Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO”
lượt xem 35
download
Trong công cuộc cải cách và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, năm 2006 chúng ta đã chính thức trở là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO một tổ chức với 150 nền kinh tế thành viên và hiệp định tự do thương mại Việt - Mỹ sắp được thông qua.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO”
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO”
- MỤC LỤC Nội Dung Trang Mục lục Lời nói đầu 1 Chương 1 :Cơ sở lý luận về đổi mới phương tiện vận tải 4 1.Các khái niện cơ bản 4 1.1 Khái niệm về vận tải 4 1.2 Đặc điểm về vận tải 5 1.3 Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân 6 1.4 Vận chuyển 7 1.5 Đầu tư đổi mới 7 7 1.6 Một số đơn vị đặc thù của ngành 1.7 Phương tiện vận tải ô tô 8 1.8 Lý do cần đầu tư đổi mới phương tiện vận tải 9 1.9 Các chỉ tiêu đánh giá 10 1.10 Các hình thức đổi mới 12 Chương II: Thực trạng của vấn đề đổi mới phương tiện vận tải tại công ty 13 TNHH tiếp vận VINAFCO 1. Tổng quan về công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 13 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 14 2. Những đặc điểm kinh tế dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 16 2.1. Đặc điểm về dịch vụ Logistics 16 2.1.1 . Dịch vụ kho bãi 18 2.1.2 . Dịch vụ phân phối hàng hoá 19 2.1.3 . Dịch vụ thông quan xuất nhập khẩu hàng hoá. 19 2.1.5 Dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải, cho thuê vỏ container. 20
- 2.1.6 Vận tải đa phương thức nội địa 20 2.1.7 Vận tải quốc tế, vận tải quá cảnh Lào, Trung quốc, Campuchia. 21 2.1.8 Vận tải hàng công trình hàng siêu trường siêu trọng, hàng nguy hiểm. 21 2.2 Đặc điểm quy trình kí nhận hợp đồng và giao nhận của VINAFCO. 21 2.3 Đặc điểm về lao động và tiền lương của công ty VINAFCO. 23 2.4- Đặc điểm về máy móc thiết bị vận tải. 26 2.5- Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh. 30 2.6- Thị trường của công ty. 33 2.7- Đặc điểm cơ cấu dịch vụ vận tải của công ty VINAFCO. 34 2.8- Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty VINAFCO. 36 3. Thực trạng của vấn đề trước và sau khi đổi mới tại công ty TNHH tiếp vận 37 VINAFCO 3.1. Thực trạng của vấn đề trước đổi mới của công ty TNHH tiếp vận 37 VINAFCO. 3.2 Thực trạng của vấn đề sau đổi mới của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO. 38 3.2.1 Những kết quả đạt được khi thực hiện đổi mới ở công ty. 39 3.2.1.1 Những thành tích đạt được. 39 3.2.1.1.1 Thị trường 39 3.2.1.1.2- Uy tín của công ty được nâng cao 41 3.2.1.1.3- Chỉ tiêu SXKD 42 3.2.1.2 Những tồn tại trong quá trình thực hiện đổi mới. 46 3.2.1.2.1. Tiến độ đổi mới chậm. 46 3.2.1.2.2. Vốn để thực hiện quá trình đổi mới 47 3.2.1.2.3. Chưa tận dụng hết công suất của phương tiên mới. 48
- 3.2.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên. 48 3.3- Các Nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện đổi mới phương tiện vận tải. 50 3.3.1. Nhân tố bên trong 50 3.3.2. Nhân tố bên ngoài 53 4. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong 5- 10 năm tới. 57 4.1. Đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải 57 4.2. Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty. 57 4.3. Đẩy nhanh quá trình đổi mới 58 4.4. Duy trì và mở rộng thêm các khách hàng 58 Ch ương III: Giải pháp nâng cao đổi mới phương tiện vận tải 60 1.Tạo nguồn vốn 60 2.Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ trong công ty 61 3. Đào tạo đội ngũ lái xe. 62 4.Xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ 63 5.Cơ sở vật chất hạ tầng tốt 65 Lời kết 67 Tài liệu tham khảo 69 Ý kiến giáo viên hướng dẫn 70 Ý kiến công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 71
- LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc cải cách và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, năm 2006 chúng ta đã chính thức trở là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO một tổ chức với 150 nền kinh tế thành viên và hiệp định tự do thương mại Việt - Mỹ sắp được thông qua. Trong xu thế hội nhập chung với nền kinh tế thế giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức rất lớn cho nền kinh tế của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng. Khi đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới chúng ta phải mở cửa nền kinh tế khi đó các doanh nghiệp trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh rất gay gắt từ các tập đoàn và các công ty của nước ngoài với những kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính sẵn có. Đứng trước những khó khăn trong thời gian tới khi các công ty nước ngoài xâm nhập thị trường trong nước, doanh nghiệp cần phải chủ động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để làm được điều này bên cạnh việc nâng cao khả năng quản lý, khai thác các nguồn lực sẵn có chúng ta cần đẩy mạnh quá trình đổi mới công nghệ phương tiện. Đây là yêu cầu khách quan và mang tính cấp thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Bởi nước ta bước vào nền kinh tế hội nhập chưa được bao lâu các doanh nghiệp trong nước vẫn còn non trẻ công nghệ sản xuất thì cũ kỹ lạc hậu đây là một trong những yếu tố kìm hãm hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng canh tranh của doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước nói chung và của công ty trách nhiệm hữu hạn tiếp vận VINAFCO nói riêng, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Hồng Thuỷ và cán bộ phòng kinh doanh em đã quyết định chọn đề tài “ Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO” để làm luận cho khoá tốt nghiệp của mình.
- 2. Mục đích nghiên cứu -Tìm hiểu các phương tiện tham gia vận chuyển hàng hoá, quá trình vận chuyển hàng hoá từ đó thấy được ưu nhược điểm của các loại xe tham gia vận chuyển và rút ra bài học kinh nghiệm. - Đề xuất với lãnh đạo công ty TNHH tiếp vận VINAFCO một số ý kiến về đổi mới phương tiện vận tải để nâng cao khả năng vận chuyển các loại hàng hoá. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO. - Phạm vi nghiên cứu : Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi đẩy mạnh quá trình đổi mới tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO tù năm 2001 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đã vận dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dựa trên lý luận kinh tế học Mác- LêNin và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. 5. Kết quả nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm có các phần sau - Phần 1: Cơ sở lý luận về đổi mới vận tải - Phần 2: Thực trạng của vấn đề đổi mới phương tiện vận tải tại công ty - Phần 3: Một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty. 6. Ý nghĩa Về mặt lý luận: Về mặt thực tiễn: Giúp công ty TNHH tiếp vận VINAFCO đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO, giúp công ty vượt qua những khó khăn trước mắt.
- Do trình độ bản thân còn hạn chế và do thời gian có hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót nhất định em rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của thầy cô và các cấp lãnh đạo của công ty. Em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Hồng Thuỷ và các cán bộ phòng kinh doanh của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
- CHƯƠNG I Cơ sở lý luận về đổi mới phương tiện vận tải 1- Các khái niệm cơ bản 1.1 - Khái niệm về vận tải Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu dịch chuyển của đối tượng vận chuyển. Đối tượng vận chuyển gồm con người và vật phẩm (hàng hoá). Tuy sự di chuyển của con người và hàng hoá trong không gian rất đa dạng và phong phú nhưng không phải mọi dịch chuyển đều là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những dịch chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế (lợi nhuận). Phân loại: có nhiều cách phân loại vận tải, phụ thuộc vào tiêu chuẩn lựa chọn. a. Nếu căn cứ vào tính chất của vận tải có thể chia ra thành vận tải nội bộ doanh nghiệp và vận tải công cộng: - Vận tải nội bộ doanh nghiệp là việc vận chuyển trong nội bộ doanh nghiệp nhằm di chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, con người phục vụ quá trình sản xuất của doanh nghiệp bằng chính phương tiện của doanh nghiệp đó mà không thu cước hay tính chi phí vận tải. - Vận tải công cộng là việc vận chuyển hành khách, hàng hoá nhằm thu tiền cước. b.Căn cứ vào môi trường sản xuất có thể chia thành: - Vận tải đường biển - Vận tải thuỷ nội địa - Vận tải đuờng sắt - Vận tải hàng không
- - Vận tải ô tô - Vận tải đường ống c.Căn cứ vào đối tượng vận chuyển: - Vận tải hành khách - Vận tải hàng hoá d.Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải: vận tải đơn phương thức, vận tải đa phương thức, vận tải đứt đoạn: - Vận tải đơn phương thức: là việc vận chuyển hành khách hoặc hàng hoá bằng một phương thức vận tải. - Vận tải đa phương thức: là vận chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng ít nhất hai phương thức sử dụng một chứng từ và một người chịu trách nhiệm về hàng hoá. - Vận tải đứt đoạn: là việc vận chuyển sử dụng từ hai phương thức vận tải trở lên, dùng hai hay nhiều chứng từ và có từ hai người chịu trách nhiệm về hàng hoá trong quá trình vận chuyển. 1.2 - Đặc điểm về vận tải - Vận tải là một ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất có sự kết hợp của 3 yếu tố : công cụ lao động, đối t ượng lao động và sức lao động. Sản phẩm của vận tải là sự di chuyển của con người và vật phẩm (hàng hoá) trong không gian. Giá trị của sản phẩm vận tải là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải là khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển. So với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải có một số đặc điểm khác biệt về qúa trình sản xuất, sản phẩm và tiêu thụ:
- Môi truờng sản xuất của vận tải là không gian, luôn di động không - cố định như các ngành khác. Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian vào - đối tượng lao động chứ không phải về mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi hình dáng, kích thước của đối tượng lao động. - Sản phẩm vận tải không tồn tại dưới hình thái vật chất và khi sản xuất ra được tiêu dùng ngay. Do đó, không có khả năng dự trữ sản phẩm vận tải mà chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải mà thôi. 1.3 Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân: 1.3.1 - Vận tải giữ vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. - Hệ thống vận tải được ví như mạch máu của con người, nó phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia. Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Trong sản xuất, ngành vận tải vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, lao động phục vụ cho quá trình sản xuất. “Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. sản phẩm chỉ sẵn sàng để tiêu dùng khi nó kết thúc quá trình di chuyển” (C.Mác). Ngành vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hoá đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa. 1.3.2 - Tác dụng của ngành vận tải đối với nền kinh tế quốc dân. - Ngành vận tải sáng tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. - Vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của hành khách và hàng hoá trong xã hội.
- - Khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hoá trong nước và quốc tế. Mở rộng quan hệ quốc tế. - Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi. - Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước. 1.4 - Vận chuyển: Vận chuyển trong vận tải là việc đưa nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và lao động từ nơi này tới nơi khác để sản xuất hoặc cung tiêu. 1.5 - Đầu tư đổi mới Đầu tư đổi mới phương tiện trong công ty bằng mua sắm phương tiện vận tải mới (xe chuyên dùng) : hiệu quả kinh tế cao, thùng xe lớn hơn, lớn động cơ diesel; thanh lý các xe cũ, lạc hậu kỹ thuật, hiệu quả kinh tế thấp và nâng cấp các đầu xe hiện có. 1.6 Một số đơn vị tính đặc thù ngành: 1.6.1- Khối lượng vận chuyển được tính bằng tấn ( T ) Đơn vị tính các loại hàng hoá như than đá, quặng, hàng đóng thùng, bao cuộn … 1T = 1000kg 1.6.2 - Khối lượng hàng hoá luân chuyển được tính bằng tấn.km ( T/Km ) Đơn vị tính sản lượng vận tải hàng hoá thực tế, bằng tổng Kg hàng hoá nhân với số Km vận chuyển có hàng. 1.6.3 - Tkm L1:
- Khối lượng hàng hoá thực tế quy về đường loại 1 bằng tổng khối lượng hàng hoá ( T ) vận chuyển nhân với Km quy đổi về đường loại 1 có hàng. 1.7 - Phương tiện vận tải (ô tô) 1.7.1 - Khái niệm. Phương tiện vận tải ô tô là tất cả các xe ô tô dùng để vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách, trừ một số loại xe có công dụng đặc biệt như xe cứu hoả, xe cứu thương... - Do địa hình và địa bàn hoạt động của công ty chủ yếu ở các tỉnh phía bắc nhiều đồi núi, không thể sử dụng phương thức vận tải nào khác ngoài ôtô. Ôtô của công ty là các loại xe chuyên dùng: xe tải nhẹ, xe tải nặng, xe vận tải chuyển chở các hàng như xe máy, nước giải khát, xe container và xe siê u trường siêu trong dùng để vận tải các máy móc thiết bị cho các nhà máy xí nghiệp 1.7.2 - Ưu nhược điểm vận tải ô tô: - Tính cơ động cao, vận chuyển nhanh. - Trong phạm vi hẹp thì giá thành vận tải thấp hơn so với các hình thức vận chuyển khác. - Vận chuyển trực tiếp từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. - Vốn đầu tư cao, năng suất thấp, chi phí nhiên liệu cho 1 đơn vị vận tải cao, giá thành vận tải trên 1 đơn vị sản phẩm cao. 1.7.3 - Phân loại chất lượng xe: a-Xe loại A: (Chất lượng xe tốt, mới): các tổng thành chưa thay thế, chưa sửa chữa, không hỏng hóc, hoạt động trên mọi tuyến đường, đặc biệt đường đèo dốc, Xe hoạt động dưới 4 năm, tổng KmL1 xe lăn bánh dưới 15 vạn, chất lượng xe còn trên 70%.
- b-Xe loại B: (Chất lượng xe trung bình): Các tổng thành đã qua sửa chữa hoặc thay thế, tình trạng kỹ thuật xe đảm bảo, xe đủ điều kiện an toàn để hoạt động bình thường. Xe hoạt động từ 4-8 năm, tổng KmL1 xe lăn bánh từ 15 - 25 vạn Km L1 chất lượng xe còn từ 40 – 70%. c-Xe loại C: (Xe cũ, nát) sử dụng lâu (trên 8 năm), tổng thành hoạt đã thay thế, sửa chữa nhiều lần, xe vẫn hoạt động bình thường, đảm bảo an toàn nhưg không có khả năng hoạt động ở đường đèo dốc cao. Xe lăn bánh trên 25 vạn KmL1, chất lượng còn từ 20 – 40%. d-Xe xin thanh lý: Xe cũ nát, tổng thành hư hỏng nhưng không phục hồi, sửa chữa được. Xe đã hoạt động trên 10 năm hoặc lăn bánh trên 30 vạn Km L1. Các tổng thành: Cầu, máy, sát si, ca bin hư hỏng không phục hồi được. Xe bị tai nạn, đâm đổ. Căn cứ vào các tiêu chuẩn phân loại trên và căn cứ vào chất lượng xe mà các xe đứng đầu hoặc đứng cuối nhóm chất lượng A, B được xếp vào các loại A1, A2 và B1, B2. 1.8. Lý do và cần đầu tư đổi mới phương tiện vận tải Vào cơ chế thị trường, không còn được nhà nước bao cấp, câu hỏi thường trực đối với các công ty là: Tồn tại hay không tồn tại? và làm thế nào để tồn tại?. Đó cũng là 2 câu hỏi lớn mà Công ty TNHH tiếp vận VINAFCO đã và đang tìm câu trả lời. Ban lãnh đạo công ty cho rằng để có chỗ đứng trong thương trường không có gì hơn là phải đổi mới, hiện tại phần lớn số đầu xe đang hoạt động của công ty là cũ, công nghệ lạc hậu mà lợi nhuận của công ty chủ yếu được mang lại từ vận tải nên đầu tư - đổi mới phương tiện là điều cần thiết và bức xúc nhất. Nhờ đổi mới, năng lực vận chuyển của đoàn xe sẽ tăng lên, khối lượng hàng hoá một lần luân chuyển sẽ nhiều hơn, phương tiện hoạt
- động tốt hơn và xe an toàn hơn. Từ đó, sẽ giảm được chi phí vận tải, hạ giá thành vận tải nâng cao vị thế của công ty trên thương trường và trong ngành. 1.9. Các chỉ tiêu đánh giá: 1.9.1. Hệ số ngày xe vận doanh: Trong các doanh nghiệp vận tải ô tô, do trình độ tổ chức hoặc một số nguyên nhân khách quan mà một số xe tốt vẫn không hoạt động được nên để đánh giá mức độ sử dụng xe trong trường hợp này người ta sử dụng hệ số ngày xe vận doanh αvd. ∑ADvd αvd = ∑ADc ADvd : là ngày xe làm việc ADc : là ngày xe có trong kỳ - Ở mức độ cao hơn còn sử dụng hệ số giờ xe làm việc αv ∑AD × Tv αv = ∑AD× TH Tv: giờ xe thực tế làm việc trên đ ường trong ngày. TH : giờ xe làm việc trong ngày theo kế hoạch. 1.9.2. Hệ số ngày xe tốt: Phụ thuộc vào việc tổ chức công tác dịch vụ kĩ thuật vào điều kiện khai thác và vào tình trạng kĩ thuật của phương tiện.
- ∑ADT ∑ADC - ∑ADBDSC α¯ = = ∑ADC ∑ADC Trong đó ∑ADc: Tổng số ngày xe có của doanh nghiệp. ∑ADT : Tổng số ngày xe tốt của doanh nghiệp. ∑ADBDSC: Tổng số ngày xe nằm bảo dưỡng sửa chữa các cấp. 1.9.3. Năng suất phương tiện: là số lượng sản phẩm vận tải được tạo ra trong một đơn vị thời gian: đơn vị thời gian đó là giờ, ngày, tháng, quý, năm. - Năng suất giờ: sau mỗi chuyến đi phương tiện hoàn thành một quá trình sản xuất vận tải, sản phẩm mà nó làm ra trong chuyến. Qc = q ×γT ( Tấn ); Pc = q× γT× Lch( TKm ) Trong đó: q : trọng tải của xe γT : Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh Lch : Quãng đường xe chạy có hàng - Năng suất ngày: Một phương tiện hoạt động trong thời gian TH giờ thì năng xuất được tính như sau: WQng = WQg×TH ( T/ ngày) WQng = WQg×TH ( TKm/ ngày) - Năng suất tháng: Năng suất tháng của xe được xác định: WQth = WQng ×30×αvd ( T/ tháng ) WQth = WQng ×30×αvd ( TKm/ tháng ) - Năng suất năm: Năng suất nă m của xe được xác định: WQn = WQth ×12 ( T / Năm ) WQn = WQth ×12 ( TKm/ Năm )
- 1.10. Các hình tức đổi mới 1.10.1. Đổi mới từ từ Đổi mới từ từ là hình thức đổi mới vừa mua sắm phương tiện mới vừa sửa chữa các phương tiện vận chuyển đã cũ để đưa và sử dụng. Khi đổi mới từ từ các nhà quản lý cần xem xét đến hiệu quả kinh tế của việc đổi mới - Đổi mới từ từ thì số tiền công ty bỏ ra đẻ mua sắm ít hơn đặc biệt nếu là nguồn vốn vay để mua sắm vay từ ngân hang ít hơn và lãi suất cũng ít hơn nhưng khả năng chuyên chở của các phương tiện đã cũ không thể bằng các phương tiện mới và lượng nhiên liệu tiêu hao trên cùng một quãng đường cũng nhiều hơn. 1.10. 2. Đổi mới toàn bộ Đổi mới toàn bộ là hình thức đổi mới loại bỏ tất cả các phương tiện đã cũ thời gian sử dụng dài không còn đem lại hiệu quả về kinh tế để thay thế bằng các phương tiện mới có hiệu quả kinh tế hơn. - Nếu công ty loại bỏ tất cả các phương tiện đã cũ và thay bằng phương tiện mới thì số tiền công ty bỏ ra để mua phương tiện sẽ lớn hơn nhiều. Khả năng vận chuyển của các phương tiện mới là tốt hơn các phương tiện cũ và lượng nhiên liệu cũng ít hơn nhưng nếu là số tiền vay nhiều từ các ngân hang thì lãi suất sẽ rẩt lớn. Do vậy các nhà quản lý trong công ty cần phải tính toán hết sức hợp lý để đưa ra quyết định xem đổi mới theo hình thức nào là hợp lý nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Chương I được tóm tắt từ : Giáo trình tổ chức và quản lý vận tải ô tô của THS Trần Thị Lan Hương và THS Nguyễn Thị Hồng Mai, ĐHGTVT, nhà xuất bản giao thông vận tải Hà Nội - 2006
- CHƯƠNG II Thực trạng của vấn đề đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 1 - Tổng quan về công ty TNHH tiếp vận vinafco “ Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn tiếp vận VINAFCO. Tên tiếng Anh: VINAFCO Logistics Co ., Ltd. Tên viết tắt: VINAFCO. Địa chỉ công ty VINAFCO: Số 33C - Đường Cát Linh - Quận Đống Đa - Hà Nội. Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn. Nghành nghề kinh doanh: Chuyên vận tải các loại hàng hoá bằng đường bộ cho các nhà máy,xí nghiệp từ nơi sản xuất đến các trung tâm phân phối, các đại lý, người tiêu dùng . . .và kinh doanh kho bãi. Điện thoại: ( 84- 4 ) 7365422. Fax: ( 84 - 4 ) 7365975. Website: www.vlc.com.vn. Email: vinafco.logistics@.com.vn Tài khoản ngân hàng: 1401201001520 tại ngân hàng NN&PTNT Láng Hạ- chi nhánh Bách Khoa Mã số thuế: 0100108504-007 Số đăng kí kinh doanh: 0104000098 do uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 22/ 7/2004. Diện tích tổng thể của công ty :29.500m2 1 -Tổng quan về công ty được tóm tắt trong phần giới thiệu về công ty TNHH tiếp vận VINAFCO trên trang Website WWW.vlc.com.vn
- Diện tích nhà kho:16.500m2 Diện tích văn phòng:1.500m2”1 1.1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty VINAFCO “ Ngày 16/12/1987 bộ trưởng bộ giao thông vận tải kí quyết định số 2339AQĐ/TCCB thành lập công ty dịch vụ vận tải trung ương trực thuộc bộ giao thông vận tải. Năm 2001 thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của đảng công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương đã có tờ trình báo cáo với bộ giao thông vận tải xin được tiến hành cổ phần hoá và được bộ giao thông vận tải chấp nhận. Sau khi cổ phần hoá công ty đã chuyển sang hình thức là công ty mẹ công ty con. Công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương có 5 thành viên bao gồm: công ty TNHH tiếp vận VINAFCO, nhà máy thép VINAFCO, xí nghiệp vận tải biển VINAFCO, trung tâm thương mại và vận tải quốc tế và công ty TNHH DRACO liên doanh giữa công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương và tập đoàn SUMITOMO của Nhật Bản. Từ khi chuyển thành công ty cổ phần với hình thức công ty mẹ, công ty con công ty TNHH tiếp vận VINAFCO được giữ nguyên trạng. Với cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều thiếu thốn như: Diện tích ban đầu của công ty chỉ vào khoảng 6000 m2 tại khu 4 cảng Hà Nội mới chỉ có một nhà kho với diện tích là 3000m2, xe vận tải chỉ vào khoảng 10 chiếc đa phần là cũ và có trọng tải nhẹ, đội ngũ cán bộ công nhân viên chỉ vào khoảng 40 người .Những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và hiệu quả hoạt đông kinh doanh của công ty. Để đáp ứng yêu cầu mở rộng phát triển công ty và khả năng kinh doanh của công ty đến đầu năm 2001 được biết uỷ ban nhân tỉnh Bắc Ninh xây dựng khu công nghiệp Tiên Sơn và thu hút nhiều doanh nghiệp vào đầu tư tại đây.
- Công ty đã nhanh chóng tham gia xây dựng Trung tâm tiếp vận tại đây.Công ty đã thuê được 20.000 m2 đất trong vòng 50 năm, lần lượt tháng 2 và tháng 7 công ty đã khánh thành 2 kho mỗi kho có diện tích là 6000m2 và xây dựng một văn phòng làm việc tại Tiên Sơn .Với sự năng động và nỗ lực của ban lãnh đạo công ty, sự giúp đỡ của bạn bè trong và ngoài nước.Đặc biệt là sự giúp đỡ của chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành vận tải công ty đã tạo dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm. Công ty cũng đã mua những chiếc xe có trọng tải lớn và mua thêm xe nâng, cẩu nhằm nâng cao khả năng vận tải. Nhờ đó mà kết quả kinh doanh năm 2002 của công ty đã đạt được kết quả khá tốt,doanh thu của công ty năm 2002 cao hơn 2 lần so với năm 2000 đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 1,4 tỷ đồng,thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đạt 1.632.000 nghìn đồng / tháng, giải quyết thêm 50 việc làm cho người lao động. Tuy nhiên trong giai đoạn này công ty cũng gặp không ít khó khăn phương tiện vận tải mặc dù đã được mua thêm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, trụ sở của công ty đặt tại Cảng Hà Nội không tiện cho việc giao dịch với các đối tác. Do vậy đến năm 2002 công ty đã chuyển văn phòng làm việc về 33 C - Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội để tiện giao dịch với các đối tác, công ty cũng đã kí được hợp đồng thuê thêm 1500m2 tại 36 đường Phạm Hùng và 7000m2 ở cửa khẩu Tân Thanh để làm kho chứa hàng Công ty cũng đã đầu tư mua thêm các phương tiện vận tải như: - Đầu tư mua thêm xe vận tải mới - Cần cẩu xếp dỡ - Xe nâng hạ - Một số xe tải nhỏ làm nhiệm vụ tiếp vận Với Mức tổng đầu tư gần 14 tỷ đồng
- ngoài ra công ty cũng đã mở văn phòng làm dịch vụ khai quan ngay tại kho chứa nằm trên đường Bạch Đằng và mở thêm các đại diện tại Sài Gòn và Hải Phòng. Nhờ có sự đầu tư trên mà Kết quả kinh doanh của công ty không ngừng tăng: Doanh thu năm 2004 là trên 57 tỷ đồng và năm 2005 đạt trên 62 tỷ đồng, tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng không ngừng được cải thiện năm 2004 đạt 1.715.000đ/ tháng, năm 2005 đạt 2.150.000đ/tháng và nộp ngân sách nhà nước năm 2004 khoảng 10 tỷ năm 2005 là hơn12 tỷ. Năm 2005 trở thành một năm đáng nhớ của công ty bên cạnh những thành tích xuất sắc đã đạt được,một niềm vui lớn và đầy bất ngờ đã đến với công ty.Công ty VINAFCO đã được thứ trưởng bộ giao thông vận tải về thăm trao cờ và bằng khen nhờ những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian qua. Đây là điều khích lệ rất lớn để công ty VINAFCO phấn đấu đạt đ ược những thành tích tốt hơn nữa trong thời gian tới. Và đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành của công ty cả mặt quy mô và chứ năng. Quy mô thuộc loại quy mô vừa và chức năng chính là dịch vụ, vận tải, kho bãi.”2 2- Những đặc điểm kinh tế dịch vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn tiếp vận VINAFCO(VINAFCO) 2.1- Đặc điểm về dịch vụ Logistics 2 - Quá trình hình thành và phát triển được tóm tắt từ phần 2.2 trang 65,66 quá trình phát triển của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO từ khi công ty được hoạt động theo hình thức công ty mẹ công ty con trong cuốn lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương ( 1987- 2005).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM và DV ô tô Hoàng Anh
65 p | 1353 | 405
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ''Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT Khu công nghiệp Bắc Hà Nội.''
91 p | 957 | 282
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng tiên sơn hà tây
88 p | 968 | 242
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hai Bà Trưng – Hà Nội
82 p | 355 | 142
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Sử dụng mô hình Arch-Garch để phân tích và đành giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế VIB
52 p | 443 | 101
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần May Thăng Long
72 p | 462 | 93
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện
138 p | 514 | 86
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội
52 p | 357 | 82
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tiếp Vận Sắc Việt
72 p | 238 | 65
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý trả lương cho người lao động tại Văn phòng Tổng Công ty Thép Việt Nam - Hoàng Thị Huệ
142 p | 239 | 52
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội
49 p | 265 | 51
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lực lượng bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại Việt Phú
65 p | 227 | 40
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu
80 p | 211 | 30
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội
79 p | 144 | 23
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh
97 p | 190 | 23
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp marketing mix nhằm thu hút khách hàng đến với Trung tâm Vui chơi Giải trí ở Chi nhánh Công ty Liên doanh PowerBowl Việt Nam tại Đà Nẵng
39 p | 198 | 23
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghiệp HTH
86 p | 67 | 20
-
Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAM
93 p | 126 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn