ĐỀ TÀI: KĨ THUẬT NUÔI CÁ MÚ ĐEN CHẤM ĐEN(Epinephelus malabaricus) BẰNG LỒNG Ở VIỆT NAM
lượt xem 10
download
Ở Việt Nam, nghề nuôi cá mặn lợ đã phát triển từ những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Nghề nuôi cá mú chính thức phát triển vào năm 1988. Nghề này đã phát triển mạnh từ Bắc vào Nam nhưng tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh - Hải Phòng, và Phú Yên - Khánh Hòa và gần đây là Vũng Tàu Cá mú rất đa dạng về số lượng loài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI: KĨ THUẬT NUÔI CÁ MÚ ĐEN CHẤM ĐEN(Epinephelus malabaricus) BẰNG LỒNG Ở VIỆT NAM
- MÔN: KỸ THUẬT NUÔI HẢI SẢN ĐỀ TÀI: KĨ THUẬT NUÔI CÁ MÚ ĐEN CHẤM ĐEN(Epinephelus malabaricus) BẰNG LỒNG Ở VIỆT NAM Nhóm thực hiện :Nhóm 4 Huế, 5/2010
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Ở Việt Nam, nghề nuôi cá mặn lợ đã phát triển từ những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Nghề nuôi cá mú chính thức phát triển vào năm 1988. Nghề này đã phát triển mạnh từ Bắc vào Nam nhưng tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh - Hải Phòng, và Phú Yên - Khánh Hòa và gần đây là Vũng Tàu Cá mú rất đa dạng về số lượng loài.
- II. NỘI DUNG: 1.Phân bố và phân loại: . + Cá mú thường sống ở cá vách đá, vùng ven bờ quanh các đảo có san hô, nơi có độ sâu từ 10-30 m. Cá thích hợp ở nhiệt độ 22-280C, ở 180C cá bắt đầu bỏ ăn. ở mức 150C cá ngưng hoạt động. Cá mú chịu được độ mặn trong giới hạn 11 – 14 %o. Cá mú thuộc loài cá biển, có giá trị kinh tế cao. Chúng phân bố nhiều ở các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Nhật Bản,Việt Nam,…
- Cá mú có trên 30 loài (theo Viện Hải Dương Học Nha Trang), trong đó có các loài có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao là: Cá song đỏ Epinephelus akaara.Cá song hoa nâu E. fuscoguttatus.Cá song vạch E. Brunneu.Cá song chấm tổ ong E. Merra.Cá song mỡ E.Tauvin.Cá song đen E.Heeber.Cá song cáo E. Megachir.
- + Hệ thống phân Loại đến loài của cá mú đen chấm đen(Epinephelus malabaricus ): Ngành Gnathostomata Lớp Actinopterygii (cá vây tia) Bộ cá Vược (Pesrriciformes), Họ cá mú(Serranidase ). Giống cá mú (Epinephenlus ). Loài:Cá mú đen chấm đen(Epinephelus malabaricus).
- Hình: Phân bố cá mú.
- 2. Hình thái cấu tạo giải phẫu: Cơ thể cá dẹt về hai bên,miệng lớn.Răng trong tương đối lớn. Viền sau xương nắp mang có các răng cưa,viền dưới hàm trơn láng.Lược mang ngắn số lượng không nhiều. Vây lưng có XI gai cứng và 14-18 tia vây mềm.Vây hậu môn có III gai cứng,7-9 gai mềm.Vây bụng có I gai cứng và 5 tia vây mềm.
- Hình: Hình thái bên ngoài và bên trong của cá mú.
- 3. Dinh dưỡng và sinh trưởng: Cá mú là loài cá dữ điển hình Khi cá còn nhỏ, tuy chúng có thể ăn các loài phiêu sinh thực vật(phytoplankton) (20%) mà chủ yếu là tảo khuê, nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá, tôm nhỏ (80%). Cá Mú bắt mồi rất dữ và có thể bắt con mồi có kích cỡ bằng cơ thể của chúng. Cá Mú chỉ bắt mồi sống và di động.
- Cá mú là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh Với cá cỡ nhỏ từ 1-2cm gọi là “cá hạt dưa”. Ương nuôi lên giống 8-12cm nuôi trong 8-10 tháng đạt cỡ trên 500g thì xuất bán. Tốc độ tăng trưởng của cá mú tùy thuộc vào từng loài.
- 4. Đặc điểm sinh sản: Cá song đẻ trứng nổi, có hạt dầu ở trong. Mùa đẻ của cá song vùng phía Bắc vào tháng 5,7. Vùng miền Trung vào tháng 12,3. Cá song thuộc nhóm cá chuyển giới tính đực cái, khi còn nhỏ đều là cá cái, khi lớn đều là cá đực. Hệ số thành thục và sức sinh sản tùy thuộc vào từng loài.
- III.KỸ THUẬT NUÔI CÁ MÚ ĐEN CHẤM ĐEN TRONG LỒNG : 1. Vị trí đặt lồng : Tùy theo vị trí địa lý và hệ thống sông ,hồ, kênh,... của từng vùng miền mà chọn nơi đặt lồng cho phù hợp. Nước ở khu vực đặt lồng phải sạch, không bị ô nhiễm. Nơi đặt lồng phải phù hợp cho việc vận chuyển thức ăn, chăm sóc, bảo vệ, mua bán.
- Nơi đặt lồng là vùng nước êm, có chỗ cho tàu qua lại. Nước nơi đặt lồng sâu tối thiểu 3m, tốc độ dòng nước 0.1m/s
- 2. Thiết kế lồng : + Lồng nổi: Nuôi với số lượng ít thì đóng lồng cỡ 3 x 3 x 3 m, 4 x 4 x 4 m. Nếu nuôi với quy mô vừa hoặc lớn thì có thể sử dụng các kích cỡ : 5 x 5x 4 m,6 x 6 x 4 m... Cấu tạo và cách làm lồng : Lồng nuôi cá gồm các bộ phận chính sau : khung lồng, lồng cá, phao, các thiết bị neo lồng, nắp lồng và đáy lồng, chì... Khung lồng : khung lồng là sườn lồng dùng để căn lưới lồng theo hình dạng đã định.
- Vật liệu cố định lồng nổi: Gỗ Tre Ống sắt Ống PVC
- Phao : phao là các thùng phi, thùng xốp hay can nhựa. Các thiết bị neo lồng : gồm neo, dây neo để giữ cho lồng không bị trôi. Nắp lồng và đáy lồng : Mỗi lồng có một nắp lồng để che bớt ánh sáng, bảo vệ cá, hạn chế sức bám của rong rêu. Chì : Lồng phải được gắn thêm các vật nặng để giữ thăng bằng. Dàn ăn : Nhất thiết phải làm dàn ăn cho cá để quản lý thức ăn.
- + Lồng cố định : Kích thước lồng : có thể sử dụng các kích cỡ lồng :3 x 3 x 3m, 4 x 4 x 3m, 5 x 5 x 3 m. Cách làm lồng : Chuẩn bị 4 cây cọc bằng tre hoặc bằng gỗ chịu mặn, đường kính 10-15 cm, dài 4-5 cm. Chọn nơi có mực nước sâu 2m, đóng 4 cây cọc xuống đảy thành một hình vuông có cạnh từ 1,5- 2m. Sau đó đóng các nẹp gỗ ngang để giữ các cọc cố định. Cố định một dây thừng xung quanh 4 đỉnh cọc cho thật chắc chắn để đặt lưới cá lên đó.
- + Lồng bằng bè: Cấu tạo và đặt bè : Lồng cá : Mỗi lồng trên bè có kích thước giống như lồng cố định. Một bè có ít nhất 4 lồng. Khung bè : Được làm bằng gỗ chịu nước và chịu mặn tốt. Phao :Phao có tác dụng giữ cho khung bè nổi trên mặt nước. Có thể dùng thùng nhựa hoặc phao xốp. Neo : bè phải được neo cố định ở 4 góc, mỗi góc dùng 1 neo khoảng 250kg. Nhà kho : dành một diện tích nhỏ trên bè để làm kho chứa thức ăn, các dụng cụ phục vụ việc nuôi và chăm sóc cá.
- + Lồng tre : Cách làm lồng : Dùng nan tre từ 1-1,2 cm, rộng từ 3-4 cm, dài 1,5- 2m để làm lồng. Dùng cước để bện các nan tre, nan này cách nan kia khoảng 1 cm.. Đáy lồng cũng được đan khít bằng các nan tre. Ở giữa nắp lồng đặt một ống nhựa để thả thức ăn cho cá. Vị trí đặt lồng : Đặt lồng ở nơi ít gió, nơi có dòng nước chảy nhẹ lưu tốc từ 0,2-0,4 m/s.Độ sâu mực nước nơi đặt lồng tối đa là 2,5-3 m.
- 3.Con giống và thả cá giống : - Cá giống : Nên mua cá giống ở các trại cá lớn, có uy tín. Cá giống có kích cỡ từ 8-12 cm. Cá giống phải đồng đều, khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, không bị sây sát, không có dấu hiệu bệnh tật. - Mật độ thả : Trung bình nuôi từ 25 – 35 con/m3 là thích hợp. Trước khi thả phải kiểm tra sức khỏe của cá, loại ra những cá con yếu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Thống kê tài nguyên thủy sản”
14 p | 907 | 219
-
Đề tài: Ứng dụng vật liệu bao bì trong thực phẩm và thủy sản
22 p | 189 | 73
-
Đề tài: Kĩ thuật sản xuất giống cá tra và cá basa
36 p | 232 | 64
-
Đề tài: Những thành tựu trong cấy ghép mô, cơ quan và các vấn đề xã hội có liên quan
33 p | 235 | 43
-
Báo cáo khoa học: " KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ HI ỆU QUẢ KI NH TẾ CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA - CÁ VÀ LÚA ĐỘC CANH Ở VÙNG DỰ ÁN THỦY LỢI Ô MÔN - XÀ NO"
12 p | 128 | 28
-
Luận văn:Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
56 p | 102 | 23
-
LUẬN VĂN: THỰC NGHIỆM ƯƠNG CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus, Bloch, 1792) TRONG AO Ở VÙNG ĐẤT NHIỄM PHÈN HÒA AN- PHỤNG HIỆP- HẬU GIANG
45 p | 101 | 21
-
Báo cáo khoa học: "MÔ HÌNH KI NH TẾ-SI NH HỌC ĐỂ CẢI THIỆN HIỆU QUẢ KI NH TẾ-KỸ THUẬT CỦA TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
14 p | 136 | 18
-
Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ KI NH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHÌNH (Anguilla sp.) Ở CÀ MAU"
7 p | 129 | 17
-
Báo cáo khoa học: " KHẢ NĂNG KI ỂM SOÁT SỰ PHÁT TRI ỂN CỦA TẢO TRONG BỂ NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) BẰNG BI ỆN PHÁP KẾT TỦA PHỐT-PHO"
10 p | 82 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỘT SỐ KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ KI NH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHÌNH (Anguilla sp.) Ở CÀ MAU"
7 p | 139 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật môi trường: Ứng dụng chỉ số WQI đánh giá chất lượng nước mặt vùng nuôi cá tra trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
104 p | 41 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn