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1