CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VA PTNT ...
lượt xem 102
download
Thứ ba: Thay đổi căn bản về quan hệ quản lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp. .... Hiện vẫn còn tồn tại vấn đề can thiệp sâu của cơ quan quản lý nhà nước vào ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VA PTNT ...
- CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VA PTNT- KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY Đổi mới doanh nghiệp nhà nước là vấn đề mang tính phổ biến của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nhiều tài liệu và thực tế đã khẳng đinh rằng: cổ phần hoá DNNN là giải pháp hữu hiệu cho phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là sự thể chế hoá đường lối đổi mới kinh tế của Đảng. Chính sách cổ phần hoá được thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết Hội nghị TW, nhất là Hội nghị TW 3 và 9 khoá IX, các Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1998, Nghị định số 64/CP ngày 19/6/2002 và hiện nay là Nghị định số 187/CP ngày 16/11/2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của nước ta được xác định rất rõ, nhằm: Thứ nhất: Chuyển hoá từ đơn sở hữu sang đa sở hữu doanh nghiệp, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của những người góp vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có điều kiện huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai: Thay đổi căn bản về tổ chức các quan hệ quản lý nội bộ doanh nghiệp. Với cơ cấu tổ chức mới, có sự phân công, phân cấp và giám sát lẫn nhau chặt chẽ. Thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Thứ ba: Thay đổi căn bản về quan hệ quản lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Từ chỗ doanh nghiệp bị chi phối toàn diện trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu duy nhất, sang quyền tự chủ kinh doanh được mở rộng và tính chịu trách nhiệm được đề cao. Tại hội thảo "Chuyển đổi doanh nghiệp: Thách thức, kinh nghiệm và giải pháp dẫn tới thành công"1 đại biểu đã nêu rõ ‘việc đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thích ứng với thị trường nhanh hơn và có khả năng đối phó với các tình huống một cách tốt hơn’. Tuy nhiên, quá trình cổ phần hoá ở nước ta cần đảm bảo các yêu cầu: - Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp. - Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường, khắc phục tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Thực trạng cổ phần hoá DNNN thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT Theo quyết định số 217/HĐBT bắt đầu cho phép thí điểm cổ phần hoá DNNN và cho đến giai đoạn 2001-2003 mới thực hiện được 979 DN, trong đó riêng năm 2003 cổ phần hoá được 611 DN và bộ phận DN. Trong các DN được cổ phần hoá, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 51%, dịch vụ thương mại chiếm 32%, các lĩnh vực khác còn rất ít, trong đó có cả ngành nông nghiệp. Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN ngành nông nghiệp, ngày 16/9/2005 với sự hỗ trợ của DANIDA, Ban Đổi mới sắp xếp doanh nghiệp của Bộ và Trung tâm Tin học (ICARD) phối hợp tổ chức buổi thảo luận ‘Cổ phần hoá DNNN thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT – Kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy’. Tham dự thảo luận có các đại biểu đại diện cho các cơ quan chức năng liên quan đến hoạch định chính sách, chủ trương cổ phần hoá của Chính phủ, Ban kinh tế TW Đảng, các Bộ tài chính, kế hoạch đầu tư; các Viện nghiên cứu kinh tế TW 1 Hội thảo "Chuyển đổi doanh nghiệp: Thách thức, kinh nghiệm và giải pháp dẫn tới thành công", ngày 3/82004 do Bộ Công nghiệp phối hợp với Công ty máy tính IBM tổ chức tại Hà Nội 1
- và nông nghiệp và nhiều Tổng công ty, công ty cổ phần của Bộ. Buổi thảo luận nhằm mục tiêu đúc rút kinh nghiệm từ một số mô hình và tìm giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá cổ Bộ, nhất là trong điều kiện với những khó khăn đặc trưng của ngành. 1. Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Phong (VIFOCO) Bắt đầu tiếp xúc chủ trương CPH năm 1992, lãnh đạo cùng cán bộ công nhân xí nghiệp TACN Việt Phong tự nguyện đệ đơn làm thí điểm CPH đầu tiên của Bộ Nông Nghiệp. Quá trình thẩm vấn, kiểm toán thẩm định vốn, và các thủ tục, ngày 27/04/1995 Bộ Nông Nghiệp Và Công Nghiệp Thực Phẩm quyết định chuyển thành Công ty cổ phần VIFOCO. Trước khi CPH sản lượng mới đạt 6500 tấn/năm, thị trường chỉ ở các tỉnh phía Nam. Sau 5 năm cổ phần hoá sản lượng tiêu thụ đạt 30.434 T/năm, doanh thu đạt 137 tỷ. Năm 2002 sản lượng tiêu thụ đạt gần 36.000 T/năm, doanh thu đạt trên 141 tỷ đồng, trong đó sản lượng tiêu thụ ở miền Bắc lên 35-40% và doanh thu chiếm trên 50% của toàn Công ty. Riêng cám vịt về chất lượng có thể nói đứng đầu cả nước, được người chăn nuôi tín nhiệm cao nhiều năm liền. Trong báo cáo tổng kết 10 năm cổ phần hoá, điều rút ra là sự linh hoạt chủ động của công ty trong phương hướng kinh doanh, sự năng động trong mở rộng thị trường, có những chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh kịp thời và thích hợp. Đầu tư khoa học công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trở thành biện pháp chiến lược trong kinh doanh của công ty nhằm cải tiến sản phẩm ngày càng đa dạng và thích hợp cho nhiều đối tượng. Điều Ban lãnh đạo tâm đắc vẫn là thay đổi tư duy và phương thức quản lý, ý thức của người lao động nâng lên rõ rệt. 2. Công ty Cổ phần mía đường Lam Son: Thời điểm cổ phần hoá là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành mía đường, được Nhà nước phong tặng danh hiệu ‘Anh hùng Lao động’. Được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định cổ phần hoá từ năm 1997/98 với cơ chế thí điểm bán cổ phần cho nông dân sản xuất mía nguyên liệu. Trong suốt gần 4 tháng, khắp nới trong vùng mía Lam Sơn đều rộ lên không khí hồ hởi, phấn khởi và cũng có xen lãn nỗi lo âu của nông dân, người lao động khi cùng chung vai đóng góp xây dựng doanh nghiệp cổ phần theo chủ trương của Đảng. Kết quả đã có gần 2 vạn nông dân trồng mía mua cổ phần và trở thành người chủ đích thực của công ty. Ý thức làm chủ thực sự của nông dân thay đổi, từ những việc nhỏ như chủ động đốn chặt mía theo đúng qui cách, tự giác vận chuyển mía xuống chân đồi mà không để bừa đợi xe như trước..chính thế đã tiết kiệm nhiều chi phí, hạ giá thành sản phẩm và cũng là những giải pháp thiết thực khi giá đường giảm. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn khi cổ phần hoá, ngay đợt đầu đã phát hành 180 tỷ cổ phiếu, sau 5 năm hoạt động đến nay đạt doanh số gần 800 tỷ, gấp 3,5 lần so với năm 1999; đã đầu tư xây dựng thêm một nhà máy đường, hai nhà máy phân bón, một nhà máy cồn, một nhà máy sữa đưa vốn chủ sở hữu lên trên 360 tỷ; cổ tức đạt 20%, thu nhập của người lao động không ngừng tăng lên. Đặc biệt công ty còn xây dựng được công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên giữa một bên à CTCP mía đường Lam Sơn với 98% vốn và một bên là Nông trường Sao Vàng (2% vốn) đang lúng túng về phương hướng hoạt động, rất khó khăn. Tuy mói chỉ là thành công ban đầu nhưng cũng đã cho thấy hướng đi đúng. Mục tiêu chiến lược đến 2010 sẽ hình thành ‘Tập đoàn kinh tế Lam Sơn’, doanh số đạt 4500 tỷ đồng, đảm bảo vùng mía nguyên liệu đạt 2 triệu tấn mía vụ 2009/2010. 3. Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam. Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2002 với số vốn điều lệ 60 tỷ. Năm 2004 vốn điều lệ tăng lên 90 tỷ trong đó vốn nhà nước 20%, vốn cổ đông bên ngoài 60%. Hiện nay công ty là một trong các công ty Giống dẫn đầu về doanh thu trong nước. Liên tục trong ba năm đạt lợi nhuận từ 19 tỷ lên 25 tỷ và 28 tỷ (năm2004); khả năng năm 2005 đạt lợi nhuận 30 tỷ; cổ tức giữ ở mức 20% thuộc loại cao trong các công ty cổ phần; giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tăng 3,8 lần so với giá trị cổ phiếu thời gian đầu hoạt động và hiện được xếp ở nhóm 5 công ty đứng đầu trong số 30 công 2
- ty niêm yết. Đây là một công ty có sức bật nhanh sau cổ phần hoá, tuy doanh số tăng không lớn nhưng lợi nhuận và cổ tức giữ ở mức cao so với nhiều công ty cổ phần khác. Với ba mô hình trên cho thấy cổ phần hoá thực sự là một giải pháp hữu hiệu trong phát triển kinh tế. Theo ý kiến của ông Hồ Xuân Hùng, Phó ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW tại toạ đàm thì trên 90% số doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá có hiệu quả thực sự, chỉ khoảng 10% doanh nghiệp không hiệu quả. Ngay cả trong cùng lĩnh vực, hiệu quả của công ty cổ phần cũng cao hơn. Nguyên nhân chính của doanh nghiệp không hiệu quả vì những doanh nghiệp này trước cổ phần hoá cũng rất khó khăn, cam kết xử lý tài chính không nghiêm túc và nội bộ chưa thật sự nhất trí. Năm 2004, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chuyển đổi được nhiều doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần nhất so với các năm trước đó nhưng cũng mới đạt 81% kế hoạch về mặt số lượng và chưa đồng đều ở các ngành, các tổng công ty thuộc khối do Bộ trực tiếp quản lý. Trong buổi thảo luận, các đại biểu đã bàn nhiều những nguyên nhân thắng lợi của một vài mô hình trên, đồng thời cũng nêu lên những khó khăn, vướng mắc đề nghị Bộ cần tháo gỡ để quá trình cổ phần hoá nhanh và hiệu quả hơn. Vướng mắc chủ yếu vẫn là tư tưởng và nhận thức của cán bộ, đảng viên và người lao động chưa thực sự quán triệt và quyết tâm thực hiện cổ phần hoá, chưa xây dựng thành kế hoạch và chương trình hành động của công ty. Tâm lý hoài nghi, lo lắng chưa muốn sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá còn khá phổ biến trong cán bộ, công nhân viên vì họ sợ thiếu việc làm, giảm thu nhập, không đủ tiền mua cổ phần…Một bộ phận cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, các cấp chủ quản còn chần chừ, do dự hoặc sợ mất quyền, mất lợi ở loại hình doanh nghiệp mới này, sợ không còn doanh nghiệp trực thuộc để chỉ đạo, quản lý, sợ chệch hướng thành tư nhân hoá, nhất là đối với phần lớn các doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần hoặc cổ phần chi phối. Vướng mắc chi phối nhiều hoạt động của công ty thuộc về quản lý. Nhiều công ty tuy đã chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần nhưng phương thức quản lý, điều hành vẫn chưa có những thay đổi cơ bản mà hầu như vẫn duy trì chế độ quản lý điều hành của doanh nghiệp nhà nước. Thực trạng này thể hiện rõ rệt nhất trong các Công ty cổ phần hoá Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đa số. Ban quản trị của doanh nghiệp bước đầu chuyển từ các doanh nghiệp nhà nước sang với ưu thế là kinh nghiệm trong nghề nghiệp song còn những hạn chế về tư duy quản lý doanh nghiệp. Người lao động vẫn còn quen với cơ chế làm chủ tập thể mà chưa có ý thức của người chủ thực sự. Có những thực tế không thể phủ nhận, vẫn những lãnh đạo cũ của doanh nghiệp nhà nước song khi cổ phần hoá thi doanh nghiệp đi lên, chứng tỏ ưu điểm trong cơ chế. Còn khi cổ phần hoá rồi mà lãnh đạo công ty lúng túng trong xác định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức quản lý không thay đổi kịp chứng tỏ năng lực của lãnh đạo cần phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới. Rõ Ràng, cơ chế chính sách, con người quản lý và ý thức người lao động là những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu nêu là chưa có môi trường thực sự cho công ty cổ phần hoạt động, có thể lấy ví dụ là cơ chế tài chính. Hầu hết các chế tài hiện hành ở công ty cổ phần chưa có thay đổi so với doanh nghiệp nhà nước trước đây và cũng là khó khăn trong hoạt động của công ty. Có không ít than phiền về phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần như các thủ tục xin thuê đất, vay tín dụng, xin áp dụng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhất là về vốn, đất đai, xuất nhập cảnh…cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các Giám đốc doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện chuyển đổi sở hữu. Hiện vẫn còn tồn tại vấn đề can thiệp sâu của cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần, hạn chế quyền tự chủ của công ty và của các cổ đông, hoặc có thái cực khác là sau cổ phần hoá hình như Nhà nước hết vai trò và trách nhiệm đối với doanh nghiệp nên không ít công ty cổ phần cảm thấy hẫng hụt, lung túng trong quan hệ với các cơ quan Nhà nước. Một số giải pháp cần thực hiện để tháo gỡ những khó khăn trên: 3
- - Đẩy mạnh và tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về chủ trương đổi mới, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, các kết quả, kinh nghiệm của các tổng công ty, doanh nghiệp làm tốt cổ phần hoá, kịp thời biểu dương khen thưởng các đơn vị, cá nhân điển hình tích cực thực hiện đổi mới doanh nghiệp, đình kỳ sơ kết, tiến tới tổng kết tiến trình cổ phần hoá nhằm kịp thời rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp đẩy nhanh quá trình này. - Các doanh nghiệp phải chủ động xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tại về tài chính và lao động dôi dư trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp lao động đông, tình hình tài chính không dễ xử lý dứt điểm trước khi cổ phần hoá, nhất là xử lý các khoản nợ, lỗ, tài sản tồn đọng chờ thanh lý nên khâu xác định giá trị doanh nghiệp thường bị kéo dài. Khác với giai đoạn thí điểm, việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá cần giao cho các tổ chức có chức năng định giá như các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong và ngoài nước có năng lực định giá. Danh sách các tổ chức định giá do Bộ Tài chính công bố. Kinh nghiệm cho thấy nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá, tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn, phức tạp nếu thông qua các tổ chức tư vấn giúp xác định giá trị doanh nghiệp sẽ bảo đảm được tiến độ cổ phần hoá như quy định và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp có độ tin cậy cao hơn do chất lượng chuyên môn được bảo đảm tốt hơn. Do tính phức tạp và đặc thù của tổ chức quản lý các nông, lâm trường quốc doanh nên trong thời kỳ xây dựng phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiến hành rà soát, phân loại theo các tiêu chí mới quy định tại các Nghị định của Chính phủ để có thể tiến hành chuyển đổi sở hữu theo các phương pháp thích hợp. Có thể cổ phần hoá bộ phận sản xuất, kinh doanh, chế biến hoặc dịch vụ trong các nông, lâm trường. Thí điểm cổ phần hoá vườn cây gắn với cơ sở chế biến. Có thể tham khảo kinh nghiệm liên kết giữa nông trường với các công ty cổ phần thông qua các hình thức tổ chức mới như thành lập mới công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, hoặc có thể thành lập công ty cổ phần mới gồm các cổ đông là nông trường, công ty cổ phần hoá tiến tới hình thành liên kết theo mô hình tập đoàn trên cơ sở công ty mẹ - công ty con. Cần tăng cường chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả các dạng hình doanh nghiệp. Trong công ty cổ phần, nếu Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần thường thì vai trò của Nhà nước được thực hiện thông qua người đại diện và người trực tiếp quản lý cổ phần nhà nước, cần thể hiện rõ trong Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, Bộ đã kiện toàn Ban đổi mới doanh nghiệp từ kiêm nhiệm thành chuyên trách với cơ chế ‘một cửa’ nhằm tập trung chỉ đạo thống nhất công tác sắp xếp, đổi mới và cổ phần hoá doanh nghiệp thuộc Bộ. Ban Đổi mới và Quản lý DNNN phấn đấu đạt kế hoạch cổ phần hoá năm 2005 và đẩy nhanh tiến độ sắp xếp các nông lâm trường. Thực tế những doanh nghiệp còn lại đều có nhiều khó khăn về tài chính, phương án kinh doanh, sắp xếp lao động…Tuy nhiên có những thuận lợi rất cơ bản như Bộ đã tiến hành phân cấp trách nhiệm cho các Tổng công ty, và như vậy các TCty phải tự mình xây dựng để thực hiện các phương án đổi mới. Hy vọng với sự quyết tâm của cả ngành, tiến trình cổ phần hoá sẽ tiến nhanh và sẽ tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế vững mạnh. Đỗ Thị Dung 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cổ phần hoá ở Việt Nam: Quản trị doanh nghiệp
16 p | 1003 | 407
-
Công ty cổ phần
9 p | 416 | 228
-
Những vấn đề chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
11 p | 400 | 177
-
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt nam qua các giai đoạn phát triển
10 p | 430 | 174
-
Bài tập tình huống luật doanh nghiệp các loại hình doanh nghiệp
7 p | 1009 | 101
-
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
12 p | 408 | 98
-
Các ưu đãi đối với DN sau cổ phần hóa
1 p | 282 | 96
-
Tài liệu CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP
15 p | 241 | 83
-
Đôi nét về cổ phần hóa DNNN
12 p | 117 | 42
-
Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng - 10
10 p | 192 | 41
-
Đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước
4 p | 182 | 38
-
Hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
7 p | 164 | 29
-
Vướng mắc trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và giái pháp - 2
5 p | 85 | 15
-
báo cáo: Thực trạng và giải pháp ngành chế biến thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
19 p | 107 | 13
-
Bài giảng Kinh tế học khu vực công: Bài 5 - Vũ Thành Tự Anh
11 p | 157 | 8
-
Về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa - Phạm Tuấn Anh
5 p | 85 | 8
-
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - Một số vấn đề cần giải quyết
5 p | 57 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn