Chuyên đề thực tập: Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải sang thị trường Nhật Bản
lượt xem 19
download
Với kết cấu nội dung gồm 3 chương, chuyên đề thực tập "Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải sang thị trường Nhật Bản" giới thiệu đến các bạn những nội dung về vai trò của thúc đẩy xuất khẩu và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải giai đoạn 2009-2012, thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật bản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải giai đoạn 2009-2012,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề thực tập: Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải sang thị trường Nhật Bản
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ BỘ MÔN : KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ( ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LẦN 2) Tên đề tài THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CHẾ BIẾN LÂM HẢI SẢN SƠN HẢI SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN Giảng viên hướng : PGS. TS. Nguyễn Thị Hường dẫn Họ và tên sinh viên : Phạm Trung Đức Mã sinh viên : CQ514237 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế D Hệ : Chính quy SĐT : 0973 487 061 1
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường Hà Nội, tháng 12/ 2012 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay toàn cầu hoá và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ và phức tạp, bất cứ quốc gia cũng phải đặt vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế lên vị trí hàng đầu. Đây chính là tiền đề quan trọng nhất cho các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, tiểu vùng và khu vực trở nên ngày một sôi động trên phạm vi toàn thế giới. Chính vì vậy, Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thế giới nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi nước. Cùng với bối cảnh đó, hoạt động thương mại quốc tế cũng đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của các quốc gia. Thương mại quốc tế tạo điều kiện cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy cho sản xuất phát triển, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân và nâng cao sự hiểu biết của nhân dân. Với định hướng phát triển lâu dài,nền kinh tế Việt Nam dần dần hội nhập nền kinh tế thế giới thì chính sách xuất nhập khẩu được coi là chính sách có tầm quan trọng chiến lược. Trong đó, đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế cốt yếu của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và tiếp tục được giữ vững và phát triển trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần tiếp theo. Để thực hiện chủ trương của Đảng cùng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và giúp Việt Nam bắt kịp được với tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhóm nghành lâm sản chế biến cũng không nằm ngoài xu thế đó, đặc biệt nhà nước luôn khuyến khích và có nhiều chính sách thúc đẩy xuất khẩu cho phận các doanh nghiệp chế biến lâm sản vừa và nhỏ. Đại diện cho bộ phận này là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải, tuy ra đời trong thời điểm nền kinh tế thế giới có nhiều biến động bất lợi và quy mô còn khiêm tốn nhưng Công ty đã góp một phần 2
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường không nhỏ vào hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nói riêng và chung tay góp sức vào xây dựng đất nước nói chung. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhưng cũng không tránh khỏi những thách thức, khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là mức độ cạnh tranh trên quốc tế ngày càng khốc liệt, sự xuất hiện của các doanh nghiệp ngày càng nhiều... chính vì vậy, miếng bánh thị phần của mỗi doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty Sơn Hải luôn bị đe dọa và tranh dành bởi không ít các đối thủ đáng gờm. Làm thế nào để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm lâm sản chế biến trên trường quốc tế và người tiêu dùng nước ngoài biết đến, tin dùng các sản phẩm của Công ty? Chính vậy, nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Việt Nam ra thị trường thế giới chung cũng như tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu tại doanh nghiệp nói riêng, qua thời gian thực tập tại phòng xuất khẩu Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải, cùng những kiến thức được trang bị trong nhà trường, với mục đích tìm hiểu thực trạng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lâm sản chế biến tại Công ty, em đã chọn đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải sang thị trường Nhật Bản” làm đề tài cho chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình. 2. Mục đích nghiên cứu & nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng Lâm sản chế biến của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải sang thị trường Nhật Bản. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của chuyên đề là trong từng chương là phải làm rõ các vấn đề sau: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải, và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty Sơn Hải trong giai đoạn 2009 2012. 3
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường Phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty sang thị trường Nhật Bản theo các khía cạnh: tình hình thực hiện các nội dung của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường quốc tế nói chung và thị trường Nhật bản nói riêng, các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mà Công ty đã thực hiện trong giai đoạn 2009 2012, đồng thời phân tích kết quả của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản của Công ty giai đoạn 2009 2012 để đánh giá những ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản của Công ty. Phân tích những cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản và định hướng xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty trong giai đoạn 20132015 nhằm đưa ra các giải pháp đối với Công ty và những kiến nghị đối với Nhà nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải. Phạm vi nghiên cứu: chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến ra thị trường quốc tế nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng trong giai đoạn 2009 2012, đề xuất định hướng và giải pháp cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2013 2015. 4. Kết cấu chuyên đề Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng, biểu, hình và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải giai đoạn 20092012 4
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường Chương 2: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật bản của công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải giai đoạn 2009 2012 Chương 3: Định hướng và Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật bản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải giai đoạn 2013 2015 CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CHẾ BIẾN LÂM HẢI SẢN SƠN HẢI GIAI ĐOẠN 20092012 Mục tiêu của chương 1 là giới thiệu những nét khái quát về công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải và phân tích tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu đối với Công ty trong giai đoạn 20092012. Đồng thời phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm gạch ốp lát Ceramic của công ty trong giai đoạn 20092012 để thấy được những nhân tố này đã tác động theo hướng thuận lợi hay bất lợi đến hoạt động xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty. Những phân tích này sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng hoạt động xuất 5
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty cũng như các biện pháp mà công ty đã thực hiện nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạch ốp lát của mình ra thị trường thế giới trong giai đoạn 2009 2012 ở phần sau. Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của chương 1 là cần phải trả lời được các câu hỏi sau: (1)Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải như thế nào (2) Cơ cấu tổ chức của Công ty ra sao? (3)Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến đối với Công ty trong giai đoạn 20092012? Và (4) Những nhân tố nào ảnh hưởng và ảnh hưởng theo hướng nào đến hoạt động xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty trong giai đoạn 2009 2012? Kết cấu của chương 1 gồm 3 phần chính: (1.1) Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải(1.2) Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 20092012. (1.3) Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản của Công ty trong giai đoạn 20092012. 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CHẾ BIẾN LÂM HẢI SẢN SƠN HẢI 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XU ẤT NH ẬP KHẨU CHẾ BIẾN LÂM HẢI SẢN SƠN HẢI Tên tiếng anh: SON HAI FOREST PRODUCTS PROCESSING IMPORT AND EXPORT COMPANY LIMITED Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Địa chỉ: Thôn Thụy Lôi– Xã Thụy Lâm– Huyện Đông Anh– Hà Nội 6
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường Điện thoại: 844 388 37029 Fax: 04 351 12351 Mã số thuế: 0101373745 Lĩnh vực kinh doanh: buôn bán tư liệu sản xu ất, t ư li ệu tiêu dùng, Đại lí mua, Đại lí bán, kí gửi hàng hóa, sản xuất, buôn bán và chế biến Lâm sản– Hải sản, d ịch v ụ Xu ất nh ập kh ẩu lâm– hải sản chế biến, trồng cây công nghiệp, kinh doanh trang tr ại và khu du lịch sinh thái, Nuôi trồng thủy– hải s ản. Hình thức kinh doanh xu ất nh ập kh ẩu: Xu ất kh ẩu tr ực ti ếp– gián tiếp, Đại lí mua bán kí gửi hàng hóa, ngoài ra Công ty còn trực tiếp tham gia bán buôn, bán lẻ trên hệ thống các kênh phân phối tổng hợp trên toàn quốc. Từ khi đượ c thành lập Công ty đã liên tục mở rộng quy mô kinh doanh, đẩy mạnh thuê thêm một số kho chứa hàng có sức chứa lớn để đảm bảo bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu đều có thể đáp ứng. Năm 2011, Công ty đã mở thêm một văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng tốt hơn nhu c ầu c ủa khách hàng và mở rộng thị trườ ng ra các khu vực lân cận. 1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải 1.1.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty Mục tiêu: Mục tiêu hoạt động của Công ty là thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, trực tiếp đẩy mạnh hàng xuất khẩu đáp ứng yêu cầu cao của khách hàng và mở rộng quan h ệ kinh t ế qu ốc t ế. Phươ ng châm hoạt động của Công ty là: “khách hàng, chất l ượng, đổi mới và cạnh tranh ”. Đặc biệt, lợi nhu ận là mục tiêu trên hết, trực tiếp, đố i với hoạt độ ng kinh doanh, là động lực đượ c sử dụng làm đòn bẩy kinh tế đồ ng thời phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững c ủa đấ t nướ c. Nhiệm vụ: 7
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường Xây dựng và tổ chức kế hoạch kinh doanh, kể cả kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và các kế hoạch khác có liên quan, đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Tự tạo nguồn vốn cho quá trình kinh doanh và dịch vụ, đồng thời tiến hành khai thác có hiệu quả nguồn vốn đảm bảo cho quá trình mở rộng kinh doanh, bù đắp các chi phí, cân đối xuất và nhập, làm nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch xuất nhập khẩu ngày càng cao. Quán triệt tinh thần tuân thủ và nghiêm túc chấp hành các chính sách, chế độ quản lí kinh tế, quản lí xuất nhập khẩu, và giao dịch đối ngoại. Thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu, mở rông thị trường tiêu thụ nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty. Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chế độ quản lí tài sản, tài chính, lao động, bảo hiểm, làm tốt công tác phân phối lao động, đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ, nhân viên. 1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban 1.2. VAI TRÒ CỦA THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 20092012 Là một Công ty thương mại thuần túy, hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển Công ty là không thể phủ nhận, chính vì vậy tầm quan trọng này mà việc thúc đẩy 8
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường xuất khẩu nói chúng và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng đã được Ban giám đốc quan tâm rất nhiều và các phòng ban cũng nhận được sự chỉ đạo để nghiên cứu về vấn đề này ngay từ những ngày đầu khi Công ty bước vào hoạt động kinh doanh. Để có được nhãn quan đầy đủ cho vấn đề này, người viết xin trình bày tầm quan trọng của thúc đẩy hoạt động xuất khẩu này đối với cả ba chủ thể kinh tế: đối với hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến Lâm hải sản Sơn Hải, đối với người tiêu dùng Nhật Bản và đối với Việt Nam nói chung trong giai đoạn 2009 2012. 1.2.1. Đối với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải 1.2.1.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu tới các nước khác trên thế giới Thị trường xuất khẩu có một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty, có vai trò quyết định cho hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của Công ty. Thị trường xuất khẩu của Công ty chưa đủ lớn mạnh: Tính đến năm 2011, sản phẩm của Công ty mới có mặt trên thị trường của 6 quốc gia : Thái Lan và Indonesia, Mĩ, Ấn Độ, Đài Loan và Nhật Bản. Nhật Bản là một thị trường khó tính và có uy tín trên thị trường thế giới cũng như khu vực Đông Nam Á=> chinh phục thị trường này giúp cho Công ty tăng uy tín và vị thế của mình trên thương trường, sẽ tạo được bàn đạp rất tốt để Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu của mình trong khu vực cũng như thế giới. 1.2.1.2. Tận dụng được chi phí kinh doanh, vùng nguyên liệu dồi dào, giá cả tương đối thấp Thực tế cho thấy hai vấn đề sau: Năm 2012, hoạt động xuất khẩu của Công ty mới chỉ đạt 1.578 tấn Lâm sản chế biến, tương đương với 125 tỉ đồng => chưa khai thác hết được những hết công suất của hệ thống nhà kho, bến bãi, cơ sở vật chất khác cũng như tiềm năng của vùng nguyên liệu trù phú mà thiên nhiên đem lại. Ngoài ra, các năm vừa qua vùng nguyên liệu 9
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường không khai thác triệt để đã phải chấp nhận bán thô sản phẩm cho thương lái Trung Quốc với giá thấp. => Thúc đẩy xuất khẩu là con đường giúp Công ty giải quyết được trọn vẹn cả hai vấn đề này. 1.2.1.3. Giúp Công ty giảm được áp lực cạnh tranh tại thị trường nội địa Nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam ngày một nâng cao: tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trung bình 67%/năm, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Nguồn cung các mặt hàng lâm sản chế biến trên thị trường Việt Nam: tính đến cuối năm 2012, cả nước có hơn 2.536 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Lâm sản chế biến với tổng mức tiêu thụ 15 triệu m3 /năm. Bên cạnh các doanh nghiệp chế biến thô sơ của Việt Nam còn có sự góp mặt đông đảo của các doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn nước ngoài và đặc biệt là các doanh nghiệp của Trung quốc. => Áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa cao, vô cùng gay gắt và phức tạp. Việc đẩy mạnh thị trường xuất khẩu có khả năng giúp Công ty giảm được sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa. 1.2.1.4. Giúp Công ty gia tăng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu một cách nhanh chóng Hoạt động xuất khẩu những năm qua chiếm vị trí quan trọng trong việc kinh doanh của Công ty, hàng năm đem lại 3060% lợi nhuận cho Công ty =>thị trường xuất khẩu được khai thác đứng tiềm năng sẽ mang lại cho Công ty một lượng lớn doanh thu, góp phần giúp Công ty rút ngắn được thời gian thu hồi vốn khi đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển cho các sản phẩm mới, rút ngắn được thời gian khấu hao tài sản cố định. 1.2.2. Đối với người tiêu dùng Nhật Bản Người tiêu dùng Nhật Bản có vị thế hơn trong quan hệ mua bán, có nhiều cơ hội lựa chọn hơn về giá cả, chủng loại, chất lượng => Như vậy chất lượng cuộc sống của người dân tại thị trường Nhật Bản càng được nâng cao hơn 10
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường 1.2.3. Đối với Việt Nam 1.2.3.1. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động Việt Nam Việt Nam là một nước có dân số trẻ, năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam là 4,65% và đã tăng lên 5,4% trong năm 2012 Các nguồn lao động mà Công ty thu hút: người nông nhân sản xuất trực tiếp ra nguyên vật liệu để chế biến, hệ thống kênh thu mua nguyên liệu và vận chuyển nguyên liệu, đội ngũ nhân lực của Công ty (97 người theo thống kê năm 2012). Ngoài ra, thời gian sắp tới Công ty dự định mở thêm chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. => Công ty đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm cho các lao động tại địa bàn Công ty hoạt động nói riêng, nước ta nói chung. 1.2.3.2. Củng cố mối quan hệ chính trị thương mại giữa hai nước Việt Nhật Thông qua hoạt động xuất khẩu tới các nước sẽ góp phần tăng cường, củng cố mối quan hệ chính trị, thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản nói riêng và các khu vực Châu Á nói chung 1.2.3.3. Góp phần cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam Thực tế: Cán cân thương mại của Việt Nam luôn ngiêng về nhập khẩu, dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động xuất khẩu nhập nhằm đưa giảm mức thâm hụt này. => Thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản sẽ tạo tiền đề để Công ty đẩy mạnh luồng hàng xuất khẩu sang Nhật Bản nói riêng, ra thị rường thế giới nói chung. Góp phần làm cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 20092012 11
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường Mục tiêu nghiên cứu của mục này là hệ thống được những nhân tố ảnh hưởng cùng với sự tác động của chúng tới hoạt động xuất khẩu hàng Lâm sản chế biến của công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải trong giai đoạn 20092012. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chế biến của Công ty được đi theo hai hướng là các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. Từ việc phân tích cơ chế tác động của những nhân tố này để thấy được trong giai đoạn 20092012, các nhân tố này đã biến động ra sao và tác động theo hướng thuận lợi hay bất lợi đến hoạt động xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của công ty để nhận xét về việc tận dụng những điều kiện thuận lợi, và các biện pháp hạn chế bất lợi ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng Lâm sản chế biến của công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải trong giai đoạn 20092012. 1.3.1. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản của Công ty trong giai đoạn 2009 2012 Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài Công ty, ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty sang thị trường Nhật Bản . Những nhân tố này tạo ra những thuận lợi và bất lợi đòi hỏi công ty phải nắm bắt và tận dụng. 1.3.1.1. Môi trường kinh tế giai đoạn 2009 2012 + Tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 20092012 diễn biến hết sức phức tập, cụ thể với các điểm nhấn sau: Các biến động chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông và thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản Khủng hoảng nợ công vẫn tiếp tục phủ bóng đen lên khu vực châu Âu. Tình hình nợ công tại Hy Lạp vẫn tồi tệ khiến cơ quan xếp hạng tín 12
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường dụng Moody hạ ba bậc xếp hạng tín dụng của nước này, trong khi đó Bồ Đào Nha cũng chính thức phải xin EU hỗ trợ. Ngoài khu vực châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cũng đang đứng trước nguy cơ bị giảm mức xếp hạng tín dụng nợ công lên tới mức kỷ lục. Nợ công của Mỹ năm 2010 đã vượt 13 nghìn tỷ USD. Nợ công của Nhật Bản trước khi xảy ra động đất, sóng thần năm 2011 cũng đã ở mức 200%GDP. Thị trường tài chính tiền tệ quốc tế biến động phức tạp > các luồng vốn đầu tư, thương mại bị xáo trộn =>những khó khăn về kinh tế đang gây ra bức xúc trong xã hội, từ đó phát sinh những tiêu cực khó lường tới tình hình chính trị của một số quốc gia ở Bắc Phi, Trung Đông =>ảnh hưởng tới tình hình khu vực và bầu không khí chính trị quốc tế + Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 20092012 .Trong bối cảnh chung đó nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi chịu ảnh hưởng tiêu cựcvà gặp phải một số khó khăn. Nổi lên là vấn đề lạm phát tăng cao, cán cân thương mại thâm hụt ở mức cao (trung bình mỗi năm 12 tỷ USD), hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu tăng. Điều này đang trở thành thách thức đối với công tác điều hành vĩ mô đồng thời ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh trật tự, nhất là trong thời điểm toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra chuẩn bị tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 2016. Kết luận: Những biến động tiêu cực của kinh tế thế giới kết hợp với những khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam đã gây ra tác động bất lợi đối với Công ty trong hoạt động xuất khẩu lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản. 1.3.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp 13
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường + Môi trường chính trị: môi trường chính trị của hai nước Việt Nam và Nhật Bản tương đối ổn định, ít có nguy cơ xẩy ra rủi ro chính trị gây bất lợi đến cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. + Môi trường luật pháp: Bên cạnh những quy định chung về hoạt động ngoại thương của thế giới, Việt Nam đã xây dựng một khung pháp lí khá hoàn chỉnh điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể: Hoạt động xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty Sơn Hải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý trong nước như sau: Thông tư số 129/2008/TTBTC: hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐCP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT: trong đấy khẳng định các sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế GTGT làm giá thành giảm 10% so với trước đây => tạo thuận lợi để Công ty xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Thông tư 79/2009 và mới nhất là thông tư 194/2010: hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK. Theo đó,thủ tục hải quan bớt rườm rà hơn trước đây, thời gian thông quan hàng hóa rút ngắn lại, các doanh nghiệp sẽ triển khai ứng dụng hải quan điện tử vào việc khai báo hải quan =>tạo thuận lợi cho công ty để giảm bớt được công sức, thời gian vô ích phải chờ đợi thông quan như trước đây. Thông tư 27/2012/TTBCT ngày 26 tháng 9 năm 2012 Quy định tạm ngừng áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TTBCT ngày 28 tháng 5 năm 2012 => tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc giảm thiểu làm thủ tục hải quan đối với mặt hàng lâm sản chế biến, không phải đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động của Bộ Công Thương 14
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường Các quy định chung về hoạt động ngoại thương quốc tế: Incoterm 2010 là phiên bản thứ 8, có hiệu lực từ ngày 01/1/2011, bao gồm những quy tắc trong thương mại được quốc tế công nhận do Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế (ICC) xuất bản => tạo thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động xuất khẩu của Công ty. UCP 600 là Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2007. Bản quytắc này đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm của hai bên mua bán, của ngân hàng, tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ rõ ràng hơn,... Nhờ vậy mà có thể hạn chế rủi ro cho Công ty trong thanh toán và giấy tờ với đối tác => tạo thuận lợi Kết luận: Môi trường chính trị ổn định, môi trường pháp lí lành mạnh và rõ ràng đã tạo rất nhiều thuận lợi cho Công ty trong hoạt động xuất khẩu. 1.3.1.3. Điều kiện tự nhiên Với điều kiện thiên nhiên trù phú, vùng nguyên liệu dồi dào, các vùng nguyên liệu chính như Đồng Nai, Phú Thọ, Ko Tum, Lâm Đồng, Tuyên Quang... với tổng diện tích lên tới 100 nghìn hecta rừng sản xuất. => tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhành lâm sản chế biến về hiện tại và lâu dài. 1.3.1.4. Môi trường cạnh tranh Phân tích môi trường lâm sản chê biến của Việt Nam, xác định phân khúc thị trường mà Công ty đang tham dự bao gồm các đối thủ cạnh tranh trực tiếp sau: Công ty CP Nông lâm sản Kiên Giang Công ty TNHH xuất nhập khẩu chế biến nông lâm sản Lạng Sơn Công ty CP chế biến lâm sản Trầm Hương Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm sản Tân Hoàng Công ty CP chế biến lâm sản Thành Công 15
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường Phân tích các đối thủ cạnh tranh tập trung vào các vấn đề: thị phần, uy tín đối thủ, điểm mạnh, diểm yếu của đối thủ so với Công ty. để từ những phan tích trên có nhẫn quan tổng thể về thị trường lam sản chế biến của Việt Nam và xác định được Công ty đang ở vị trí nào trên thị trường, môi trường cạnh tranh này tạo ra cho thuận lợi hay thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty. 1.3.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản của Công ty trong giai đoạn 2009 2012 Nhân tố chủ quan là những nhân tố bên trong Công ty, Công ty có thể tác động lên được, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty sang thị trường Nhật Bản . Những nhân tố này là những thuận lợi,bất lợi đòi hỏi công ty phải tìm ra được để phát huy và điều chỉnh. 1.3.2.1. Nguồn lực tài chính của Công ty Nguồn lực tài chính của Công ty được thể hiện qua hai mặt sau: Nguồn vốn tự thân của Công ty và khả năng huy động vốn của Công ty. Nguồn vốn tự thân của Công ty (kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm hàng năm và nguồn vốn chủ sở hữu đầu tư ban đầu 10 tỉ đồng) → sử dụng để đầu tư, dự trữ và chỉ huy động trong các hoàn cảnh không lường trước để hỗ trợ kinh doanh khi cần thiết. Khả năng huy động vốn của Công ty (vốn vay ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu có giá, vàng, đá qúy và các hiện vật tương đương tiền) → nguồn vốn mà Công ty có thể huy động khi có thương vụ kinh doanh, kí hợp đồng xuất khẩu thiết bị. Bảng 1: Vốn lưu động được sử dụng cho kinh doanh xuất khẩu hàng lâm sản chế biến giai đoạn 20092012 16
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường Năm Vốn lưu Giá trị tăng Tốc độ phát động giảm (tr.đồng) triển (%) (tr.đồng) 2009 34.565,3 _ _ 2010 42.571,6 8.006,3 23,16 2011 49.663.1 7.091,5 16,65 2012 53.421,9 3.758,8 7,56 (Nguồn: báo cáo tại chính của Công ty các năm 20092012) Hệ thống các ngân hàng có quan hệ tài chính với Công ty là: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn_ Agribank, Ngân hàng phát triển_IDB, Ngân hàng công thương Việt Nam_ Vietcombank, Ngân hàng hàng hải_ Maritime bank... ngoài ra còn có các ngân hàng tư nhân như Ngân hàng Thăng Long, Ngân hàng Đại Việt... => Công ty có một mạng lưới huy động vốn rộng, điều kiện tiếp cận vốn cao và có nhiều cơ hội huy động được những khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp để thực hiện các phương án kinh doanh...=> thuận lợi của Công ty. 1.3.2.2. Cơ sở vật chất của Công ty Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu vì vậy cần đánh giá chính xác yếu tố này để xem tác động của nó đến việc thực hiện thúc đẩy xuất khẩu của Công ty. 17
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường → Phân tích cơ sở vật chất của Công ty giai đoạn 20092012, từ đó đánh giá tác động của nhân tố này đến hoạt động thực hiện xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản của Công ty? 1.3.2.3. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực cốt lõi và có vai trò quyết định đên mọi hoạt động kinh doanh của bất cứ Doanh nghiệp nào vì vậy cần có những nhận định đúng đắn về nguồn lực này để tạo tiền đề cho việc thúc đẩy xuất khẩu. Để có nhãn quan cụ thể về nguồn nhân lực của Công ty, chúng ta nghiên cứu qua 3 khía cạnh: Trình độ chuyên môn của các cán bộ xuất nhập khẩu Bảng 2: Cơ cấu trình độ chuyên môn nguồn nhân lực của Công ty giai đoạn 20092012 Trình độ 2009 2010 2011 2012 Trên đại học 4 4 3 4 Đại học 13 15 23 31 Cao đẳng 9 14 12 8 Trung cấp 2 5 3 3 Tổng 28 32 41 46 (Nguồn: thống kê nhân lực của Công ty qua các năm 20092012) → Thực trạng Công ty: không đồng bộ về chuyên môn, trình độ nghiệp vụ khá tốt( đa số là đại họcvà cao đẳng),tuy nhiên đại bộ phận các cán bộ này có tuổi đời tương đối cao, chuyên môn nghiệp vụ về ngoại thương của họ hiện cần được đào tạo bổ xung để theo kịp sự thay đổi của thương mại quốc tế => khó khăn của Công ty. Công tác phân bổ nhân viên vào vị trí hợp lí: công tác này không được Công ty quan tâm đúng tầm, vẫn còn hiện tượng người không đúng việc, dư thừa nhân lực, làm việc sai vị trí chuyên môn => vì vậy vẫn chưa khai 18
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường thác triệt để được hiệu quả làm việc của hệ thống nhân lực => khó khăn của Công ty. Ý thức, tinh thần trách nhiệm và kỉ luật của đội ngũ nhân lực → tiền đề tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, phát huy các giá trị nội lực của của Công ty, duy trì tác phong làm việc công ngiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh → Trên cơ sở của những phân tích trên, đưa ra đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực? Ảnh hưởng của chất lượng này đến hoạt động xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty sang thị trường Nhật bản giai đoạn 20092012 19
- Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CHẾ BIẾN LÂM HẢI SẢN SƠN HẢI GIAI ĐOẠN 20092012 Chương 1 chúng ta đã có được những nhìn nhận tổng quan cùng với phân tích các nhân tố tác động tạo ra thuận lợi và bất lợi như thế nào đối với việc thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản Sơn Hải sang thị trường Nhật Bản. Mục tiêu của chương 2 là đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2009 2012. Nhiệm vụ chính của chương 2 là phải làm rõ được những câu hỏi:(1) Tình hình thực hiện các nội dung của thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 20092012 như thế nào?(2) Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản mà Công ty đã thực hiện trong giai đoạn 20092012 là các biện pháp nào? (3) Những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại này trong thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến sang thị trường Nhật Bản của Công ty giai đoạn 20092012 là gì? Kết cấu của chương 2 gồm 3 phần chính: (2.1) Tổng quan tình hình xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank”
88 p | 1007 | 366
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp "Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội"
57 p | 786 | 288
-
Chuyên đề thực tập "Các chuẩn mã hóa Wireless"
45 p | 427 | 231
-
Đề cương chuyên đề thực tập: Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái
11 p | 1065 | 205
-
Đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An”
40 p | 424 | 187
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đề tài “Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn”
55 p | 420 | 69
-
Chuyên đề thực tập chuyên ngành: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện
73 p | 266 | 48
-
Đề tài " ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu VALVE tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp và xây dựng Hà Nội "
82 p | 191 | 44
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lực lượng bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại Việt Phú
65 p | 228 | 40
-
LUẬN VĂN: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ TẦNG ĐÁY PHÂN BỐ VEN BIỂN TIỀN GIANG
79 p | 268 | 36
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO”
84 p | 150 | 35
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn ở công ty TNHH đầu tư – sản xuất xuất nhập khẩu Việt Nhật
76 p | 132 | 32
-
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỤC VỤ VÀ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG"
70 p | 109 | 29
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nâng cao hiệu quả sự dụng người lao động của công ty điện thoại Hà Nội - 1
18 p | 122 | 22
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP,: THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ NÂU (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) TRONG B Ể Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU
57 p | 165 | 19
-
LUẬN VĂN: THỬ NGHIỆM NUÔI VỖ THÀNH THỤC VÀ KÍCH THÍCH SINH SẢN VỌP(Geloina coaxan
44 p | 102 | 18
-
Chuyên đề thực tập: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cơ điện Trần Phú
68 p | 134 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn