intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyến đi Dương trình hiệu lực năm 1844 và tư tưởng Cao Bá Quát .

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

94
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc Cao Bá Quát khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn là kết tinh của nhiều nhân tố trong con người ông: phong cách tư tưởng phóng khoáng, cởi mở, không gò bó; tinh thần thân dân mạnh mẽ; ý thức xã hội sâu sắc

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyến đi Dương trình hiệu lực năm 1844 và tư tưởng Cao Bá Quát .

  1. Chuyến đi Dương trình hiệu lực năm 1844 và tư tưởng Cao Bá Quát
  2. Việc Cao Bá Quát khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn là kết tinh của nhiều nhân tố trong con người ông: phong cách tư tưởng phóng khoáng, cởi mở, không gò bó; tinh thần thân dân mạnh mẽ; ý thức xã hội sâu sắc… Các nhân tố này tất nhiên một phần do bẩm sinh (phong cách tư tưởng), nhưng phần quan trọng hơn là do học tập, tiếp xúc, quan sát, hoạt động thực tiễn xã hội mà hình thành và phát triển (tư tưởng thân dân và ý thức xã hội). Trong bài viết này, chúng tôi xin dừng lại phân tích vai trò của chuyến đi dương trình hiệu lực năm 1844 đối với sự hình thành tư tưởng xã hội của nhà thơ này. Việc ông bị đưa đi dương trình hiệu lực là một sự kiện trọng đại đối với Cao Bá Quát, đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng của ông. Trong cái rủi có cái may. Nhờ có ra nước ngoài, tiếp xúc với nền văn minh phi truyền thống, văn hóa Đông Nam Á và nhất là văn hóa phương Tây lúc ấy đã có mặt ở phương Đông qua những nhân vật đại diện như nhà truyền giáo và thương nhân, một cơ may không dễ gì nhà nho nào khi ấy cũng có được, tư tưởng Cao Bá Quát đã có những thay đổi quan trọng. Phân tích bản chất và ý nghĩa của sự thay đổi tư tưởng này sẽ là một nhiệm vụ của bài viết. Lại nữa, nếu coi cuộc tiếp xúc này của Cao Bá Quát là những bước hội nhập quốc tế đầu tiên của người Việt, ta cũng có thể đưa ra một số nhận xét hữu ích. * Vấn đề cần quan tâm là Cao Bá Quát đi nước nào, nội dung của sứ đoàn và chức trách cụ thể của ông? Về chuyến đi này, trước đây giới nghiên cứu Việt Nam mới chỉ nói chung là đi các nước Đông Nam Á với nội dung mua sắm hàng xa xỉ. Trong lời giới thiệu tập Thơ chữ Hán Cao Bá Quát, Vũ Khiêu viết: “Phái đoàn của ông đi Inđônêxia và Campuchia mục đích chủ yếu là đem đường bán cho nước ngoài để mua sắm những hàng xa xỉ cho triều đình”(1). Về thời gian, lời giới thiệu này cho biết sứ đoàn về lại Đà Nẵng cuối mùa hè năm 1843. Trong Cao Bá Quát, con người và tư tưởng, Nguyễn Tài Thư viết: “Đầu xuân 1843, ông bị ghép vào đoàn của Đào Trí Phú. Đoàn lên thuyền lớn Long Nhương đi các nước Malaixia, Xanhgapo, Indonexia làm các công việc mua hàng cho vua”(2).
  3. Gần đây, các nghiên cứu của Claudine Salmon – Tạ Trọng Hiệp và của Vĩnh Sính đã đem lại một đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu vấn đề này. Theo thông tin từ Đại Nam thực lục, cũng như dựa vào nghiên cứu của Chen Ching Ho (Trần Kinh Hòa), thấy đời Thiệu Trị năm thứ 3, Ất Tỵ, Cao Bá Quát đi dương trình hiệu lực ở miền Hạ Châu, một từ chỉ chung cảng Singapore, và từ năm 1826 đến 1840 chỉ chung Malaka, Pinang và Singapore. Vĩnh Sính viết: “Vào thời điểm 1844, khi Cao Bá Quát được phái đi công vụ, danh xưng Hạ Châu trên nguyên tắc được dùng không những để chỉ Singapore mà còn để gọi cả Penang và Malacca- tức là các thuộc địa trên eo biển Malacca mà tiếng Anh gọi chung là Straits Settlements”(3). Trong bài khảo cứu công phu của mình, Vĩnh Sính cho rằng phái bộ của Cao Bá Quát đi dọc theo các thuộc địa của người Tây phương trên eo biển Malacca. Trong các nội dung hoạt động của sứ bộ mà nhà Nguyễn phái đi trên hướng mới này theo Vĩnh Sính là mua chiếc tàu chiến chạy bằng hơi nước của người Anh được đặt tên là Điện Phi, (nếu đúng như vậy thì việc mua bán này đã diễn ra tại Singapore, lúc này đã là thuộc địa rất phát đạt của Anh quốc- và ta có thể nghĩ về khả năng Cao Bá Quát đi Singapore); ngoài ra có thể mua hàng nỉ, thủy tinh và thăm dò tình hình trên vùng thuộc địa của phương Tây này. Tạ Trọng Hiệp trong bài trả lời phỏng vấn Thụy Khuê, cũng cho rằng mục đích các chuyến đi sứ sang Đông Nam Á thời Nguyễn là: “1. Thông tin về mặt chính trị và quân sự về sự đe dọa của Tây phương; 2. Tìm hiểu xem họ tổ chức thương nghiệp như thế nào, đồng thời mua bán với họ một số hàng hóa”(4). Về chức trách và nhiệm vụ của Cao Bá Quát, hai nhà nghiên cứu nói trên lần đầu tiên đã đưa ra một nhận định quan trọng, tuy rất hiển nhiên mà trước đó chưa có ai nêu lên. Vĩnh Sính viết: “Trong chuyến đi “dương trình hiệu lực”, nhiệm vụ Cao Bá Quát trong phái đoàn là gì? Câu hỏi này từ trước tới nay hình như chưa có ai đưa ra. Theo thiển ý của chúng tôi, phải chăng vì nổi tiếng xuất chúng về văn thơ chữ Hán, Cao Bá Quát đã được giao phó trách nhiệm tiếp xúc với người Hoa trên các thuộc địa của người Âu châu, bút đàm với họ nhằm tìm hiểu và thu thập thông tin về động tĩnh của người Âu châu trên những vùng mà phái bộ ghé qua? Trong những bài thơ Cao Bá Quát sáng tác lúc xuất dương thỉnh thoảng có nhắc đến một vài thương nhân người Hoa mà tác giả đã gặp; điều này ít nhiều khẳng định giả thiết nói trên. Ngoài ra, cần để ý là trong những bài thơ mà Cao Bá Quát sáng tác trong thời kỳ
  4. xuất dương, ông có nhắc đến chức vụ của ông là “tham quân” và đã phần nào biểu lộ ý thức trách nhiệm của ông về chức vụ này”. Tạ Trọng Hiệp cũng phán đoán rất có lý: “Vấn đề đầu tiên của người được đi ra nước ngoài là vấn đề bất thông ngôn ngữ. Câu hỏi khi bắt đầu đọc Phan Huy Chú là: Ông ấy biết tiếng Hòa Lan hay biết tiếng Indonesia hồi đó ra sao? Theo chúng tôi biết thì ông ấy cũng như nhiều sứ giả, mà sau đó vua Nguyễn gửi đi như Lý Văn Phức và Cao Bá Quát, v.v... làm việc ở những vùng đó một thời gian ngắn hay dài và có thu lượm được nhiều thông tin khá chính xác, là qua môi giới, môi trường của những người Hoa, cùng văn hóa chữ Hán với họ. Trong số người này, có người có trình độ văn hóa không thấp, đã tiếp đón họ trong thời gian họ đến công tác; lại còn thết tiệc hoặc dẫn họ đi thăm thắng cảnh và giải thích cho họ thêm về hoạt động của chính quyền ở những vùng đó. Thông tin của Phan Huy Chú có hai nguồn: Thứ nhất là mắt thấy, tai nghe; sự quan sát của một người như Phan Huy Chú, có trình độ văn hóa cao. Và thứ hai là người Hoa tại địa phương cung cấp. Ðấy là điều mà chúng tôi thấy rất rõ”(5). Nhận định trên là hoàn toàn có căn cứ. Giai thoại về việc họ Cao nói mình chiếm 2 trong tổng số 4 bồ chữ của thiên hạ, hay phong cách làm thơ ứng tác mà ông gọi là Tẩu bút - viết chạy bút - có thể cho phép ta nghĩ đến khả năng này. Cao Bá Quát viết rất nhanh, như người xưa nói, tịch thượng tác, vì có bút lực dồi dào và có rất nhiều chữ. Có thể nói, các phán đoán về mục đích và chức trách nhiệm vụ của các thành viên sứ đoàn của hai nhà nghiên cứu Vĩnh Sính, Tạ Trọng Hiệp có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy việc nghiên cứu tiếp tục về Cao Bá Quát mà chúng tôi muốn tiếp tục triển khai. * Bối cảnh quốc tế của chuyến đi dương trình hiệu lực cũng cần được nhìn từ vị trí của Việt Nam khi ấy với hai phía. Phía Trung Quốc khi ấy vừa trải qua thất bại trong cuộc Chiến tranh Nha phiến, phía Đông Nam Á khi ấy đang lần lượt rơi vào tay các thế lực thực dân phương Tây như Hà Lan, Anh. Như chúng ta đều biết, chính phủ Mãn Thanh Trung Quốc vừa chịu thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất (1840-1842). Ngày 29 tháng 8 năm 1842, Trung - Anh hai bên ký điều ước Nam Kinh - một điều ước bất bình đẳng và 8 tháng 10 năm 1843, điều ước Hổ Môn tái khẳng định Anh quốc hưởng chế độ tối huệ quốc và quyền tài phán
  5. lãnh sự, nhà Thanh buộc phải mở các cảng biển cho người Anh tự do buôn bán. Thất bại nặng nề, phải chấp nhận điều kiện bất bình đẳng trong đàm phán, triều đình nhà Thanh chắc hẳn đã “mất điểm” trong mắt của các nước lân bang, trong đó có Việt Nam, một trong những lý do khiến người Việt Nam hướng ra Đông Nam Á. Niềm tin về sự ưu việt của văn hóa Hoa Hạ trước văn hóa của bọn hồng mao Man Di không thể không bị lung lay ngay tại thiên triều và cả ở các nước lân bang trong đó có Việt Nam. Mặt khác, sự thất bại của nhà Thanh đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng trong nước để cuối cùng, năm 1912 sụp đổ. Bài thơ Dạ quan Thanh nhân diễn kịch trường của Cao Bá Quát cho thấy ông đã có thông tin và suy nghĩ quanh sự kiện Hổ Môn này như một hồi chuông báo động cho người trí thức châu Á: Liệt cự thôi minh tối thượng đàn, Sân khấu đèn chăng rực rỡ soi, Nhất thanh hám khởi dạ phong hàn. Gió đêm hòa tiếng thét ghê người. Kích tu tráng sĩ phương hoành giáp, Quân vừa đeo giáp sù râu đứng, Nộ mục tướng quân dĩ cứ an. Tướng đã lên yên trợn mắt ngồi. Xuất thế khởi vô chân diện mục, Tai mặt đời đâu toàn bộ giả, Phùng trường lãng tiếu cổ y quan. Áo xiêm xưa cũng thực trò cười. Hổ Môn cận sự quân tri phủ? Hổ Môn biết việc gần đây chửa? Thán tức hà nhân ủng tị khan! Ngán nỗi kia ai nghếch mũi coi! Về phía Đông Nam Á, các nước trong vùng biển này cũng đang bị nhòm ngó hoặc đã trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Ngày 29 tháng Giêng 1819, hai người Anh Stamford Raffles và William Farquhar bắt đầu ký kết với quốc vương Hussein và thủ lĩnh Temenggong về việc người Anh đến định cư buôn bán tại Singapore và đến tháng Ba năm 1824, với hiệp ước Anh - Hà Lan, người Hà Lan rút lui khỏi hòn đảo này, Singapore hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh quốc. Để phá thế độc quyền buôn bán của Hà Lan, người Anh đã nhanh chóng xây dựng Singapore thành một cảng quan trọng, lớn nhất Đông Nam Á khi ấy, cho phép tự do buôn bán. Để dễ hình dung, ta lấy một số liệu về lượng hàng hóa chuyên chở đến cảng Singapore, năm 1824 chỉ có 3500 tấn, đến 1865, con số tăng lên 153 vạn tấn và đến 1930, đã là 3353 vạn tấn(6). Bệnh viện, trường học, hệ thống cung cấp nước được người Anh xây dựng. Dòng người di dân từ Trung
  6. Quốc và Ấn Độ đến Singaporenhư một miền đất hứa để tìm hạnh phúc và phồn vinh tăng lên nhanh chóng. Đối với người Hoa, dòng người di cư tăng mạnh sau Chiến tranh Nha phiến. Con số thống kê cho biết, năm 1860, dân số Singapore là 80.792 người, trong đó người Hoa chiếm tới 61,9%, người Mã Lai 13,5%, người Ấn 16,05%, người châu Âu và các dân tộc khác chiếm 8,5%(7). Cả về phương diện thương mại, chính trị và văn hóa (người Hoa có mặt đông đảo đến mức họ đã tổ chức diễn kịch truyền thống trên mảnh đất này) cho phép ta tin rằng Singapore là một điểm đến quan trọng nhất, không thể bỏ qua - tất nhiên không phải là duy nhất - của các sứ bộ Việt Nam thế kỷ XIX. Chính ở Singapore, người Hoa và văn hóa của họ có phần gần gũi với người Việt đã đóng vai trò trung gian, môi giới văn hóa, kinh tế thương mại với phương Tây và Việt Nam trên vùng các đảo quốc Đông Nam Á.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2