intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Buôn Ma Thuột

Chia sẻ: Phạm Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:95

422
lượt xem
105
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Buôn Ma Thuột nêu lên thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Buôn Ma Thuột; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Buôn Ma Thuột

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG  CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT Sinh viên         : Phạm Thị Lan Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Khóa học        : 2011 ­ 2015
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT Sinh viên          : Phạm Thị Lan Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp Khóa học         : 2011 ­ 2015 Người hướng dẫn: ThS. Dương Thị Ái Nhi
  3. LỜI CẢM ƠN Sau ba tháng thực tập tại Sở  Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đắk   Lắk, ngoài sự  nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự  quan tâm giúp đỡ  tận tình về   nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức, tôi  đã hoàn thành đề tài thực tập của mình.  Cho   phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến : Quý thầy cô giáo trường ĐHTN đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, các   thầy cô giáo khoa Kinh Tế đã đem hết lòng nhiệt huyết cũng như kiến thức của mình để   giảng dạy và giúp đỡ  tôi trong những năm học qua,  là cơ  sở  chính giúp tôi hoàn thành   báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Đặc biệt là cô ThS.Dương Thị Ái Nhi đã tận tình hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi   trong suốt quá trình để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. Lãnh đạo cán bộ  Phòng Kế  Hoạch và Đầu Tư  tỉnh Đăk Lăk đã giúp đỡ  và cung   cấp những thông tin cần thiết để tôi có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Các cô chú, anh chị đang công tác tại phòng nông nghiệp UBND ph ường Khánh   Xuân, phòng nông nghiệp UBND xã Hòa Thuận đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Các cô, chú trong hợp tác xã và hộ nông dân đã giúp tôi trong quá trình điều tra,   thu thập số liệu ở các xã, phường trong thành phố. Dù tôi đã cố gắng nhiều nhưng vì thời gian thực tập có hạn và kiến thức còn hạn   chế  nên không tránh được những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự  đóng góp ý kiến   của thầy cô và bạn bè.Một lần nữa, Em xin chân thành cảm ơn! Đắk Lắk, ngày 29  tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện
  4. Phạm Thị Lan
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 BNNPTNT  Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn 2 BVTV Bảo vệ thực vật 3 CNC Công nghệ cao 4 CNH­HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 5 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 6 ĐVT Đơn vị tính 7 GTSX Giá trị sản xuất 8 HTX Hợp tác xã 9 KH Khoa học 10 KHKT Khoa học kỹ thuật 11 LĐ Lao động 12 LĐGĐ Lao động gia đình 13 NK Nhân khẩu 14 NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao 15 NNUDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 16 PTNN Phát triển nông nghiệp  17 SX Sản xuất 18 SXNN Sản xuất nông nghiệp 19 UDCNC Ứng dụng công nghệ cao 20 UDNNCNC Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao 21 UBND Ủy ban nhân dân
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ
