Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk
lượt xem 19
download
Mục tiêu của Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk; phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chăn nuôi và đề ra những giải pháp phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KRÔNG BUK, HUYỆN KRÔNG PĂK, TỈNH ĐĂK LĂK Họ và tên: Phạm Thị Thơ Lớp: Kinh tế Nông nghiệp Khóa: 2011 – 2015
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KRÔNG BUK, HUYỆN KRÔNG PĂK, TỈNH ĐĂK LĂK Họ và tên: Phạm Thị Thơ Lớp: Kinh tế Nông nghiệp Khóa: 2011 – 2015 Người hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Nga
- LỜI CẢM ƠN Sau một tháng rưỡi thực tập tại xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức, em đã hoàn thành đề tài thực tập của mình. Cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến : Quý thầy cô giáo trường ĐHTN, khoa Kinh Tế đã đem hết lòng nhiệt huyết cũng như kiến thức của mình để giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt là cô TS. Đỗ Thị Nga đã tận tình hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Các cấp lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong Ủy ban nhân dân xã Krông Buk, cùng người dân tại xã đã tận tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết để em hoàn thành báo cáo này. Gia đình và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Đắk Lắk, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thơ
- MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................................4 2.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................4 2.1.1. Một số khái niệm............................................................................................4 2.1.2. Nội dung của phát triển chăn nuôi..................................................................4 2.1.3. Đặc điểm, Vai trò của chăn nuôi....................................................................5 2.1.4. Tầm quan trọng của ngành chăn nuôi.............................................................7 2.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................9 2.2.1. Thực trạng của chăn nuôi trên thế giới..........................................................9 2.2.2. Thực trạng chăn nuôi ở Việt Nam..................................................................9 2.3. Phương hướng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ở nước ta.............................13 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................13 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu................................................13 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................13 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................13 3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..........................................................................13 3.2.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................13 3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................13 3.2.3. Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn huyện.................................17 3.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội..........................................................18 3.2.5. Đánh giá tổng quan về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu...........................20 3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................21 3.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu......................................................21 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin..................................................21 3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu và thông tin........................................................22 3.3.4. Phương pháp phân tích..................................................................................22
- 3.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................22 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................25 4.1.Thực trạng phát triển chăn nuôi tại xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk........................................................................................................................... 25 4.1.1. Quy mô chăn nuôi của xã..............................................................................25 4.1.2. Cơ cấu trong chăn nuôi của xã ....................................................................26 4.1.3. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi của nông hộ trên địa bàn xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk..............................................................................28 4.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk..............................................................................31 4.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố giống và thức ăn trong phát triển chăn nuôi...........31 4.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố nguồn nhân lực và kĩ thật trong phát triển chăn nuôi. ................................................................................................................................. 34 4.2.3. Ảnh hưởng của yếu tố chuồng trại và thú y, phòng bệnh trong phát triển chăn nuôi.................................................................................................................35 4.2.4. Ảnh hưởng của yếu tố vốn và khoa học, công nghệ trong phát triển chăn nuôi ................................................................................................................................. 36 4.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm......................................................................37 4.2.6. Phân tích SWOT............................................................................................38 4.3.Đề xuất một số giải pháp để phát triển chăn nuôi của xã Krông Buk ...........38 4.3.1. Cải thiện giống và đưa giống mới vào trong chăn nuôi trong nông hộ.......38 4.3.2. Đổi mới và dự trữ thức ăn trong chăn nuôi..................................................39 4.3.3. Nâng cao năng lực cho nguồn lực cho chăn nuôi..........................................41 4.3.4. Đảm bảo vệ sinh và công tác thú y trong chuồng trại.................................41 4.3.5. Tăng nguồn vốn đầu tư và áp dụng khoa học, công nghệ trong chăn nuôi..... ................................................................................................................................. 42 4.3.6. Ổn định thị trường tiêu thụ cho chăn nuôi....................................................43 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................44 5.1. Kết luận...........................................................................................................44 5.2. Kiến nghị.........................................................................................................45
- 5.2.1. Đối với nhà nước..........................................................................................45 5.2.2. Đối với xã Krông Buk...................................................................................46 5.2.3. Đối với hộ chăn nuôi....................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................47
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích cơ cấu các nhóm đất loại đất xã Krông Buk...........................16 Bảng 2: Thành phần dân tộc..................................................................................17 Bảng 3: Số hộ chăn nuôi đại diện cho xã Krông Buk...........................................21 Bảng 4: Số lượng vật nuôi qua các năm trên địa bàn xã Krông Buk.....................25 Bảng 5 : Cơ cấu giá trị của đàn vật nuôi trên địa bàn xã.......................................26 Bảng 6: Số lượng đầu vật nuôi theo nhóm hộ......................................................28 Bảng 7: Kết quả chăn nuôi phân theo nhóm hộ....................................................29 Bảng 8: Hiệu quả chăn nuôi phân theo nhóm hộ...................................................30 Bảng 9: Diện tích trồng cỏ ở các nhóm hộ............................................................33 Bảng 10: Tình hình nhân khẩu lao động của các nhóm hộ....................................34 Bảng 11: Diện tích chuồng trại của các nhóm hộ.................................................35 Bảng 12: Tình hình vốn của các nhóm hộ.............................................................37 Bảng 13: Thức ăn tự chế cho lợn theo từng giai đoạn .........................................40
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Dịch nghĩa 1 ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm 2 CN Công nghiệp 3 FAO Tôt chức an ninh lương thực thế giới 4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 5 QĐ Quyết định 6 TCN Thủ công nghiệp 7 USAD Bộ nông nghiếp Hoa Kì 8 TMDV Thương mại dịch vụ 9 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 10 TTP Hiệp hội Châu Á Thái bình Dương 11 TW Trung ương 12 XD Xây dựng
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Từ xưa tới nay người dân Việt Nam ta đã gắn liền với nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, dân sô Việt Nam có 90.493.352 người có khoảng 66,9% dân cư tập trung ở nông thôn và lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính 53,0 triệu người, tăng 0,8 triệu người (+1,56%) so với năm 2013 (Tổng cục thống kê, 2014). Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số lực lượng lao động toàn xã hội làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp cho thấy nông nghiệp vẫn còn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nó chiếm 20% trong tổng GDP của cả nước trong 20% (Tổng cục thống kê, 2014). Sản xuất nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Nên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế nông thôn có nhiều khởi sắc và chuyển biến rõ rệt. Trong ngành trồng trọt các hoạt động trồng ngũ cốc cũng chuyển ra các loại hạt và trồng các loại cây làm thức ăn chăn nuôi. Chăn nuôi cung cấp các loại có giá trị kinh tế cao như thịt, cá, trứng, sữa, mật ong…. Nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân. Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Trong nông nghiệp chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ cho trồng trọt không chỉ có tác động tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất, tái tạo hệ sinh vật và bảo vệ cân bằng sinh thái. Mặc dù vai trò của trồng trọt có giảm sút nhưng vai trò của chăn nuôi nói chung càng ngày càng tăng. Theo thống kê cuối năm 2014 đàn trâu cả nước năm nay có 2,5 triệu con, giảm 1,9% so với năm 2013 do điều kiện bãi chăn thả bị thu hẹp; đàn bò có 5,2 triệu con, tăng 1,5%, riêng chăn nuôi bò sữa tiếp tục tăng nhanh, tổng đàn bò sữa năm 2014 của cả nước là 227,6 nghìn con, tăng 22,1% so với năm 2013; đàn lợn có 26,8 triệu con, tăng 1,9%; đàn
- gia cầm có 327,7 triệu con, tăng 3,2% (Đàn gà 246 triệu con, tăng 4,9%). Sản lượng thịt hơi các loại năm nay ước tính đạt khá, trong đó sản lượng thịt trâu đạt 86,9 nghìn tấn, tăng 1,6%; sản lượng thịt bò đạt 292,9 nghìn tấn, tăng 2,6%; sản lượng thịt lợn đạt 3,4 triệu tấn, tăng 3,1%; sản lượng thịt gia cầm đạt 875 nghìn tấn, tăng 5,3% (Tổng cục thống kê, 2014). Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi là xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển tuy nhiên vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn và thách thức, đặt biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Ngành chăn nuôi của nước ta đang đối đầu với nhiều khó khăn như dịch bệnh, giá cả thức ăn tăng cao, nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm từ các nước phát triển... Vì vậy phát triển chăn nuôi là vấn đề rất được quan tâm. Chăn nuôi nông hộ còn nhiều hạn chế như: Năng suất, hiệu quả thấp; dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp; khả năng kiểm soát môi trường thấp; các chính sách, nguồn lực nhiều năm qua chưa tập trung nhiều cho chăn nuôi nông hộ. Chăn nuôi là một ngành sản xuất chính, chủ yếu có từ lâu đời và chủ yếu từ các hộ gia đình ở nước ta. Chăn nuôi được coi là nguồn thu chính cho nông nghiệp giúp họ nâng cao đời sống và vươn lên làm giàu vì vậy phát triển chăn nuôi là vẫn đề rất được quan tâm. Xã Krông Buk là một xã thuộc huyện Krông Păk , tỉnh Đăk Lăk, với đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, thảm thực vật phong phú đa dạng nên có thể tạo ra nguồn thức ăn ổn định tạo cho Krông Buk có những điều kiện cơ bản để phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên những năm gần, đây việc khai thác các nguồn tiềm năng trên cho phát triển chăn nuôi chưa hiệu quả, tốc độ tăng trưởng đàn vật nuôi thấp và không đều qua các năm. Bên cạnh đó còn nhiều khó khăn về giống, vốn, kĩ thuật chăm sóc, thị trường tiêu thụ… Nên chăn nuôi ở xã hiện nay chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình, mang tính chất tự túc, tự phát, chăn nuôi theo phương thức lấy công làm lãi, nhằm tận dụng sản phẩm phụ trong trồng trọt, sinh hoạt, lấy phân, tận dụng lao động nhàn rỗi do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao. Vậy thực trạng chăn nuôi của nông hộ ở đây như thế nào? Hiệu quả đạt được như thế nào? Làm thế nào để phát triển chăn nuôi ở địa phương trong thời gian tới? Từ các vấn đề trên em chọn nghiên cứu đề tài “ Phát
- triển sản xuất chăn nuôi tại xã Krông Buk, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk’’
- 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk; - Đề xuất những giải pháp phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.
- PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng theo hướng có lợi cho cuộc sống của con người và phân phối công bằng thành quả tăng trưởng cho xã hội (Weitz , 1995). Theo ngân hàng thế giới (WB) phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh tế, nó bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank, 1992). Phát triển được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006) Từ hai khái niệm trên ta có thể rút ra được khái niệm: Phát triển chăn nuôi là quá trình thay đổi liên tục của chăn nuôi làm tăng trưởng liên tục về quy mô, số lượng, cơ cấu, hiệu quả chăn nuôi của đàn vật nuôi trên một địa bàn nhất định theo hướng có lợi cho cuộc sống của người chăn nuôi. 2.1.2. Nội dung của phát triển chăn nuôi Trong phát triển chăn nuôi mục đích đặt ra đối với quá trình chăn nuôi ở các nhóm hộ khác nhau do vậy việc vận dụng các chỉ tiêu để đánh giá phát triển chăn nuôi cũng khá đa dạng. Các hộ nông dân trước tiên chăn nuôi đối với họ là để đáp ứng nhu cầu của hộ, sau đó là tạo việc làm trong thời gian nông nhà hay rảnh rỗi, tiếp theo đó là tăng thu nhập đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt thường ngày sau đó mới tới lợi nhuận tích lũy. Phát triển là một xu hướng luôn luôn tồn tại trong mọi hoạt động kinh tế và đối với chăn nuôi cũng vậy. Vì thế việc nỗ lực tìm cách phát triển chăn nuôi toàn diện mọi mặt về cả quy mô, cơ cấu, hiệu quả kinh tế được coi là quyết định sự tồn tại của chăn nuôi. Nội dung của việc xác đinh sự phát triển của chăn nuôi trên địa bàn xã xuất phát từ những ba nội dung chính sau:
- Một là sự tăng trưởng về quy mô, số lượng và giá trị của đàn vật nuôi là sự tăng lên về số đầu vật nuôi trong một khoảng thời gian nhất đinh nó không chỉ đơn thuần là tăng số lượng mà kèm theo đó là cả sự gia tăng về giá trị kinh tế, các nguồn lực đầu tư đầu vào như giống, thức ăn, thuốc thú y và một số chi phí khác. Hai là sự thay đổi cơ cấu của từng loại vật nuôi trong đàn vật nuôi là sự thay đổi giá trị của từng loại vật nuôi trong tổng giá trị chăn nuôi của xã. Nó sẽ cho ta thấy được chiều hướng thay đổi của các loại vật nuôi và người dân chọn chăn nuôi con gì mang lại hiệu quả cho mình là cao nhất và theo hướng các loại vật nuôi đòi hỏi kinh nghiệm, kĩ thật cao hơn, thời gian sinh trưởng ngắn mà đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ba là hiệu quả chăn nuôi tăng lên nội dung này phản ánh hiệu quả chăn nuôi của người chăn nuôi được lợi như thế nào khi đầu tư các nguồn lực như vốn, lao động, điện tích đất cho chăn nuôi. Đánh giá kết quả, hiệu quả chăn nuôi của nông hộ thông qua một số tiêu chí định lượng như: quy mô, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của lao động trong chăn nuôi. 2.1.3. Đặc điểm, vai trò của phát triển chăn nuôi 2.1.3.1. Đặc điểm của chăn nuôi Chăn nuôi là một trong hai ngành chính của sản xuất nông nghiệp song lại có những đặc điểm rất riêng rất khác với ngành trồng trọt đó là: Thứ nhất đối tượng tác động của ngành chăn nuôi là các cơ thể sống động vật, có hệ thần kinh cao cấp, có những quy luật sinh vật nhất định. Để tồn tại các đối tượng này luôn luôn cần đến một lượng thức ăn tối thiểu cần thiết thường xuyên. Không kể là cá đối tượng này có nằm trong quá trình sản xuất hay không. Từ đặc điểm này, đặt ra cho người sản xuất ba vấn đề như sau: một là bên cạnh việc đầu tư cơ bản cho đàn vật nuôi phải đồng thời tính toán phần đầu tư thường xuyên về thức ăn để duy trì và phát triển đàn vật nuôi này. Hai là phải đánh giá chu kì sản xuất và đầu tư cho chăn nuôi một cách hợp lý trên cơ sở tính toán cân đối giữa chi phí sản xuất và sản phẩm tạo ra, giữa chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và giá trị đào thải để lựa chọn thời điểm đào thải, lựa chon phương thức đầu tư mới hay duy trì tái tạo phục hồi, Ba là, do có hệ thần kinh, nên vật
- nuôi thường rất nhạy cảm với môi trường sống, do đó đòi hỏi phải có sự quan tâm chăm sóc hết sức ưu ái, phải có biện pháp kinh tế, kĩ thuật phòng bệnh, đồng thời tạo điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho vật nuôi phát triển. Thứ hai, chăn nuôi có thể mang tính chất sản xuất như công nghiệp hoặc di động phân bán mang tính chất như sản xuất nông nghiệp. Chính đặc điểm này đã làm xuất hiện ba phương thức chăn nuôi khác nhau là phương thức chăn nuôi tự nhiên, phương thức chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi sinh thái. Thứ ba, chăn nuôi là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm. Do vậy tùy theo mục đích sản xuất để quyết định sản phẩm nào là chính sản phẩm nào là phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư. Trong chăn nuôi thức ăn là nguồn nguyên liệu cơ bản. Nó yêu cầu liên tục không được dừng trong một chu kì sinh trưởng của vật nuôi nên nguồn nguyên liệu thức ăn, đặc điểm và tính hữu hiệu của thức ăn chăn nuôi sẽ quyết định tính chất, đặc điểm và năng suất sản phẩm ngành chăn nuôi. Do vậy phát triển sản xuất chăn nuôi đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi là một nội dung và là cơ sở quan trọng của phát triển ngành chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi bao gồm nhiều loại có nguồn gốc khác nhau, về cơ cấu, thức ăn phải đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa các yếu tố: chất thô, chất bột, đạm và muối khoáng vv.. tùy theo phương thức chăn nuôi mà cơ cấu giữa các yếu tố này khác nhau cho phù hợp. Vì vậy việc khai thác và sản xuất thức ăn chăn nuôi cần phải chú ý đảm bảo đủ cả lượng và chất của từng loại thức ăn cho từng loại gia súc nuôi nhằm tái sản xuất nhanh đàn gia súc các loại (Tuyết Hoa Niê Kđăm, 2006). 2.1.3.2. Vai trò của chăn nuôi Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của sản xuất ông nghiệp. Ở nước ta chăn nuôi cung cấp khoảng 27% tổng sản phẩm nông nghiệp (Tổng cục thống kê, 2014). Việc nâng cao đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân, cải thiện điều kiện dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn phụ thuộc đáng kể vào sự phát triển của ngành chăn nuôi. Theo Cục Chăn nuôi, mức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bình quân/người/năm 2014 ước đạt: 50,0 kg thịt hơi các loại
- (tăng 1,4% so 2013), 88,7 quả trứng (tăng 2,7%), 5,8 lít sữa (tăng 14,2%) (Chăn nuôi Việt Nam, 2014). Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Ngành chăn nuôi thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển. Các cơ sở chế biến được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở phát triển của ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị. Các sản phẩm phụ lò mổ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như : bào chế thuốc, sản xuất bột máu, bột xương dùng trong chăn nuôi. Hiện nay chăn nuôi nước ta nói chung loại hình chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình. Loại hình này ở các nước phát triển có vai trò rất to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho xã hội là từ trong các hộ gia đình. Kinh tế hộ ở nước ta cũng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp đất nước, vai trò của nó thể hiện rõ nét ở cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Về mặt kinh tế chăn nuôi góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hóa cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chăn nuôi hộ gia đình góp phần thúc đẩy công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy rằng các hộ chăn nuôi ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng có quy mô và khai thác sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với nông hộ bình thường ở điều kiện không tốt. do vậy phát triển kinh tế nông hộ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Về mặt xã hội, phát triển chăn nuôi hộ góp phần làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho lao động. Mặt khác phát triển chăn nuôi hộ còn phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn, tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức quản lý kinh doanh. Phát triển chăn nuôi hộ góp phần giả quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn nước ta.
- Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ, vì lợi ích thiết thực. lâu dài của mình mà các hộ luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo về các yếu tố môi trường, trước hết là phạm vi không gian sinh thái và sau đó nữa là phạm vi từng vùng. Các hộ ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Những việc này đã tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng đất nước. 2.1.4. Tầm quan trọng của ngành chăn nuôi Cung cấp thực phẩm : con người cần có những chất dinh dưỡng để duy trì sự sống. Ngoài nước và không khí, con người cần những nguyên liệu cung cấp năng lượng, cung cấp những chất cần thiết để cấu tạo nên cơ thể… để con người sinh trưởng và phát triển. Một trong những nguồn nguyên liệu là thịt, trứng, sữa, cá.. có giá trị dinh dưỡng cao, không những cung cấp thêm chất bể mà còn thay thế một phần lương thực. Cung cấp phân bón : Phân do gia súc thải ra hàng ngày là phân hữu cơ có tác dụng làm tăng độ xốp và độ phì của đất. phân này có hàm lượng cao về Nitơ, phôt phat và kali… đóng góp tích cực và việc thâm canh tăng năng suất cây trồng. Lượng phân do gia súc, gia cầm thải ra trung bình ở gà là 50 60kg/con/năm, vịt 7590 kg/con/năm, ngỗng 125150 kg/con/năm, trâu/bò 4500 kg/con/năm, lợn là 1000 kg/con/năm. Cung cấp sức kéo : Hiện nay mặc dù máy móc hiện đại nhưng sức kéo vẫn được sử dụng nhiều ở vùng cao như ngựa, lừa, trâu bò, trong việc khai thác gỗ, cày bừa, kéo xe vận chuyển ở nông thôn …ngay cả những nước tiên tiến vẫn dùng sức kéo của các động vật như voi, lạc đà, ngựa.. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp và y học : + Da, xương, sừng, móng : Dùng trong công nghiệp và thủ công nghiệp tạo ra các sản phẩm như giày, dép, bóng, keo dán, đồ mỹ nghệ… + Lông dùng để làm chăn gối, lên và các loại áo ấm
- + Ngành y học đã sử dụng mật gấu để sử dụng làm một số loại thuốc chữa bệnh. + Trứng gà dùng để chế vacxin, thuốc bóng ảnh.. Tận dụng các phế phụ phẩm của các ngành công nông nghiệp như cám, tấm, bổi, bột cá, bã nắm, bã bia, bã đậu, bột thịt, bột xương, bột máu, vỏ dứa, vỏ dưa, bã mía, rỉ mật… Phục vụ quốc phòng như bao súng, bao đạn, ngựa dùng để cưỡi, chó đánh hơi, voi để kéo, thịt nuôi quân… Cung cấp hàng xuất khẩu như con giống được bán nước ngoài, da để là giày, áo, mũ để xuất khẩu ; thịt hộp xuất khẩu, trứng muối xuất khẩu, vỏ trứng đà điểu dùng làm đồ trang sức để xuất khẩu (Phạm Quang Hùng và cộng sự, 2012).
- 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Thực trạng chăn nuôi trên thế giới Theo báo cáo mới nhất của FAO, giá lương thực toàn cầu tháng 10/2014 giảm tháng thứ 7 liên tiếp, là đợt giảm dài nhất kể từ năm 2009. Giá sữa và thịt giảm trong bối cảnh sản lượng tăng. Chỉ số giá lương thực giảm 6,9% so cùng kỳ 2013. Chỉ số giá sữa trung bình tháng 10/2014 giảm 1,9% so tháng 9/2014 và giảm 26,6% so tháng 10/2013. Chỉ số thịt của FAO trong tháng 10/2014 giảm 1,1% xuống còn 208,9 điểm, giảm 2 tháng liên tiếp từ mức kỷ lục 212 điểm trong tháng 8/2014. Chỉ số giá ngũ cốc tháng 10/2014 tăng 0,2% lên 178,4 điểm. Sau 5 tháng giảm mạnh, giá lúa mì và ngũ cốc (hạt to) toàn cầu tăng nhẹ trong tháng 10/2014 do thu hoạch tại Mỹ chậm lại và sản lượng tại Úc giảm. FAO đã nâng dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu 20142015 thêm 4,1 triệu tấn lên kỷ lục mới 722,6 triệu tấn và giảm dự báo ngô 5 triệu tấn xuống còn 1,303 tỉ tấn. Giá nguyên liệu TACN tăng nhẹ so tháng trước nhưng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013 do thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến đậu tương, ngô ở châu Mỹ, Úc. Giá ngô thế giới phục hồi trở lại từ tháng 10/2014 lên mức 167,05 USD/ tấn do nhu cầu cầu sản xuất TACN tăng mạnh cùng với thời tiết bất lợi làm chậm tiến độ thu hoạch ngô ở một số bang trồng chính tại Mỹ (Chăn nuôi Việt Nam, 2014). USDA dự báo sản lượng và thương mại thịt toàn cầu 2015 cho thấy sự sụt giảm trong sản xuất thịt bò thế giới là 1,4% trong năm 2015 so với mức tăng trưởng 1,1% trong sản xuất thịt heo và 1,5% đối với thịt gà (Chăn nuôi Việt Nam, 2014). 2.2.2. Thực trạng chăn nuôi ở Việt Nam Trong lịch sử, nền nông nghiệp nước ta vốn đã là nền nông nghiệp lúa nước, chăn nuôi chưa được chú trọng phát triển như là một ngành sản xuất độc lập, mà mới được coi là một hoạt động sản xuất phụ nhằm hỗ tợ cho ngành trồng trọt. Mục đích của chăn nuôi là lấy thịt, trứng, sữa không được người dân nhắc đến dường như người ta chỉ hướng tới mục tiêu cung cấp sức kéo làm đất và cung cấp phân bón cho cây trồng.
- Sau ngày hòa bình và thống nhất đất nước, nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển – vị trí của chăn nuôi đã được nhìn nhận và đánh giá đúng với mục tiêu phấn đấu đưa chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Nhờ đó, ngành chăn nuôi nước ta đã có bước chuyển biến tích cực so với năm 1975 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (tính theo giá cố định 1994) năm 200 tăng gấp 3,3 lần. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 14,62% năm 1975 lên 19,7% năm 2000 (Tuyết Hoa Niê Kđăm, 2006). Điều đáng ghi nhận, trước đây chăn nuôi chủ yếu dùng để cày kéo thì hiện nay đang chuyển sang mục tiêu lấy thịt lấy sữa theo mô hình chăn nuôi theo phương thức công nghiệp. Ngoài biến đổi số lượng thì còn có sự biến đổi về việc đưa giống mới trong sản xuất chăn nuôi, thay đổi phương thức chăn nuôi từ chăn thả tự nhiên theo phương thức thâm canh. Ngành sản xuất và chế biến thức ăn gia súc ra đời và phát triển, nhiều cơ sở thức ăn theo phương thức công nghiệp đã phát triển góp phần thúc đẩy phương thức chăn nuôi công nghiệp mạnh trong những năm gần đây. Một số sản phẩm chăn nuôi trong nước đã trở thành một mắt hàng xuất khẩu chiến lược có giá trị kinh tế cao như xuất khẩu lợn sữa, lợn thịt. Và tới nay năm 2014 ngành chăn nuôi đã đạt được những thành tựu nhất định và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong nền kinh tế của Việt Nam được thể hiện qua một số con số nhất định sau: Mặc dù sản uất năm 2014 diễn ra trong bối cảnh chịu tác động bất lợi nhưng kết quả chăn nuôi cho thấy cơ cấu sản xuất chăn nuôi chuyển đổi nhanh theo hướng hộ chăn nuôi lớn, hộ chuyên nghiệp, trang trại. xuất hiện ngày càng nhiều mô hình liên kết trong sản xuất. Tăng trưởng của ngành đạt kết quả khả quan. Cụ thể: theo tổng cục thống kê, đàn trâu cả nước đạt 2,5 triệu con, giảm 1,9% so với cùng thời điểm 2013 chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng trung du. Đàn bò có 5,2 triệu con tăng 1,4% do chính sách hỗ trợ chăn nuôi bò được triển khai ở nhiều địa phương cộng với giá thịt bò hơi ổn định người chăn nuôi bò có lãi. Tổng đàn bò sữa đạt 217,7 ngàn con, tăng 2,15 so với 2013 chủ yếu do dịch bệnh được khống chế, thức ăn chăn nuôi khá ổn định. Tổng đàn gia cầm cả nước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề tốt nghiệp "Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội "
70 p | 1420 | 769
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại công ty Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Hà Nội
49 p | 846 | 313
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tại một số công trình trên địa bàn Hà Nội tại công ty phát triển nhà số 2
62 p | 525 | 146
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng và phát triển thương hiệu Bluestone
70 p | 587 | 114
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Buôn Ma Thuột
95 p | 419 | 105
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phan Đình Phùng Hà Nội
78 p | 534 | 90
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - Nguyễn Trần Hồng Hạnh
80 p | 265 | 85
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển hình ảnh thương hiệu giày Vascara thông qua hoạt động truyền thông kỹ thuật số
61 p | 460 | 67
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
112 p | 211 | 60
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển hoạt động Marketing trong kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty xuất nhập khẩu ARTEXPORT
70 p | 203 | 45
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Lập kế hoạch phát triến sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia đến năm 2015
62 p | 215 | 39
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
72 p | 184 | 27
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo tiêu chí nông thôn mới tại xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
60 p | 224 | 24
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của Cartridge World tại Việt Nam
93 p | 123 | 21
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển thị trường máy công cụ và phụ tùng thay thế của cty Cơ khí Hà Nội
57 p | 109 | 17
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
64 p | 80 | 15
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Hải Dương
62 p | 101 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn