Chuyên đề thực tập : thực tiễn tiến hành phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự của tòa án địa phương
lượt xem 110
download
Cùng với tình hình đổi mới và đi lên chung của đất nước, Thành phố Thanh Hoá đó đạt được nhiều thành tựu to lớn, đó ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế cả nước. Tình hình an ninh trật tự xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân ngày càng được đảm bảo và nâng cao. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt trái của nó, đó là sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, sự tha hoá trong lối sống, đạo đức, lối sống chạy theo đồng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề thực tập : thực tiễn tiến hành phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự của tòa án địa phương
- TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP Đề tài: Thực tiễn tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự của Toà án địa phương
- 1 MỤC LỤC I- GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ ................................................................................................ 2 II- TỔNG QUAN CHUNG VỀ THÀNH PHỐ THANH HOÁ..................................... 4 2.1. Vị trí địa lý tự nhiên ...................................................................................................... 4 2.2. Quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số .......................................................................... 5 2.3. Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá..................................................................... 5 III- THỰC TIỄN TIẾN HÀNH PHIÊN TOÀ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN THÀNH PHỐ THANH HOÁ .................................................................................................. 6 3.1. Tổng quan chung về vụ án dân sự của Toà án nhân dân Thành phố Thanh Hoá .. 7 3.2. Cách thức tiến hành phiên toà đối với loại vụ án dân sự tại toà án nhân dân TPTH ................................................................................................................................... 11 3.3. Việc thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự trong tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự................................................................................................................................... 21 3.4. Những thuận lợi, vướng mắc trong việc tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự, cách toà án đã tháo gỡ giải quyết ...................................................................................... 22 IV. MỘT SỐ Ý KIẾN............................................................................................................. 24 4.1. Nhận xét........................................................................................................................ 24 4.2. Một số kiến nghị........................................................................................................... 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 27
- 2 I- GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ Cùng với tình hình đổi mới và đi lên chung của đất nước, Thành phố Thanh Hoá đó đạt được nhiều thành tựu to lớn, đó ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế cả nước. Tình hình an ninh trật tự xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân ngày càng được đảm bảo và nâng cao. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt trái của nó, đó là sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, sự tha hoá trong lối sống, đạo đức, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp pháp luật. Xuất phát từ tình hình đó quyền dân sự của công dân ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Với bản chất của Nhà nước ta là: “ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”, Nhà nước ta bảo hộ quyền dân sự chính đáng của người dân. Để bảo hộ các quyền dân sự đó, Nhà nước quy định nhiều biện pháp, cách bảo vệ khác nhau nhưng đặc biệt hơn cả là biện pháp khởi kiện vụ án dân sự theo trình tự tố tụng dân sự. Thực hiện phương thức này, cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có quyền dân sự bị xâm phạm có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu toà án có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền dân sự phải chấm dứt hành vi trái pháp luật hoặc phải bồi thường thiệt hại hoặc phải chịu chế tài phạt vi phạm v.v… Bằng hoạt động xét xử, toà án góp phần bảo vệ và củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa đồng thời nâng cao hiệu quả xét xử, xác lập chế độ trách nhiệm cao đối với nhân dân và một môi trường pháp lý an toàn. Trong đó xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn tố tụng quan trọng nhất, quyết định nhất tại đó các đương sự công khai bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của công tác xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trong thực tiễn, với kiến thức được trang bị và những tìm hiểu thực tế
- 3 trong đợt thực tập cuối khoá tại Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá, em đã chọn đề tài: “ Thực tiễn tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự của Toà án địa phương” cho chuyên đề cuối khoá của mình. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kinh nghiệm tích luỹ còn chưa nhiều nên chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để chuyên đề này thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn!
- 4 II- TỔNG QUAN CHUNG VỀ THÀNH PHỐ THANH HOÁ Thành phố Thanh hoá là đô thị trẻ, nằm bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hoà: mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ. Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua trung tâm Thành phố dài gần 10km, cảng Lệ Môn, Sầm Sơn ở phía Đông, đường sắt Bắc-Nam chạy ở phía Tây, tạo thành một mạng lưới giao thông đa dạng và thuận tiện. Nhờ đó, Thành phố Thanh hoá đã trở thành trung tâm chính trị - kinh tế – văn hoá của tỉnh Thanh hoá, phía bắc giáp huyện Hoằng Hoá, phía nam giáp huyện Quảng Xương, phía Tây giáp huyện Đông Sơn, phía Đông giáp với thị xã Sầm Sơn, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước. 2.1. Vị trí địa lý tự nhiên Thành phố Thanh hoá nằm trên trục giao lưu Bắc- Nam, đi lại dễ dàng, có vị trí địa kinh tế rất thuận lợi: - Nằm trên tuyến đường sắt xuyên Việt và quốc lộ 1, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu thông thương với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh trong cả nước và với các nước trên thế giới. - Có thuận lợi lớn về đưòng biển, trong tương lai Thành phố Thanh hoá sẽ mở rộng về phía thị xã Sầm Sơn để hình thành một thành phố ven biểncó quy mô lớn. Vị trí địa lý là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Thanh hoá mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong khu vực và cả nước cũng như với nước ngoài, tạo lực để trở thành một trong những cực phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn cho Thành phố Thanh hoá trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội
- 5 thời gian tới: đó là thể hiện vai trò đầu tàu thúc đẩy, lôi kéo phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh, tránh tụt hậu so với cả nước. 2.2. Quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số Thành phố Thanh hoá có cơ cấu dân số tương đối trẻ, thể hiện ở con số 57% dân số trong tuổi lao động. Trình độ dân trí của thành phố Thanh hoá tương đối cao, hầu hết dân trong thành phố được phổ cập phổ thông cơ sở. Đặc biệt dân số có trình độ học vấn từ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên của thành phố Thanh hoá nói riêng hay của tỉnh Thanh hoá nói chung đều cao hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước. Chất lượng dân số ngày càng được cải thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố thực hiện thành công quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội đến năm 2010 và 2020. Nhìn chung các chính sách xã hội, lao động giải quyết việc làm thực hiện tương đối tốt, mức sống nhân dân được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo những vấn đề xã hội nảy sinh, đó là sự phân hoá giữa giàu và nghèo, đây là vấn đề mà thành phố cần quan tâm và có những chính sách xã hội thích hợp trong thời gian tới. 2.3. Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá tiền thân là Toá án thị xã Thanh hoá. Hiện tại, Toà án có 30 cán bộ, công chức với 1 chánh án, 2 phó chánh án, 15 thẩm phán va một bộ phận giúp việc. Là đơn vị trọng điểm của ngành Toà án tỉnh Thanh hoá, Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá trong quá trình hoạt động đã có nhiều đóng góp trong công tác của ngành toà án. Với lực lượng cán bộ tương đối nhiều, tuổi đời còn khá trẻ, cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện và khang trang hơn, Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá đã và đang ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong công tác của ngành toà án tỉnh Thanh hoá. Cụ thể, theo đánh giá của toà án nhân dân tỉnh Thanh hoá, số lượng các vụ, việc do Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá giải quyết hàng năm nhiều gấp 4 đến 5 lần ttổng số lượng vụ việc dân sự của Toà án các huyện cộng lại. Với mục tiêu phổ cập tin học trong cơ quan hành chính Nhà nước, hiện nay mỗi phòng của thẩm phán đều đã được tranh bị máy vi tính. Đây là điều
- 6 kiện thuân lợi để các thẩm phán có điều kiện nghiên cứu thêm kiến thức chuyên môn của mình, đồng thời cũng thường xuyên cập nhập được các văn bản mới ban hành nhằm thuận lợi trong việc giải quyết công việc của Toà án. Để đạt được những kết quả tôt đẹp như ngày hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng hết mình của tập thể cán bộ, công chưc. Đây là những thành tựu đáng được ghi nhận va khen ngợi tại Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá. III- THỰC TIỄN TIẾN HÀNH PHIÊN TOÀ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN THÀNH PHỐ THANH HOÁ Phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu của vụ án. Tất cả các vụ án dân sự nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải trải qua việc xét xử tại phiên toà sơ thẩm. Phiên toà sơ thẩm dân sự được tiến hành trong một thời điểm, thời gian nhất định. Tại phiên toà sơ thẩm tập trung các hoạt động tố tụng của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng như thẩm phán, hội thẩm, thư ký toà án, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của đương sự v v…Hội đồng xét xử thực hiện việc xét xử qua việc nghe các bên đương sự trình bày, tranh luận, kiểm tra, xác minh các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách toàn diện và khách quan; áp dụng đúng pháp luật quyết định giải quyết vụ án. Khác với việc hoà giải vụ án toà án chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản, ở phiên toà sơ thẩm, toà án phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án. Theo Điều 15 BLTTDS, việc xét xử của toà án được tiến hành công khai. Vì vậy, mọi hoạt động tố tụng ở phiên toà của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phải được công khai hoá, mọi người đều có quyền tham dự phiên toà. Toà án chỉ được căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra, xem xét, đánh giá tại phiên toà để giải quyết vụ án chứ không được căn cứ vào những tài liệu, tin tức chưa được xem xét tại phiên toà. Hội đồng xét xử quyết định giải quyết mọi vấn đề thuộc về nội dung vụ án cũng như thuộc về thủ tục tố tụng tại toà bằng việc biểu quyết theo đa số.
- 7 Phiên toà sơ thẩm là phiên xử lần đầu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án dân sự. Tại phiên toà sơ thẩm toà án sẽ quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án, xác định quyền và nghĩa vụ của các đương sự làm cơ sở cho việc thi hành án. Phiên toà sơ thẩm cũng là nơi toà án thực hiện việc giáo dục pháp luật. Thông qua hoạt động xét xử của toà án, những người tham dự phiên toà biết rõ hơn các quy định của pháp luật được toà án áp dụng giải quyết vụ án từ đó nâng cao được ý thức pháp luật của họ. Hoạt động xét xử của toà án ở phiên toà sơ thẩm là để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan xét xử, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nếu hoạt động này được tiến hành tốt sẽ làm tăng thêm tác dụng của công tác giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật. Ngược lại, nếu phiên toà sơ thẩm tiến hành không tốt, có nhiều sai sót thì kết quả của công tác giáo dục sẽ bị hạn chế, gây ảnh hưởng xấu, làm cho mọi người thiếu tin tưởng vào hoạt động xét xử của toà án. 3.1. Tổng quan chung về vụ án dân sự của Toà án nhân dân Thành phố Thanh Hoá Trong những năm gần đây, với việc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường, thành phố Thanh hoá đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Đời sống nhân dân được cai thiện rõ dệt, trình độ dân trí được nâng cao. Song song với những mặt tích cực của nền kinh tế là những mặt trái của nó đã tác động trực tiếp đến đời sồng, xã hội. Thể hiện rõ trong lối sống của mỗi người, tình cảm giữa con người với con người ngày càng mai một thay vào đó là lối sống chạy theo đồng tiền. Vì vậy, những năm gần đây số vụ án dân sự phải đưa ra xét xử ngày càng ra tăng thể hiên ở các loại án như: các tranh chấp về đất đai, tranh chấp về tài sản, xét xử án Hôn nhân và gia đình ngày càng tăng cao rõ dệt. - Đối với việc giải quyết, xét xử án Hôn nhân và gia đình: Năm 2006 án Hôn nhân và gia đình: Tổng số vụ, việc phải giải quyết 228 vụ, việc, đã giải quyết 196 vụ, việc, tỷ lệ giải quyết 86%. Năm 2007 án Hôn nhân và gia đình: Tổng sốvụ việc phải giải quyết 291 vụ, đã giải quyết 250 vụ, việc, tỷ lệ giải quyết 86%. Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc xin ly hôn như bị hành hạ ngược
- 8 đãi, do cờ bạc nghiện hút ma tuý, do ngoại tình, mâu thuẫn gia đình. Tất cả những nguyên nhân trên đều do mặt trái của xã hội mang lại. Trong số án đã giải quyết, số vụ án phải đưa ra xét xử năm 2006 là 36 trường hợp chiếm 18,4%, năm 2007 là 48 vụ chiếm 19,2%. Khi giải quyết loại án này do tính chất ảnh hưởng của nó đến xã hội, các thẩm phán, cán bộ luôn chú trọng công tác hoà giải, phân tích, tìm hiểu nguyên nhân mâu thuẫn, các quan hệ về tài sản, công nợ, con cái….để có phương pháp giải quyết phù hợp, thấu tình đạt lý, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đồng thời hạn chế việc ảnh hưởng đến công tác, học tập của đương sự và con cái của họ sau ly hôn. - Đối với việc giải quyết, xét xử án dân sự khác: Năm 2006 tổng số phải giải quyết là 118 vụ, đã giải quyết 86 vụ, tỷ lệ giải quyết 72,9%. Loại án này tăng 27 vụ so với năm 2005; một số loại việc kiện có số lượng nhiều là: Kiện hợp đồng vay tài sản 22 vụ, kiện thực hiện nghĩa vụ trả tiền 13 vụ, kiện đòi tài sản 10 vụ, kiện thừa kế 5 vụ…Trong số án đã giải quyết số phải đưa ra xét xử là 32 vụ chiếm 32,7%, có 18 vụ kháng cáo ( 20,9% ), cấp phúc thẩm đã xử 12 vụ, trong đó y án 10 vụ, cải sửa 2 vụ, không có vụ nào bị xử huỷ. Năm 2007 tổng số phải giải quyết 113 vụ, đã giải quyết 86 vụ, tỷ lệ giải quyết 76,1%, loại án này giảm 5 vụ so với năm 2006. Tuy nhiên tính chất của các vụ án phức tạp hơn, đa dang hơn thể hiện ở một số tranh chấp có số lượng nhiều và tăng hơn so với năm 2006 là: Tranh chấp về hợp đồng vay tài sản là 47 vụ, tranh chấp về quyền sử dụng đất 14 vụ, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 12 vụ, thực hiện nghĩa vụ trả tiền 10 vụ…Số án phải đưa ra xét xử 38 vụ chiếm 44,2%, tăng hơn so với năm 2006, có 14 vụ kháng cáo chiếm 16,3%. Cấp phúc thẩm đã xử 9 vụ: trong đó y án 4 vụ, cải sửa 3 vụ, huỷ 2 vụ. Mặc dù số vụ án bị kháng cáo có giảm song do tính chất phức tạp nên có 2 vụ bị huỷ. Qua thực tiễn số liệu của năm 2006, năm 2007 về số liệu án Hôn nhân và gia đình và án dân sự khác tại toà án nhân dân thành phố Thanh hoá cho thấy số án phải đưa ra xét xử phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự là khá lớn, đòi hỏi sự nổ lực cao của đội ngủ thẩm phán, cán bộ toà án. Tính chất các vụ án càng ngày càng phức tạp.
- 9 Ví dụ: Vụ án về việc đòi tài sản. Nguyên đơn: Ông Phan Văn Vinh sinh năm 1938 Bị đơn : Ông Nguyễn Mậu Dụy sinh năm 1949 Ông Tô Đình Trưng sinh năm 1950 Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Lê Xuân Đính sinh năm 1949 Ông Đỗ Minh Dũng sinh năm 1957 Sở Thương mại Thanh hoá: Đại diện uỷ quyền: Ông Nguyễn Trọng Thoàn, sinh năm 1948 – chức vụ chánh thanh tra sở thương mại Thanh hoá. Năm 1975 khi có lệnh hồi cư ông Vinh về thị xã đòi lại nhà, vụ án phát sinh và kéo dài từ năm 1975 cho tơi nay vẫn chưa giải quyết xong. Mặc dù đã trãi qua một đợt xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, do việc xuất hiện thêm chứng cứ mới nên toà phúc thẩm đã huỷ bản án sơ thẩm. Vừa qua vào cuối năm 2007 toà án thành phố Thanh hoá vừa xét xử lại phiên toà sơ thẩm nhưng vụ việc vẫn chưa được chấm dứt, do bên bị đơn tiếp tục kháng cáo phúc thẩm. Việc xét xử tại phiên toà sơ thẩm của vụ án nói riêng và việc giải quyết toàn bộ vụ án nói chung là rất phức tạp, thẩm phán và cán bộ toà án đã gặp rất nhiều trở ngại trong việc xét xử sơ thẩm vụ án này. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân nhưng tập trung ở một số nguyên nhân chính sau: Vấn đề của vụ án đã phát sinh và kéo dài từ năm 1975, đây là một khoảng thời gian rất dài, nó làm phát sinh nhiều khó khăn như: Việc xác định lại hiện trạng ban đầu của tái sản tranh chấp; việc xác minh các chứng minh, chứng cứ tại phiên toà sơ thẩm; việc triệu tập người làm chứng. Do phát sinh trong một thời gian dài nên nó liên quan tới nhiều người nên việc giải quyết vụ án đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều cơ quan, ban ngành phối kết hợp với toà án để giải quyết. Một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới phiên toà sơ thẩm đấy là nhận thức của các đương sự tại phiên toà, họ đã có những cử chỉ hành vi không đúng tại phiên toà gây khó khăn trong việc giải quyết vụ án.
- 10 Nhìn chung tình hình xét xử tại phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự tại toà án nhân dân thành phố Thanh hoá được thể hiện qua bảng số liệu thống kê sau: Hôn nhân và gia đình Dân sự khác Năm Số án xét xử Số vụ án bị Số án xét xử Số vụ án bị sơ thẩm kháng cáo Sơ thẩm kháng cáo 2003 49 12 65 16 2004 51 18 45 10 2005 40 18 34 13 2006 32 5 40 18 2007 48 7 38 14 Bảng số liệu thống kê phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự tại toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá Qua tìm hiểu tình hình xét xử phiên toà sơ thẩm tại toà án nhân dân thành phố Thanh hoá cùng bảng số liệu thống kê, nhìn chung cho thấy công tác xét xử tại phiên toà sơ thẩm của toà án nhân dân thành phố Thanh hoá đạt hiệu quả khá cao cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Theo đánh giá của toà án nhân dân tỉnh Thanh hoá số lượng các vụ, việc do toà án nhân dân thành phố Thanh hoá giải quyết hàng năm nhiều gấp 4 đến 5 lần tổng số lượng vụ việc dân sự của toà án các huyện Thanh hoá cộng lại. Theo số liệu của các năm từ năm 2003 đến năm 2007 số lượng các vụ án xét xử tại phiên toà sơ thẩm qua các năm có thể tăng giảm nhưng tính chất và mức độ phức tạp của các vụ án tăng lên rõ rệt. Chất lượng xét xử ngày càng tăng thể hiện ở số vụ án bị kháng cáo. Mặt khác Bộ luật tố tụng dân sự mới có hiệu lực từ 01/ 01/ 2005 có nhiều quy định mới, chặt chẽ hơn, cụ thể hơn, tuy nhiên các thẩm phán, cán bộ toà án đã có sự cố gắng cao trong đầu tư, nghiên cứu; trong thu thập các nguồn chứng cứ , trong sự phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương để cùng giải quyết. Do
- 11 vậy hầu hết các bản án, quyết định của Toà án đã đảm bảo tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự , được nhân dân đồng tình. 3.2. Cách thức tiến hành phiên toà đối với loại vụ án dân sự tại toà án nhân dân TPTH Nhìn chung cách thức tiến hành phiên toà đối với loại vụ án dân sự tại Toà án nhân dân thành phố Thanh hoá được thực hiện một cách chu đáo, nghiêm túc, tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc của tố tụng dân sự được quy định tại các điều, từ điều 3 đến điều 24 BLTTDS. Nó góp phần quan trọng trong việc giải quyết đúng các vụ án dân sự. Phiên toà sơ thẩm được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên toà trong trường hợp phải hoãn phiên toà nhằm đảm bảo cho các đương sự tham gia phiên toà thực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tránh sự phiền hà và tổn thất về thời gian, tiền bạc cho đương sự. Phiên toà sơ thẩm dân sự được tiến hành theo phương thức xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục. Thực hiện việc xét xử trực tiếp và bằng lời nói nhằm bảo đảm cho toà án thẩm định và xác minh được đầy đủ, chính xác các tài liệu, chứng cứ của vụ án và đánh giá chúng một cách toàn diện. Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm gồm: một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm. Những người tham gia phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự: để vụ án được giải quyết nhanh chóng, chính xác và đồng thời bảo đảm cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và bảo đảm cho việc xét xử trực tiếp, liên tục, bằng lời nói thì khi toà án mở phiên toà để xét xử vụ án tất cả những người tham gia tố tụng phải được triệu tập tham gia phiên toà. Những người tham gia tố tụng tại phiên toà sơ thẩm dân sự gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định và người phiên dịch. Ngoài ra,
- 12 viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên tham gia phiên toà đối với những vụ án do toà án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại. Thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự: Thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự bao gồm: Chuẩn bị khai mạc phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự, thủ tục bắt đầu phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự, thủ tục hỏi tại phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự, tranh luận tại phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự, nghị án và tuyên án. * Chuẩn bị khai mạc phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự: Việc thực hiện các công việc trong bước chuẩn bị khai mạc phiên toà là nhiệm vụ của thư ký toà án. Đây là thủ tục bắt buộc đảm bảo cho phiên toà diễn ra có sự tham dự đầy đủ của những người tham gia tố tụng, kiểm tra lại xem có trường hợp nào phải hoãn phiên toà không đồng thời còn nhằm xác lập trât tự của phiên toà trước khi khai mạc. Việc chuẩn bị khai mạc phiên toà do thư ký toà án thực hiện. Khi chuẩn bị khai mạc phiên toà, thư ký tiến hành các công việc sau: - ổn định trật tự trong phòng xử án; - Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên toà theo theo giấy triệu tập, giấy báo của toà án; nếu có người vắng mặt thì cần làm rõ lý do; - Phổ biến nội quy phiên toà; - Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi hội đồng xét xử vào phòng xử án. * Thủ tục bắt đầu phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự: - Khai mạc phiên toà: Khai mạc phiên toà là thủ tục tố tụng bắt buộc phải thực hiện trước khi hội đồng xét xử tiến hành xét xử. Việc khai mạc phiên toà được thực hiện như sau: + Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà và quyết định đưa vụ án ra xét xử
- 13 + Thư ký phiên toà báo cáo với hội đồng xét về sự có mặt , vắng mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của toà án và lý do vắng mặt + Chủ toạ phiên toà kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của toà án và kiểm tra căn cước của đương sự + Chủ toạ phiên toà phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác + Chủ toạ phiên toà giới thiệu họ,tên những người tiến hành tố tụng ( người giám định, người phiên dịch nếu có) + Chủ toạ phiên toà hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không - Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch Trong trường hợp có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tổ tụng, người giám định, người phiên dịch thì hội đồng xét xử phải xem xét, nghe ý kiến của người bị thay đổi tại phiên toà trước khi quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Trường hợp không chấp nhận thì hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do. Quyết định thay đổi người tiến hành tổ tụng, người giám định, người phiên dịch phải được hội đồng xét thảo luận, thông qua theo đa số tại phòng nghị án và phải lập thành văn bản.Trong trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch mà không có người thế ngay thì hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên toà. - Xem xét, quyết định hoãn phiên toà khi có người vắng mặt Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà mà thuộc trường hợp toà án buộc phải hoãn phiên toà thì hội đồng xét xử xem xét, quyết định hoãn phiên toà.
- 14 Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà mà không thuộc trường hợp toà án buộc phải hoãn phiên toà thì chủ toạ phiên toà phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên toà hay không, nếu có người đề nghị thì hội đồng xét xử xem xét, quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận, trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do. * Thủ tục hỏi tại phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự - Hỏi đương sự về thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thoả thuận giải quyết vụ án. Trong quá trình tố tụng, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi, bổ sung các yêu cầu của mình, có quyền thoả thuận giải quyết với nhau về các vấn đề có tranh chấp không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Vì vậy, Điều 217 BLTTDS quy định trước khi hỏi về nội dung vụ án chủ toạ phiên toà hỏi đương sự về các vấn đề thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Trong trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút. Khi hội đồng xét xử đã xem xét chấp nhận cho các bên đương sự có quyền được thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ yêu cầu thì sẽ dẫn đến việc thay đổi địa vị tố tong của các đương sự. Việc đương sự thoả thuận, thương lượng giải quyết tranh chấp trong mọi giai đoạn tố tụng dân sự được nhà nước khuyến khích.Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án phải được lập thành văn bản và có hiệu lực pháp luật ngay.
- 15 - Nghe đương sự trình bày về vụ án Sau khi chủ toạ đã thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cần thiết nhưng có đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của họ và các bên trong vụ án cũng không tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì hội đồng xét xử bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe các bên đương sự trình bày về các yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp. Các bên được trình bày việc kiện tại phiên toà như sau: + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày yêu cầu của nguyên đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đố là có căn cứ và hợp pháp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến. + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị đơn, yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến. Tại phiên toà, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cùng song hành tham gia tố tụng cả 2 người cùng có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của đương sự (Điều 221 BLTTDS). Những quy định này cho thấy chủ trương đối mới hoạt động tư pháp của đảng và nhà nước đã được thể chế hoá. Đó là kết quả của việc mở rộng quyền dân chủ trong hoạt động tư pháp và vai trò của đương sự, của những người tham gia tố tụng khác trong việc cung cấp chứng cứ cho toà án, thực hiện nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Tiến hành hỏi tại phiên toà
- 16 Sau khi hội đồng xét xử nghe xong lời trình bày của các bên đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề của vụ án được tiến hành ngay. Các chủ thể có quyền tham gia vào quá trình hỏi tại phiên toà gồm có: Các thành viên của hội đồng xét xử, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, những người tham gia tố tụng khác và kiểm soát viên nếu có. Trình tự hỏi từng người về từng vấn đề của vụ án được tiến hành theo thứ tự chủ toạ phiên toà hỏi trước, rồi đến hội thẩm nhân dân, kế đến là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tiếp theo là đương sự, rồi đến những người tham gia tố tụng khác. Trường hợp có kiểm soát viên tham gia phiên toà thì kiểm soát viên sẽ tiến hành hỏi sau đương sự. + Đối với người làm chứng, trước tiên chủ toạ phiên toà hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án, nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ toạ phiên toà có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi. Sau đó chủ toạ phiên toà yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ biết. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm Sau khi đã thực hiện đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ trong thủ tục hỏi ở phiên toà, hội đồng xét xử nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ toạ phiên toà hỏi kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác xem họ có yêu cầu hỏi về vấn đề gì nữa không. Trường hợp có người yêu cầu và toà án xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thì chủ toạ phiên toà quyết định tiếp tục cho họ đặt câu hỏi về những vấn đề mà họ chưa rõ liên quan đến vụ án. Nếu không có ai nêu ra vấn đề gì nữa thì chủ toạ phiên toà tuyên bố kết thúc việc hỏi và chuyển sang phần tranh luận tại phiên toà. * Tranh luận tại phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự Tranh luận tại phiên toà là hoạt động trung tâm của phiên toà, đảm bảo cho đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước toà án. Do đó, BLTTDS đã quy định mở rộng quyền tranh luận của đương sự, đề cao vai trò chủ động của đương sự trong việc tranh luận ở tại phiên toà.
- 17 Trong BLTTDS đã dành hẳn một mục với bốn điều luật, từ điều 232 đến điều 235 quy định về hoạt động tranh luận tại phiên toà. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của hoạt động tranh luận trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án và xu hướng đổi mới hoạt động tư pháp của nước ta. Các quy định của BLTTDS về tranh chấp tại phiên toà phù hợp với quan điểm của đảng và nhà nước ta về cải cách tư pháp được nêu trong nghị quyết số 08 NQ/TW ngày 02/01/2002 của bộ chính trị. - Những người tham gia tranh luận gồm có: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện. - Nội dung tranh luận Tranh luận tại phiên toà, thể hiện tính chất dân chủ, công khai, minh bạch của hoạt động xét xử. Các quy định của BLTTDS về tranh luận là tạo điều kiện tối đa để các bên đương sự sử dụng các phương pháp chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đổi mới hoạt động tư pháp, trong đó có việc mở rộng tranh tụng, tăng cường khả năng tranh luận dân chủ giữa các đương sự và những người thay mặt họ là đòi hỏi khách quan hiện nay. Nhưng để tránh phiên toà đi chệch hướng, sa đà vào những tình tiết không cơ bản của vụ án, các bên khi tham gia tranh luận cần tập trung vào hai nội dung quan trọng như sau: + Phân tích, đánh giá chứng cứ tranh luận bảo vệ lý lẽ của mình, trong đó có quyền đưa ra các chứng cứ để bác bỏ lý lẽ của phía bên kia và chỉ rõ việc áp dụng quy phạm pháp luật nội dung nào để giải quyết vụ án. + Trong khi phát biểu tranh luận đánh giá về vụ án, các bên tham gia tố tụng đề xuất quan điểm của mình về hướng giải quyết vụ án trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được các bên thảo luận, xem xét, xác minh và thừa nhận tại phiên toà. - Căn cứ tranh luận Pháp luật tố tụng dân sự quy định thủ tục tranh luận tại phiên toà là nhằm tạo điều kiện tối đa về thời cơ để các bên đương sự tự chứng minh cho các yêu cầu
- 18 của họ bằng các lý lẽ mà họ phân tích, đánh giá công khai ngay tại phiên toà. Vì vậy, căn cứ phát biểu khi tranh luận và đối đáp là: + Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giảI quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, căn cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà cũng như kết quả việc hỏi tại phiên toà. + Khi tham gia tranh luận, các bên đương sự và những người tham gia tố tụng khác không được dựa vào suy đoán cảm tính để tranh luận mà phải theo nguyên lý “nói có sách, mách có chứng”. - Trình tự tranh luận Mục đích của tranh luận là để làm rõ thêm các tình tiết, sự kiện của vụ án. Trong phần tranh luận hội đồng xét xử lắng nghe những người tham gia tố tụng tranh luận về các chứng cứ, tài liệu của vụ án đồng thời dựa vào pháp luật đề xuất với hội đồng xét xử hướng giải quyết vụ án để bảo vệ cho yêu cầu và quyền lợi của họ.Trình tự phát biểu khi tranh luận như sau: + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn phát biểu trước. Nguyên đơn bổ sung ý kiến. Người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến. + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phát biểu. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến. + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến. Thời gian tranh luận tại phiên toà dài hay ngắn là do tính chất phức tạp của từng vụ án. Nhưng để cho đương sự và người đại diện của họ có thể thực hiện được việc tranh luận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều 233 BLTTDS quy định như sau: + Thời gian tranh luận cũng như số lần phát biểu ý kiến về một vấn đề không bị hạn chế, chủ toạ phiên toà phải tạo điều kiện cho những người tham gia tranh
- 19 luận trình bày hết ý kiến. Chủ toạ phiên toà chỉ có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án. + Trong qua trình tranh luận, người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác khi có những điểm khác nhau. - Phát biểu của kiểm sát viên Trong phiên toà xét xử vụ án dân sự, đương sự và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ có toàn quyền trong việc quyết định bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình. Vì vậy, theo quy định của BLTTDS đại diện viện kiểm sát không nhất thiết phải tham gia tất cả các phiên toà dân sự. Đối với những vụ án dân sự BLTTDS quy định phải có sự tham gia của kiểm sát viên thì trình tự phát biểu của kiểm sát viên tại phiên toà như sau: + Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, chủ toạ phiên toà đề nghị kiểm sát viên phát biểu ý kiến của viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. + Sau khi kiểm sát viên phát biểu xong, chủ toạ phiên toà tuyên bố kết thúc phần tranh luận, hội đồng xét xử tiến hành nghị án ( Điều 234 BLTTDS). - Trở lại việc hỏi Toà án chỉ có thể quyết định giải quyết được vụ án dân sự khi các tình tiết, sự kiện của vụ án đã được làm sáng tỏ.Vì vậy, Điều 235 BLTTDS quy định qua tranh luận nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi, sau khi hỏi xong phảI tiếp tục tranh luận * Nghị án và tuyên án - Nghị án Nghị án là việc hội đồng xét xử xem xét quyết định giải quyết vụ án. Trên cơ sở kết quả của việc hỏi và tranh luận tại phiên toà, hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thảo luận quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án. Việc nghị án được thực hiện theo tinh thần đổi mới hoạt động tư pháp đã được đề ra trong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM và DV ô tô Hoàng Anh
65 p | 1353 | 405
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ''Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT Khu công nghiệp Bắc Hà Nội.''
91 p | 957 | 282
-
Chuyên đề thực tập: Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với thương mại dịch vụ trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay
88 p | 572 | 277
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng tiên sơn hà tây
88 p | 968 | 242
-
Đề tài “GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI”
53 p | 345 | 130
-
Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội
77 p | 421 | 130
-
Chuyên đề thực tập : thực trạng đánh bạc và tội phạm học
18 p | 686 | 123
-
Chuyên đề thực tập: Quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học Tp.Hồ Chí Minh
47 p | 844 | 102
-
Chuyên đề thực tập: Thực trạng hoạt động đầu tư và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiết bị Thực phẩm
46 p | 344 | 90
-
Chuyên đề thực tập: Báo cáo thuế tại Công Ty TNHH Thành An
47 p | 335 | 69
-
Chuyên đề thực tập chuyên ngành: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH khoáng sản Hoa Ban
79 p | 235 | 60
-
Chuyên đề thực tập: Thực trạng tăng trưởng và phân phối thu nhập ở Việt Nam
61 p | 265 | 50
-
Chuyên đề thực tập chuyên ngành: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện
73 p | 266 | 48
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích thị trường và các giải pháp marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng về sản phẩm săm, lốp xe máy Công ty Cao su Sao Vàng
72 p | 225 | 35
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện chiến lược quảng cáo của Tổng công ty Bia Rượu - Nước giải Khát Hà Nội
109 p | 251 | 31
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh
97 p | 190 | 23
-
Chuyên đề thực tập: Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải sang thị trường Nhật Bản
33 p | 130 | 19
-
Chuyên đề thực tập: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Luks - Trường Sơn
59 p | 78 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn