CHUYÊN ĐỀ 3: Cải thiện cơ cấu và hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
lượt xem 75
download
Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ mô quan trọng phản ánh hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới. Nó có quan hệ chặt chẽ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác như bảng cân đối ngân sách, cân đối tiền tệ, hệ thống tài khoản quốc gia. Chính vì vậy, cán cân thanh toán đã trở thành công cụ quan trọng để đề ra các chính sách phát triển kinh tế và những diễn biến trong cán cân thanh toán của một nước là mối quan...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHUYÊN ĐỀ 3: Cải thiện cơ cấu và hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI -------------------------------------- CHUYÊN ĐỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHUYÊN ĐỀ 3: Cải thiện cơ cấu và hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam Nhóm chuyên đề: - Đỗ Thị Ánh Hồng - Lê Thị Thuý Hồng - Đoàn Thị Huế - Bùi Tuấn Hùng - Mai Thị Hương - Đặng Hoàng Lan - Đào Thị Thanh Loan Người hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Đức Hà Nội - 2013 1
- Chuyên đề 3: Cải thiện cơ cấu và hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ mô quan trọng phản ánh hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới. Nó có quan hệ chặt chẽ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác như bảng cân đối ngân sách, cân đối tiền tệ, hệ thống tài khoản quốc gia. Chính vì vậy, cán cân thanh toán đã trở thành công cụ quan trọng để đề ra các chính sách phát triển kinh tế và những diễn biến trong cán cân thanh toán của một nước là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, để lập được một bản cán cân thanh toán quốc tế đầy đủ chính xác và kịp thời là một việc rất khó khăn do phạm vi thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế quá rộng. Việc phân tích các tình trạng và đưa ra các giải pháp điều chỉnh cán cân thanh toán trong từng thời kì phát triển kinh tế c ủa một quốc gia cũng là việc khó do các khu vực trong nền kinh tế có quan hệ tác động lẫn nhau. Có thể nói rằng việc thành lập, phân tích điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế đối với Việt Nam là rất mới mẻ và thiếu kinh nghiệm, để cán cân thanh toán quốc tế trở thành một công cụ phân tích, quản lý tốt các hoạt động kinh tế đối ngoại thì vấn đề cấp thiết là phải có sự nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn trong việc thành lập, phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. I/ Tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế 1.1 Những vấn đề cơ bản về cán cân thanh toán quốc tế 1.1.1 Khái niệm hay quan niệm về CCTTQT - Là bảng cân đối, so sánh và đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ ở nước ngoài với các khoản tiền phải chi trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. - Là một biểu tổng hợp phản ánh tất cả các giao dịch dưới hình thức tiền tệ của một nước với các nước khác. 2
- - Là một bản báo cáo thống kê ghi chép và phản ánh các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú với người không cư trú trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) (Theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ về quản lý CCTT quốc tế của Việt Nam) 1.1.2 Phân loại cán cân thanh toán quốc tế - Cán cân thời điểm khác với cán cân thời kỳ: + Cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định là bản đối chiếu giữa các khoản tiền đã và sẽ thu về và chi ra ở một thời điểm cụ thể nào đó. Vậy trong loại cán cân thanh toán này chứa đựng cả những số liệu phản ánh các khoản tiền nợ nước ngoài và nước ngoài nợ nước đó mà thời hạn thanh toán rơi đúng vào ngày của cán cân. + Cán cân thanh toán trong một thời kỳ là bản đối chiếu giữa những khoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó chi ra cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định. Vậy loại cán cân này chỉ phản ánh số liệu thực thu và thực chi của một nước đối với nước ngoài trong thời kỳ đã qua. 1.1.3.Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế - Ở tầm quản lý kinh tế vĩ mô: + Chính sách đối ngoại nói chung và chính sách thương mại quốc tế nói riêng + Kiểm soát sự di chuyển của các luồng vốn: Đầu tư nước ngoài và xuất khẩu vốn + Điều hành chính sách tỷ giá - Ở tầm vi mô: 3
- + Cung cầu ngoại tệ và dự đoán sự biến động tỷ giá + Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu + Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 1.1.4 Nguyên tắc hạch toán - Bên thu: khoản thu từ người không cư trú được ghi “có” và biểu hiện bằng dấu “+”: phản ánh sự gia tăng của cung ngoại tệ - Bên chi: Khoản chi cho người không cư trú được ghi “nợ” và biểu hi ện bằng dấu “-”, phản ánh sự gia tăng về cầu ngoại tệ Việc ghi chép theo các nguyên tắc nhất định và thống nhất: - Nguyên tắc ghi nợ và ghi có: Ghi nợ phản ánh lượng giá trị bị giảm xuống (khoản chuyển ra nước ngoài) và được ghi dấu âm (-) trong CCTT. Ghi có phản ánh lượng giá trị tăng lên (khoản nhận từ nước ngoài) và được ghi dấu (+) trong CCTT. Việc phân biệt khoản có hoặc khoản nợ có thể dựa vào luồng tiền di chuyển giá trị hoặc luồng tiền thanh toán. Các giao dịch chưa được thực hiện trong kỳ không được hạch toán trong CCTT, nghĩa là CCTT chỉ hạch toán những giao dịch diễn ra thực sự. - Nguyên tắc ghi sổ kép: Tất cả các giao dịch phát sinh ghi có đều phải được cân bằng l ại bằng cách ghi nợ vào khoản mục tương ứng và ngược lại. Tổng số các khoản ghi nợ phải bằng tổng số các khoản ghi có. Do đó tổng đại số các giao dịch trong CCTT bằng 0. 4
- Việc thực hiện nguyên tắc trên thông qua tài khoản ghi chép các khoản nợ và có của giao dịch. 1.2 Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế 1.2.1. Cán cân vãng lai – current account balance: - Cán cân vãng lai được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật. + Cán cân thương mại + Cán cân dịch vụ + Cán cân thu nhập + Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều - Cán cân thương mại: Hạch toán tất cả các khoản thu từ xuất khẩu hàng hoá và các khoản chi để nhập khẩu hàng hoá. Bảng cân đối thu chi của phần này được gọi là cán cân thương mại. Thông thường đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài khoản vãng lai. Tất cả các số liệu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá được ghi chép trong cán cân thanh toán được tính theo giá FOB hoặc FAS. - Cán cân dịch vụ: Hạch toán các khoản thu từ xuất khẩu và chi đ ể nhập khẩu các loại hình dịch vụ. Bảng cân đối thu và chi của phần này gọi là cán cân dịch vụ. Theo tiêu chuẩn của IMF, hạng mục này có thể phân chia thành: a. Dịch vụ vận chuyển: cước phí, hành khách, các khoản khác b. Dịch vụ du lịch: bao gồm các chi phí khách sạn và nhà trọ, các chi phí du lịch khác (nhà hàng, các chuyến thăm quan...). 5
- c. Các dịch vụ khác. Bao gồm: - Dịch vụ chính phủ: + Các giao dịch của các Đại sứ quán, các nhà tư vấn, các cơ quan quân sự quốc phòng. + Các giao dịch với các cơ quan khác như: Phái đoàn viện trợ, các phái đoàn du lịch Chính phủ, thông tin và các văn phòng thúc đẩy thương mại. - Dịch vụ tư nhân: + Các dịch vụ thông tin và tin học. + Các dịch vụ xây dựng. + Các dịch vụ bảo hiểm. + Các chi phí bản quyền và giấy phép. + Các dịch vụ tài chính. + Các dịch vụ kinh doanh khác. + Các dịch vụ phục vụ cá nhân. - Cán cân thu nhập: Hạch toán tất cả các khoản thu nhập từ hai yếu tố sản xuất: Lao động và vốn. Thu nhập từ lao động gọi là thu nhập của người lao động. Thu nhập từ vốn gọi là thu nhập đầu tư. a. Thu nhập của người lao động bao gồm lương, thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền hoặc bằng hàng do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại. b. Thu nhập đầu tư bao gồm: + Thu nhập đầu tư trực tiếp (các khoản thu nhập đầu tư và tái đầu tư) + Thu nhập đầu tư vào giấy tờ có giá (thu nhập do nắm giữ cổ phiếu, trái phiếu,các giấy tờ có giá và các công cụ tài chính khác). 6
- + Thu nhập đầu tư khác: các khoản thu về tài sản của người cư trú - Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều: Ghi chép các khoản chuyển giao dưới dạng không hoàn lại như quà tặng, viện trợ và các khoản chuyển giao khác bằng tiền mặt hoặc hiện vật giữa người cư trú và người không cư trú cho mục đích tiêu dùng này bao gồm: a. Chuyển giao khu vực chính phủ - Các khoản viện trợ không hoàn lại (các khoản chuyển giao bằng tiền hoặc bằng hàng ví dụ như quà tặng về thực phẩm, quần áo, thuốc men và hàng tiêu dùng khác với mục đích cứu trợ) - Các khoản chuyển giao khác b. Chuyển giao khu vực phi chính phủ Chuyển tiền của người lao động bao gồm những khoản chuyển tiền của công nhân lao động ở nước ngoài hơn một năm chuyển về nước. Tiền lương của lao động ở nước ngoài dưới một năm cần hạch toán trong mục thu nhập của người lao động. Các khoản viện trợ của tổ chức phi chính phủ (như tổ chức chữ thập đỏ quốc tế...) bằng tiền hoặc bằng hàng hoặc trợ giúp dưới hình thức kỹ thuật. 1.2.2 Cán cân di chuyển vốn – capital account balance - Cán cân vốn và tài chính tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú với Người không cư trú về chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu t ư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ. Cán cân di chuyển vốn dài hạn 7
- Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn Cán cân di chuyển vốn một chiều - Cán cân di chuyển vốn dài hạn Bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp và các hình thức đầu tư dài hạn khác. Luồng vốn đi vào phản ánh sự gia tăng của Nguồn vốn (TSN), nhưng làm tăng cung ngoại tệ nên vẫn được ghi “Có” với dấu “+”. Ngược lại, luồng vốn đi ra phản ánh sự ra tăng của TS (TSC) song lại làm tăng cầu ngoại tệ nên vẫn được ghi vào bên “Nợ” với dấu “-”. Quy mô và tình trạng cán cân vốn dài hạn phụ thuộc vào các nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn, hiệu quả biên của vốn đầu tư (MEI hay ICOR) và các yếu tố thuộc về môi trường đầu tư, sự ổn định về chính trị, xã hội. - Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn Cũng bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào của khu vực tư nhân (chiếm tỷ trọng lớn) và khu vực nhà nước nhưng dưới rất nhiều các các hình thức khác nhau: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, các hoạt động trên kinh doanh ngoại hối và giấy tờ có giá ngắn hạn kể cả các luồng vốn đầu cơ. Luồng vốn đi vào phản ánh sự gia tăng của NV (TSN), như đã đề được cập, do làm tăng cung ngoại tệ nên vẫn được ghi “Có” với dấu “+”. Ngược l ại, luồng vốn đi ra phản ánh sự ra tăng của TS (TSC) song lại làm tăng cầu ngoại tệ nên vẫn được ghi vào bên “Nợ” với dấu “-”. Khác với cán cân vốn dài hạn, quy mô và tình trạng cán cân vốn ngắn hạn phụ thuộc vào các nhân tố như: Chênh lệch tỷ giá, tỷ suất lợi tức kỳ vọng ngắn hạn, lãi suất và các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế, chính trị - xã hội. - Cán cân chuyển giao vốn một chiều 8
- Bao gồm các khoản chuyển giao vốn một chiều như viện trợ không hoàn lại với mục đích đầu tư, các khoản nợ được xoá. Khi được nhận các khoản viện trợ không hoàn lại và được xoá nợ, tương tự như luồng vốn đi vào, gia tăng NV (TSN), làm tăng cung ngoại tệ nên được ghi “Có” với dấu “+”. Ngược lại, khi viện trợ hay xoá nợ cho người không cư trú, luồng vốn đã đi ra làm tăng cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên “Nợ” với dấu “-”. Khác với các cán cân vốn trên đây, quy mô và tình trạng cán cân chuy ển giao vốn một chiều phụ thuộc chủ yếu vào các mối quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế - chính trị - xã hội giữa các nước có chung lợi ích và tình hữu nghị đ ặc biệt. 1.2.3. Tài khoản dự trữ: - Ghi lại những thay đổi về tài sản dự trữ của cơ quan quản lư tiền tệ để tài trợ và điều hoà sự mất cân đối của cán cân thanh toán. Nó có th ể là nh ững dạng sau: a, Vàng tiền tệ: Vàng tinh chế thuộc sở hữu của các cơ quan quản lư tiền tệ. Các giao dịch bằng vàng tiền tệ chỉ xảy ra giữa các ngân hàng Trung ương các nước hoặc với các tổ chức tiền tệ Quốc tế. b, Quyền rút vốn đặc biệt (SDR): Đơn vị tiền tệ của quỹ IMF. c, Ngoại hối: Các phương tiện có giá trị được dùng để tiến hành thanh toán giữa các quốc gia (ví dụ: Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi và các phương tiện thanh toán Quốc tế ghi bằng ngoại tệ...) 1.2.4. Sai sót thống kê: Phản ánh phần chênh lệch do sai sót thống kê của tất cả các hạng mục trong cán cân thanh toán. 1.3. Một số phân tích cơ bản 9
- Cán cân vãng lai = Cán cân hữu hình + cán cân vô hình Cán cân cơ bản = Cán cân vãng lai + cán cân di chuyển vốn dài hạn Cán cân tổng thể = Cán cân vãng lai + Cán cân di chuyển vốn + Sai sót Cán cân bù đắp chính thức = - Cán cân tổng thể A. Dư thừa và thiếu hụt cán cân thanh toán. Theo hệ thống kế toán bút toán kép, tổng các khoản ghi nợ bằng tổng các khoản ghi có cán cân thanh toán luôn cân bằng. Về nguyên tắc, các giao dịch được ghi trong cán cân thanh toán được chia làm hai loại chính: giao dịch tự định và giao dịch điều chỉnh. Giao dịch tự định là những giao dịch được thực hiện vì lợi của bản thân chúng. Điểm đặc trưng của giao dịch tự định là chúng được thực hiện độc lập không phụ thuộc vào trạng thái của cán cân thanh toán của nước lập báo cáo. Tất cả các giao dịch khác được gọi là giao dịch điều chỉnh. Các giao dịch điều chỉnh không được thực hiện vì lợi ích của chính nó. Đúng hơn, khi các giao dịch tự định để lại một lỗ hổng cần phải được bù đắp thì giao dịch điều chỉnh phải được thực hiện để bù đắp lỗ hổng đó (vì thế mà giao dịch tự điều chỉnh còn được gọi là giao dịch bù đắp). Hăy tưởng tượng một đường nằm ngang được vẽ xuyên qua một bảng cán cân thanh toán. Phía trên đường tưởng tượng đó, đặt tất cả các giao dịch t ự định; phía dưới, đặt các giao dịch điều chỉnh. Khi số dư các giao dịch tự định bằng không (có nghĩa là các khoản thu tự định bằng các khoản chi tự đ ịnh), cán cân thanh toán là cân bằng. Khi tổng các khoản thu t ự đ ịnh (nh ững kho ản có) lớn hơn tổng các khoản chi t ự đ ịnh (những khoản n ợ), có một th ặng d ư; và khi tổng số các khoản thu tự đ ịnh nh ỏ hơn t ổng s ố các kho ản chi t ự đ ịnh, có một thâm hụt. Trong mỗi trường hợp, s ự đo l ượng m ất cân b ằng k ế toán (thặng dư hay thiếu hụt) được xác đ ịnh bằng chênh l ệch gi ữa t ổng s ố nh ững khoản thu tự định và tổng số những khoản chi t ự đ ịnh. Do cán cân thanh toán là đồng nhất thức, chúng ta luôn có: 10
- Tổng các giao dịch tự định + tổng các giao dịch điều chỉnh = 0 Hay: Tổng các giao dịch tự định = - Tổng các giao dịch điều chỉnh Do đó, đo lường sự mất cân bằng các cân thanh toán cũng có thể xác định được là số âm của chênh lệch giữa các khoản thu và chi của giao dịch điều chỉnh. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa giao dịch tự định và giao dịch điều chỉnh trong thực tế là không rõ ràng do đó không có cách đo lường kế toán duy nhất về sự mất cân bằng cán cân thanh toán. Nói chung, để phản ánh trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế của một nước người ta thường dùng cán cân tổng thể (tổng hợp cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính). Tuy nhiên, cán cân tổng thể đôi khi không được đánh giá chính xác bằng cán cân vãng lai bởi vì nó không phản ánh đúng năng lực sản xuất hay khả năng cạnh tranh kinh tế của một nước. Chẳng hạn, khi một nước thặng dư cán cân thanh toán, điều này nghe có vẻ lành mạnh nhưng nếu đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu lại thấy cán cân vãng lai bị thiếu hụt lớn và được tài trợ hoàn toàn bằng vay nợ, đầu tư nước ngoài. Do đó, sự phân tích thoả đáng về cơ cấu tài trợ liên quan đến sự ổn định các cân vãng lai trong tương lai là rất cần thiết. B. Phân tích tài khoản vãng lai: Như ta đã biết, trong cán cân thanh toán, cán cân vãng lai giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, khi phân tích cán cân thanh toán cần phải chú trọng phân tích cán cân vãng lai và số dư tài khoản vãng lai. Các nhà kinh tế học cho rằng những định nghĩa khác nhau thể hiện những mặt khác nhau của cán cân vãng lai. Trên thực tế, có bốn định nghĩa về cán cân vãng lai và sự lựa chọn định nghĩa nào phụ thuộc vào mục đích phân tích. Thứ nhất: cán cân vãng lai đo lường các giao dịch kinh tế của một nước với phần còn lại của thế giới về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao một chiều (định nghĩa trong Rivera-Batiz, 1989, trang 119). Hay nói cách khác, cán cân vãng lai là tổng của chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch 11
- vụ (X-M) cộng với thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NF) và chuyển khoản ròng từ nước ngoài (NTR). Theo định nghĩa này, tài khoản vãng lai (CA) sẽ bằng: CA= X-M+NF+NTR Theo định nghĩa này, khi thâm hụt ngân sách vượt quá 5% đến 6% GDP có thể có vấn đề và cần chú trọng yếu tố nào đã gây ra thâm hụt. Liệu có phải do người dân đã nhập quá nhiều hàng hoá và dịch vụ? Phần thâm hụt do tiêu dùng bùng nổ có thể được tài trợ bởi phần rót ra từ các tài khoản dự trữ hoặc tăng các khoản nợ. Trong cả hai trường hợp đều có thể gây ra nhiều vấn đề song tăng các khoản nợ, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn có thể cho thấy dấu hiệu của một nền kinh tế suy yếu và các chính sách gia cần có những hành động khẩn trương. Người đảm nhiệm công tác phân tích cán cân thanh toán cần đ ược cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết để cố vấn cho các nhà hoạch định chính sách giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. Thứ hai: cán cân vãng lai được định nghĩa như chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế. CA= Y- A A= C + I + G Trong đó: Y: thu nhập A: chi tiêu C: tiêu dùng tư nhân I : Đầu tư tư nhân G: Chi tiêu và đầu tư của chính phủ Định nghĩa này được Alexander đưa ra vào năm 1950. Từ định nghĩa trên ta thấy, cán cân vãng lai của một nước chỉ có thể được cải thiện bằng sự tăng tương 12
- đối của thu nhập quốc dân so với chi tiêu hay sự gi ảm tương đối chi tiêu so v ới thu nhập quốc dân. Thứ ba: cán cân vãng lai là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. CA = S - I S: Tiết kiệm trong nước I: Đầu tư trong nước CA : Cán cân vãng lai Nếu chia tổng tiết kiệm (S) và đầu tư (I) của toàn bộ nền kinh tế thành các phần về khu vực chính phủ và tư nhân. Ta có: CA = (Sp+Sg) – (IP+Ig) hay CA= (Sp-Ip) + (Sg-Ig) hay: CA = (Sp-Ip) + (Sg-Ig) Công thức trên cho thấy cán cân vãng lai bằng chênh lệch của khu vực tư nhân cộng khu vực chính phủ. Vì vậy, khi đề ra các biện pháp, chính sách nhằm cải thiện cán cân vãng lai phải nghiên cứu tác động của chúng tới hành vi ti ết kiệm và đầu tư. Nếu thâm hụt tài khoản vãng lai xuất hiện do các hoạt đ ộng đầu tư mạnh dẫn đến phần thâm hụt này cần được tài trợ bởi đ ầu tư tr ực ti ếp tại nước báo cáo hoặc phần tăng trong các khoản vay bên ngoài hay bởi đầu tư chứng khoán. Tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai tương đối lớn (6% hoặc 7%) có thể là bền vững nếu nó liên quan đến các hoạt động đầu tư trực tiếp mạnh ở nước báo cáo. Thứ tư: khi công dân một nước cho vay hay mượn một lượng tiền của nước ngoài, họ đã tạo ra mét quan hệ tài sản với phần còn lại của thế giới. Vì vậy, khi phân tích tiết kiệm và đầu tư, phải tính đến nguồn tài chính nước ngoài. Từ đó, có thể định nghĩa tài khoản vãng lai như những thay đổi trong tài sản nước ngoài ròng của quốc gia lập báo cáo với phần còn lại của thế giới. CA= B*t - Bt-1* B*t : Tài sản nước ngoài ròng giai đoạn hiện tại 13
- Bt-1*: Tài sản nước ngoài ròng giai đoạn trước Định nghĩa này được Sarch và Larrain mở rộng từ định nghĩa trên. Theo đó, các thay đổi tài sản nước ngoài có thể bù đắp được tình trạng thâm hụt của tài khoản vãng lai. Thặng dư tài khoản vãng lai có nghĩa là nước này đang tích luỹ tài sản quốc tế. Ngược lại, thâm hụt tài khoản vãng lai nghĩa là nước này đang giảm dần tài sản quốc tế ròng hoặc tăng thêm nghĩa vụ nợ nước ngoài. Như vậy, có thể định nghĩa tài khoản vãng lai là sự thay đổi vị thế đầu tư quốc tế của một nước. Như vậy, để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt tài khoản vãng lai cũng như đưa ra những biện pháp điều chỉnh có hiệu quả để cải thiện tình trạng, cần phải có sự phân tích cụ thể từng khoản mục trong cán cân vãng lai, đặc biệt là cán cân thương mại. Thâm hụt cán cân vãng lai không phải bao giờ cũng xấu, điều đó còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán của một nước. Khả năng thanh toán đ ược đánh giá thông qua các chỉ số vĩ mô như: tỷ lệ xuất khẩu/GDP, tỷ giá hối đoái thực tế, tiết kiệm với đầu tư nội địa. Nếu một quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu/GDP lớn, tỷ giá hối đoái ổn định và sát với thực tế, mức tiết kiệm và đầu tư cao dẫn đ ến thâm hụt cán cân thương mại nếu có cũng làm cho khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế. Một tiêu chí quan trọng khác để đánh giá tình trạng cán cân thanh toán quốc tế của một nước là khả năng chịu đựng của cán cân thanh toán vì nó chú trọng đến những yếu tố nói trên. Đối với một nước có nợ nước ngoài dương và thâm hụt cán cân vãng lai, một "điểm uốn" giữa thâm hụt và thặng dư là cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng chịu đựng. Một tiêu chuẩn cần được xét đến khi đánh giá khả năng chịu đựng là liệu "điểm uốn" có thể đạt được một cách suôn sẻ và không gây những bất ổn cho nền kinh tế khi cán cân thương mại đảo chiều đột ngột từ thâm hụt sang thặng dư, không tạo ra sự thay đổi lớn trong chính sách (ví dụ: chính sách thắt chặt đột ngột) và không gây ra tình trạng rệu rã của nền kinh tế. 14
- Ngoài ra, tài khoản vãng lai bao gồm tài khoản thương mại hàng hoá và dịch vụ, tài khoản thu nhập và tài khoản chuyển giao vãng lai. Do đó cần phải phân tích cụ thể từng tài khoản này để tìm ra nguyên nhân của thâm hụt tài khoản vãng lai và đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp. Trong đó cần đặc biệt phân tích cán cân thương mại vì đây thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu hụt cán cân vãng lai và cũng là đối tượng chính khi cán cân thanh toán mất cân bằng cơ bản. C. Phân tích tài khoản vốn và tài chính Tài khoản vốn và tài chính bao gồm các luồng vốn dài hạn và ngắn hạn, chạy vào hoặc chạy ra khỏi một nước. Hay nói cách khác, nó là tổng đầu tư của nước ngoài và số vay nợ nước ngoài. Như vậy, tình trạng của cán cân thanh toán có liên quan trực tiếp đến tình trạng tài sản ngoại tệ của một nền kinh t ế. Vì vậy, một gợi ý nhằm giảm bớt thâm hụt cán cân thanh toán là sự điều chỉnh chính sách của chính phủ nhằm thu hút đầu tư tư nhân hoặc tìm kiếm các khoản vay nước ngoài. Đối với bất cứ nước nào, con đường phát triển cũng đầy rẫy trở ngại. Một trong những trở ngại là tiết kiệm không đáp ứng nhu cầu đầu tư. Vì vậy, sự phụ thuộc vào nguồn tư bản nước ngoài để bổ sung cho nguồn vốn trong nước giai đoạn đầu phát triển là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, vì lượng tư bản vay hôm nay sẽ phải trả trong tương lai nên việc sử dụng chúng một cách có hiệu quả là một điều vô cùng quan trọng. Có nhiều nguồn tài trợ cho sự thâm hụt cán cân vãng lai nhưng xét về mặt hiệu quả sử dụng vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài được đánh giá cao hơn cả vì nó không ảnh hưởng nhiều tới cán cân thanh toán, tới tổng nợ nước ngoài cũng như tăng trưởng kinh tế và không tạo ra dư nợ. Ngoài ra, nó còn là nhịp cầu đ ể chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quản lý hiện đại giúp đất nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, cần chú ý rằng các nguồn vốn đ ầu tư này sẽ làm tăng nguồn chuyển giao ra nước ngoài, một khi lợi nhuận và cổ tức được các nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước. 15
- Nhìn chung, các luồng đầu tư nước ngoài khác nhau, dù có tạo ra dư nợ hay không đều tiềm ẩn những mất mát nhất định đối với nước tiếp nhận. Beceer và Hargin gợi ý rằng: "Khi thu hút đầu tư nước ngoài, trước hết các công ty trong nước cần xác định những khó khăn mà họ phải chấp nhận đối với từng hình thức đầu tư và sau đó cân nhắc xem liệu tại những thời điểm nhất đ ịnh nó có đem lại lợi ích để duy trì hay không?". Nhiều nước đang phát triển sử dụng nguồn vốn nước ngoài trong tài khoản tài chính để hỗ trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai và tốc độ phát triển kinh tế trong tài sản dự trữ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực, những thay đổi của nguồn vốn này cũng gây lo lắng cho những nhà hoạch định chính sách vĩ mô. Vì vậy, khi xác định rủi ro và khó khăn của mỗi dạng đ ầu t ư n ước ngoài, chúng ta cần quan tâm ba vấn đề sau: - Vấn đề thời hạn vay nợ: những khoản nợ ngắn hạn thường rủi ro hơn vì chủ nợ thường yêu cầu trả nợ gốc hơn là nhận lãi trong giai đoạn ngắn. - Liệu nguồn tư bản nước ngoài có tạo ra gánh nặng nợ nần hay không? Ví dụ: Nếu đi vay thì tình hình kinh doanh tốt hay xấu, việc trả nợ vẫn phải tiến hành. Trong khi đó, cổ đông chỉ nhận được cổ tức khi công ty bán cổ phiếu cho họ làm ăn phát đạt. - Nguồn vốn trên từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hay là những khoản vay mang tính chất thương mại. Theo ngân hàng thế giới, một nước được coi là nợ nần nghiêm trọng nếu như tỷ lệ giữa giá trị hiện tại ròng của tổng các khoản trả nợ (PV) và GDP vượt quá 80% hoặc tỷ lệ giữa giá trị hiện tại ròng của tổng các khoản trả nợ và tổng xuất khẩu lớn hơn 220%. Ngược lại một quốc gia được coi là có khả năng chịu đựng nợ nếu như chính phủ có thể thực hiện được toàn bộ các nghĩa vụ trả nợ quá hạn trong một thời gian dài, nếu như các khoản nợ đến hạn chiếm tối đa từ 20-25% xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. 16
- Bên cạnh việc xem xét các khoản nợ theo chủng loại và thời hạn của các công cụ nhận nợ, vì thế cũng nên phân tích xu hướng thay đ ổi theo khu v ực các tổ chức. Cụ thể là khu vực chính phủ và tư nhân bởi vì những khu vực này chịu ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau. Các luồng thay đổi của khu vực chính phủ chủ yếu được quy định bởi nhu cầu của ngân sách nhà nước. Ngược lại, các luồng thay đổi trong khu vực tư nhân lại tuỳ thuộc vào mức sinh lời của tài sản trong và ngoài nước. Nhiều nước đang phát triển sử dụng các luồng vốn vào trong tài khoản tài chính để hỗ trợ bù đắp cho mức thâm hụt cán cân vãng lai do nhập khẩu và t ốc độ phát triển kinh tế tăng lên, hoặc tăng tài sản dự trữ. Mặc dù có nhiều lợi ích như vậy, nhưng những thay đổi đột ngột của số vốn rất lớn này cũng gây ra nhiều lo lắng cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô. Luồng vốn có 4 vấn đề cần quan tâm chủ yếu sau đây: + Các luồng vốn chảy vào có thể chỉ mang tính tạm thời, và do vậy có thể được rót ra rất nhanh. + Các luồng chảy vào này có thể kích thích tăng cung tiền và làm tăng mức lạm phát trong nước nếu như ngân hàng trung ương can thiệp vào thụ trường ngoại hối để mua ngoại tệ cung ứng dư thừa. Những hậu quả gây lạm phát như vậy có thể tránh được nếu như hoạt động can thiệp này mang tính chất có khả năng triệt tiêu hiệu ứng tăng cung tiền. + Nếu ngân hàng trung ương không can thiệp thì luồng vốn chảy vào có thể làm cho giá của đồng bản tệ tăng lên. + Các luồng chảy vào có thể đảm bảo cho hiện tượng tiêu dùng tăng tạm thời và điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu đ ể trả số nợ tích luỹ. Từ đó, đưa ra những nghiên cứu sử dụng chúng một cách hiệu quả. Ví dụ: nguồn vốn ODA nên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo tiền đề cho luồng FDI chảy vào trong nước. 17
- D. Phân tích tài khoản dự trữ và tài trợ: Trước đây, tổng tài sản dự trữ được coi là nguồn bù đắp chủ yếu cho thiếu hụt cán cân thanh toán và hỗ trợ cho chính sách tỷ giá cố định. Ngày nay, trong điều kiện chế độ tỷ giá thả nổi và xu hướng toàn cầu hoá trở nên phổ biến, nhiều hình thức bù đắp khác đã được áp dụng (ví dụ: vay nước ngoài). Vì thế, sự thay đổi trong tài sản dự trữ không phải lúc nào cũng phản ánh đ ộ lớn trạng thái mất cân bằng của cán cân thanh toán. - Công thức tính tài sản dự trữ ròng: Tài sản dự trữ ròng = Tổng tài sản dự trữ - Các khoản nợ ngoại tệ của hệ thống ngân hàng Về nguyên tắc, mức dự trữ cần thiết được đánh giá trên cơ sở tổng trị giá hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu dự kiến hoặc khả năng dễ bị tổn thương về tài chính. Nhưng dù sử dụng chỉ số nào thì mức dự trữ cần thiết cũng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ tỷ giá hối đoái. Thông thường, một quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định cần nhiều dự trữ hơn so với một quốc gia theo chế độ tỷ giá thả nổi với chế độ tỷ giá thả nổi, mức dự trữ cần thiết chỉ để cải thiện những biến động xấu do tỷ giá gây ra. Ngoài ra, về cơ bản thì mức độ tin cậy của các chính sách kinh tế và lòng tin của thị trường vào các chính sách này là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ dự trữ cần thiết. Theo thông lệ quốc tế, dự trữ ngoại tệ thường được tính theo tháng nhập khẩu. Chỉ số này đo lường tổng tài sản dự trữ ngoại tệ của một nước so với giá trị nhập khẩu hàng tháng. II. Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam 2.1 Giai đoạn 2005-2007 2.1.1. Cán cân vãng lai 2.1.1.1. Cán cân thương mại 18
- Đơn vị: Triệu USD Năm 2005 2006 2007 XK 32.447 39.826 48.561 NK 34.886 42.602 58.921 TB = XK - NK -2.439 -2.776 -10.360 % so với GDP -4,6 -4,6 -14,5 Năm 2005, 2006 mức thâm hụt cán cân thương mại tuy có giảm so với những năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Đặc biệt trong năm 2007, cán cân thương mại thâm hụt ở mức kỷ lục cao lên tới 10.360 triệu USD, chủ yếu do cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng của xuất khẩu nhỏ hơn tốc độ tăng của nhập khẩu nên gây ra thâm hụt tăng một cách đột biến. 2.1.1.2. Cán cân dịch vụ (Se) Đối với nhiều nước phát triển thì cán cân dịch vụ là một phần quan trọng trong cán cân vãng lai nói riêng và cán cân thanh toán quốc tế nói chung, tuy nhiên đối với Việt Nam thì cán cân dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cán cân vãng lai cũng như toàn bộ cán cân thanh toán. Đơn vị: Triệu USD Năm 2005 2006 2007 Se -219 -8 -894 Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy quy mô xuất khẩu của Việt Nam nói chung còn rất nhỏ. Xét trên khía cạnh về tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch của xuất khẩu nói chung (bao gồm cả hàng hóa dịch vụ) thì tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ vừa nhỏ lại vừa có xu hướng giảm đi, nguyên nhân chính là do sức cạnh tranh của ngành dịch vụ nước ta trên thị tr ường thế giới còn chưa cao, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ luôn thấp, còn thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu hàng hóa. 19
- Mặt khác, cơ cấu xuất khẩu dịch vụ còn một số điểm bất hợp lí và chuyển dịch chậm. Dịch vụ du lịch (xuất khẩu tại chỗ) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (55,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) nhưng tốc độ tăng còn thấp và “mật độ” khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, ở Châu Á và trên thế giới. Ngoài du lịch, một số dịch vụ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, như dịch vụ bảo hiểm, chỉ chiếm 1,1%, dịch vụ bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng 1,7%, dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5,5%. 2.1.1.3. Cán cân thu nhập (Ic) Theo IMF cán cân thu nhập bao gồm cả các khoản thu nhập của người lao động (là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại) và các khoản thu nhập đầu tư (là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư tr ực tiếp, lãi t ừ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú). Tuy nhiên, trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam công bố cũng như của Ngân hàng thế giới và IMF thì hạng mục này chỉ bao gồm thu nhập đầu tư do thiếu dữ liệu của người thu nhập lao động. Do vậy trong phạm vi bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi cũng chỉ xin đề cập tới các khoản thu nhập về đầu tư trong cán cân thu nhập của Việt Nam. Đơn vị: Triệu USD Năm 2005 2006 2007 Ic -1.219 -1.429 -2.168 Thu 364 668 1093 Chi 1.583 2.097 3.261 Phần thu từ đầu tư của Việt Nam thì chủ yếu là tiền lãi của các khoản tiền gửi của người cư trú Việt Nam ở các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp cải thiện khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Vinamilk
93 p | 397 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Ánh Dương
70 p | 178 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dầu khí An Pha
96 p | 121 | 29
-
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng mô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp với khả năng chịu lỗi
108 p | 111 | 26
-
Luận văn : XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH BẰNG KỸ THUẬT MULTIPLEX PCR TRÊN BA GIỐNG BÒ part 3
10 p | 237 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Nghiên cứu khả năng nhân giống khoai mỡ bằng phương pháp cắt lát củ giống tại Thừa Thiên Huế"
10 p | 111 | 17
-
BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH SẢN XUẤT BỘT DINH DƯỠNG TRẺ EM BỔ SUNG PROTEIN, CANXI VÀ KẼM TỪ THỊT VÀ XƯƠNG CON CÓC "
7 p | 172 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần đầu tư Dịch vụ tổng hợp Thành Nam
87 p | 80 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tài chính tài tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí Hà Nội
89 p | 79 | 15
-
Chuyên đề nghiên cứu khoa học: Vai trò của siêu âm tim thai
32 p | 90 | 12
-
Quan điểm vì dân trong Chủ nghĩa Mac - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh - 3
7 p | 95 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Gia Lộc Tài
88 p | 60 | 9
-
Cty Kinh Đô với việc hòan thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tài chính - 9
8 p | 64 | 7
-
Luận án tiến sĩ Y học: Đánh giá thực trạng và hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tuyến xã ở 3 tỉnh Miền Trung
223 p | 30 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
25 p | 9 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn