Coi chừng những nguy hiểm trong nhà bếp
lượt xem 14
download
Người nào cũng có một ngôi nhà an toàn, hạnh phúc; nhà bếp là nơi tạo ra những bữa ăn tuyệt vời... Thế nhưng đôi khi, nhà bếp là nơi ẩn chứa những mối nguy hiểm chết người mà bạn phải luôn cần lưu ý... Khi người nội trợ bận rộn, đang lăng xăng từ chỗ xắt đồ ăn đến bếp lò, rồi từ bếp lò đến sàn nước, chỗ rửa chén bát... họ đang theo đuổi một hoạt động không kém phần nguy hiểm mà họ không ngờ đến những tai nạn đang luôn rình rập từng giờ,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Coi chừng những nguy hiểm trong nhà bếp
- Coi chừng những nguy hiểm trong nhà bếp Người nào cũng có một ngôi nhà an toàn, hạnh phúc; nhà bếp là nơi tạo ra những bữa ăn tuyệt vời... Thế nhưng đôi khi, nhà bếp là nơi ẩn chứa những mối nguy hiểm chết người mà bạn phải luôn cần lưu ý... Khi người nội trợ bận rộn, đang lăng xăng từ chỗ xắt đồ ăn đến bếp lò, rồi từ bếp lò đến sàn nước, chỗ rửa chén bát... họ đang theo đuổi một hoạt động không kém phần nguy hiểm mà họ không ngờ đến những tai nạn đang luôn rình rập từng giờ, từng phút. Vì nhà bếp chính là căn phòng hiểm độc nhất trong nhà bạn. Mỗi năm, trong nhà bếp của dân chúng, hàng ngàn người bị các tai nạn chết người do
- củi lửa, bếp dầu hôi, bếp gas, bếp điện, cả khí đốt, nước sôi, và những nguy cơ khác... Một số đông người khác không phải làm công tác nội trợ, nhất là trẻ em hay quấn quít mẹ và anh chị chúng, cũng thường bị trọng thương từ nhà bếp… Phỏng do lửa, nước sôi và dầu mỡ... mỗi năm làm hàng trăm người chết. Một số khác hàng trăm lần nhiều hơn bị thương tật tạm thời hay vĩnh viễn. Chưa kể đến những người bị ngộ độc, bị điện giật, bị ngạt vì khí độc hoặc những người bị gãy tay chân vì vấp ngã hay trượt chân, những người bị thương tật những vụ cháy nổ, hỏa hoạn mà họ gây nên. Ấy thế mà những cách phòng ngừa sơ đẳng nhất cũng bị lơ là. Thí dụ, không khi nào được để cán xoong quay ra phía ngoài (miệng lò). Áo quần và tay chân những người đi ngang qua có thể vướng phải và làm rơi xoong, trẻ con táy máy có thể kéo cán ấy và bị ụp cả xoong nước sôi hay mỡ nóng vào mặt! Đa số nhân dân ta có cái bếp ở dưới đất mà không dựng rào chắn, trẻ con chạy giỡn quá trớn nhiều khi té lọt vào nồi nước sôi hay nồi cháo nóng. Chung quanh bếp lửa, bếp lò dầu nếu không có tôn, thiếc hay vách gạch che chắn rất dễ cho lửa bắt mồi leo sang các bộ phận dễ cháy. Thế là hỏa hoạn xảy ra, mà nhất là người nấu bếp lại là trẻ em, không xoay xở kịp nên bị ngộ nạn. Nhiều người “dễ ngươi”, chứa xăng, dầu, cồn ở nhà bếp hay gần nhà bếp, một khi bị nổ bếp, xăng dầu bắt lửa cháy nhanh và mạnh nên không chữa kịp mà còn bị phỏng nặng không cứu được. Đống củi, than nói chung là chất cháy được thì không bao giờ được để gần bếp lửa hay nơi có lửa...
- Nhiều người bị phỏng nặng có khi không cứu được vì tẩy áo quần bằng xăng hay chất dễ cháy. Những chất lỏng này bốc hơi, hơi ấy chỉ cần bốc ra gần một điếu thuốc đang cháy hay một cây đèn chong hay bàn ủi than, bếp điện đang nấu... sẽ phựt cháy ngay và cháy vào bình đựng thay vì dập tắt, đương sự vì quýnh quáng nên làm đổ cả bình xăng ra và không cứu kịp nữa! Mỗi năm hàng trăm người bị té ngã, bị thương tích trong nhà bếp. Một vũng nước xà phòng, một ít mỡ dầu bị đổ trên sàn nhà là nguy cơ làm người đi ngang qua bị trợt ngã mà đôi khi té nhào vào con dao bén ngót nào đó do người nội trợ làm xong không chịu dẹp ngay vào chỗ cũ, có khi té ập vào bếp lửa hay nồi nước đang sôi! Nhiều người khác, mạnh khỏe lắm nhưng vì leo đứng trên những chỗ không vững chắc đã bị gãy đổ và té nhào cùng với những cái chai thủy tinh rơi từ trên kệ theo nên tai nạn rất thương tâm... Đứt tay, đứt chân do dao, kéo nhà bếp không phải là ít, tuy những tai nạn ấy không đến nỗi gây tử vong nhưng sự nhiễm trùng sau đó có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bị nhiễm trùng uốn ván. Những tai nạn trên tăng lên gấp bội trong những ngày lễ, tết. Tử vong và thương tật xảy ra không thể chấp nhận được nơi những người sử dụng điện mà không để ý gì đến những nguyên tắc sơ đẳng về điện. Dòng điện 110 - 220 volt thường dùng trong nhà bếp có thể gây chết người. Vốn đã nguy hiểm, nó lại càng nguy hiểm hơn khi người ta mở công tắc điện hay rút phích cắm
- điện với bàn tay ướt mà người làm bếp hay mắc phải. Có lần một em bé chết vì ngậm trong miệng đầu một dây điện nối thêm, trong khi đầu kia đang cắm trong ổ điện mà người nhà quên rút ra. Tính táy máy của trẻ con dưới 6 tuổi làm cho chúng đứt tay, thọc cây vô ổ cắm điện là thường, nếu bình thường ta không che chắn các nơi ấy lại. Nhiều vụ cháy đã xảy ra do bàn ủi điện mà người sử dụng để nguyên trên bàn, không tắt bàn ủi trong khi bỏ đi mở cửa do khách gọi rồi sa đà nói chuyện ở nhà trên. Nồi áp suất là dụng cụ nấu ăn rất tốt giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng, vừa giúp giữ sinh tố trong thức ăn đỡ hao hụt. Tuy nhiên sử dụng nó phải rất thận trọng để tránh tai nạn nổ tung hay bị phỏng do hơi nước trong nồi bắn ra khi mở nắp đậy một cách vụng về (nồi chưa nguội đã mở nắp). Những em bé, gặp lúc chúng ta để chơi một mình cũng thường bị tai nạn. Một bà mẹ khá giả ở thành phố, đang tắm cho con 18 tháng tuổi trong bồn tắm có máy nước nóng đã rủi bỏ em ở trong đó trong chốc lát, để chạy đi lấy cái khăn hay cục xà bông gì đó... Em bé đã vặn vòi nước nóng và bị phỏng. Nhiều em bé, ta tưởng đã an toàn trong cái giường có thành cao, đã tìm cách leo xuống và vào nhà bếp cầm củi đang cháy và bị phỏng sau khi đã gây cháy đống củi mà người nhà không chịu để cách xa bếp một mức an toàn. Những con dao bén, những hộp diêm quẹt để bừa bãi đã gây không ít tai nạn cho trẻ con và cả gia đình nữa.
- Một bác nông dân nọ ở Long An, để thúng vôi bột mới mua về, ở dưới giường, để ngày mai bón mía. Em bé nằm sấp trên giường nhìn thấy hay hay nên thò tay xuống kéo ra, không may bé té úp mặt vào thùng vôi! Thay vì rửa mặt bé ngay với thật nhiều nước, xối xả lên mắt, gia đình lại vội chở ngay lên bệnh viện thành phố, thế là em bé đến nơi với đôi mắt bị mù vì hỏng hoàn toàn! Vô số bà mẹ ở nông thôn, và ngay ở TP.HCM, để cái bình thủy nước sôi ở đầu giường hoặc gần đầu giường em bé, cho tiện việc pha sữa cho bé, thế là khi mẹ ngủ hay mẹ ra khỏi giường, em bé táy máy kéo cả bình thủy xuống và bị nước sôi đổ ụp lên người, phỏng nặng mà ngay các bệnh viện chuyên khoa, nhi đồng cũng không cứu được hoặc cứu được nhưng cháu phải bị tật nguyền. Bạn cứ vào bệnh viện nhi đồng sẽ thấy những tai nạn đau thương này! Một nhà bếp, nhất là nhà bếp hiện đại, có thể rất vui mắt, nhưng các thương tật hoặc một đám tang do tai nạn ở nhà bếp thì không khi nào vui mắt bao giờ! Sau đây là một số điểm dự phòng cần thi hành trong nhà bếp mà mọi người cần lưu ý để tránh tai nạn: - Muốn tẩy quần áo bằng xăng hay những chất bốc hơi khác phải dùng nó hết sức cẩn thận, ngoài nhà bếp, xa nơi có lửa, có điện, cũng như không được hút thuốc…
- - Để các sản phẩm không ăn được và độc hại (sơn, thuốc tẩy, nước javel, thuốc rầy, thuốc diệt ruồi - muỗi - chuột cùng các chai lọ đựng các thứ ấy) ngoài tầm tay trẻ em, và ở một nơi riêng (có dán nhãn tên cẩn thận) để chúng không bị lầm với thức ăn trong những lúc cúp điện hay vội vàng. - Trên kệ bếp hay tủ bếp, khi để thực phẩm, chất phụ gia, từ muối, đường, bột ngọt, thuốc tiêu mặn, diêm tiêu… đều phải đựng trong chai lọ có nắp kín và có nhãn tên ghi rõ từng loại để tránh nhầm lẫn (đã có trường hợp một kỹ sư chuyên gia về thực phẩm, đã để những thứ này trong tủ bếp rất hào nhoáng nhưng lại không ghi tên mỗi thứ, vì nghĩ chỉ có mình bà làm công tác nội trợ. Thế nhưng một hôm, thằng con trai của chị đi học về, đói bụng nên lục cơm nguội, lấy bột ngọt thêm vào, nhưng em lấy nhầm ở lọ đựng diêm tiêu ăn, nên đã bị ngộ độc mà không cứu kịp!). Cũng đừng để những thứ không ăn được chung với tủ đựng phụ gia nhà bếp. - Sắp xếp những con dao bén ở những nơi có giá treo, móc “ngoài tầm tay trẻ con” và để có thể tìm thấy chúng dễ dàng bằng cán thay vì để bừa bãi. - Chú ý an toàn bình gas và bếp gas. Khi sử dụng, luôn làm theo quy trình: mở khóa bình gas rồi mới bật lửa để nấu. Khi tắt lửa: khóa bình gas lại trước khi bật tắt lửa. Lưu ý bếp gas đôi (có hai bếp) thì phải bật tắt cả hai bếp. Nếu đang nấu một bếp và bếp kia để mở thì gas sẽ xì ra và gây nổ, gây hỏa hoạn nguy hiểm! Khi đang nấu bếp gas, người nội trợ nên luôn ở trong bếp để canh chừng, chứ không
- được bỏ đi làm việc khác, vì lỡ quên sẽ cháy thức ăn, nhất là khi đang nấu cơm, nấu nước, lỡ sôi tràn làm tắt lửa, nhưng gas vẫn xì ra: khi bạn trở vào bật lửa nấu tiếp sẽ nổ tung và cháy phỏng cả bạn hay cả nhà! Khi nghe mùi gas xì thì phải tắt bình gas trước rồi mở tung cửa cho hơi gas bay đi và không được bật bếp, mở đèn hay cắm điện… vì gas sẽ nổ tung! - Đừng sờ vào công tắc điện, phích cắm điện khi tay bạn đang ướt, chân ướt dù có mang guốc dép. - Tránh đừng mó tay vào những chỗ dây điện bị lột trần, bị hư cũ và thay thế chúng ngay khi bạn thấy chúng hư cũ như vậy, để tránh hỏa hoạn có thể xảy ra do mèo, chuột đụng vào các chỗ ấy. - Khi bạn mua bất kỳ một vật dụng chạy điện nào cũng phải nhờ người chuyên môn xem xét và chỉ cách vận hành để bạn biết trước khi sử dụng. Phải đòi hỏi cho được bảng chỉ dẫn cách sử dụng để tránh hư hỏng và nguy hiểm và dĩ nhiên bạn phải vận hành đúng cách đã chỉ dẫn. - Một dụng cụ điện nào cũng có công tắc đóng mở (on - off) và đầu dây cắm vào ổ điện thì khi dùng phải làm theo số thứ tự: cắm dây vào ổ điện rồi mới mở (on) công tắc. Khi hết sử dụng thì bật tắt (off) công tắc trước khi rút phích điện ra.
- - Phải dùng tôn, sắt hay tường gạch che chắn bếp lửa, bếp dầu hôi... để phòng ngừa lửa bốc ra gây hỏa hoạn. Luôn nghĩ đến các mối nguy cơ, mọi tình huống bất trắc có thể xảy ra, và mỗi khi cảm thấy điều đó thì phải sửa đổi ngay để dẹp bỏ mối nguy cơ, mới là cách phòng ngừa tai nạn tốt nhất. DS. DIỆU PHƯƠNG
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường
5 p | 157 | 27
-
6 chứng đau báo hiệu nguy hiểm
5 p | 101 | 17
-
Sẩn teo da - Một bệnh nguy hiểm
5 p | 126 | 11
-
Coi chừng chảy máu dạ dày do các thuốc NSAID !
3 p | 123 | 11
-
Đau hố chậu phải, coi chừng bệnh trọng!
6 p | 126 | 9
-
Đau chân, coi chừng bị bệnh mạch máu
11 p | 87 | 6
-
Trẻ đau bụng bất thường: Coi chừng viêm ruột thừa
5 p | 127 | 5
-
Thuốc chống ho có gây nguy hiểm?
3 p | 84 | 5
-
Ăn đặc sản - Coi chừng rước bệnh
4 p | 81 | 5
-
Uống thuốc giảm đau Coi chừng chảy máu dạ dày
5 p | 82 | 4
-
Những điều cần biết khi mang thai và chăm sóc trẻ
96 p | 39 | 4
-
Đừng coi thường chứng đầy hơi khó tiêu
3 p | 81 | 4
-
Ánh sáng nguy hiểm cho mắt của bé
6 p | 57 | 3
-
Ngồi lâu: nguy hiểm!
4 p | 60 | 2
-
Coi chừng con nhỏ bị đục thủy tinh thể
5 p | 41 | 2
-
Huyết áp thấp có nguy hiểm?
6 p | 72 | 2
-
Hẹp môn vị – Coi chừng trọng bệnh
6 p | 57 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn