Cơ cấu lại ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững
lượt xem 4
download
Bài viết "Cơ cấu lại ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững" phân tích những tác động không mong muốn của cơ cấu NSNN hiện nay tới phát triển kinh tế, nhóm tác giả đề xuất các khuyến nghị cơ cấu lại NSNN để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ cấu lại ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững
- CƠ CẤU LẠI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHANH, BỀN VỮNG Phạm Ngọc Dũng* – Phạm Ngọc Thạch** 1 2 TÓM TẮT: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính – ngân sách và quản lý nợ công là một trong những vấn đề trọng tâm được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, bên cạnh kết quả đạt được, công tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công vẫn còn hạn chế: Quy mô thu ngân sách so với tổng sản phẩm trong nước (GDP) chưa tương xứng, cơ cấu thu chưa hợp lý, thiếu bền vững; các nguồn lực đất đai, tài nguyên, công sản chưa được huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả; tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ thuế còn nghiêm trọng, nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, vượt khả năng cân đối nguồn lực...Để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, cần có nhiều giải pháp, trong đó các giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước phục vụ phát triển kinh tế được chú trọng đặc biệt. Trên cơ sở nhìn nhận cơ cấu và cơ cấu lại Ngân sách nhà nước (NSNN) như một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô, thực tế cơ cấu thu- chi NSNN và hiện trạng cân đối NSNN trong giai đoạn 2011-2017, phân tích những tác động không mong muốn của cơ cấu NSNN hiện nay tới phát triển kinh tế, trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả để xuất các khuyến nghị cơ cấu lại NSNN để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Từ khóa: Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia 1. BÀI VIẾT CHÍNH Cơ cấu và cơ cấu lại ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vấn đề cốt lõi của NSNN là thu NSNN, chi NSNN và cân đối NSNN. Thu NSNN là việc động viên, tập trung các nguồn tài chính vào quỹ ngân sách nhà nước. Chi NSNN là việc phân phối, sử dụng quỹ NSNN cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Cân đối ngân sách là nghệ thuật bố trí sắp xếp cơ cấu chi hợp lý và khoa học trên cơ sở các khoản thu NSNN được động viên tập trung vào quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc vàng của quản lý ngân sách là : phải đảm bảo cân đối giữa thu và chi ngân sách. Cơ cấu NSNN được đề cập với nhiều khía cạnh khác nhau: Cơ cấu giữa quy mô NSNN và tổng GDP, cơ cấu giữa thu và chi, mức độ bội chi NSNN, cơ cấu các khoản thu trong tổng thu NSNN, Cơ cấu các khoản chi trong tổng chi NSNN, Cơ cấu giữa tổng thu chi NSTW và NSĐP. Cơ cấu NSNN chịu sự chi phối của nhiều nhân tố như: Quy mô, trình độ phát triển của quốc gia, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, thể chế chính trị, bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ mà nó phải đảm trách,… Vì NSNN có vai trò và là công cụ đặc biệt quan trọng của chính phủ trong can thiệp vào nền kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định một cơ cấu NSNN hợp lý * Học viện Tài chính ** Tổng công ty xây dựng hàng không
- 812 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION và khoa học có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH theo các định hướng chiến lược, các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn đã xây dựng. Cơ cấu lại ngân sách (Tái cơ cấu ngân sách). Cơ cấu lại ngân sách là việc sắp xếp lại hệ thống các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo mức độ động viên và thứ tự ưu tiên cũng như mức độ ưu tiên. Tái Cơ cấu ngân sách là một trong những nội dung của công tác quản lý ngân sách nhà nước, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý NSNN một cách có hiệu quả, nhằm phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo cho cân đối ngân sách nhà nước được bền vững. Trước hết về quy mô NSNN: Quy mô ngân sách được phản ánh bằng các chỉ tiêu tương đối theo tỷ lệ % của tổng thu và tổng chi NSNN so với GDP . Việc sử dụng các chỉ số này cho phép xem xét mức độ động viên vốn của nhà nước từ các khu vực khác nhau trong nền kinh tế và quy mô chi tiêu từ quỹ NSNN cho đầu tư phát triển KT-XH nhiều hay ít, hợp lý hay không hợp lý. Nếu quy mô NSNN quá lớn so với GDP do động viên quá nhiều và chi NSNN quá lớn so với quy mô của nền kinh tế, trong trường hợp này có thể giúp Chính phủ giải quyết được nhiều nhiệm vụ trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng ngược lại sẽ làm giảm nguồn lực của khu vực doanh nghiệp và các hộ gia đình, chèn ép đầu tư tư nhân, có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Về cơ cấu thu NSNN Cơ cấu thu ngân sách nhà nước phản ánh bằng tỷ lệ phần trăm của từng khoản thu so với tổng thu NSNN. Tỷ trọng từng khoản thu trong tổng số thu NSNN cho phép xác định vị trí, mức độ quan trọng của mỗi khoản thu trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Trong giai đoạn 2011-2015, và 2 năm 2016, 2017. Mặc dù có những khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các cam kết quốc tế về giảm thuế; giá dầu biến động bất thường, nhưng tổng thu NSNN vẫn tiếp tục tăng, giai đoạn này tăng gần 2 lần so với giai đoạn 2006-2010; bình quân đạt 22,3%GDP. Bảng 1. Cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2011-2017 (Đơn vị: %) Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2011- 2015 2016 2017 Tổng thu NSNN 26,2% 25,4% 24,2% 18,5% 20,3% 22,3% 19,8% 23,8% (%GDP) Thu nội địa 64,2% 66,8% 66,9% 68,9% 70,1% 67,6% 77,4% 81,7% Thu dầu thô 11,6% 11,7% 12,1% 10,9% 10,2% 11,3% 5,4% 3,2% Thu XNK 23,3% 20,8% 20,4% 19,7% 19,2% 20,5% 17,0% 14,8% Thu viện trợ 0,8% 0,7% 0,6% 0,6% 0,5% 0,6% 0,3% 0,3% Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê Theo bảng trên cho thấy: cơ cấu thu có chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN ngày càng cao (giai đoạn 2006-2010 là 58,9% và giai đoạn 2011-2015 khoảng 67,6%, riêng năm 2015 khoảng 70,1%, ), năm 2016-2017 bình quân là trên 78%, góp phần bù đắp xu hướng giảm thu từ thuế XNK và nguồn thu từ dầu thô. Cơ cấu chi NSNN Là tỷ trọng của từng khoản chi trong tổng chi NSNN qua đó cho phép xác định vị trí, tầm quan trọng của mỗi khoản chi trong tổng chi NSNN, gắn liền với các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nhà nước trong mỗi thời kỳ nhất định.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 813 Bảng 2. Cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2011-2017 (Đơn vị: % ) Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2011-2015 2016 2017 Quy mô chi NSNN - %GDP 31,0% 29,3% 24,9% 26,2% 28,1% 25,0% 27,3% Cơ cấu (%/tổng chi NSNN) Chi ĐTPT 28,2% 26,3% 25,2% 25,7% 24,9% 26,0% 26,3% 25,7% Chi Thường xuyên 64,7% 66,1% 67,5% 64,1% 64,5% 65,4% 64,6% 64,9% Chi trả nợ lãi và viện trợ 4% 5% 4% 4% 6% 4,7% 6% 7% Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê. Cơ cấu chi ở từng lĩnh vực chủ yếu có những thay đổi quan trọng: - Cơ cấu chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư phát triển có xu hướng ổn định, giai đoạn 2011-2015 chiếm tỷ lệ 26,0%, năm 2016: 26,3%, năm 2017:25,7%. Tuy khó khăn về nguồn, nhưng nhờ bổ sung nguồn từ Trái phiếu Chính phủ, XSKT, các nguồn khác nên cùng với nguồn cân đối NSNN chi đầu tư phát triển đã được tái cơ cấu, đáp ứng các nhu cầu của đầu tư phát triển. Trong đó, Cơ cấu chi đầu tư phát triển từ nguồn NSNN giai đoạn 2011-2015 tập trung cho hạ tầng giao thông chiếm khoảng 23% , Phát triển khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản: 21,06% ; đầu tư hạ tầng dịch vụ sự nghiệp công chiếm 34,75% phù hợp với chủ trương phát triển KT-XH của Đảng, Nhà nước và thực tế khả năng chi NSNN. - Nhìn chung, cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ nguồn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn qua phục vụ cho việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung cho các công trình trọng điểm, chú trọng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Đồng thời, thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá X). - Về cơ cấu chi thường xuyên: Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN có tăng lên, nguyên nhân cơ bản là do thực hiện được các chủ trương, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công; đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội khóa XIII về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;...Trong tổng chi thường xuyên, xét theo lĩnh vực, chi an ninh quốc phòng tăng từ 19,4% giai đoạn 2006-2010 lên 22% giai đoạn 2011-2015; chi GD-ĐT lần lượt tăng từ 21,4% lên 22,8%; chi y tế, kế hoạch hóa gia đình tăng từ 6,5% lên 7,6%; chi sự nghiệp kinh tế từ 8,9% lên 10%; chi QLHC tăng từ 14,3% lên 14,6%. - Về nội dung chi có thể thấy là chi cho con người chiếm tỷ trọng rất lớn: chi lương và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 54,8% chi thường xuyên giai đoạn 2006-2010, giai đoạn 2011-2015 là 52,8%, cùng các khoản chi đảm bảo an sinh xã hội thì chi cho con người chiếm trên 60% tổng chi thường xuyên NSNN. Về cơ cấu phân cấp NSNN - Về thu NSNN, Quán triệt nguyên tắc: Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW giai đoạn 2011-2015 vẫn được thực hiện, nhưng số liệu bảng 3 cho thấy gần đây có xu hướng giảm, tỷ trọng thu NSTW từ 63,7% tổng thu NSNN giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 59% tổng thu NSNN năm 2016-2017.
- 814 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Bảng 3. Cơ cấu thu NSNN theo phân cấp giai đoạn 2011-2017 (Đơn vị: %) 2011 2012 2013 2014 2015 2011-2015 2016 2017 Thu NSTW 64,6% 63,6% 63,7% 63,3% 63,6% 63,7% 58,8% 60,2% Thu NSĐP 35,4% 36,4% 36,3% 36,7% 36,4% 36,3% 41,2% 39,8% Nguồn: Tính toán từ số liệu dự toán thu NSNN các năm từ 2011-2017 - Về chi NSNN, tỷ trọng chi NSTW trong tổng chi NSNN có xu hướng giảm từ 55,2% dự toán ngân sách năm 2006 xuống còn 49,2% năm 2018; tỷ trọng chi ĐTPT giảm từ 33,3% giai đoạn 2006-2010 xuống còn khoảng 26-27% giai đoạn 2011-2015. Theo đó, tỷ trọng chi NSĐP tăng đã góp phần quan trọng tạo ra tính chủ động của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng mặt trái của nó là ảnh hưởng đến nguyên tắc vai trò chủ đạo của NSTW, khó khăn trong việc tập trung nguồn vốn lớn về cho trung ương thực hiện những nhiệm vụ lớn trên phạm vi toàn quốc. Bảng 4: Cơ cấu chi NSNN theo phân cấp giai đoạn 2011-2018 Đơn vị: %/tổng chi NSNN Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2011-2015 2016 2017 2018 NSTW 55,2% 53,7% 51,2% 52,1% 54,3% 53,3% 52,4% 50,9% 49,2% NSĐP 44,8% 46,3% 48,8% 47,9% 45,7% 46,7% 47,6% 49,1% 50,8% Nguồn: Tính toán từ số liệu dự toán chi NSNN theo Luật NSNN 2015 Thực trạng cân đối NSNN Theo Luật NSNN năm 2002, NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng nhiều cho chi ĐTPT. trường hợp có bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi ĐTPT, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách. Chiến lược Tài chính 2011-2020 đã xác định mục tiêu cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 4,5% GDP vào năm 2015 (tính cả TPCP). Theo số liệu của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê, bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2011-2015 là 5,6%. Việc triển khai tái cơ cấu NSNN, với nỗ lực không ngừng nghỉ của Bộ Tài chính, những biện pháp cụ thể thiết thực nhằm kiểm soát nguồn thu, cắt giảm và tiết kiệm chi tiêu, kể từ năm 2016 bội chi ngân sách nhà nước đã được kiểm soát và có xu hướng giảm dần; năm 2016 là 5,06%GDP (theo GDP kế hoạch là 4,4%), năm 2017 là 3,48% (theo GDP kế hoạch là 3,42%). Những kết quả đạt được. Cơ cấu lại NSNN trong thời gian vừa qua đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Với những giải pháp đồng bộ thực hiện thời gian qua như: Hoàn thiện chính sách thuế, phí và lệ phí theo xu hướng giảm thuế, thực hiện các cam kết quốc tế, xóa bỏ các loại phí, lệ phí bất hợp lý đã góp phần giảm gánh nặng đóng góp của các thành phần kinh tế, những thủ tục hành chính được cải cách giúp cho môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nhiều hơn trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Có thể so sánh hệ thống thu của Việt Nam với các nước trên thế giới để thấy các nghĩa vụ thu của Việt nam đến năm 2017 đã giảm xuống ở mức tương đối thấp và đặc biệt là thấp hơn nhiều so với 20 nước có mức thuế suất thuế TNDN pháp định cao nhất trên thế giới:
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 815 Bảng 5: Thuế suất thuế TNDN và TNCN của Việt nam và các nước năm 2017 Đơn vị: % (tính theo mức thuế suất cao nhất) Nhật Phi líp Bang Trung Indon Hàn Lào Mã lai Cam Thái Việt Xing ga Đài pin la dét Quốc esia Quốc pu chia Lan Nam po Loan Thuế TNDN 30,86 30 25 25 25 25 24 24 20 20 20 17 17 Thuế TNCN 55,95 35 30 45 30 40 24 28 20 35 35 22 45 Nguồn: https://tradingeconomics.com/country-list/ Với cơ cấu thu hợp lý, đã khuyến khích, huy động được nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư khu vực nhà nước trong các năm qua bình quân ở mức trên 39% tổng đầu tư xã hội. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống 37,6% năm 2016 và xuống 35,7% năm 2017. Bù lại vốn đầu tư của các khu vực khác đã tăng đáng kể trong tổng đầu tư toàn xã hội. Quy mô thu ngân sách tăng là nền tảng để tăng chi ngân sách, đây là một trong các yếu tố tăng tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tham khảo số liệu quy mô thu, chi ngân sách và liên hệ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Bảng 6 và bảng 7 cho thấy: Biểu đồ 1: Quy mô thu ngân sách và quy mô chi ngân sách 2011-2017 Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Dự toán thu, chi ngân sách theo phê duyệt của Quốc hội Đây là nhân tố quan trọng có đóng góp vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý thời gian qua, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm và phục hồi yếu ớt thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam (Đơn vị: % ) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ tăng 5.6 5.7 3 -0.1 5.4 4.2 3.5 3.3 3.4 3.1 3.2 trưởng GDP thế giới Tốc độ tăng 7.0 7.1 5.7 5.4 6.4 6.2 5.3 5.4 6.0 6.7 6.2 trưởng GDP Việt nam Nguồn: Tổng hợp các báo cáo định kỳ về triển vọng kinh tế thế giới – Ngân hàng Thế giới; Số liệu của Tống cục Thống xkê.
- 816 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION - Với Cơ cấu thu NSNN bền vững hơn, Thu nội địa tăng, giảm sự phụ thuộc vào thu XNK, thu dầu thô, tăng tính ổn định, bền vững của NSNN, từ đó phát huy tính chủ động của Chính phủ trong sử dụng các công cụ của chính sách Tài khóa trong điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Điều này được thể hiện rõ nét trong điều hành chính sách Tài khóa của Chính phủ thời kỳ 2008- 2009, 2009-2010 và 2011-2015. - Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tăng nhanh đã đảm bảo các nhu cầu chi con người, đặc biệt là các chế độ lương, phụ cấp; hệ thống an sinh xã hội, là nhân tố quyết định trong việc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. - Chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN đã góp phần phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua. - Mặc dù chi đầu tư phát triển từ NSNN có giảm, nhưng với sự hỗ trợ từ các nguồn khác như:TPCP, XSKT và các khoản NSNN ứng trước cho các dự án đầu tư chưa bố trí được nguồn, nên vẫn giải quyết được các nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội qua đó trì tốc độ tăng trưởng GDP ở mức tương đối cao so với các nước trên thế giới. Bảng 7. Quy mô tổng đầu tư xã hội và tốc độ tăng trưởng GDP (Đơn vị: % ) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TĐTXH (%/GDP) 38.1 42.7 38.2 39.2 38.5 33.3 31.1 30.5 31 32.6 33 33.3 Tốc độ tăng trưởng 6.98 7.13 5.66 5.4 6.42 6.24 5.25 5.42 5.98 6.68 6.21 6.81 GDP (%/năm) Nguồn: Tổng cục Thống kê Những tác động không mong muốn của cơ cấu ngân sách hiện nay tới phát triển kinh tế. Về tác động không mong muốn của cơ cấu thu ngân sách thời gian qua tới phát triển kinh tế: - Quy mô thu ngân sách có xu hướng giảm dần, trong khi nhu cầu chi vẫn rất lớn, dẫn tới căng thẳng trong cân đối thu – chi NSNN. - Nguồn thu mặc dù đã được đa dạng hóa, nhưng vẫn còn thiếu một số khoản thu có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống thu theo thông lệ quốc tế. - Cơ cấu thu theo phân cấp NSNN chưa phù hợp với thông lệ; chưa gắn được quyền hạn với trách nhiệm của cấp chính quyền địa phương. Về tác động không mong muốn của cơ cấu chi ngân sách tới phát triển kinh tế. - Việc thực hiện mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công theo hướng tập trung, tránh dàn trải, nâng cao chất lượng, hiệu quả... còn hạn chế. - Tình trạng phân bổ, giao vốn chậm, giải ngân không đạt dự toán, dẫn tới chuyển nguồn lớn; đầu tư phân tán, kéo dài, không dứt điểm. - Số vốn bố trí đầu tư cho các công trình trọng điểm quốc gia, chương trình mục tiêu thấp. - Vốn NSNN Chưa thực sự thực hiện được vai trò vốn mồi để huy động các nguồn lực khác, hiệu quả đầu tư công còn thấp. - Tỷ trọng các khoản chi trực tiếp của NSTW có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng tới nguyên tắc vai trò chủ đạo của NSTW,
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 817 Các khuyến nghị cơ cấu lại NSNN thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện chính sách chế độ thu NSNN với các nội dung: mở rộng diện thu thuế, điều chỉnh tăng thuế suất, nghiên cứu áp dụng một số loại thuế mới, tăng cường quản lý thu phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, vừa hỗ trợ, vừa tăng cường quản lý nền kinh tế đồng thời tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách Mở rộng diện thu thuế. - Đối với thuế giá trị gia tăng: Thu hẹp nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng theo thông lệ quốc tế xuống còn 4 đến 8 nhóm, thay vì 25 nhóm như hiện nay. - Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt: Nên bổ sung vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số hàng hóa, dịch vụ mà đối tượng tiêu dùng là nhóm dân cư có thu nhập cao, như điện thoại di động, camera, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ thẩm mỹ… - Đối với thuế bảo vệ môi trường: Trong thời gian tới, có thể nghiên cứu bổ sung vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường đối với một số hàng hóa như: pin, ắc quy, các loại thuốc bảo quản thực vật, giấy, các loại hóa chất,… vì đây là những hàng hóa mà quá trình sản xuất và sử dụng gây ô nhiễm môi trường, cần đánh thuế để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý, - Đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp: Nên giảm các đối tượng ưu đãi thuế TNDN. Theo đó, nên bỏ ưu đãi mục tiêu xã hội trong chính sách thuế. - Đối với thuế Thu nhập cá nhân: Nên xem xét lại các khoản thu nhập được trừ không tính vào thu nhập chịu thuế và các khoản thu nhập miễn thuế để vừa mở rộng cơ sở thu ngân sách vừa đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập. Cũng nên xem lại mức giảm trừ gia cảnh hiện nay cho hợp lý. Việc nghiên cứu đánh thuế bất động sản với mức khởi điểm đánh thuế hợp lý để vừa không đánh thuế vào người có thu nhập thấp nhưng vẫn đảm bảo có nguồn thu mới cho NSNN, đảm bảo công bằng xã hội. Về điều chỉnh thuế suất - Thu hẹp diện chịu thuế suất thuế Gía trị gia tăng mức 5% để bảo đảm minh bạch, công bằng giữa các doanh nghiệp. - Điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng phổ thông lên trên 10% theo lộ trình nhất định và theo thông lệ quốc tế. - Về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: cần điều chỉnh tăng đối với những mặt hàng không khuyến khích sử dụng có hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng nặng đến môi trường trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, như: thuốc lá, rượu, bia, Nghiên cứu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng mới. Cơ cấu lại chi NSNN: - Cơ cấu lại chi NSNN theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên; tăng tỷ trọng chi đầu tư; tái cơ cấu chi đầu tư, chi thường xuyên gắn với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả chi tiêu ngân sách trong thực hiện chủ trương, định hướng, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. - Đối với chi thường xuyên: Bố trí hợp lý và triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên, dành nguồn để tăng chi đầu tư và trả nợ. Trong đó, giảm tỷ trọng chi quản lý hành chính Nhà nước chủ yếu trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế. - Chi lĩnh vực hành chính gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về sắp xếp lại bộ máy nhà nước, tính giản biên chế và Nghị quyêt số 19-NQ/TW về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, triển khai thực hiện Nghị định 16/NĐ-CP, giao quyển tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
- 818 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION KẾT LUẬN Cơ cấu lại ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế là một vấn đề lớn, nó đòi hỏi phải có chủ trương sáng suốt và đúng đắn, sự vào cuộc tích cực và đầy trách nhiệm của cả trung ương và địa phương. Việc cơ cấu lại NSNN được tiến hành một cách đồng bộ, kịp thời, sáng suốt sẽ có tác động tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nhằm đưa Việt Nam thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật NSNN năm 2015; 2. Nghị quyết số 266/NQ-UBTVQH13 ngày 4/10/2016 ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017; 3. Nghị quyết 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020; 4. Nghị quyết số 07 - NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN và nợ công; 5. Nghị quyết 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động triển khai khai hoạch cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công; 6. Kế hoạch tài chính giai đoạn 2016 – 2020 của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, khóa XIV; 7. Báo cáo quyết toán NSNN các năm 2011,2012,2013,2014,2015,2016. 8. Báo cáo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 10 năm (2006-2016) của Ngân hàng Thế giới; 9. Niên giám thống kê hàng năm ( từ 2006 đến năm 2017).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chi phí vốn và cơ cấu vốn
22 p | 208 | 23
-
Lãi suất giảm: Ngân hàng kiếm lợi nhuận ở đâu?
5 p | 119 | 18
-
Giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công ở Việt Nam
4 p | 80 | 11
-
Nguồn vốn ngân hàng thương mại
25 p | 128 | 10
-
Nợ trái phiếu chính quyền địa phương trong bối cảnh cơ cấu lại đầu tư công
6 p | 19 | 5
-
Cơ chế, chính sách tài chính liên quan đến tinh giản biên chế và một số chế độ với công chức, viên chức
118 p | 10 | 5
-
Ngân hàng đổ vốn cho BĐS: Cứu người để cứu mình
3 p | 66 | 4
-
Đề tài: Đánh giá cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1995 đến nay
14 p | 97 | 4
-
Chính sách tín dụng ngân hàng góp phần hỗ trợ nền kinh tế trong điều kiện có nhiều diễn biến bất thường
8 p | 14 | 4
-
Xu hướng nào cho diễn biến lãi suất tín dụng ngân hàng năm 2019
2 p | 56 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Lý thuyết tài chính tiền tệ (Mã số học phần: NHLT1001)
11 p | 5 | 3
-
Bài giảng Thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản
56 p | 51 | 3
-
Hệ thống tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước: Công cụ cơ cấu lại ngân sách hiệu quả và minh bạch
5 p | 28 | 2
-
Đánh giá hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2013, định hướng và giải pháp thực hiện năm 2014
16 p | 18 | 2
-
Thâm hụt vãng lai trong mối tương quan với ngân sách và các yếu tố vĩ mô - nghiên cứu Việt Nam và các nước Châu Á
14 p | 26 | 2
-
Kiểm toán khai khoáng theo chuỗi giá trị - một số bài học cho kiểm toán nhà nước Việt Nam
4 p | 39 | 1
-
Huy động nguồn lực tài chính phục vụ cơ cấu lại nền kinh tế
4 p | 16 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn