intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề môn Vật lí lớp 9: Một số định hướng giúp học sinh học tập tốt phần: Mắt - Kính lúp - Phân tích ánh sáng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Chuyên đề môn Vật lí lớp 9: Một số định hướng giúp học sinh học tập tốt phần: Mắt - Kính lúp - Phân tích ánh sáng" sẽ định hướng giúp học sinh lớp 9 biết giải bài tập Mắt – Kính lúp – Phân tích ánh sáng một các đơn giản và khắc phục được tình trạng giải bài tập mò mẫm, không có định hướng, áp dụng công thức máy móc và thậm chí làm nhưng không hiểu dẫn đến làm sai. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề môn Vật lí lớp 9: Một số định hướng giúp học sinh học tập tốt phần: Mắt - Kính lúp - Phân tích ánh sáng

  1. PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN TRƯỜNG TH&THCS TÂN PHONG HỘI THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN SINH VÀO 10 Tên chuyên đề:“Một số định hướng giúp học sinh học tập tốt phần: Mắt; Kính lúp; Phân tích ánh sáng – Vật lí 9”. ­ Tác giả:  Trương Thị Lợi ­ Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Tân Phong – Bình Xuyên ­ Chức vụ: Giáo viên ­ Trình   độ   chuyên  Đại học Sư phạm  môn:
  2. Bình Xuyên, tháng 11 năm 2021 ­ Tác giả chuyên đề: Trương Thị Lợi ­ Chức danh: Giáo viên ­ Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Tân Phong. ­ Tên chuyên đề: Một số định hướng giúp học sinh học tập tốt phần:  Mắt; Kính lúp; Phân tích ánh sáng – Vật lí 9”. ­ Đối tượng áp dụng học sinh lớp 9. Dự kiến số tiết dạy 12 tiết. A. Thực trạng chất lượng giáo dục bộ  môn vật lí 9 của đơn vị  năm học   2021­2022: Qua kết quả  khảo sát đầu năm chỉ  có 47% học sinh khối 9 đạt từ  trung  bình trở lên. Qua bài thi giữa kì I vừa xong có 61% học sinh khối 9 đạt từ  trung   bình trở  lên. Tôi nhận thấy nhiều  em không biết cách học, nhận thức chậm,   không hiểu bài, dần dần mất gốc trở nên chán học tập, sợ học nên kết quả học   tập còn thấp. Từ thực tế đó tôi thấy trách nhiệm của mình cần phải làm gì đó để  giúp đỡ các em học tập tố hơn. Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số những giải pháp  giúp học sinh học tâp tốt hơn phần: Mắt – Kính lúp – Phân tích ánh sáng. B. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các bài tập trong   chuyên đề. Vậy những giải pháp, định hướng giúp học sinh lớp 9 biết giải bài tập  Mắt – Kính lúp – Phân tích ánh sáng một các đơn giản và khắc phục được tình  trạng giải bài tập mò mẫm, không có định hướng, áp dụng công thức máy móc  và thậm chí làm nhưng không hiểu dẫn đến làm sai:  Giải pháp hiệu quả và thực hiện đơn giản và mang tính khả  thi mà tôi đã  và đang thực hiện trong thời gian qua cụ thể như sau:
  3. ­ Kiểm tra, đánh giá các kiến thức, kĩ năng theo chuẩn kiến thức kĩ năng đã  quy định mà học sinh đã học. ­ Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức, phân tích, so sánh,  tổng hợp và khái quát hóa các kiến thức đã học. ­ Củng cố, ôn tập các kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng tối thiểu quy  định giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần giáo  dục kĩ thuật tổng hợp.  ­ Khai hóa tư duy, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học. ­ Giáo dục ý thức, tinh thần tự  lập, kiên trì cũng như  tinh thần vượt khó  trong học tập. C. Các bước giải một bài tập vật lí. Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài. Viết tóm tắt đề bài xem bài cho gì? Cần tìm gì?  ­ Đọc và tìm hiểu kĩ đề bài, tìm hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ, những  đại lượng vật lí, để  tóm tắt chính xác các đại lượng vật lí bằng kí hiệu, các dữ  kiện của đề bài. ­ Đổi đơn vị  (nếu cần). Đổi các đơn vị  trong bài về  cùng một hệ  đơn vị  theo tiêu chuẩn trong hệ SI. Lưu ý:Học sinh thường không để ý và hay quên làm thao tác này. ­ Vẽ  hình minh họa (nếu cần), mô tả  lại tình huống được nêu trong bài  tập và lưu ý nếu hiện tượng có nhiều  đối tượng tham gia hay có nhiều trường   hợp xảy ra. Bước 2: Xác lập mối liên hệ của các dữ kiện xuất phát với cái phải tìm để tìm  phương hướng giải. ­ Phân tích hiện tượng vật lí. ­ Phân tích nội dung để làm sáng tỏ bản chất vật lí. ­ Suy nghĩ để  xác lập mối liên hệ  của các dữ  kiện có liên quan tới công  thức nào của các dữ kiện xuất phát và rút ra các dữ kiện liên quan cần tìm để xác  định phương hướng giải. Bước 3: Lập kế hoạch giải, thực hiện giải.
  4. ­ Lập những công thức có liên quan đến các đại lượng cho biết, đại lượng  cần tìm. ­ Suy nghĩ  những công thức nào có thể dùng để giải. ­ Chọn công thức giải. ­ Chọn cách giải phù hợp. ­  Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức  (chưa vội thay số). ­ Thay số để tìm ra kết quả cuối cùng (Nếu có). Lưu ý:  Trong quá trình thực hiện bước này, có thể  sử  dụng và vận dụng linh   hoạt, kết hợp giữa bước 2 với bước 3 với nhau trong quá trình giải (Tùy theo   yêu cầu cụ thể của từng bài). Bước 4: Kiểm tra, đánh giá, biện luận và kết luận. Để có thể xác nhận kết quả vừa tìm được cần kiểm tra lại việc giải bài tập (bài   toán) vật lý theo một hoặc một số cách như sau: ­ Kiểm tra xem đã trả  lời hết các câu hỏi của yêu cầu bài tập (Bài toán)   chưa. ­ Đã xét hết các trường hợp theo yêu cầu của bài tập (Bài toán) chưa. ­ Kết quả tính được và đơn vị  của kết quả tính được có phù hợp thực tế  không. ­ Tìm cách giải khác cho bài (Nếu có). D. Hệ thống hóa các kiến thức trọng tâm liên quan. Hệ thống hóa các kiến thức trọng tâm theo từng dạng tương ứng với từng   dạng bài tập về Mắt – Kính lúp – Phân tích ánh sáng cụ thể sau: MẮT a) Cấu tạo của mắt: ­ Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh (là một thấu kính  hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm, dễ dàng phồng lên hay dẹt xuống nên  tiêu cự của nó có thể thay đổi được) và màng lưới (còn gọi là võng mạc). b) Điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt:
  5. ­ Điểm xa mắt nhất mà ta có thể  nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là  điểm cực viễn (kí hiệu CV). ­ Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được  (khi đìều tiết tối đa) gọi   là điểm cực cận (kí hiệu CC). c) Mắt cận thị ­ Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ   được những vật ở xa. ­ Để  khắc phục tật cận thị  người ta phải đeo kính cận thị  là thấu kính  phân kì. Kính cận thị thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn (CV) của  mắt. d) Mắt lão ­ Mắt lão là mắt có thể nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ được   những vật ở gần. ­ Để khắc phục tật mắt lão, người mắt lão phải đeo kính lão là thấu kính  hội tụ. KÍNH LÚP ­ Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Người ta dùng kính lúp   để quan sát các vật nhỏ. ­ Số bội giác G = .  1,5x  G 40x   => tiêu cự của kính lúp: 0,625cm f  16,67cm. ­Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu  cự của kính sao. Ảnh của vật qua kính lúp là ảnh ảo lớn hơn vật.  PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG. ­ Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào   mắt ta (trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật. ­ Vật màu nào thì tán xạ  tốt ánh sáng màu đó và tán xạ  kém ánh sáng các  màu khác. ­ Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu. ­ Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu E. Ví dụ minh họa. 
  6. Bài tập 1. Một người đứng cách cột điện 25m để  quan sát thì ảnh của nó hiện  lên trong mắt cao 0,8cm. Nếu coi khoảng cách từ  thể  thủy tinh đến màng lưới  của mắt người đó là 2cm. Vẽ hình và tính: a. Chiều cao của cột điện  b. Tiêu cự của thể thủy tinh lúc đó.  Gợi ý. a. Coi mắt tương tự như máy ảnh ta có: Hình 266.        AB b.  Tiêu cự của thể thủy tinh lúc đó:  Từ hệ quả bài IV.29 ta dùng công thức  +) Sai lầm học sinh hay mắc phải khi làm bài 1 là không biết vận dụng các   bước giải bài tập để làm bài tập.  +)  Ở  bài 1 này sai lầm nghiêm trọng của học sinh không biết dựng  ảnh  của một vật qua mắt +) Nguyên nhân dẫn đến sai lầm là do học sinh không nắm được bản chất  lí thuyết, không nhớ được cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thể thủy tinh +) Biện pháp để khắc phục sai lầm trên là giáo viên giúp cho học sinh học  thuộc lý thuyết đã học, nhớ được cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính  hội tụ  từ  đó suy ra cách dựng  ảnh của một vật tạo bởi thể thủy tinh của mắt.   Đặc biệt giúp các em học sinh nhớ được  bước giải bài tập vật lí để trình bày có  định hướng. Tránh mò mẫm và sai lầm khi trình bày bài giải. Bài tập 2.  Một người mắt bình thường, có khoảng cách từ  thể  thủy tinh đến  màng lưới mắt 2cm, không đổi. Điểm cực cận của mắt là 25cm. Hỏi khi mắt  nhìn một vật  ở tại điểm cực cận đến khi nhìn một vật ở xa thì tiêu cự  của thể  thủy tinh tăng hay giảm, trong khoảng nào? Khi nhìn một vật ở xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy   tinh nằm đúng trên màng lưới, lúc đó tiêu cự của thể thủy tinh là f1=2cm.
  7. ­ Khi nhìn một vật  ở  cách mắt 25cm,  ảnh của vật cũng hiện rõ trên màng  lưới. Từ hệ quả bài IV.29 ta dùng công thức   để tính tiêu cự của thể thủy   tinh: Vậy tiêu cự của thể thủy tinh tăng trong phạm vi từ 1,85cm đến 2cm. ĐS: f tăng từ 1,85cm đến 2cm. +) Sai lầm học sinh hay mắc phải khi làm bài 2 là không biết vận dụng các   bước giải bài tập để làm bài tập.  +)  Ở  bài 2 này sai lầm nghiêm trọng của học sinh không biết dựng  ảnh  của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, từ đó không thể dựng được ảnh của một   vật tạo bởi thể thủy tinh trong con mắt. +) Nguyên nhân dẫn đến sai lầm là do học sinh không nắm được bản chất  lí thuyết, không nhớ được cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thể thủy tinh +) Biện pháp để khắc phục sai lầm trên là giáo viên giúp cho học sinh học  thuộc lý thuyết đã học, nhớ được cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính  hội tụ  từ  đó suy ra cách dựng  ảnh của một vật tạo bởi thể thủy tinh của mắt.   Đặc biệt giúp các em học sinh nhớ được  bước giải bài tập vật lí để trình bày có  định hướng. Tránh mò mẫm và sai lầm khi trình bày bài giải. MỘT SỐ VÍ DỤ KHÁC C7­SGK: Chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ  ta được ánh sáng  đỏ. Ta có thể coi như tấm lọc màu đỏ có tác dụng tách chùm sáng đỏ khỏi chùm  sáng trắng. Nếu thay tấm lọc màu đỏ bằng tấm lọc màu xanh thì ta lại được ánh  sáng xanh. Cứ  như  thế  cho các tấm lọc màu khác, ta sẽ  biết được trong chùm  sáng trắng có những ánh sáng nào. Đây cũng là cách phân tích ánh sáng trắng­Tuy  nhiên cách này mất thời gian. C8­SGK: Phần nước nằm giữa mặt gương và mặt nước tạo thành một  lăng kính bằng nước. Xét một dải sáng trắng hẹp phát ra từ  mép của vạch đen  trên trán, chiếu đến mặt nước. Dải sáng này khúc xạ  vào nước, phản xạ  trên   gương, trở  lại mặt nước, lại khúc xạ  ra ngoài không khí và đi vào mắt người  quan sát. Dải sáng này coi như đi qua lăng kính nước nói trên, nên nó bị phân tích  
  8. ra thành nhiều dải sáng màu sắc như cầu vồng. Do đó khi nhìn vào phần gương   ở trong nước ta sẽ không thấy vạch đen mà thấy một dải nhiều màu. V. Kết quả  triển khai chuyên đề  tại đơn vị  nhà trường (Nếu  đã triển  khai). Năm học Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng 2018­2019 2019­2020 2021­2022 Kết quả Kết   quả   thi   vào  Kết   quả   thi   vào  10: đạt 5,7  10: đạt 7,86  Xếp   thứ   71/145  Xếp   thứ   43/145  trường   trong  trường   trong  toàn tỉnh toàn tỉnh KẾT LUẬN           Trong quá trình giảng dạy môn vật lí 9 tôi thấy sự  cần thiết  ở giáo viên   phải có sự tư duy linh hoạt từ cách thức tổ chức bài học đến việc tạo cảm hứng  giúp các em học sinh có được sự  đam mê học tập trở  lại. Việc hướng dẫn học   sinh nhớ kĩ kiến thức trọng tâm, phương pháp học tập bộ môn và vận dụng kiến 
  9. thức để  làm được bài tập một cách đơn giản, dễ  dàng, hiệu quả  là điều quan  trọng.  Trong quá trình thể  hiện nội dung chuyên đề  không thể tránh khỏi những  thiếu sót. Rất mong nhận  được sự  đóng góp ý kiến từ  các đồng nghiệp để  chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn!  Tân phong, ngày 18 tháng 11 năm 2021 Người viết chuyên đề Trương Thị Lợi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2