Cố vấn và quản lý - Theo nghĩa thông thường
lượt xem 13
download
Cố vấn và quản lý Theo nghĩa thông thường, cố vấn là đưa ra những lời khuyên bảo phù hợp và đáng tin cậy. Chuyên gia tư vấn Chip R. Bell đã mở rộng định nghĩa này: “Người cố vấn đơn giản là người giúp người khác biết được những điều khiến họ có thể gặt hái kết quả cao hơn, hiệu quả hơn so với khi không biết những điều đó”. Về mặt ngôn ngữ, chúng ta có động từ mentor (cố vấn) nghĩa là đưa ra những lời khuyên thông minh và đáng tin cậy, và danh từ mentor...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cố vấn và quản lý - Theo nghĩa thông thường
- Cố vấn và quản lý Theo nghĩa thông thường, cố vấn là đưa ra những lời khuyên bảo phù hợp và đáng tin cậy. Chuyên gia tư vấn Chip R. Bell đã mở rộng định nghĩa này: “Người cố vấn đơn giản là người giúp người khác biết được những điều khiến họ có thể gặt hái kết quả cao hơn, hiệu quả hơn so với khi không biết những điều đó”. Về mặt ngôn ngữ, chúng ta có động từ mentor (cố vấn) nghĩa là đưa ra những lời khuyên thông minh và đáng tin cậy, và danh từ mentor (người cố vấn) với nghĩa là người giúp ai đó trải nghiệm sự phát triển cá nhân thông qua học hỏi. Như vậy, cố vấn là hành động cung cấp lời khuyên, thông tin, hay hướng dẫn của một người có kinh nghiệm, kỹ năng và chuyên môn hữu ích để phát triển cá nhân và nghề nghiệp của người khác. Chương này sẽ trình bày về chủ đề cố vấn với ba nội dung chính: sự khác biệt giữa cố vấn và huấn luyện, lợi ích và thách thức của việc cố vấn, và vai trò của cố vấn trong việc phát triển nguồn tài sản con người. Sự khác biệt giữa cố vấn và huấn luyện Cố vấn nhằm hỗ trợ sự phát triển cá nhân thông qua các chức năng tâm lý xã hội cũng như nghề nghiệp. Theo bảng 7-1, các chức năng nghề nghiệp bao gồm sự bảo trợ, huấn luyện, bảo vệ, chứng tỏ bản thân, và thách thức. Đây là những chức năng
- liên quan đến công việc nhằm thúc đẩy năng lực và vị trí trong tổ chức của người được cố vấn. Trong khi đó, các chức năng tâm lý xã hội nhắm đến cái tôi hay ý thức của người được cố vấn về cách hành xử, về các giá trị nơi làm việc, những tình huống khó xử của bản thân, và cảm giác được tập thể thừa nhận. Như vậy, phạm vi cố vấn rộng hơn huấn luyện. Bản thân việc huấn luyện chỉ là một phần nhỏ trong cố vấn. Việc cố vấn không giới hạn ở việc phát triển một tập hợp nhỏ hẹp các kỹ năng và cách hành xử, mà nhắm đến toàn bộ con người và sự nghiệp của người ấy. Kathy E. Kram đã viết như sau: Các chức năng nghề nghiệp là những khía cạnh trong mối quan hệ làm tăng cường việc nắm vững tình hình và chuẩn bị thăng tiến trong một tổ chức. Các chức năng tâm lý là những khía cạnh trong mối quan hệ làm tăng cường ý thức về năng lực, sự rõ ràng của tính tương đồng và tính hiệu quả trong vai trò nghề nghiệp. Trong khi các chức năng nghề nghiệp chủ yếu nhằm hỗ trợ cá nhân tiến lên theo thứ bậc vị trí trong tổ chức, thì các chức năng tâm lý ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ bản thân bằng cách xây dựng giá trị bản thân cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức. Những chức năng này khi kết hợp cùng nhau có thể giúp cá nhân giải quyết những thách thức trong từng giai đoạn nghề nghiệp. Sự khác biệt chính giữa cố vấn và huấn luyện có thể tóm tắt như sau: Huấn luyện liên quan đến công việc; còn cố vấn là liên quan đến nghề nghiệp của cá nhân.
- Bảng 7-2 trên đây trình bày những điểm khác biệt chính giữa huấn luyện và cố vấn xét về mục tiêu, nguồn động cơ, sự tập trung và các yếu tố khác. Hãy xem một ví dụ kết hợp nhiều yếu tố được nêu trong bảng này. Wendy là một nhà khoa học thí nghiệm thuộc phòng nghiên cứu và phát triển của công ty DrugCo Pharmaceuticals. Cô có một tương lai đầy hứa hẹn và được cấp trên cũng như đồng nghiệp đánh giá cao. Wendy báo cáo trực tiếp cho Robert – người quản lý phòng thí nghiệm. Cô cũng có mối quan hệ cố vấn không chính thức với Charlotte – một nhà điều hành chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý nguồn vốn tri thức. Dù không thuộc bộ phận của Wendy, nhưng Charlotte cũng khởi nghiệp với vai trò là một nhân viên phân tích kỹ thuật trong cùng một phòng thí nghiệm mà hiện nay Wendy đang làm việc. Do đó, Charlotte có thể dễ dàng đồng cảm với công việc của Wendy cũng như những áp lực mà nhà khoa học nữ này phải đối mặt trong một tổ chức có quá nhiều nam giới như vậy. Hôm qua, Robert đã ghé qua nói chuyện với Wendy về bản báo cáo giữa kỳ mà cô vừa nộp về một giai đoạn trong các thử nghiệm thường lệ của phòng thí nghiệm. Ông bắt đầu: “Đây là một báo cáo có giá trị đấy, Wendy ạ, tôi đã chuyển nó lên cho Phil. Tôi chắc là ông ấy sẽ thấy thú vị.” “Tôi mừng khi anh nghĩ như vậy”, cô đáp lại. “Liệu tôi đã đề cập mọi thứ mà anh muốn trong bản báo cáo chưa?”
- “Nhìn chung là tốt”, ông trả lời, “nhưng không phải là hoàn toàn. Đó cũng là lý do tôi muốn gặp cô sáng nay”. Sau đó Robert dành năm phút thảo luận về các phương án thử nghiệm khác, mà tùy theo kết quả, sẽ củng cố thêm kết luận trong báo cáo của Wendy. Ông tiếp tục: “Không phải chúng ta có mọi thời gian và nguồn lực để thực hiện mọi cuộc thử nghiệm, nhưng trong một số trường hợp chúng xứng đáng với thời gian và công sức bỏ ra. Vì thế, nếu cô cảm thấy một thử nghiệm khác sẽ làm rõ các phát hiện của cô thì cứ nói với tôi. Có lẽ tôi có thể giúp cô ít nhiều. Trong lúc ấy, cô vẫn cứ tiếp tục thực hiện công việc của mình”. Trong ví dụ này, mục tiêu huấn luyện của Robert mang tính tức thì và có giới hạn. Ông dự định cải thiện một vấn đề nhỏ trong năng lực thực hiện công việc của Wendy. Buổi huấn luyện này ngắn gọn, không chuẩn bị trước và do Robert khởi phát. Nó liên quan đến hành động “nói” với ý kiến phản hồi. Dù những buổi huấn luyện như thế này có hiệu quả tích cực đến sự nghiệp đầy hứa hẹn của Wendy với DrugCo, nhưng vấn đề nghề nghiệp không phải là nguyên nhân dẫn đến sự can thiệp của Robert vì huấn luyện tập trung vào công việc, chứ không phải nghề nghiệp. Wendy cùng Charlotte đi ăn trưa vào tuần đó. Và sau đó hàng tháng hai người thường gặp nhau một lần để tâm sự về những khó khăn trong công việc cũng như sự tiến bộ trong nghề nghiệp của Wendy. Do cùng chung một điểm khởi nghiệp giống Wendy với tấm bằng đại học sinh hóa, nên Charlotte có thể đánh giá những thách thức mà Wendy phải đối mặt và hiểu cô ấy cần học hỏi gì để phát triển nghề
- nghiệp. Về phần mình, Wendy rất kính trọng và ngưỡng mộ Charlotte. Charlotte đã thăng tiến thành công qua nhiều cấp bậc, trước hết là qua quá trình nỗ lực học hỏi về năng lực chuyên môn, sau đó phát triển sự nhạy bén về quản lý doanh nghiệp. Tấm bằng MBA mà bà đạt được sau nhiều năm theo học các khóa học ban đêm đã đem lại cho bà những kỹ năng thiết yếu. Wendy rất ngưỡng mộ những thành quả của Charlotte và hy vọng một ngày nào đó cô cũng được giống như bà. Charlotte thường bắt đầu buổi cố vấn của mình bằng một câu hỏi: “Này, Robert đã cho cô làm gì tháng này đấy?”. Rồi bà chăm chú lắng nghe câu trả lời của Wendy và đưa ra một câu hỏi thăm dò khác: “Cô đã học được gì từ kinh nghiệm đó?”. Tùy vào câu trả lời của Wendy, Charlotte sẽ hướng dẫn cách thức học hỏi cho cô. Trong nhiều trường hợp, Charlotte khuyên Wendy tìm đến người khác vì vấn đề nằm ngoài khả năng của bà. Ví dụ, có lần Charlotte nói: “Một nhóm nghiên cứu thị trường đã bắt đầu gặp gỡ mỗi tháng một lần để bàn về những yêu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng đấy. Ít nhất hai người trong số họ cũng xuất thân từ giới khoa học. Tôi nghĩ cô có thể học hỏi nhiều điều từ họ đấy. Để tôi giới thiệu cô cho họ nhé?”. Trong ví dụ này, Charlotte - người cố vấn - không quan tâm đặc biệt đến các vấn đề liên quan đến công việc mà lại tập trung chú ý vào sự tiến bộ nghề nghiệp của Wendy thông qua kinh nghiệm học hỏi của Wendy. Vì vậy, bà hỏi Wendy đã học được những gì trong suốt tháng qua, và bà tạo một cơ hội mới để học hỏi về công việc bằng cách giới thiệu cô với nhóm nghiên cứu thị trường – những người lúc
- nào cũng theo sát từng diễn biến của ngành công nghiệp và khách hàng. Wendy sẽ học được nhiều điều từ họ – những điều mà cô chẳng bao giờ biết được với công việc trong phòng thí nghiệm. Điều này nhấn mạnh những gì đã đề cập: cố vấn không tập trung vào công việc mà là nghề nghiệp của bạn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp về kỹ năng quản lý
12 p | 1222 | 546
-
QUẢN LÝ TRONG THỜI ĐẠI BÃO TÁP Peter F.Drucker
170 p | 332 | 130
-
Bài giảng Kỹ năng lãnh đạo và quản lý: Thiết lập và sử dụng quyền lực - PGS. TS. Trần Văn Bình
41 p | 315 | 112
-
Để nâng cao kỹ năng quản lý
4 p | 268 | 111
-
Quản lý giỏi là quản lý dự báo
5 p | 217 | 101
-
Văn hóa quản lý trong quản lý văn hóa
5 p | 182 | 72
-
Bài giảng Kỹ năng lãnh đạo và quản lý - PGS. TS. Trần Văn Bình
9 p | 248 | 67
-
Kỷ luật và sa thải trong quản lý nhân sự
3 p | 203 | 59
-
Xây dựng và quản lý teamwork hiệu quả
5 p | 221 | 53
-
Lãnh đạo và quản lý khác nhau thế nào?
3 p | 258 | 37
-
Ngân sách gia đình nên quản lý như thế nào?
4 p | 151 | 17
-
Bạn quản lý kiểu nào?
9 p | 119 | 15
-
Chọn giám đốc kỹ thuật: Quản lý là quản lý
5 p | 100 | 14
-
Dùng và quản lý các nhân viên lập dị (phần 2)
6 p | 102 | 10
-
Ngân sách gia đình nên quản lý như thế nào?
5 p | 140 | 8
-
Văn hóa lãnh đạo và quản lý - Một số đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Sách chuyên khảo): Phần 1
277 p | 14 | 8
-
Dùng và quản lý các nhân viên lập dị (phần 3)
5 p | 91 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn