Cơ quan lãnh đạo cấp trung ương của Đảng thời kỳ 1930: Phần 2
lượt xem 4
download
Phần 2 của ebook "Xây dựng cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương, Xứ ủy của Đảng thời kỳ 1930-1945 (Sách chuyên khảo) gồm 2 chương, trình bày những nội dung về việc đúc kết kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; làm sáng rõ thêm vai trò, đóng góp to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cùng những nhà cách mạng tiền bối ưu tú trong việc xây dựng một chính Đảng vô sản ở Việt Nam; đồng thời, cũng nêu lên những mặt hạn chế về nhận thức, tổ chức và hoạt động trong quá trình xây dựng tổ chức Đảng cấp Trung ương, xứ ủy của Đảng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ quan lãnh đạo cấp trung ương của Đảng thời kỳ 1930: Phần 2
- Chương III BẢO VỆ, KIỆN TOÀN c ơ QUAN LÃNH ĐẠO CẤP TRUNG ƯƠNG, XỨUỶ (1939 1945) I. c ụ c DIỆN CHÍNH TRỊ MỚI ở ĐÔNG DƯƠNG VÀ NHIỆM VỤ KÊN TOÀN TRUNG ƯƠNG, x ứ UỶ (1939-1945) 1. Đảng Cộng sản Đông Dương đ ặt nhiệm vụ giải phóng dân tộ c lên trư ớc tiên củ a cách m ạng, xú c tiến chuẩn bị c á c điểu kiện khởi nghĩa giành chính quyền Ngày 3-9-1939, Chiến tranh th ế giói thứ hai bùng nổ. ơ Đông Dương, chính quyền thuộc địa thi hành chính sách phát xít hoá bộ máy thông trị, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dán trong xứ; ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách kinh tê thòi chiến nhằm tăng cường vơ vét sức ngiiời, sức của ở Đông Dương phục vụ cho chiến tranh đế quốc. Trước sự tồn vong của vận mệnh các dân tộc trong xứ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đê ra và thực hiện quyết sách: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trước tiên của cách mạng Đông Dương. Nghị quyết Hội nghị 168
- Trung ương tháng 11-1939 chủ trương: “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tấ t cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, kể cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào mục đích ấy mà giải quyết (...) Công nông phải đưa cao cây cờ dân tộc lên”1. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương do Nguyễn Ái Quốc chủ trì (5-1941) quyết định “thay đổi chiến lược”2, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, trước hết, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo, thực hiện giảm tô, giảm tức. Nghị quyết Hội nghị ghi rõ: “Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Đảng ta và của cách mạng Đông Dương (...) cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”3. Qua các hội nghị Trung ương từ tháng 11-1939 đến tháng 5-1941, Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh đường lốì cách mạng giải phóng dân tộc, bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương và biện pháp rất năng động và sáng tạo. Chủ trương cứu nước của Đảng đã tạo nên cao trào 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đ ảng toàn tập, S đd, t.6, tr.5 4 0 . 2 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đ ảng toàn tập, Sđd, t.7, tr.1 1 8 , 11 8 -1 1 9 . 169
- cứu quốc sôi động, đặt ra yêu cầu phải bảo vệ. kiện toàn và nâng cao sức chiến đấu cũng như đòi hỏi một phương thức tổ chức sát hợp đủ sức lãnh đạo cách mạng của các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Đồng thòi, phong trào đấu tranh rộng khắp của nhân dân đã thôi thúc và tạo điều kiện cho những đảng viên hoạt động, tham gia lãnh đạo phong trào. Cũng chính phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở các địa phương, vùng miền đã đặt ra yêu cầu phải có sự liên kết, gạt bỏ thành kiến, bất đồng để thống nhất và kiện toàn các cơ quan lãnh đạo của Đảng. 2. Chính sách và hành động đàn áp củ a chính quyền th u ộc địa gây ra những tổn th ấ t lớn cho Đảng Sau khi cuộc Chiến tranh thê giới thứ hai nô ra, Chính phủ Pháp và chính quyền thuộc địa ỏ Đông Dương ban hành một loạt sắc lệnh, nghị định nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương. Chỉ hai ngày sau khi Tổng thông Pháp ban hành sắc lệnh giải tán Đảng Cộng sản, ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương Catơru (Catroux) ra Nghị định: Cấm tấ t thảy mọi hoạt động có tính chất trực tiếp hay gián tiếp tuyên truyền các khẩu hiệu của Quôc tê Cộng sản hay những tó chức do Quôc tế Cộng sản kiểm soát1. Tiếp đó, ngày 17-11-1939, 1. Xem G S.Trần Văn Giàu: S ự p há t triển của tư tường Việt Nam từ cuối thê kỷ X IX đến Cách m ạ n g T h á n g Tám "Thành cóng của chủ nghĩa M ác-Lênm , tư tưởng Hồ Chí Minh", Nxb. Thanh phố Hồ Chí Minh, 1993, t.3, tr.4 6 6 -4 6 7 . 170
- Toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định tịch thu tài sản của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 21-1-1940, Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh thực hiện trên toàn cõi Đông Dương việc quản thúc hay trục xuất khỏi nơi cư trú hoặc giam giữ trong các trại tập trung (căng) những người mà chúng cho là “nguy hiểm cho an ninh và quốíc phòng”, ở Nam Kỳ, trong 8 tháng đầu năm 1940, 465 người bị đưa đi quản thúc. Ngày 6-8-1940, Toàn quyền Đông Dương Đòcu (Decoux) chỉ thị cho Thông đốc Nam Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ, Thông sứ Bắc Kỳ tăng cường trấn áp các hoạt động yêu nước và cách mạng “nhằm chủ yếu vào những hoạt động trắng trợn hay bí mật của cộng sản”. Ngày 22-12-1941, Toàn quyền Đòcu thông tri cho các Công sứ, Đốíc lý, Chỉ huy các đạo quan binh ở Bắc Kỳ, yêu cầu: “Đình chỉ tấ t cả mọi hoạt động của các đảng phái hay nhóm có nguồn gốc chính trị (...) cấm tất cả các cuộc hội họp công cộng hay của các cá nhân có tính chất quấy rối”. Bộ máy phong kiến tay sai cũng ra sức tuyên truyền cho chính sách phản động của thực dân Pháp, đồng thời chĩa mũi nhọn vào Đảng Cộng sản. Ngày 5-10-1939, Bảo Đại ra Đạo dụ cấm các cuộc hội họp, cấm tuyên truyền cộng sản. Bên cạnh thực dân Pháp và tay sai, sau khi hoàn tấ t việc đóng quân trên cả nước Việt Nam, vào tháng 7- 1941, quân đội Nhật ở Việt Nam cấu kết với thực dân 171
- Pháp, để “dẹp Việt Minh”, tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương. Với cá'c lực lượng đàn áp đủ loại, chính quyền thuộc địa đã tập trung tấ t cả “hoả lực khủng bố của thực dân” vào việc đánh phá Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong tháng 9-1939, toàn Bắc Kỳ có tới 1.051 vụ khám xét và bắt bớ. Tổng sô" ngưòi bị bắt trên cả nưốc trong tháng 9- 1939 là 2.000 ngưòi, trong đó riêng Nam Kỳ là 800 người, đa sô" là cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng. Trong vòng 19 tháng (từ tháng 1-1939 đến tháng 7-1940), riêng Toà án Sài Gòn đã xử 238 người tổng cộng 602 năm tù. Đi đôi với việc bắt bớ, xét xử là sự gia tăng đột biến của các loại nhà tù, trại giam. Ngoài những loại hình nhà tù, trại giam đã có từ trước, chúng còn lập hàng loạt trại an trí gọi là “Căng đặc biệt của những người lao động” (Camp Special de travailleurs). ở Bắc Kỳ có các căng: Bắc Mê (đến tháng 11-1941 thì giải tán), Chợ Chu, Phấn Mễ, Bá Vân, Nghĩa Lộ, Phú Thọ; ở Trung Kỳ có căng Đakglei, Đaktô, Ba Tơ, Trà Kê, La Hy, Phú Bài; ở Nam Kỳ có các căng Bà Rá, Tà Lài (sau cuộc vượt ngục của những người cộng sản đầu năm 1941 thì huỷ bỏ), Bạc Liêu, Rạch Giá, Tân An... Kể từ khi Pháp áp đặt quyền thông trị lên đất nước ta, chưa bao giờ các loại nhà tù, trại giam lại được gia cố, mở rộng và xây dựng với số lượng lớn như bấy giờ. Nghị quyêt Hội nghị Ban Trung ương ngày 6, 7, 8- 11-1939 ghi rõ: “Vì sự khủng bô" mới đây các đảng bộ bị 172
- phá hoại ít nhiều, sự liên lạc của Trung ương với các Xứ uỷ trước kia đã thưa thớt ngày nay lại càng ròi rạc; sự liên lạc của các Xứ ủy vói Tỉnh uỷ, Tỉnh uỷ với các quận huyện, các chi bộ nhiều nơi cũng bị đình trệ”1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) cũng viết: “Sau những cuộc khủng bô" 1939-1940, Đảng ta lại hao tổn rấ t nhiều cán bộ (...) manh mối Đảng hay bị đứt và công tác đảng hay bị đình đốn”2. Sự khủng bô' của kẻ thù và những tổn thất trên đây đã gây nên những khó khăn lớn cho công tác xây dựng và bảo vệ các cơ quan lãnh đạo, nhất là cơ quan đầu não của Đảng. 3. TỔ ch ứ c Đ ản g ở các tỉn h , th à n h liên tụ c đ ư ợ c khôi ph ụ c, củ n g cô v à p h át triể n Đến tháng 8-1939, hệ thống tổ chức Đảng ở các địa phương đã được xây dựng và củng cô". Sự hình thành, khôi phục và phát triển của hệ thống tổ chức Đảng ỏ các địa phương trong một thập kỷ trước đã đặt nền tảng quan trọng về lực lượng lãnh đạo, về cán bộ cũng như để lại những kinh nghiệm quý báu trong xây dựng hệ thống tổ chức, xây dựng các cơ quan lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1939-1945. Trần Văn Giàu, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ, 1. Đảng Cộng sản V iệ t Nam: Văn kiện Đ ảng toàn tập, Sđd, t. 6, tr.5 6 9 . 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đ ảng toàn tập, Sđd, t.7, t r .132-13 3 . 173
- một trong những người lãnh đạo chủ chốt cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám ở Nam Kỳ, viết: món vốn rất lớn, vốn cán bộ, vốn tổ chức quần chúng, vốn uy tín chính trị mà Đảng ta đã tích luỹ được trong thời kỳ trước chiên tranh có tính chất vô cùng quan trọng để đạt những thắng lợi vẻ vang trong Cách mạng Tháng Tám (...) nếu suốt 10 năm trước chúng ta không tích luỹ được số vốn trên kia thì đến 1939-1945 dẫu có đưòng lối chiến lược, sách lược đúng cũng không chạy đua kịp với thời gian và vối các lực lượng đối lập1. Dưới chính sách khủng bô" của chính quyển thuộc địa, tổ chức Đảng ở các địa phương bị tổn thất nặng nể, song đã nhanh chóng được khôi phục lại do yêu cầu và sự thôi thúc của công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Tuy nhiên, do điều kiện thuận lợi của những năm 1936-1939, nhiều cấp uỷ, đảng viên, nảy sinh tám lý thích hoạt động công khai, ngại thoát ly, chủ quan, khinh địch. Do đó, khi bưốc vào giai đoạn trực tiếp chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền 1939-1945, địch khủng bố, nhiều cấp uỷ chần chừ, chậm trễ, lúng túng trong chuyển vào bí mật, chuyển địa bàn hoạt động. Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11-1940 kiểm điểm: “Sự chuyển hướng sang công tác hoàn toàn bí mật 1. Xem T rầ n V ăn G iàu: M ấ y ý k iế n v ệ tư tư ở n g ch ì dạo của Đ ả n g tã tro n g thời k ỳ Cách m ạ n g T h á n g Tám , tà i liệu lưu tại Viện Lịch sử Đ ảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí M inh. 174
- của Đảng sau cuộc đàn áp tháng 9-1939, không được mau lẹ và khôn khéo”1. Cá biệt có nơi còn nhận thức lệch lạc rằng vào tù sẽ có điểu kiện gần các đồng chí lãnh đạo để học tập. ở nhiều địa phương, tổ chức Đảng chưa thống nhất, chưa có cơ quan lãnh đạo chung nên việc tiếp nhận chủ trương chuyển vào hoạt động bí m ật của Đảng rấ t khó khăn. Những hạn chế trên ảnh hưởng đến công tác xây dựng các cơ quan lãnh đạo giai đoạn 1939-1945. 4. L iên lạ c giữ a Đ ảng Cộng sản Đ ông Dương với Q uốc t ế Cộng sản bị gián đ oạn ; Q uốc t ế Cộng sản giải tá n Từ sau khi cuộc Chiến tranh th ế giới thứ hai nổ ra, nhất là từ tháng 6-1941, do Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức, Quốic tế Cộng sản không có điều kiện để giúp đỡ trực tiếp cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương. Do hoàn cảnh chiến tranh, liên hệ giữa Đảng Cộng sản Đông Dương với Quốc tế Cộng sản bị gián đoạn. Tuy Đảng Cộng sản Đông Dương không còn nhận được sự giúp đỡ thường xuyên của Quốc tế Cộng sản, song, tổ chức cộng sản lớn nhất th ế giói này vẫn có ảnh hưởng đối với cách mạng Việt Nam. Nhò uy tín của Quốc tê 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn k iện Đ ản g toàn tập, Sdd, t.7, tr.59. 175
- Cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị Trung ương tháng 5-1941, kiện toàn cơ quan lãnh đạo của Đảng. Đến tháng 5-1943, Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản, với sự tán thành của đa số các đảng cộng sản, đã thông qua Nghị quyết giải tán tổ chức quốc tê này. Sự kết thúc hoạt động của Quôc tê Cộng sản đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải phát huy tính chủ động sáng tạo trong hoạch định đường lối cách mạng cũng như trong xây dựng hệ thống tổ chức và các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Những điều kiện và nhân tô" trên đây đã chi phôi công tác xây dựng Ban Chấp hành Trung ương, các xứ uỷ giai đoạn 1939-1945. II. KIỆN TOÀN BAN CHẤP HÀNH TRƯNG ƯƠNG (1939-1945) 1. Củng cố B an Chấp hành Trung ương (1939-1941) Trưốc sự chuyển biến nhanh chóng của tình hình, trước những hành động khủng bô" ác liệt của chính quyền thuộc địa, cùng với việc xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương sẽ hướng tới vấn để “dán tộc giải phóng”, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã vạch những nét đầu tiên về phương hướng và biện pháp chuyển hướng hoạt động để bảo vệ Đảng, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo. Trong Thông cáo gửi các cấp bộ Đảng ngày 29-9-1939, Trung ương Đảng néu rõ: “Phải lựa những đồng chí trung thành, hăng hái tổ 176
- chức các ban dự bị vào các cơ quan. Các ban ấy đồng thòi phải đưa vào tập sự nếu các ban cũ bị truy tố thì ban ấy thay vào (...) hiện giò ta không thể đưa lực lượng của Đảng bày tỏ cho bọn thống trị biết mà trong lúc này phải củng cố lực lượng”1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương họp từ ngày 6 đến 8-11-1939, tổ chức tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định), quyết định những chủ trương mới về giải phóng dân tộc, trong đó có công tác bảo vệ, xây dựng Đảng một cách căn bản và toàn diện hơn. Dự Hội nghị này có Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, các ủ y viên Trung ương: Lê Duẩn, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu... Hội nghị nhất trí rằng trong tình hình mới, nhiệm vụ của Đảng rất nặng nề, Đảng phải “giác ngộ rõ cái sứ mệnh lốn lao ấy và đủ can đảm, đủ nghị lực, đủ sáng suốt để gánh vác nó”2. Trên tinh thần đó, Trung ương Đảng đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng về mọi mặt, tăng cường thông nhất ý chí và hành động từ Trung ương đến chi bộ dựa trên lý luận cách mạng tiền phong của chủ nghĩa Mác - Lênin, nguyên tắc tập trung dân chủ của một Đảng Bônsơvích, đưòng lối chính trị và những khẩu hiệu đúng đắn; chú ý chống nạn khiêu khích mật thám... Trong tình hình bị địch đánh phá ác liệt, tổ chức Đảng nhiều nơi bị vỡ, liên lạc không thông suốt, Hội nghị đã chủ trương “phải lập tức khôi phục hệ thống 1 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đ ảng toàn tập , Sđd, t.6, tr.756-760, 566. 177
- Trung-N am -Bắc và làm cho các đảng bộ từ chi bộ đến Trung ương mật thiết liên lạc”1. Để quán triệt hdn nữa nhiệm vụ bảo vệ tô chức Đảng do Hội nghị Trung ương (11-1939) vạch ra, vào đầu tháng 1-1940, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày “sinh nhật” Đảng, Trung ương ra tài liệu “Một ngày đáng kỷ niệm” kêu gọi các cấp bộ: “Phải xem xét, phải nghiên cứu và tùy hoàn cảnh thay đổi phương pháp hành động và nâng cao trình độ công tác và tổ chức thì mới may giảm bớt sự th ất bại cho Đảng được”2. Sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chưa được bao lâu thì vào đầu năm 1940, nhiều ủy viên Trung ương, trong đó có đồng chí Tổng Bí thư sa vào tay địch: đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn bị bắt ngày 17- 1-1940; đồng chí Võ Văn Tần bị bắt ngày 21-4-1940. Cũng vào đầu năm 1940, đồng chí Lê Hồng Phong bị bắt lại vào ngày 6-2-1940; đồng chí Hà Huy Tập bị bắt lại vào ngày 30-3-1940. Do hầu hết các uỷ viên bị bắt nên Ban Chấp hành Trung ương tan vỡ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương (tháng 11-1940) kết luận: “Đa số T.Ư (tức Trung ương - TG.J bị thất bại một năm nay”3. Đến giữa 1940, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ còn đồng chí Phan Đăng Lưu hoạt động trong xứ và đồng chí Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở nưóc ngoài. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đ ảng toàn tập. Sdd, t.6, tr. 560. 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đ ảng toàn tập. Sdd, t.7, tr.4 -5 , 60. 178
- Việc một số uỷ viên Trung ương bị bắt tại thành phố Sài Gòn càng khẳng định trong hoàn cảnh địch khủng bố trắng, thì chủ trương rút vào hoạt động bí mật là chưa đủ mà cần di chuyển địa bàn hoạt động về nông thôn như Xứ uỷ Bắc Kỳ đã làm mới có thể bảo vệ được cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng. Ngày 16-6-1940, trước tình hình chuyển biến nhanh chóng, phần lớn các đồng chí Trung ương bị bắt, liên lạc vối Nam Kỳ và Trung Kỳ đình trệ, với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương, Xứ uỷ Bắc Kỳ ra “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương”. Tuyên ngôn được đăng trên báo G iải phón g, s ố 5 (15-7-1940), cơ quan của Xứ uỷ Bắc Kỳ, do đồng chí Hoàng Văn Thụ phụ trách. Tháng 6-1940, nhận được tin “Đại biểu quốc tể” đã về Vân Nam (Trung Quốc), Xứ uỷ Bắc Kỳ cử đồng chí Hoàng Văn Thụ cùng đồng chí Bùi Đức Minh (giao thông đặc biệt của Xứ uỷ Bắc Kỳ) sang Vân Nam bắt liên lạc. Do việc Pari thất thủ, chính quyền thuộc địa ở Đông Dương ban hành lệnh giới nghiêm nên chuyến đi của 2 đồng chí không thành. Tiếp đó, đồng chí Bùi Đức Minh (vốn là 1 trong 5 đảng viên đầu tiên của Chi bộ Vân Quí) lên đưòng sang Trung Quốc yêu cầu chi bộ Vân Quí tìm cách bắt liên lạc vói “đồng chí T rần ” (tức Nguyễn Ái Quốc - TG.)- Theo yêu cầu của các đồng chí trong nước, qua sự giúp đỡ của tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Vân Nam, Chi bộ Vân Quí và “Hải ngoại chỉ huy ban” đã bắt được liên lạc với đồng chí 179
- Nguyễn Ái Quốc lúc này đang ở Vân Nam chuẩn bị vê nước hoạt động. Người chỉ thị Chi bộ Ván Quí và “Hải ngoại chỉ huy ban” tìm mọi cách bắt liên lạc với các đồng chí trong nước. Từ ngày 6 đến 9-11-1940, các đồng chí Phan Đăng Lưu, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang, Trần Đăng Ninh họp Hội nghị tạ i Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Hội nghị đã bàn về tình hình Đảng và khẳng định rằng muốn cho cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương thắng lợi, “vô sản giai cấp Đông Dương phải giữ quyền lãnh đạo cách mệnh” do đó phải luôn luôn “hết sức củng c ố và mở rộng Đảng”1. Trước thực trạng Ban Chấp hành Trung ương “th ất bại gần hết (...) việc chỉ huy Đảng không được thống nhâ't”2, Hội nghị quyết định lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, Hạ Bá Cang. Đồng chí Trường Chinh được “uỷ nhiệm” làm “Quyền Tổng Bí thư”. Hội nghị quyết định do Ban Chấp hành Trung ương chỉ lâm thòi, trong cơ cấu không có đại diện của Trung Kỳ; Nam Kỳ chỉ có một đồng chí, do đó sẽ tổ chức một cuộc “hội nghị toàn quốíc” có đại diện của ba xứ tham gia đê bầu Ban Trung ương chính thức. 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Ván kiện Đ ản g toàn tập, Sdd, t.7, tr.71-74, 61. 180
- Ban Chấp hành Trung ương lâm thời cử Phan Đăng Lưu vê Nam hoãn cuộc khởi nghĩa,'sau đó sẽ cùng đại biểu Nam Kỳ quay ra Bắc để tham dự Hội nghị toàn Đảng; cử người vào liên hệ với các đồng chí Trung Kỳ, cử Hoàng Văn Thụ sang Trung Quốc để gặp các đồng chí ở Hải ngoại với mục đích “chuẩn bị cho việc tiến tới cuộc Hội nghị của Trung ương đầy đủ hơn”. Cuối năm 1940, với danh nghĩa là đ ại biểu qu ốc tê đồng chí Nguyễn Ái Quôc triệu tập Trung ương lâm thời sang Hoa Nam (Trung Quốc) tổ chức hội nghị. Nhận chỉ thị của Đại biểu quốc tế, Trung ương lâm thòi đã cử một đoàn công tác gồm 3 đồng chí: Hoàng Văn Thụ, Đào Duy Kỳ (Bí thư Liên Tỉnh uỷ D), Bùi Đức Minh lên đường sang Trung Quốc bắt liên lạc vối Đại biểu quốc tế. Tại Tĩnh Tây, Hoàng Văn Thụ đã gặp Nguyễn Ái Quốc, nhận chỉ thị về việc tổ chức một cuộc Hội nghị toàn quốc của Đảng. Trong khi gấp rút chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn Đảng bầu Trung ương chính thức, vào cuối tháng 11- 1940, ngay sau khi biết cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã nổ ra, Ban Trung ương lâm thời đã ra lòi Hiệu triệu các đồng chí, các cấp bộ Đảng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đồng thời chỉ thị các đảng bộ phải cấp tốc “thống nhất ý chí và hành động trong các chi bộ và tổ chức, liên lạc khăng khít với các cấp bộ trên trong mỗi địa phương”1. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đ ản g toàn tập, Sdd, t.7, tr.87. 181
- Theo sự triệu tập của đồng chí Nguyễn Ai Quốc, “T rung ương H ội n ghị lần thứ tám ” của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 10 đến 19-5-1941 tại Pác Bó, xã Trường Hà, hưyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bàng. Tham dự Hội nghị có 9 người: Nguyễn Ái Quốc - đại diện của Quốc tê Cộng sản; 3 uỷ viên Trung ương lảm thời là Đặng Xuân Khu, Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang; 1 đại biểu của Đảng bộ Bắc Kỳ là Nguyễn Thành Diên; 2 đại biểu của Đảng bộ Trung Kỳ là Hồ Xuân Lưu, Bùi San; 2 đại biểu của Hải ngoại chỉ huy ban là Phùng Chí Kiên, Vũ Anh. Đồng chí Phan Đăng Lưu đã bị bắt, do đó Nam Kỳ không có đại biểu. Ve' n h iệm vụ x â y dự ng Đ ảng, Hội nghị cho rằng sự lãnh đạo của Đảng là nhân tô" chủ yếu bảo đảm thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc. Vì vậy, Đảng phải được xây dựng vững mạnh, thực sự là đội tiền phong của giai cấp công nhân “đủ năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng Đông Dương đi đến toàn thắng7'1; phải chú trọng phát triển lực lượng đều khắp, đặc biệt là những nơi đô thị, nơi tập trung các đồn điển, hẩm mỏ đến vùng nông thôn và các vùng dân tộc thiểu số; phải gấp rút đào tạo cán bộ, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Ván k iện Đ ản g toàn tập. S đd. t.7. tr.36. 182
- Hội nghị bầu B an Chấp hành Trung ương chính thức gồm cáe đồng chí: Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hạ B á Cang, Phùng Chí Kiên, Vũ Anh (dự khuyết), T rần Đăng Ninh (dự khuyết)... Ban Thường vụ gồm ba đồng chí: Trường Chinh, Hạ Bá Cang, Hoàng Văn Thụ. Đồng chí Trưòng Chinh được bầu làm Tổng B í thư. Sự ra đời của Ban Chấp hành Trung ương chính thức (5-1941) thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm và những nỗ lực to lớn của các đồng chí lãnh đạo của Đảng, trước hết là của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tuy không có đại biểu Nam Kỳ tham dự do Đảng bộ bị đánh phá nặng nề sau Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23-11-1940, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) có tính chất như một h ộ i n g h ị toàn qu ốc của Đảng, đã quy tụ trí tuệ và những thành phần ưu tú của Đảng bộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ, của bộ phận hoạt động ở nước ngoài. Ban Chấp hành Trung ương do Hội nghị bầu ra có uy tín và năng lực lãnh đạo phong trào cách mạng trên cả nước. Sự ra đời của Ban Chấp hành Trung ương chính thức là một thắng lợi to lốn của Đảng, đúng như Hội nghị Trung ương (tháng 11-1939) đã nhận định: “Mặc dầu những trận sấm sét khủng bố của quân thù, mặc dầu những cơn phong ba bão táp dữ dội, con tàu cộng sản vẫn vững vàng lướt sóng ngoài khơi nhò ngọn đèn 183
- “pha” của “chủ nghĩa xã hội khoa học” (...) rọi đường và nhờ đã rèn luyện trong trường cách mệnh”1. Những chủ trương về xây dựng Đảng của các Hội nghị Trung ương Đảng trên đây đã tiếp tục hoàn thiện phương hướng, nhiệm vụ và phương pháp xây dựng hệ thông tổ chức Đảng cũng như các cd quan lãnh đạo của Đảng. Khi Ban Chấp hành Trung ương chính thức được thành lập, các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh vế nước tham gia Ban Trung ương, nên Hải ngoại chỉ huy ban không tồn tại nữa. 2. B ảo vệ và kiện to à n B a n C hấp h àn h T rung ương (1941-1945) Sau Hội nghị lần thứ tám B an Chấp hành Trung ương, đồng chí Vũ Anh hoạt động ở vùng Cao Bằng; đồng chí Phùng Chí K iên được phân công vê lãnh đạo lực lượng du kích ở Bắc Sơn - Vũ N hai (thuộc Lạng Sơn và T h ái Nguyên); B an Thưòng vụ Trung ương về xuôi hoạt động. Các đồng chí Bù i San , Hồ Xuân Lưu trở về Trung Kỳ; Nguyễn Thành Diên về Bắc Kỳ công tác. Từ Cao Bằng, các đồng chí chia thành nhiều nhóm về xuôi hoạt động. Một nhóm gồm Bùi San, Hồ Xuán Lưu, 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn k iện Đ ản g toàn tập. S d d t.6 tr.566-567. 184
- Nguyễn Thành Diên và Công. Ngày 26-5-1941, nhóm này về tới Hà Nội. Vào lúc 19 giò ngày 29-5-1941, Nguyễn Thành Diên bị cảnh sát đặc biệt Hà Nội bắt trên đường c ổ Ngư cạnh hồ Trúc Bạch (Hà Nội). M ật thám Pháp tại Vinh cùng bọn tay sai đón bắt Bùi San và Hồ Xuân Lưu tại ga cầ u Giát (Nghệ An) vào rạng ngày 30-5 -1941. Ngày 22-8-1941, trên đưòng rút lên biên giới, trong cuộc chiến đấu anh dũng chống địch truy kích, đồng chí Phùng Chí Kiên kiên cường chiến đấu chặn địch cho đồng đội rút lui và hy sinh tại Khau Pan (châu Ngân Sơn, Bắc Kạn). Đến tháng 11-1941, đồng chí Trần Đăng Ninh bị bắt. Do một sô" đồng chí uỷ viên Trung ương hy sinh hoặc bị bắt, đến CUỐI năm 1941, Ban Trung ương còn 4 uỷ viên. Đồng chí Vũ Anh hoạt động tại Cao Bằng. Ban Thường vụ Trung ương gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang về đóng cơ quan ở vùng ven Hà Nội, từ đó lãnh đạo phong trào cả nước. Trên thực tế, B an Thường vụ đảm n h iệm tất cả cấc côn g việc của B an C hấp h à n h Trung ương. Ban Thường vụ tổ chức ra các ban chuyên môn giúp việc như Ban Công vận, Ban Binh vận, Bộ Tuyên truyền cổ động..., do các đồng chí uỷ viên Thường vụ trực tiếp phụ trách. Trưởc tình hình nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Trung ương và 185
- các xứ uỷ bị bắt, Ban Thường vụ Trung ương đã “nghĩ cách bảo vệ Trung ương và Xứ uỷ” bằng cách "tổ chức ra An toàn khu” (ATK), hoạt động theo nguyên tắc hoàn toàn bí mật, dưối sự chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Trung ương. Ban Thường vụ Trung ương đã lập một Khu an toàn khá rộng trong các làng, xã thuộc Đông Anh, một phần Yên Lãng (thuộc Phúc Yên) một phần Từ Sơn, Gia Lâm (Bắc Ninh), một phần Hoài Đức (Hà Đông), bao bọc gần già nửa ngoại thành Hà Nội, nằm trên hai bò sông Hồng, cách trung tâm thành phố từ 10 đến 30 km. Phụ trách An toàn khu là một Đội công tác do Ban Thường vụ chỉ đạo trực tiếp. Việc chọn các cơ sở đóng cơ quan do các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương trực tiếp cùng một đồng chí trong “Đội công tác” đi liên hệ, lựa chọn, tự bô" trí. Các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương cũng không biết chỗ ở của nhau. Mối liên hệ giữa các đồng chí và các nơi thông qua các đường dây song hành, biệt lập và gián tiếp. Các cơ quan của Trung ương như Ban Công vận, Ban Binh vận,... đều đóng biệt lập, độc lập với nhau và không đóng một chỗ quá lâu. Trong mỗi cơ quan chính lại có một hoặc hai cơ quan dự bị. Ngoài An toàn khu kề Hà Nội, vào đầu năm 1944, Trung ương còn tổ chức một An toàn khu dự bị (còn gọi là An toàn khu II-A TK II) ở Hiệp Hoà (Bắc Giang), Phổ Yên, Phú Bình (Thái Nguyên) để đê phòng khi có động ở An toàn khu I thì chuyển cơ quan lên An toàn khu II, yên thì trở lại. 186
- Tổ chức ra các An toàn khu là một phương pháp bảo vệ Trung ương rấ t hiệu quả, nhờ đó mà trong suôt thời kỳ từ đầu năm 1942 đến tháng tám năm 1945, cơ quan Trung ương không bị vỡ. Nằm sát dinh luỹ của kẻ thù, Ban Chấp hành Trung ương có điều kiện nhanh chóng nắm bắt diễn biến của tình hình và những động thái của kẻ thù để từ đó đề ra những chính sách và biện pháp lãnh đạo kịp thòi. Đứng chân ở An toàn khu, Ban Thường vụ Trung ương liên tiếp ra các văn bản, tài liệu uốn nắn những sai sót, hướng dẫn công tác bảo vệ, khôi phục, củng cố và phát triển hệ thống tổ chức của Đảng bộ Bắc Kỳ; chắp mối liên lạc với Trung Kỳ, Nam Kỳ nhằm bảo đảm sự thống nhất về ý chí, tư tưởng, tổ chức và hành động toàn Đảng. Tháng 6-1941, Tổng Bí thư Trường Chinh viết bài “Củng cô" Đảng” đăng trên báo G iải phón g, s ố 2, kêu gọi các cấp bộ trừ diệt các bệnh quan liêu và bao biện trong bộ máy Đảng, chấn chỉnh sinh hoạt chi bộ cho “đều đặn và liên tiếp”. Tiếp đó, vào ngày 16-9-1941, sau khi phát hiện những lệch lạc trong các tổ chức Đảng, trong cán bộ đảng viên, như không nhanh chóng chuyển đổi công tác vào bí mật và điều động cán bộ đã bị lộ; hoang mang trước khủng bô", thủ tiêu đấu tranh, bỏ quần chúng và đồng chí địa phương, “chạy hoảng làm rối loạn cả hệ thông tổ chức của Đảng và của M ặt trận”1; tả khuynh, 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn k iệ n Đ ản g toàn tập, Sdd, t.7, tr.176. 187
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Lý luận chính trị: Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo quản lý ở cấp cơ sở hiện nay - Thực trạng và giải pháp lãnh đạo, quản lý tại Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quan Sơn
18 p | 1229 | 136
-
Đề tài khoa học: Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng phong cách tư duy cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay - TS. Trần Văn Phòng (Chủ nhiệm)
258 p | 817 | 130
-
Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
7 p | 940 | 32
-
Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
5 p | 632 | 19
-
Nghiên cứu sự hài lòng của học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 99 | 15
-
Giáo trình Nghiệp vụ thư ký (Nghề: Văn thư lưu trữ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
65 p | 51 | 13
-
Các quan điểm địa chính trị hiện đại của Trung Quốc
21 p | 97 | 11
-
Một số hạn chế trong tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở và biện pháp khắc phục
6 p | 106 | 8
-
Vai trò của tư duy biện chứng với hoạt động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp huyện
8 p | 68 | 5
-
Sổ tay các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Hà Giang
165 p | 11 | 5
-
Thời kỳ 1930-1945 và công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo cấp trung ương, xứ ủy của Đảng: Phần 1
169 p | 50 | 5
-
Thời kỳ 1930-1945 và công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo cấp trung ương, xứ ủy của Đảng: Phần 2
160 p | 69 | 4
-
Tình trạng bất ổn của người lao động và sự thay đổi thể chế: Nhận thức của nhà lãnh đạo Công đoàn địa phương ở Trung Quốc
14 p | 47 | 4
-
Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường trung học phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh
9 p | 71 | 3
-
Kiện toàn các tổ chức cơ sở Đảng trong ngành Giao thông Vận tải
11 p | 50 | 2
-
Cơ quan lãnh đạo cấp trung ương của Đảng thời kỳ 1930: Phần 1
169 p | 28 | 2
-
Phát huy vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong đợt vận động tăng cường vật tư, hàng hóa
7 p | 41 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn