intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề môn Vật lí lớp 9: Dòng điện xoay chiều, truyền tải điện năng đi xa, máy biến thế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Chuyên đề môn Vật lí lớp 9: Dòng điện xoay chiều, truyền tải điện năng đi xa, máy biến thế" nhằm phát huy tích cực và tiềm năng sáng tạo của giáo viên và học sinh trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Vật lí. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề môn Vật lí lớp 9: Dòng điện xoay chiều, truyền tải điện năng đi xa, máy biến thế

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS PHÚ XUÂN *******@******* CHUYÊN ĐỀ: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU, TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA, MÁY BIẾN THẾ MÔN VẬT LÍ 9 Giáo viên:HOÀNG THỊ HỒNG HẠNH Tổ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
  2. Năm học: 2021­2022 PHÒNG GD­ĐT HUYỆN BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS PHÚ XUÂN CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN VẬT LÍ . NĂM HỌC 2021 ­ 2022 I.Thông tin cơ bản ­ Tác giả: Hoàng Thị Hồng Hạnh­ Trường THCS Phú Xuân ­ Tên chuyên đề:Dòng điện xoay chiều ­ Truyền tải điện năng đi xa – Máy  biến thế. ­ Đối tượng học sinh lớp 9  ­ Dự kiến số tiết dạy 6 tiết II. Thực trạng Chất lượng thi tuyển sinh vào 10 của trường THCS Phú Xuân năm học 2020­ 2021: (Môn Vật lí năm học 2020­2021 không thi vào 10) Năm  Số  Điểm  Điểm  Điểm  Điểm thi ≥5 theo  học lượng  thi ≤  thi 
  3. giảm(­) III. Nội dung chuyên đề: NỘI DUNG 1:  Hiện tượng cảm  ứng điện từ, điều kiện xuất hiện dòng  điện cảm  ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều, các tác  dụng của dòng điện xoay chiều. 1. Hệ thống kiến thức cơ bản 1.1. Hiện tượng cảm ứng điện từ ­ Có nhiều cách dùng nam châm để  tạo ra dòng điện trong một cuộn dây  dẫn kín. Dòng điện được tạo ra theo cách đó gọi là dòng điện cảm ứng. ­ Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm  ứng gọi là hiện tượng cảm  ứng   điện từ. ­ Cấu tạo của đi na mô xe đạp gồm 2 bộ  phận chính là cuộn dây cuốn  quanh lõi sắt non và nam châm ­ Hoạt động của đi na mô: khi nam châm trong cuộn dây quay đèn sáng. 1.2.Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín: ­ Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm  ứng trong cuộn dây dẫn kín là số  đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên. 1.3. Dòng điện xoay chiều: ­ Dòng điện có chiều luân phiên thay đổi gọi là dòng  điện xoay chiều. ­ Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức  từ  xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc  ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
  4. ­ Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ  trường của nam châm hay cho  nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây có thể  xuất hiện dòng  điện cảm ứng xoay chiều. 1.4. Máy phát điện xoay chiều:  ­  Để  tạo ra dòng  điện xoay chiều  người ta dùng máy phát  điện xoay  chiều. ­ Một máy phát điện xoay chiều có hai bộ  phận chính là nam châm và   cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ  phận đứng yên gọi là stato, bộ  phận còn lại   quay gọi là rôto. 1.5. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều ­ Đo dòng điện và hiệu điện thế   xoay chiều  ­ Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang va từ. ­ Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. ­ Dùng ampe kế hoặc vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo các  giá trị hiệu dụng của cường độ  và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế  và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt. 2. Phương pháp cơ bản: 2.1. Cách kiểm tra sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng trong khung dây dẫn kín ­ Sử dụng ampe kế nhạy, điện kế để nhận biết ­ Mắc bóng đèn có công suất rất nhỏ vào hai đầu cuộn dây dẫn. ­ Sử dụng tác dụng từ (dùng nam châm thử) của dòng điện để kiểm tra 2.2 Cách giải thích sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng ­ Dựa vào điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng: + Khi mạch điện kín hay một phần mạch điện kín chuyển động trong từ  trường và cắt các đường sức từ. + Khi mạch điện kín không chuyển động trong từ trường nhưng từ trường  xuyên qua mạch điện đó là từ trường biến đổi theo thời gian. 2.3 Cách xác định chiều của dòng điện cảm ứng. ­ Khi số  đường sức từ  xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng   điện cảm ứng trong cuộn dây phải có chiều sao cho đường sức từ của nó sinh ra  ngược với chiều của đường sức từ ban đầu. ­ Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm thì dòng   điện cảm ứng trong cuộn dây phải có chiều sao cho đường sức từ của nó sinh ra  cùng với chiều của đường sức từ ban đầu. 2.4 Giải thích các tác dụng của dòng điện xoay chiều: ­ Tác dụng nhiệt: Khi có dòng điện xoay chiều chạy qua vật dẫn,nó sẽ  làm cho vật dẫn nóng lên.  ­ Tác dụng phát quang: Khi có dòng điện xoay chiều chạy qua vật dẫn  (dây tóc bóng đèn), nó sẽ làm cho vật dẫn đó nóng tới nhiệt độ cao rồi phát sáng. ­ Tác dụng từ: Dòng điện xoay chiều tác dụng lên nam châm, khi dòng  điện đổi chiều thì lực từ tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều. * Cách nhận biết dụng cụ đo dòng điện xoay chiều: ­ Trên ampe kế có chữ A và kí hiệu dấu  “  ”     ͂
  5. ­ Trên vôn  kế có chữ V và kí hiệu dấu  “  ”     ͂ * cách đo cường độ dòng điện xoay chiều:  ­ Lựa chọn ampe kế  có giới hạn đo phù hợp với giá trị   ước lượng của   dòng điện cần đo. ­ Điều chỉnh Ampe kế trước khi đo. ­ Mắc ampe kế nối tiếp vào đoạn mạch cần đo. ­ Số chỉ trên ampe kế ( của kim chỉ thị) chính là giá trị cường độ dòng điện  trong mạch.  * cách đo hiệu điện thế xoay chiều:  ­ Lựa chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị ước lượng của hiệu  điện thế cần đo. ­ Điều chỉnh vôn kế trước khi đo. ­ Mắc vôn kế song song vào đoạn mạch cần đo. ­ Số  chỉ  trên vôn kế  ( của kim chỉ  thị) chính là giá trị  hiệu điện thế  giữa   hai đầu đoạn mạch.  3. Bài tập minh họa VD 1: minh họa:Hai  ống dây được bố  trí như  hình vẽ. Cuộn dây 1 được  nối với điện kế G, cuộn 2 nối với nguồn. Trong những trường hợp nào sau đây  kim điện kế G không bị lệch ? A. Đưa ống dây (2) lại gần ống dây (1). B. Đưa ống dây (2) ra xa ống dây (1). C. Đưa ống dây (1) lại gần ống dây (2). D. Để ống (1) và (2) đứng yên  HD: D VD 2: Cho một nam châm thẳng và một ống dây kín. Làm thế nào để  có   dòng điện cảm ứng xuất hiện trong ống dây? HD Để  làm xuất hiện dòng điện cảm  ứng trong  ống dây thì ta làm cho nam   châm và ống dây chuyển động tương đối với nhau. Có thể  là đưa nam châm ra  xa rồi lại vào gần cuộn dây hoặc đặt nam châm gần cuộn dây rồi quay thanh  nam châm.
  6. VD 3: Làm cách nào để có thể đảo chiều dòng điện cảm ứng trong cuộn  dây dẫn kín? HD Để đảo chiều dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín thì ta phải làm cho   số  đường sức từ  qua tiết diện cuộn dây luôn phiên tăng giảm. Đang tăng thì  chuyển sang giảm hoặc ngược lại VD 4:  Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn  điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động  đó là tác dụng A. Cơ                      B. Nhiệt                     C. Điện    D. Từ HD Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng từ  Đáp án D VD 5: Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện  một chiều và dòng điện xoay chiều? A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả  năng trực  tiếp nạp điện cho acquy. B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa ra nhiệt khi  chạy qua một dây dẫn. C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả  năng làm  phát quang bóng đèn. D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường. HD Không thể  trực tiếp nạp  điện cho  ắc quy bằng dòng điện xoay chiều   được mà phải dùng chỉnh lưu Đáp án A 4.Bài tập vận dụng Câu 1: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm những bộ phận chính nào? A. Nam châm và cuộn dây dẫn. B. Điện tích và cuộn dây dẫn. C. Nam châm và điện tích. D. Nam châm điện và điện tích. Câu 2: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện? A. Nam châm vĩnh cửu. B. Nam châm điện. C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu . D. Không có loại nam châm nào cả. Câu 3: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng? A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn. B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn. C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
  7. Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng  điện từ? A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động  trong từ trường. B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với  đinamô xe đạp đang quay. C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện   khác đang thay đổi. D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai  cực của bình acquy. Câu 5:Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện? A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín. B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín. C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu. Câu 6: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì? A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm. B.  Dòng  điện  xuất  hiện  trong  cuộn dây  đặt  trong  từ  trường  của  nam  châm. C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ  trường  của nam châm. D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm. Câu 7: Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp? A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy. B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô. C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây. D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường. Câu 8: Trong hình dưới đây, thanh nam châm chuyển động như  thế  nào  thì không tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây? A. Chuyển động từ ngoài vào trong ống dây. B. Quay quanh trục AB. C. Quay quanh trục CD. D. Quay quanh trục PQ. Câu 9: Trên hình sau, khi cho khung dây quay quanh trục PQ thì trong  khung dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng hay không?
  8. A. Có B. Không C. Dòng điện cảm ứng ngày càng tăng D. Xuất hiện sau đó tắt ngay Câu 10: Dùng những dụng cụ nào sau đây ta có thể làm thí nghiệm cho ta   dòng điện cảm ứng liên tục? A. Một nam châm và một ống dây dẫn kín. B. Một nam châm, một ampe kế và một vôn kế. C. Một ống dây dẫn kín, một nam châm và một bộ phận làm cho cuộn dây   dẫn hoặc nam châm quay liên tục. D. Một ống dây dẫn kín, một ampe kế và một bộ phận làm cho cuộn dây  dẫn hoặc nam châm quay liên tục. Câu 11: Dòng điện xoay chiều là: A. dòng điện luân phiên đổi chiều. B. dòng điện không đổi. C. dòng điện có chiều từ trái qua phải. D. dòng điện có một chiều cố định. Câu 12: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi: A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên. B. số  đường sức từ  xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà   chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng. C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi. D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi. Câu 13: Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi  máy làm việc? A. Luôn đứng yên. B. Chuyển động đi lại như con thoi. C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều. D. Luân phiên đổi chiều quay. Câu 14: Máy phát điện xoay chiều biến đổi: A. Cơ năng thành điện năng B. Điện năng thành cơ năng C. Cơ năng thành nhiệt năng D. Nhiệt năng thành cơ năng Câu 15: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?
  9. A. Máy thu thanh dùng pin. B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V. C. Tủ lạnh. D. Ấm đun nước. Câu 16: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một  chiều lẫn dòng điện xoay chiều? A. Đèn điện B. Máy sấy tóc C. Tủ lạnh D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin Câu 17: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua   trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có   xuất hiện dòng điện cảm  ứng. Người ta sử  dụng tác dụng nào của dòng điện  xoay chiều? A. Tác dụng cơ B. Tác dụng nhiệt C. Tác dụng quang D. Tác dụng từ Câu 18: Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với kim nam   châm khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện? A. Kim nam châm vẫn đứng yên B. Kim nam châm quay một góc 900 C. Kim nam châm quay góc 3600 D. Kim nam châm bị đẩy ra. Câu 19: Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt   khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện? A. Đinh sắt vẫn bị hút như trước. B. Đinh sắt quay một góc 900. C. Đinh sắt quay ngược lại. D. Đinh sắt bị đẩy ra.
  10. Câu 20: Đặt một khung dây kín hình chữ nhật ABCD trong từ trường đều  như hình vẽ. Nếu từ từ bóp méo khung dây thì có xuất hiện dòng điện cảm ứng   không? Vì sao? 5. Hướng dẫn trả lời­ Đáp án Câu 1:  Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm các bộ phận chính nam châm và cuộn  dây dẫn  Đáp án  A Câu 2: Ta có thể dùng nam châm điện cũng như nam châm vĩnh cửu để tạo ra  dòng điện  Đáp án C Câu 3: Cách làm nào có thể tạo ra dòng điện cảm ứng: Đưa một cực của  nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín vì khi đó từ trường của nam   châm thay đổi về cường độ và độ lớn đường sức từ tác dụng lên vòng dây dẫn  kín tại ra dòng điện cảm ứng trong vòng dây Đáp án D Câu 4: Khi số lượng đường sức từ  xuyên qua cuộn dây dẫn kín thay đổi  (biến thiên) thì trong cuộn dây sẽ  xuất hiện dòng điện cảm  ứng. Hiện tượng   làm xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ  Đáp án D Câu 5:  Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong  cuộn dây xuất hiện dòng điện. Ngược lại nếu số  lượng đường sức từ  qua tiết   diện dây không đổi thì sẽ không xuất hiện dòng điện cảm ứng Đáp án B Câu 6: Trong hiện tượng cảm  ứng điện từ  ta nhận biết được dòng điện xuất  hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm  Đáp án C Câu 7: 
  11. Cách để  tạo ra được dòng điện cảm  ứng trong đinamô xe đạp: Làm cho  nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây khi đó nam châm quay các đường  sức từ thay đổi tác dụng lực từ lên vòng dây dẫn kín tạo ra dòng điện cảm ứng  Đáp án C Câu 8: Quay nam châm quanh trục PQ sẽ không làm biến thiên số  đường sức từ  trong cuộn dây ⇒ không tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây Đáp án D Câu 9: Khi cho khung dây quay quanh trục PQ thì trong khung dây không xuất   hiện dòng điện cảm  ứng vì số  đường sức từ  xuyên qua khung dây không biến   thiên Đáp án B Câu 10: Để có dòng điện cảm ứng liên tục ⇒ Cần có sự biến đổi số đường sức từ  xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục ⇒ Các dụng cụ có thể làm thí nghiệm cho  ta dòng điện cảm ứng liên tục là một ống dây dẫn kín, một nam châm và một bộ  phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục  Đáp án C Câu 11: Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều Đáp án A Câu 12: Dòng điện cảm  ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số  đường sức từ  xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang  giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng Đáp án B Câu 13:  Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động luôn quay tròn quanh một   trục theo một chiều khi máy làm việc Đáp án C Câu 14:  Máy phát điện xoay chiều biến đổi cơ  năng thành điện năng vì khi cho  nam châm (hoặc cuộn dây) quay thì ta lại thu được dòng điện xoay chiều trong   các máy trên khi nối hai cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện Đáp án A Câu 15: Đáp án A Câu 16: Đèn điện có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện  xoay chiều  Đáp án A Câu 17:
  12. Người ta sử dụng tác dụng từ của dòng điện xoay chiều Đáp án D Câu 18: Kim nam châm bị  đẩy ra khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm  điện  Đáp án D Câu 19: Đinh sắt vẫn bị  hút như  trước khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam  châm điện  Đáp án A Câu 20 : Có xuất hiện dòng điện cảm ứng Vì khi bóp méo khung dây thì tiết diện khung dây thay đổi dẫn đến số  đường sức từ qua tiết diện khung dây cũng thay đổi và xuất hiện dòng điện cảm   ứng NỘI DUNG2: ­ Tính công suất hao phí khi truyền tải điện đi xa, cách làm  giảm hao phí điện năng, độ giảm thế. 1. Hệ thống kiến thức cơ bản Truyền tải điện năng đi xa: ­ Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện  năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây. ­ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ  lệ  nghịch với   bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. P hp =  Với P là công suất dòng điện cần truyền tải: P = U.I ­Với một công suất điện cần truyền tải P xác định. Muốn giảm hao phí   trên đường dây truyền tải có hai cách là: + Cách 1: Tăng tiết diện dây dẫn. + Cách 2: Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Cách tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. 2. Phương pháp cơ bản: * Cách giải thích sự hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện. ­ Dựa vào Tác dụng nhiệt của dòng điện; khi dòng điện chạy trong dây  dẫn, nó sẽ  làm cho dây dẫn nóng lên, một phần điện năng đã bị  hao phí do  chuyển hóa thành nhiệt năng tỏa ra môi trường xung quanh. * Cách phân tích các biện pháp để làm giảm hao phí điện năng trên đường  dây truyền tải điện. Sử dụng định luật Jun­Lenxơ:  ­ Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t là:  Q = I².R.t Trong đó : I là cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn R là điện trở của dây dẫn. ­Gọi P, U lần lượt là công suất và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tại  nhà máy phát điện thì cường độ dòng điện I= 
  13. ­ Nhiệt lượng tỏa ra dây dẫn trong thời gian t là: Q= R.  Với P (là công suất của nhà máy) không đổi, muốn giảm Q hao phí thì: + tăng hiệu điện thế U                + hoặc giảm điện trở R, mà điện trở  R =ρ.  Muốn giảm điện trở  R phải tăng tiết diện S, khi tăng tiết diện S sẽ  gặp nhiều khó khăn do chi phí  lớn. 3. Bàì tập minh họa VD 1: Dựa vào công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trong quá  trình truyền tải điện năng, em hãy nêu 2 biện pháp có thể áp dụng để giảm công  suất hao phí khi truyền tải một công suất điện xác định? HD: Từ công thức tính công suất hao phí    Php =  Muốn giảm công suất hao phí thì: ­ Biện pháp thứ nhất: Tăng hiệu điện thế truyền tải ­ Biện pháp thứ hai: giảm điện trở dây dẫn + tăng tiết diện dây dẫn,  + giảm chiều dài (với những khoảng cahs xác định giảm chiều dài là rất  khó) + dùng vật liệu dẫn điện tốt (Các vật liệu thường dùng có ) (Thông thường để giảm điện trở chỉ có khả năng tăng tiết diện dây dẫn) VD2 : Đường dây tải điện từ  nhà máy thủy điện đến nơi tiêu thụ  dài  120km. Dây dẫn được làm bằng đồng, cứ  1km có R = 0,4Ω. Người ta đo được   cường độ  dòng điện trên dây dẫn là 200A. Tính công suất hao phí trên đường  dây? HD: Điện trở dây dẫn là: 120.0,4 = 48 (Ω) Công suất hao phí trên đường dây là: Php = R.I2 = 48.2002 = 1920000 (W) Đs: 1920000W VD 3: Người ta cần truyền một công suất điện 100kW dưới một hiệu  điện thế hiệu dụng 5kV đi xa. Trong quá trình truyền tải người ta đo được công  suất hao phí trên đường dây là 10kW. Điện trở của dây dẫn là bao nhiêu? HD:Đổi 100kW = 100000W; 10kW = 10000W; 5kV = 5000V Từ công thức: Php = → R =  Điện trở của dây dẫn là: R =  =  VD 4 : Người ta cần truyền tải điện năng từ  nhà máy điện đến khu dân   cư. Ban đầu công suất điện là 100kW, nhưng sau đó do nhu cầu cần sử  dụng   nên công suất điện truyền đi tăng lên thành 200kW. Hao phí do trong quá trình  truyền tải thay đổi như thế nào? A. Tăng lên 2 lần B. Tăng lên 4 lần C. Giảm đi 2 lần D. Giảm đi 4 lần Đáp án: B
  14. Dựa vào công thức tính công suất hao phí: Php =  Ta thấy khi công suất truyền tải tăng lên 2 lần thì hao phí truyền tải tăng  lên 4 lần 4. Bài tập vận dụng Câu 1: Để  truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện  được rút ngắn đi hai lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ: A. Giảm 2 lần B. Tăng 2 lần C. Giảm 4 lần D. Tăng 4 lần Câu 2: Khi truyền đi cùng một công suất điện đi xa, muốn giảm công  suất hao phí vì toả nhiệt, người ta hay dùng cách nào trong các cách dưới đây? A. Giảm điện trở của đường dây B. Giảm hiệu điện thế truyền tải C. Tăng hiệu điện thế truyền tải D. Tăng điện trở của đường dây Câu 3: Để  truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện  tăng lên hai lần, công suất điện tăng lên 2 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt   sẽ: A. Tăng lên 2 lần B. Tăng lên 4 lần C. Tăng lên 8 lần D. Tăng lên 16 lần Câu 4: Tại sao biện pháp giảm điện trở  của đường dây tải điện lại tốn   kém? A. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải   dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây   tốn kém. B. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải   dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây   tốn kém. C. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải  dùng dây có kích thước nhỏ  dẫn đến trụ  cột chống đỡ  dây cũng phải lớn nên  gây tốn kém. D. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải   dùng dây có kích thước nhỏ  dẫn đến trụ  cột chống đỡ  dây cũng phải nhỏ  nên   gây tốn kém. Câu 5: Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới  một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi  một nửa thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng lên hai lần. B. Tăng lên bốn lần.
  15. C. Giảm đi hai lần. D. Giảm đi bốn lần. Câu 6: Người ta truyền tải dòng điện xoay chiều từ  trạm phát điện cách   nơi tiêu thu 15km bằng dây dẫn kim loại có điên trở suất p = 4.10 ­7 Ωm, tiết diện  0,5cm2. Điện áp và công suất  ở  trạm là 10kV và 600kW. Tính công suất tỏa   nhiệt trên đường dây trong quá trình truyền tải điện năng. Câu 7: Người ta cần truyền một công suất 5MW từ nhà máy điện đến nơi   tiêu thụ  cách nhau 40km. Hiệu điện thế  hiệu tại nhà máy điện là U =100kV.  Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây và công suất điện tại nơi   tiêu thụ? Biết điện trở  suất của dây tải điện là 1.10­8Ωm, dây có tiết diện là  0,5cm2 Câu 8: Người ta truyền tải một công suất điện P bằng một đường dây  dẫn có điện trở  5Ω  thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5  kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10 kV. Công suất điện P bằng: A.100000 W     B. 20000 kW             C. 30000 kW   D. 80000 kW Câu 9: Có hai đường dây tải điện tải đi cùng một công suất điện với dây   dẫn cùng tiết diện, làm cùng bằng một chất. Đường dây thứ  nhất có chiều dài  100 km và hiệu điện thế   ở  hai đầu dây là 100 000kV. Đường dây thứ  hai có   chiều dài 200 km và hiệu điện thế 200000 kV. So sánh công suất hao phí vì toả  nhiệt Php1 và Php2 của hai đường dây? Câu 10: a) Tính công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây tải trong hai  trường hợp: ­ Hiệu điện thế hai đầu đường dây tải điện là 500V. ­ Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 50kV b) Hãy nhận xét kết quả 2 trường hợp trên Biết công suất điện của nhà máy là 55 kW, khoảng cách từ  nơi sản xuất   đến nơi tiêu thụ là 100 km, dây dẫn có điện trở tổng cộng là 60 Ω 5.Hướng dẫn trả lời­ Đáp án Câu 1:  Đáp án A Khi đường dây truyền tải được rút ngắn đi 2 lần thì điện trở  dây dẫn   cũng giảm đi 2 lần. (R =ρ)  Dựa vào công thức tính công suất hao phí:  Php =   hao phí tỏa nhiệt trên đường dây truyền tải cũng giảm đi lần. Câu 2: Đáp án C  Để giảm hao phí do tỏa nhiệt khi truyền tải điện năng đi xa thì tăng hiệu  điện thế  truyền tải là cách đơn giản và hiệu quả  nhất. Vì vậy khi muốn giảm   hao phí truyền tải thì người ta hay sử dụng cách này Câu 3:  Đáp án C Dựa vào công thức tính công suất hao phí: Php = 
  16.  khi công suất truyền tải tăng lên 2, điện trở dây dẫn tăng lên 2 lần lần thì   hao phí truyền tải tăng lên 8 lần Câu 4: Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng  dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ  dây cũng phải lớn nên gây tốn   kém  Đáp án A Câu 5: Điện trở: R =ρ Tiết diện dây dẫn tròn là: S = (d: là đường kính của tiết diện dây dẫn). Do đường kính giảm đi một nửa nên tiết diện giảm đi 4 lần (S tỉ lệ thuận   với d2). S giảm đi 4 lần nên điện trở R tăng 4 lần (S tỉ lệ nghịch với điện trở). R   tăng 4 lần nên công suất hao phí tăng 4 lần (do Php tỉ lệ thuận với điện trở R) Đáp án B Câu 6: Đổi 15km = 15000m; 10kV = 10000V; 600kW = 600000W; 0,5cm2 = 0,5.10­ 4 2 m Điện trở toàn dây dẫn là: R =ρ = Ω) Công suất tỏa nhiệt trên đường dây là: Php =  Đs: 432000W Câu 7:  Đổi  5MW = 5000000W; 40km = 40000m; 100kV = 100000V; 0,5cm 2 =  0,5.10­4m2 Điện trở toàn dây dẫn là:  = 8(Ω) Công suất tỏa nhiệt trên đường dây là: Php =  Công suất điện tại nơi tiêu thụ là Pci = P – Php = 5000000 ­20000 = 4980000(W) Đs: 20000W; 4980000W Câu 8: Php = → P=  Câu 9:  Đáp án A HD Do hai dây dẫn cùng làm bằng một chất liệu, cùng một công suất truyền  tải và cùng một tiết diện nên p, P, S của hai dây bằng nhau. Theo bài ra ta có:  = 2.; U2 = 2.U1 Công suất hao phí ở đường dây 1; 2 lần lượt là: Php1 =  Php2 = 
  17. Như vậy ta có Php1 = 2. Php2 Câu 10: HD a) Cường độ dòng điện: I1 =  I2 =  ­ Công suất hao phí: Php1= R= 1102. 60= 726000 (W) ­ Php2= R= 1,12. 60= 72,6 (W) b) Nhận xét Ta thấy thì tức là hiệu điện thế tăng lên n lần thì công suất  hao phí giảm đi n2 lần NỘI DUNG 3:  Bài tập về máy biến thế, tính số vòng dây và hiệu điện thế  ở 2 đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp. 1. Hệ thống kiến thức cơ bản a) Cấu tạo của máy biến thế Bộ phận chính của máy biến thế gồm: ­ Hai cuộn dây dẫn có số  vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau. Cuộn  dây đưa điện vào máy biến thế gọi là cuộn sơ cấp, cuộn dây lấy hiệu điện thế  ra sử dụng gọi là cuộn thứ cấp. ­ Một lõi sắt hay thép có pha Silic gồm nhiều lá mỏng ghép cách điện với   nhau. b) Cơ chế hoạt động của máy biến thế Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ  cấp của máy biến thế  một hiệu điện thế  xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều. I. Hình  ảnh minh họa lắp đặt máy biến thế  trên đường dây truyền tải điện   năng.
  18. ­ Tỉ số giữa hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng  tỉ số giữa số số vòng của các cuộn dây tương ứng.           + Nếu k >1 tức n 1  > n2thì U1> U2   được gọi là máy hạ  thế, máy hạ  thế  thường   đặt   ở   nơi   tiêu   thụ   điện.         + Nếu k  U2) thì số vòng dây cuộn  thứ cấp ít hơn số vòng dây cuộn sơ cấp (n1 > n2). * Tính hiệu điện thế  ở hai đầu cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp của máy biến   thế Từ công thức =  suy ra   U1 =  ;   U2 = 
  19. *Tính số  vòng dây của cuộn sơ  cấp và thứ  cấp sao cho phù hợp với yêu  cầu của máy biến thế. 3.Bài tập minh họa VD 1: Mắc vôn kế  vào hai đầu cuộn thứ  cấp của một máy biến thế  thì   thấy vôn kế chỉ 9V. Biết hiệu điện thế của hai đầu cuộn sơ cấp là 360V. Hỏi: a) Biến thế nói trên là biến thế tăng hay giảm thế? b) Biết cuộn thứ cấp có 42 vòng. Tính số vòng dây ở cuộn sơ cấp. HD a) Ta có U2 = 9V, U1 = 360V => U1 > U2 => Máy biến thế có tác dụng giảm thế b) Ta có:  vậy số vòng dây trên cuộn sơ cấp là 1680 vòng VD 2: Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp 500 vòng, cuộn thứ cấp 25000   vòng. Hiệu điện thế đặt vào hai cuộn sơ cấp là 5000V. Tính hiệu điện thế ở hai   đầu cuộn thứ cấp? HD U1 = 5000 V n1 = 500 vòng n2 = 25000 vòng Ta có:= 250kV Đáp số: 250kV VD 3: Một máy biến thế gồm có 2 cuộn dây: cuộn thứ nhất có 5000 vòng,  cuộn thứ hai 30000 vòng. Máy biến thế đựơc đặt và sử  dụng tại nhà máy phát  điện. Cuộn dây nào của máy biến thế là cuộn sơ cấp? vì sao? HD ̣ Cuôn th ứ nhất của máy biến thế là cuộn sơ cấp Vì tại nhà máy phát điện, máy biến thế  sử  dụng đê tăng hi ̉ ệu điện thế  ̀ ̉ truyên tai trên đ ường dây lam giam hao phi vi toa nhiêt trên đ ̀ ̉ ́ ̀ ̉ ̣ ường dây. Do đó số  vòng dây của cuộn sơ cấp phải nhỏ hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. 4. Bài tập vận dụng  Câu 1:    Các bộ phận chính của máy biến thế gồm: A. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện. B. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt. C. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu. D. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện. Câu 2: Chọn phát biểu đúng A. Khi một hiệu điện thế  xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ  cấp của  một máy biến thế  thì  ở  cuộn dây thứ  cấp xuất hiện một hiệu điện thế  xoay  chiều. B. Máy biến thế có thể chạy bằng dòng điện một chiều.
  20. C. Không thể dùng dòng điện xoay chiều để chạy máy biến thế mà dùng  dòng điện một chiều để chạy máy biến thế. D. Máy biến thế gồm một cuộn dây và một lõi sắt Câu 3: Chộn phát biểu đúng? Máy biến thế có cuộn dây: A. Đưa điện vào là cuộn sơ cấp. B. Đưa điện vào là cuộn sơ cấp. C. Đưa điện vào là cuộn thứ cấp. D. Lấy điện ra là cuộn sơ cấp. Câu 4: Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu  điện thế xoay chiều thì từ trường trong lõi sắt từ sẽ: A. Luôn giảm B. Luôn tăng C. Biến thiên D. Không biến thiên Câu 5: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240  vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở  hai đầu dây cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu? A. 12   B. 16  C. 18 D. 24 Câu 6: Một máy biến thế có hiệu điện thế cuộn sơ cấp là 220V, số vòng  cuộn sơ cấp là 500 vòng, hiệu điện thế cuộn thứ cấp là 110V. Hỏi số vòng của  cuộn thứ cấp là bao nhiêu vòng? A. 220 vòng  B. 230 vòng C. 240 vòng D. 250 vòng Câu 7: Môt may biên thê co sô vong dây cuôn s ̣ ́ ́ ́ ́ ́ ̀ ̣ ơ  câp và cuôn th ́ ̣ ứ câp l ́ ần   lượt là 1000 vòng và 2000 vòng. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây sơ cấp là  220V. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là: A. 440V            B. 220V                     C. 110V                          D. 1220V Câu 8: Để giảm hao phí truyền tải điện năng, người ta lắp thêm một máy   biến thế  ở nơi phát. Để  nâng hiệu điện thế từ U = 25kV lên đên hi ́ ệu điện thế  U = 500kV, thì phải dùng máy biến thế  có ti s ̉ ố  giữa số  vong dây c ̀ ủa cuộn sơ  cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là A. 20                B. 200                        C. 0,5                                D. 0,05 Câu 9: Cuộn sơ  cấp của một máy biến thế  có N1 = 5000 vòng, cuộn thứ  cấp có N2 = 625 vòng. Nối hai đầu cuộn sơ cấp vào mạng điện có hiệu điện thế  U1 = 220V. a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp. b) Tính dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp nếu nối hai đầu cuộn thứ cấp  với điện trở 137,5 Ω Coi điện năng không bị mất mát Câu 10: Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng,  cuộn thứ cấp là 16000 vòng. Đặt ở đầu đường dây tải điện để truyền đi một  công suất là 1100KW, biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp là 11kV.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2