  7. PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Để phát triển nông nghiệp thì Việt Nam cần phải đầu tư, áp dụng các công nghệ  kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp từ khâu chọn giống đến khâu tiêu thụ bảo quản.  Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo xu hướng của nền kinh tế đáp ứng quá trình  công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Để thúc đẩy nền kinh tế và phát   triển nông nghiệp, giải quyết những vấn đề  về  khối lượng hàng hóa không những đạt  năng suất, chất lượng cao mà còn đáp  ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị  tr ường  trong nước và cả  thị  trường quốc tế  thì việc  ứng dụng công nghệ  cao là một yêu cầu  cấp bách đối với nông nghiệp nước ta hiện nay. Ở  Việt Nam,   phát triển nông nghiệp  ứng dụng công nghệ  cao đã bắt đầu từ  những năm 90 của thế kỷ trước, điển hình cho sự ứng dụng đầu tiên ở  tỉnh Lâm Đồng   về trồng rau, hoa. Sau đó là các khu, vùng, tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công   nghệ  cao được hình thành  ở  Tây Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng, Duyên Hải Nam Trung  Bộ, Đông Nam Bộ (Bùi Thị Ngọc Dung, 2013). Đây là b ước ngoặt quan trọng đánh dấu  cho sự  phát triển nông nghiệp hiện đại  ở  nước ta. Tuy nhiên, các mô h ình  ứng dụng  công nghệ  cao còn  ở  quy mô và mức đầu tư  hạn chế,  nhận thức người sản xuất, thị  trường cung ứng công nghệ, giá thành cao, sản xuất manh mún, thị  tr ường tiêu thụ  sản  phẩm UDCNC, chính sách chưa phù hợp,… nên chưa thu hút được các nhà đầu tư trong  và ngoài nước sẵn sàng đầu tư vốn, kỹ thuật sản xuất (Nguyễn Lan, 2014). Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Đắk  Lắk, đồng thời là trung tâm giao lưu kinh tế ­ văn hoá xã hội quan trọng của vùng Tây  Nguyên và cả  nước. Buôn Ma Thuột đã và đang có những đóng góp quan trọng vào sự  phát triển về kinh tế ­ xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh Đắk Lắk nói riêng   và Tây Nguyên nói chung. Nằm giữa cao nguyên Nam Trung Bộ, kinh tế của thành phố  Buôn Ma Thuột tăng trưởng tương đối khá: giai đoạn: 2006 – 2010 GDP tăng  bình quân 
  8. tăng 17,51%, giai đoạn 2011­2013: tăng bình quân  17,92%, trong đó nông ­ lâm nghiệp   chiếm 7,02%. Năm 2013, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, đạt gần 3 ngàn  tỷ đồng, tăng 1,5% so với năm 2012 (Hữu Phú, 2014).  Để   ổn định và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, từng bước giảm   dần khoảng cách giữa người dân nông thôn và thành thị, đồng thời tạo ra sản phẩm đáp  ứng nhu cầu đô thị  ngày một phát triển. Thành phố  Buôn Ma Thuột cần thể  hiện tính   tiên phong về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất với những sản phẩm chất l ượng,  năng suất và có tính cạnh tranh cao.  Trong những năm qua ngành nông nghiệp của thành  phố  Buôn Ma Thuột đã phối hợp nghiên cứu và đầu tư  thí điểm một số  mô hình sản   xuất nông nghiệp  ứng dụng công nghệ  cao, b ước đầu đã đem lại hiệu quả  kinh tế  rõ   rệt. Điển hình phát triển nhất trong việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong cây   cà phê, rau hoa đây là tiền đề thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp của thành phố có tính   đột phá, tính cạnh tranh cao và tính bền vững. Bên cạnh đó phát triển sản xuất nông  nghiệp của thành phố  Buôn Ma Thuột còn chưa toàn diện và bền vững. Do áp lực về  mặt dân số tăng nên nhu cầu về các mặt hàng cũng tăng, không những đ òi hỏi về chất  lượng mà còn phải đa dạng hóa các loại hàng hóa trên thị tr ường. Trong khi đó diện tích  đất canh tác nông nghiệp đang ngày càng thu hẹp do chuyển đổi phát triển các ngành   tiểu thủ  công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; phương thức sản xuất th ì còn nhỏ  lẻ,  manh mún. Một số mặt hàng nông sản tăng về  số lượng và giá trị  nh ưng thu nhập của  người dân ở các vùng sản xuất nông nghiệp vẫn không tăng; chất lượng hàng nông sản,   cạnh tranh trên thị trường chưa cao, sản xuất chưa gắn chặt với chế biến, tiêu thụ, vẫn   còn một số mặt hàng nông sản chưa đảm bảo an toàn, giá cả các mặt hàng nông sản còn  thấp và bấp bênh…từ  những vấn đề  trên đặt ra những khó khăn cho sản xuất nông  nghiệp Việt Nam nói chung và thành phố  Buôn Ma Thuột nói riêng (UBND thành phố  Buôn Ma Thuột, 2013a).  Xuất phát từ  những vấn đề  trên, để  hiểu rõ h ơn về  “Phát triển sản xuất nông  nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk ” tôi  chọn đề tài này nghiên cứu làm chuyên đề tốt nghiệp.
  9. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Khái quát thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố  Buôn Ma Thuột; Xác định các yếu tố  tác động đến phát triển nông nghiệp  ứng dụng công nghệ  cao và đề  xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp  ứng dụng công nghệ  cao  ở  thành  phố Buôn Ma Thuột.
  10. PHẦN HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2.1.1.1. Công nghệ cao Khái niệm Hiện nay, thuật ngữ  công nghệ  cao (CNC) hiện đang được sử  dụng rộng rãi trên   thế  giới không chỉ  trong ngành nông nghiệp mà còn  ở  các ngành khoa học công nghệ  khác. Nhưng hầu như tất cả mọi người, đặc biệt là người dân vẫn chưa hiểu r õ thế nào  là công nghệ cao? Có thể  trong quá trình sản xuất người dân  ứng dụng công nghệ  cao  trong nông nghiệp nhưng họ lại không biết đó là công nghệ  cao. Vậy công nghệ cao là   gì? Công nghệ cao thực chất là chỉ một công nghệ hay một kỹ thuật hiện đại, tiên tiến   được áp dụng vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng   cao, giá thành hạ. Ví dụ như sử dụng giống mới trong quá trình sản xuất; trồng xen canh  các loại cây ăn quả, cây che bóng; bón phân chuồng, phân vi sinh; sử dụng thuốc bảo vệ  thực vật đúng cách; tưới bằng béc (tưới phun mưa), tưới nhỏ  giọt; trồng xen canh cây  che bóng có tiêu; sử  dụng phương pháp sấy sản phẩm, trồng cây trong nhà lưới, nhà  lồng… Công nghệ  cao là công nghệ  có hàm lượng cao về  nghiên cứu khoa học và phát  triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản   phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường;   có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại   hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có (Nguyễn Phú Trọng, 2008). Hoạt động công nghệ cao Hoạt động CNC là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao,  ứng   dụng CNC; đào tạo nhân lực CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC; sản xuất  
  11. sản phẩm, cung  ứng dịch vụ  CNC; phát triển công nghiệp CNC (Nguyễn Phú Trọng,   2008). Sản phẩm công nghệ cao Sản phẩm CNC là sản phẩm do công nghệ  cao tạo ra, có chất l ượng, tính năng  vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường (Nguyễn Phú Trọng, 2008). 2.1.1.2. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao Tại  Ấn Độ, thuật ngữ  nông nghiệp công nghệ  cao (NNCNC) đã ra đời từ  rất lâu  (tháng 2 năm 1999) với định nghĩa như sau: Tất cả các kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, tiên   tiến, ít phụ  thuộc vào môi trường, tập trung vốn cao và có khả  năng làm gia tăng năng  suất và chất lượng nông sản. Các kỹ thuật hiện đại này bao gồm: giống cây trồng biến   đổi gen, vi nhân giống, sản xuất giống lai, phương pháp tưới và bón phân nhỏ giọt, quản   lý dịch hại tổng hợp, canh tác hữu cơ, trồng cây không cần đất, trồng cây trong nhà kính,  kỹ thuật chuẩn đoán nhanh bệnh virus, phương pháp phun tiên tiến, công nghệ cao sau thu  hoạch và ảo quản (Hoàng Anh, 2011). Theo ông Nguyễn Thơ (2013) cho rằng: NNCNC là nông nghiệp có hàm lượng  cao  về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ các thành tựu khoa học   và công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học,  công nghệ tự động…Ngoài ra còn thể hiện ở việc quản lý và nhân lực. Là nền nông nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, trong đó tạo mọi điều kiện thuận   lợi để  cây trồng phát triển tốt, tiến tới năng suất tiềm năng, đảm bảo chất lượng sản   phẩm; bảo quản nông sản tốt và tổ  chức sản xuất hợp lý để  đạt hiệu quả  kinh tế  cao  được gọi là NNCNC (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2013). Quan điểm của ông Dương Hoa Xô được trích dẫn trong báo nông nghiệp Việt  Nam (2006): NNCNC là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản  xuất bao gồm công nghiệp hoá nông thôn (cơ giới hoá các khâu của quá trình sản xuất),  tự  động hóa, công nghệ  thông tin, công nghệ  vật liệu mới, công nghệ  sinh học và các  giống cây trồng vật nuôi có năng suất có chất lượng cao, đạt hiệu quả cao trên một đơn  
  12. vị  diện tích hiệu quả  cao trên một đơn vị  diện tích và phát triển  bền vững trên cơ  sở  hữu cơ (Hải Ninh, 2006). Từ  những khái niêm trên, NNCNC là một nền nông nghiệp có sử  dụng các công   nghệ  thông tin, công nghệ  sinh học, công nghệ  vật liệu mới, công nghệ  tự  động hóa,  công nghệ sau thu hoạch và công nghệ quản lý nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu   quả và sức cạnh tranh cao của nông sản hàng hóa, đảm bảo phát triển bền vững. Khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Trong đề  án PTNN CNC đến năm 2020, BNNPTNT đã đưa ra khái niệm: Nông   nghiệp  ứng dụng công nghệ  cao (NNUDCNC) là nền nông nghiệp sử  dụng CNC trong   sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất l ượng, năng suất vượt trội, giá trị gia  tăng cao và thân thiện với môi trường (Nguyễn Phú Trọng, 2008). Nhiệm vụ của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phát triển CNC trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ  chủ  yếu sau: Chọn   tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; Phòng, trừ dịch bệnh;   Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả  cao; Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị  sử  dụng trong nông nghiệp; Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; Phát triển doanh   nghiệp NNUDCNC; Phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp. Công nghệ  cao trong nông nghiệp được hiểu là: áp dụng một cách hợp lý các kỹ  thuật tiên tiến nhất trong việc chọn, lai tạo ra giống cây trồng vật nuôi mới, chăm sóc   nuôi dưỡng cây, con bằng thiết bị  tự động, điều khiển từ  xa, chế biến phân hữu cơ  vi   sinh cho cây trồng, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản, thuốc thú y, thuốc bảo vệ  thực vật, công nghệ tự động trong tưới tiêu, công nghệ chế biến các sản phẩm vật nuôi,  cây trồng và xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Trong đó, công nghệ sinh học đóng vai  trò chủ đạo (Nguyễn Phú Trọng, 2008). Chức năng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Một là khu trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hóa, là vườn ươm  xí nghiệp, chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ thành sức sản xuất, là   nguồn lan tỏa công nghệ cao mới.
  13. Hai là trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung  tâm tập huấn các kết  quả  nghiên cứu khoa học công nghệ, công nghiệp, thị  tr ường có hàm lượng khoa học  công nghệ tương đối cao. Ba là có thể thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn, làm cho nông  thôn thành thị hóa, nông dân được công nhân hóa. Bốn là thích  ứng hóa với chức năng kinh doanh để  các lĩnh vực từ  trồng trọt, lâm  nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế  biến, khoa học công nghiệp, thương mại, sản xuất,   cung ứng tiêu thụ được thống nhất. Làm cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được khoa   học hóa, thâm canh hóa và trở  thành đầu tàu của việc phát triển nông nghiệp kỹ  thuật   cao. Năm là góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị và làm cho họ có   được những tri thức khoa học (Nguyễn Phú Trọng, 2008). Nội dung của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá, những công   nghệ  tiến bộ  nhất về  giống, công nghệ  canh tác, chăn nuôi tiên tiến, công nghệ  tưới,  công nghệ thu hoạch ­ bảo quản ­ chế biến. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản l ý,  xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường. Sản phẩm NNUDCNC là sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng của từng vùng   sinh thái, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, có khả năng cạnh   tranh cao về chất lượng với sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và thế giới,  còn điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá khi có yêu cầu của thị  trường. Sản xuất NNUDCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép kín, khắc phục   được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế rủi ro của thị trường. Phát triển NNUDCNC theo từng giai đoạn và mức độ phát triển khác nhau, tùy tình hình  cụ thể của từng nơi, nhưng phải thể hiện được những đặc trưng cơ bản, tạo ra được hiệu  quả to lớn hơn nhiều so với sản xuất bình thường (Nguyễn Phú Trọng, 2008). 2.1.2. Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
  14. 2.1.2.1. Khái niệm Vùng sản xuất NNUDCNC là nơi tập trung ứng dụng thành tựu của nghiên cứu và  phát triển CNC của các khu NNUDCNC vào lĩnh vực nông nghiệp để  thực hiện nhiệm  vụ sản xuất một hoặc một vài nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược của  quốc gia (Bùi Thị Ngọc Dung, 2013). 2.1.2.2. Nhiệm vụ của vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ­ Thực hiện sản xuất sản phẩm NNUDCNC. ­ Liên kết các hoạt động nghiên cứu  ứng dụng CNC vào sản xuất sản phẩm  ứng   dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp. ­ Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt  động ứng dụng CNC trong nông nghiệp (Bùi Thị Ngọc Dung, 2013). 2.1.2.3.  Điều kiện thành lập vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ­ Là nơi sản xuất tập trung một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa  ứng dụng CNC thuộc danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển, phù hợp với chiến   lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của vùng sản xuất NNUDCNC. ­ Có quy mô diện tích, điều kiện tự  nhiên thích hợp với từng loại nông sản hàng   hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược; địa điểm thuận lợi để  liên kết với các khu  NNUDCNC. ­ Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của sản xuất ứng  dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp. ­ Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu có chất l ượng,  năng suất và hiệu quả kinh tế cao. ­ Có nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong sản xuất nông sản hàng hóa với số lao   động được đào tạo, tập huấn về CNC đang sử  dụng đạt ít nhất 60% tổng số  lao động   nông nghiệp trong vùng và có trình độ quản lý chuyên nghiệp. ­ Áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường và quản lý chất lượng sản  phẩm nông nghiệp hàng hóa an toàn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam   hoặc quốc tế (Bùi Thị Ngọc Dung, 2013).
  15. 2.1.3.  Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2.1.3.1. Khái niệm Khu NNUDCNC là khu CNC tập trung thực hiện hoạt động  ứng dụng thành tựu  nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để  thực hiện các nhiệm vụ:  chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng,   trừ  dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả  cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc,   thiết bị  sử  dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế  biến sản phẩm nông nghiệp; phát  triển   doanh   nghiệp   NNUDCNC   và   phát   triển   dịch   vụ   CNC   phục   vụ   nông   nghiệp   (Nguyễn Phú Trọng, 2008). 2.1.3.2.  Nhiệm vụ của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ­ Thực hiện các hoạt động nghiên cứu  ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình   sản xuất sản phẩm NNUDCNC. ­ Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNC, sản xuất sản phẩm ứng dụng  CNC trong lĩnh vực nông nghiệp. ­ Đào tạo nhân lực CNC trong lĩnh vực nông nghiệp. ­ Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm NNUDCNC. ­ Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt  động ứng dụng CNC trong nông nghiệp (Nguyễn Phú Trọng, 2008). 2.1.3.3. Điều kiện thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ­ Phù hợp với chiến lược, kế  hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ  của khu   NNUDCNC. ­ Có quy mô diện tích, điều kiện tự  nhiên thích hợp với từng loại hình sản xuất   sản phẩm nông nghiệp; địa điểm thuận lợi để liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo  có trình độ cao. ­ Hạ  tầng kỹ  thuật và dịch vụ  thuận lợi đáp  ứng yêu cầu của hoạt động nghiên  cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng CNC trong nông nghiệp. ­ Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp (Nguyễn Phú Trọng, 2008). 2.1.4. Tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
  16. 2.1.4.1. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  a. Khái niệm Doanh nghiệp NNCNC là doanh nghiệp  ứng dụng CNC trong sản xuất sản phẩm   nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao (Nguyễn Phú Trọng, 2008). b. Điều kiện công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ­  Ứng dụng công nghệ  cao thuộc Danh mục CNC được  ưu tiên đầu tư  phát triển   quy định tại Điều 5 của Luật CNC để sản xuất sản phẩm nông nghiệp. ­ Có hoạt động nghiên cứu, thử  nghiệm  ứng dụng CNC để  sản xuất sản phẩm  nông nghiệp. ­ Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao. ­ Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản  xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của  Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng  tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành (Nguyễn Phú Trọng, 2008). c. Chế độ ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ­ Hưởng mức  ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về  đất đai, thuế  thu   nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. ­ Được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công  nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển CNC (Nguyễn Phú Trọng, 2008). 2.1.4.2. Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hợp tác xã (HTX) NNUDCNC là một tổ chức của kinh tế hợp tác của những người  sản xuất NNUDCNC. Là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động  có nhu cầu, lợi ích chung, tự  nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của  pháp luật đề  phát huy sức mạnh của tập thể và của từng x ã viên nhằm giúp nhau thực  hiện có hiệu quả  các hoạt động dịch vụ  hỗ  trợ  cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và  kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi   trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề  khác  ở  nông thôn, phục vụ  cho sản xuất   nông nghiệp.  HTX NNUDCNC có thể  là các tổ  chức kinh tế  hợp tác của nông dân, ít 
  17. nhất trên 3 lĩnh vực: thứ  nhất là cung cấp các yếu tố  đầu vào của sản xuất như  phân  bón, thuốc trừ  sâu…hợp tác trong khâu làm đất, thủy lợi, thứ  hai trong lĩnh vực giải   quyết đầu ra của sản xuất nông nghiệp bao gồm hoạt động thu mua, chế biến, đóng gói   và tiêu thụ  nông sản  ở  thị  trường trong nước và thứ  ba là trong lĩnh vực trực tiếp tổ  chức sản xuất tập trung trong tròng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Điều kiện để  trở  thành xã viên của HTX NNUDCNC: Là công dân lao động nông   nghiệp hoặc lao  động trong một số  hoạt  động gắn bó mật thiết với lĩnh vực   nông  nghiệp từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, là ng ười dân sống trong cùng  cộng đồng nông thôn. Có hiểu biết về UDCNC trong sản xuất nông nghiệp. HTX NNUDCNC có quyền lựa chọn về  lĩnh vực, ngành nghề, quy mô sản xuất  kinh doanh, địa bàn hoạt động, quyết định cơ  cấu tổ  chức, thuê lao động, xuất nhập   khẩu, phân phối thu nhập, huy động vốn. Chủ động tổ chức các hoạt động kinh  tế trong  lĩnh vực nông nghiệp theo khả  năng, lợi thế  và tập quán sản xuất, phát triển các ngành  nghề khác nhau nhằm đa dạng hóa kinh tế HTX (Hoàng Văn Hoan, 2012). 2.1.4.3. Hộ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hộ  sản xuất NNCNC là những hộ   ứng dụng CNC trong quá trình sản xuất nông   nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị  gia tăng cao nhằm tăng thu nhập, tạo công ăn   việc làm và ổn định cuộc sống cho các hộ nông dân. 2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các sản phẩm nông nghiệp đa dạng và  đảm bảo chất lượng nhằm đáp  ứng nhu cầu của người tiêu dùng  ở  thị  tr ường trong  nước cũng như  nước ngoài. Các sản phâm nông nghiệp không những đóng vai tr ò quan  trọng trong ngành nông nghiệp mà còn là nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp,   dịch vụ. Vì vậy, đòi hỏi cần áp ụng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong nền kinh tế thị trường, hiện đại hóa trong nông nghiệp là vấn đề cấp thiết,  cần nâng cao giá trị  của ngành nông nghiệp lên cao bằng cách cơ  giới hóa trong nông  nghiệp, áp dụng các loại hình công nghệ  mới vào sản xuất nông nghiệp dáp  ứng nhu  cầu thị trường.
  18. Nhu cầu của thị trường, thị  trường tiêu thụ: sản phẩm nông nghiệp làm ra phải có   nhu cầu, thị hiếu thì mới được sản xuất, nếu không có nhu cầu, thị hiếu của người tiêu   dùng thì sản xuất đại trà không những làm lãng phí nguồn lực mà còn  ảnh hưởng đến  nền kinh tế  của nước ta. Cũng như  phải có thị  trường để  tiêu thụ  các sản phẩm nông   nghiệp này, người dân sản xuất mà không có nới tiêu thụ  làm ảnh hưởng tới đời sống,  thu nhập của người dân. Năng suất chất lượng sản phẩm: nếu việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất  nông nghiệp làm cho năng suất chất lượng sản phẩm không cao thì ng ười dân sẽ không  áp dụng bởi vì chi phí để  đầu tư  cho công nghệ cao lớn, áp dụng trên quy mô lớn, cần  có đội ngũ lao động có tay nghề  cao,…nên trước khi áp dụng cần phải đánh giá xem  hiệu quả của việc  ứng dụng công nghệ  cao trong sản xuất nông nghiệp có mang lại là  cao hay thấp, từ đó mới đưa vào áp dụng thực tiễn. Quy mô sản xuất: việc  ứng dụng nông nghiệp công nghệ  cao thường được  ứng  dụng trên quy mô lớn, tập trung, quy mô quá nhỏ lẻ và manh mũn th ì không thể áp dụng  được vì không đủ để thu hồi các khoản chi phí ban đầu. Vốn:  ứng dụng công nghệ  cao cần có số  lượng vốn lớn để  chi phí cho đầu tư  từ  khâu chọn giống đến khâu tiêu thụ, nên việc thu hút nguồn vốn đầu tư  từ  các doanh   nghiệp trong nước và nước ngoài là hết sức cần thiết, nếu dự  án đưa ra không khả thi  thì khó có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư. Vì vậy tr ước hết cần phải có quy mô tương  đối lớn để có thể áp dụng được nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhân lực: đội ngũ nhân lực phải có trình độ tay nghề cao, được đào tạo, tập huấn  kĩ thuật để chuyển giao khoa học kĩ thuật, cũng như  thực hiện trong quá trình sản xuất   nông nghiệp. Phân bón, vật tư  nông nghiệp: tùy vào loại đất để  bón phân, phun thuốc cho cay   trồng. Nếu lượng phân bón quá nhiều hay quá ít cũng làm ảnh hưởng tới t ình trạng của  cây trồng, làm cho năng suất cũng bị ảnh hưởng theo. Ví dụ như cây cà phê nếu bón quá   nhiều phân thì làm cho cây
  19. Các nhân tố  khác như  là khoa học kĩ thuật, các chính sách nông nghiệp…làm  ảnh  hưởng đến việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Kinh nghiệm về  phát triển nông nghiệp  ứng dụng công nghệ  cao  ở một số  nước trên thế giới 2.2.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ Từ  đầu thế  kỉ  XX, chính phủ  Mỹ  đã áp dụng những tiến bộ  kĩ thuật vào nông  nghiệp để  nâng cao năng suất và bắt đầu thời kì vàng son của nền Nông nghiệp Mỹ.   Đầu những năm 80 Hoa Kỳ  đã có hơn 100 khu khoa học công nghệ  dành cho nông  nghiệp, là nơi ứng dụng công nghệ sinh học với diện tích lớn nhất thế giới  49,8 triệu ha  chiếm 55% diện tích trồng cây chuyển gen trên toàn cầu (Ngô Nhân, 2013). Ngoài  ứng  dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp thì Mỹ còn áp dụng cho tất cả các khâu của  chuỗi sản xuất nông nghiệp như  công nghệ  tưới tiêu, công nghệ  cao trong canh tác và  điều khiển cây trồng… Phát triển “công nghệ  cứng”, “công nghệ  mềm”, trong đó quan  trọng nhất là công nghệ  quản lý và tổ  chức sản xuất, góp phần quản lý tốt hơn chất  lượng nông sản, giúp nông sản có giá cao và  ổn định hơn.  Chính phủ  Mỹ còn sử dụng  thiết bị tưới tiêu công nghệ cao, tập trung nghiên cứu phát triển giống mới, trồng cây công   nghệ sinh học với diện tích lớn nhất trên thế giới, nghiên cứu sản xuất các giống cây trồng   biến đổi gen (Christopher Conte, 2001). 2.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản là một nước phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh với trình độ  cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa vào hàng bậc nhất trên thế  giới.   Tập trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: tăng cường sử dụng phân hóa học; hoàn  thiện công tác quản lý và kỹ  thuật tưới tiêu nước cho lúa; lai tạo và đưa vào sử  dụng  đại trà giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp  sang kỹ  thuật thâm canh, tăng năng suất (Nguyễn Hồng Thư, 2013). Các viện nghiên  cứu nông nghiệp của nhà nước và địa phương  được hình thành và liên kết với các  trường đại học, các tổ  chức sản xuất nông nghiệp giúp nông dân tiếp cận công nghệ, 
  20. trang thiết bị  tiên tiến, giúp tăng năng suất, chất lượng,  đảm bảo nông nghiệp tăng  trưởng ổn định (Ngô Nhân, 2013). 2.2.1.3. Kinh nghiệm của Israel Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông  nghiệp và công nghệ nước, là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế  giới, khoảng 3 tỷ  USD nông sản (Hoàng An, 2010). Đâu nh ̀ ưng năm 80 cua thê ky 20, ̃ ̉ ́ ̉   Israel đa xây d ̃ ựng được 10 khu nông nghiêp  ̣ ưng dung CNC v ́ ̣ ơi doanh thu t ́ ừ trồng trọt   đạt mức kỷ lục 200.000 USD/ha. Công nghệ nhà kính có thể cho năng suất cà chua đạt  250   –   300   tấn/ha,  bưởi   đạt   100   –   150   tấn/ha,   hoa   cắt   cành   1,5   triệu   cành/ha.   Sản   xuất nông nghiệp công nghệ  cao đã tạo ra 1 giá trị  sản lượng và thu nhập bình quân  120.000  –150.000   USD/ha/năm  (Ngô   Nhân,   2013).  Kinh   nghiệm   xây   dựng  nền  nông  nghiệp hiện đại của Israel là  đầu tư  cho khoa học kỹ  thuật. Năm 1950, một nông dân  Israel cung cấp thực phẩm đủ cho 17 người, hiện đã là 90 ng ười. Một ha đất hiện cho 3  triệu bông hồng, hay 500 tấn cà chua/vụ. Một con b ò cho tới 11 tấn sữa/năm (55 lít  sữa/con/ngày) ­ mức năng suất mà không một nước nào trên thế giới có được (Lê Ngọc  Hồ, 2013). Để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhân công các máy móc   thiết bị  trong nông nghiệp được cơ  giới hóa, đặc biệt là hệ  thống tưới tiêu trong nhà   kính,   nhà   lưới   là  động   lực   lớn   nhất   biến   đổi   toàn   bộ   nông   nghiệp   Israel   (Nguyễn   Cường, 2012). 2.2.1.4. Kinh nghiệm của Trung Quôć Trong giai đoạn 1998­2006, Trung Quốc đã phát triển được 405 khu nông nghiệp  ứng dụng công nghệ cao  từ cấp tỉnh trở lên và hàng ngàn cơ sở sản xuất nông nghiệp  ứng dụng công nghệ cao trong cả nước. Các khu này đóng góp trên 40% giá trị  gia tăng   của sản xuất nông nghiệp, giá trị sản lượng bình quân từ 40.000 ­ 50.000 USD/ha/năm,  gấp 40 ­ 50 lần so với sản xuất cũ (Ngô Nhân, 2013).  Chính phủ  Trung Quốc đã xây  dựng các khu NNUDCNC với 3 đặc trưng cơ  bản là: nơi sáng tạo phát triển mới của  sản xuất nông nghiệp; điểm tăng trưởng trong việc xây dựng mới hiện đại hóa nông   nghiệp và tiếp điểm của sự kết hợp giữa kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn (Hứa 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2