intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường - Phần 3

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

174
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'chuyên đề sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường - phần 3', khoa học xã hội, kinh tế chính trị phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường - Phần 3

  1. II/ Xu hướng vận động của giá cả thị trường và các nhân tố tác động Xu hướng vận động của giá thị trường được xét trên hai mặt: 1. Đối với tổng thể hàng hoá. Sự vận động của tổng thể giá cả trên thị trường phụ thuộc vào sự tác động của hai nhóm nhân tố cơ bản sau đây: a. Những nhân tố làm cho giá cả có xu hướng giảm xuống. Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt làm cho các doanh nghiệp có công nghệ, thiết bị lạc hậu, quản lý yếu kém sẽ rơi vào tình trạng bị thua lỗ và phá sản. Để đứng vững được trên thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên ứng dụng khoa học và kỹ thuật tiên tiến, đưa công nghệ và thiết bị mới, hiện đại vào kinh doanh, nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá sản phẩm. Thông qua cạnh tranh, các doanh nghiệp có chi phí quá cao (tính cho một đơn vị sản phẩm) sẽ bị loại ra khỏi lĩnh vực sản xuất, lưu thông. Các đơn vị còn lại muốn tồn tại được phải quản lý chi phí chặt chẽ và có hiệu quả hơn. Đồng thời, do sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại hơn, nên hao phí vật chất và tiền công để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cũng ít hơn. Các yếu tố trên đưa đến kết quả là chi phí cho một đơn vị sản phẩm ngày càng giảm xuống. Do yêu cầu của các quy luật kinh tế của thị trường, các doanh nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để kinh doanh và tìm mọi cách để bán được hàng của mình, cho nên nhìn chung, hàng hoá - dịch vụ sản xuất ra được tiêu thụ hút. Lượng hàng dự trữ trong từng gia đình cũng giảm đi.
  2. Việc vận dụng thường xuyên của các quy luất kinh tế của thị trường buộc các doanh nghiệp phải chú ý tới việc tăng tốc độ vòng quay của đồng vốn. Việc đầu tư được tính toán kỹ lưỡng và khoa học hơn, do đó hiệu quả kinh tế của đồng vốn ngày càng cao hơn, cơ cấu đầu tư cũng hợp lý hơn. b. Những nhân tố làm tăng giá cả. Thu nhập của người lao động và của toàn xã hội thường xuyên tăng lên. Thu nhập tăng làm cho cầu về hàng hoá - dịch vụ tăng lên, do đó tạo ra áp lực làm cho tăng giá cả (ở nhiều nước, tốc độ tăng giá thường thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập). Yêu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng cao. Vì vậy để thoả mãn yêu cầu đó, các doanh nghiệp phải tăng thêm chi phí để tạo ra được một đơn vị giá sử dụng cung cấp cho xã hội. Tài nguyên ngày cạn cạn kiệt, việc khai thác các tài nguyên ngày càng khó khăn, chi phí khai thác ngày càng lớnm, do đó tài nguyên có xu hướng tăng lên. Sức mua của đồng tiền có xu hướng giảm, do Chính phủ duy trì lạm phát ở mức độ nhất định (lạm phát kích thích tăng trưởng). Các nhân tố nêu trên thường xuyên tác động tới giá cả. Giá cả chịu sức ép của cả hai nhân tố đó. Xu hướng của giá cả sẽ thiên về nhóm nhân tố nào tạo ra được sức ép mạnh hơn. Trong những năm qua, nhân tố thứ hai đã và đang có sức ép mạnh, làm cho mặt bằng giá cả vận động theo các xu hướng sau:
  3. + Giá cả không ổn định và có xu hướng tăng lên. Điều đó cũng có nghĩa là việc giảm giá không phải là hiện tượng phổ biến. + Giá cả ngày càng sát với giá trị hơn, và do đó cơ cấu của giá cả ngày càng hợp lý hơn. + Giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước xích gần hơn với giá cả trên thị trường thế giới. + Các quan hệ tỷ giá lớn trong nền kinh tế quốc dân sẽ thay đổi và kéo theo sự thay đổi phức tạp của mặt bằng giá cả. Quan hệ tỷ giá thay đổi theo hướng tỷ giá giữa công nghiệp phẩm và nông sản rộng theo hướng có lợi cho công nghiệp. Còn tỷ giá hàng hoá và dịch vụ thì mở rộng theo hướng có lợi cho dịch vụ. Điều đó có nghĩa là tuỳ mặt bằng giá cả có tăng lên, nhưng tốc độ tăng giá dịch vụ thường cao hơn tốc độ tăng giá nông sản. 2. Đối với từng loại hàng hoá. Quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định sự vận động của giá cả từng loại hàng hoá. Người ta có thể thấy rõ qua hệ giữa cung và cầu và giá cả. Xét trong khoảng thời gian ngắn (vài năm), gia cả thị trường của từng loại hàng hoá có thể tăng lên, hạ xuống và ổn định. Sự tăng giảm đó là do sự thay đổi thường xuyên của quan hệ cung cầu quyết định. Khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá tăng. Khi cung lớn hơn cầu, giá cả hàng hoá giảm xuống. Tất nhiên, nếu trên thị trường, cung cầu luôn được duy trì ở mức cân bằng thì giá cả ổn định. Trên thị trường, quan hệ cung cầu thể hiện dưới các dạng chủ yếu sau đây: - Cung nhỏ hơn cầu
  4. - Cung bằng cầu. - Cung lớn hơn cầu. Vấn đề được đặt ra là: yếu tố nào quyết định quan hệ cung cầu? Đó chính là chu kỳ kinh doanh. Sự vận động của chu kỳ kinh doanh trên thị trường quyết định sự vận động của quan hệ cung cầu. Chu kỳ kinh doanh là hiện tượng tất yếu của kinh tế thị trường. Mỗi quốc gia có một nền kinh tế thị trường khác nhau. Chu kỳ kinh doanh trên mỗi nền kinh tế thị trường đó có những đặc thù của nó. Sự vận động của chu kỳ kinh doanh và các đặc thù của nó. Sự vận động của chu kỳ kinh doanh và các đặc thù của nó chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố phát sinh trên thị trường trong nước và trên thị trường thế giới. Sự vận động của chu kỳ kinh doanh trên các hình thái thị trường khác nhau sẽ có những đặc thù riêng. Bất kỳ một hàng hoá nào đã tồn tại trên thị trường, hay bất kỳ một nhà kinh doanh nào đã hoạt động trên thị trường đều bị chi phối bởi chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, các nhà độc quyền có khả năng hạn chế bớt sự tác động tự phát của chu kỳ kinh doanh tới quan hệ cung cầu và giá cả hàng hoá của mình. Một chu kỳ kinh doanh xuất hiện trên thị trường thường có một số thời kỳ chủ yếu sau: + Suy thoái, tức là giai đoạn mà kinh doanh giảm sút nghiêm trọng. Trong thời kỳ này có giai đoạn tiêu điều và giai đoạn ảm đạm. + Phát triển, tác là kinh doanh được hồi phục, có phát triển và tăng trưởng. + Ổn định (hưng thịnh) tức là kinh doanh phát triển và sau đó ổn định ở mức cao.
  5. Hiện tượng trên được lặp đi lặp lại trên thị trường. Khi kinh doanh bước vào thời kỳ suy thoái, nhu cầu tiêu dùng bị hạn chế, hàng hoá có ít người mua, sản xuất bị thu hẹp nghiêm trọng. Do sức ép của sản xuất và của tiêu dùng, các doanh nghiệp buộc phải đổi mới quản lý, cải tiến kỹ thuật, tiếp thu công nghệ và thiết bị mới. Các yếu tố trên lại là cơ sở, tiền đề cho sự phục hồi, tăng trưởng và phát triển. Trong nền kinh tế, nếu đồng thời diễn ra tình trạng nhiều hàng hoá, nhiều doanh nghiệp ở trong thời gian suy thoái, thì nền kinh tế kém ổn định, tốc độ tăng trưởng và phát triển thấp. Ở thời kỳ suy thoái, do những khuyết tật của sản phẩm, do sự yếu kém của quản lý hoặc do sự lạc hậu về công nghệ và thiết bị, nên sản phẩm có ít người mua, từ đó dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu và giá cả hàng hoá giảm xuống. Do sự "cộng hưởng" của các khối lượng hàng không bán được, nên tốc độ hạ giá ở cuối giai đoạn tiêu điều và đầu giai đoạn ảm đạm cao hơn nhiều so với tốc độ giảm giá ở đầu giai đoạn tiêu điều và cuối giai đoạn ảm đạm. Vì không bán được hàng nên các doanh nghiệp lại tiếp tục hạ giá cho đến khi không thể hạ hơn được nữa. ở mức giá đây đó, hàng hoá vẫn không được tiêu thụ nhiều và buộc doanh nghiệp phải cải tiến sản xuất và quản lý, để đưa ra thị trường những hàng hoá mới có nhiều ưu thế hơn (kể cả ưu thế về giá). Ở thời kỳ phát triển, các sản phẩm mới có nhiều ưu thế đã xuất hiện và được nhiều người biết đến, nên nhu cầu trên thị trường tăng lên rất nhanh. Nhu cầu tăng đã kéo theo sự tăng lên của sản xuất. Song trên thị trường vẫn tồn tại cung nhỏ hơn cầu. Do vậy, giá cả sẽ tăng lên ở giai đoạn đầu phát triển, và tốc độ tăng của cầu lớn hơn tốc độ tăng của cung. Tốc độ tăng giá trong từng giai đoạn cũng rất khác nhau. Do sức ép tăng nhanh của cầu, nên tốc độ tăng giá ở cuối giai đoạn phục hồi và đầu giai đoạn phát triển là cao nhất. Tốc độ tăng giá ở cuối giai đoạn phát triển thấp dần và đạt mức thấp nhất.
  6. Do tốc độ tăng giá ở cuối giai đoạn phục hồi và đầu giai đoạn phát triển là cao nhất, nên giá cả trở thành sức hút mạnh nhất đối với các doanh nghiệp và là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để có nhiều hàng cung cấp cho thị trường. Trong thời kỳ ổn định, quan hệ cung cầu tương đối ổn định và về cơ bản là phù hợp với nhau (cả về quy mô và cơ cấu). Do quan hệ cung cầu phù hợp với nhau, nên giá cả ổn định và dao động ở điểm cân bằng cung cầu. ở thời kỳ này, các doanh nghiệp thường ít đổi mới công nghệ và thiết bị, ít cải tiến kỹ thuật v.v... Do đó, ngay trong thời kỳ này đã chứa đựng các yếu tố dẫn tới suy thoái. Nếu các doanh nghiệp càng ít đổi mới quản lý, càng chậm cải tiến kỹ thuật, v.v... thì thời kỳ suy thoái sẽ nhanh đến hơn. Trên đây là xu hướng vận động của giá cả hàng hoá - dịch vụ trên thị trường. Xu hướng này được thể hiện trên nhiều hình thái thị trường. Song, sự vận động như trên của giá cả cần phải được chú ý đối với thị trường độc quyền. Trên thị trường độc quyền (thị trường do sự chi phối của người bán), các nhà độc quyền có vai trò rất lớn đối với việc điều tiết quan hệ cung cầu. Thông thường các nhà độc quyền đưa một lượng hàng hoá ra thị trường (cung) nhỏ hơn nhu cầu, và do đó họ sẽ đạt được giá cả cao. Thời gian duy trì giá cao tương đối dài. ở thời kỳ phát triển, giá cũng tăng dần. Giá sẽ ổn định ở thời kỳ hưng thịnh. Do có sự độc quyền, nên có thể sẽ không xuất hiện tình trạng cung lớn hơn cầu và giá ca giảm xuống (ở thời kỳ suy thoái). Song, trong điều kiện suy thoái, mâu thuẫn giữa nhà kinh doanh và người tiêu dùng sẽ trở nên gay gắt, buộc các nhà kinh doanh phải đổi mới quản lý, cải tiến kỹ thuật v.v... Như vậy đã xuất hiện các yếu tố của thời kỳ phục hồi và thời kỳ tăng giá mới. Từ sự phân tích ở trên có thể rút ra một số kết luận sau đây:
  7. Thứ nhất; trong nền kinh tế thị trường, giá cả thị trường là một hiện tượng kinh tế phức tạp, tổng hợp, là bàn tay vô hình điều tiết nền sản xuất xã hội, là tấm gương phản ánh thực trạng nền kinh tế. Thứ hai; Nhà nước cần phải quản lý giá. Việc quản lý giá phải được thực hiện đồng bộ từ tài chính đến tiền tệ, từ cầu đến cung, từ giá trong nước đến giá trên thị trường thế giới, từ cạnh tranh đến chống độc quyền và các biện pháp hạn chế tự do kinh doanh. Thứ ba; việc quản lý cần được thực hiện theo luật và các chính sách dưới luật. Trên cơ sở đó, cần mở rộng tối đa quyền tự định của các doanh nghiệp. Đồng thời cần tăng kiểm tra, kiểm soát để hạn chế nhiều nhất việc không thực hiện các luật đã ban hành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2