intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cội nguồn văn hoá dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

95
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sinh năm 1956, Cao Duy Sơn lớn lên khi đất nước đã được đổi đời nhờ cách mạng. Trong truyện của anh không còn nhiều hủ tục mê tín nặng nề thắt buộc con người vào bể khổ trần ai như trong tác phẩm của Vi Hồng, Triều Ân, Tô Hoài, Ma Văn Kháng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cội nguồn văn hoá dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

  1. Cội nguồn văn hoá dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
  2. Sinh năm 1956, Cao Duy Sơn lớn lên khi đất nước đã được đổi đời nhờ cách mạng. Trong truyện của anh không còn nhiều hủ tục mê tín nặng nề thắt buộc con người vào bể khổ trần ai như trong tác phẩm của Vi Hồng, Triều Ân, Tô Hoài, Ma Văn Kháng... Đời sống người vùng cao giờ đây đã có nhiều thay đổi. Nhưng đứng từ điểm nhìn hiện tại, nhà văn vẫn xót xa bởi bao nỗi đau xưa còn hiện hữu đến tận bây giờ. Đó là những cuộc tình lỡ dở của bao đôi lứa bởi những quan niệm lạc hậu, khiến số phận con người rơi vào những bi kịch buồn đau. Bao đôi lứa yêu thương nhau tha thiết mà chẳng thể nên duyên chồng vợ, để cả cuộc đời dài phải sống trong nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi. Ông Thim - bà Phón (Người săn gấu), lão Sinh - bà Ếm (Chợ tình) đánh mất tình yêu chỉ vì những cản ngăn bởi quan niệm giàu - nghèo không "môn đăng hộ đối". Những quan niệm cổ hủ, lạc hậu còn giam hãm bao cuộc đời không cho họ được hưởng hạnh phúc ân ái lứa đôi. Bà mẹ chồng của Líu trong truyện ngắnGóc trời Tây có cơn mưa đá đã từng quằn quại trong sự khát thèm hạnh phúc ái ân. Chồng mất khi bà mới đôi mươi, tuổi xuân phơi phới. Dập tắt lửa lòng để giữ tiếng thơm cho gia đình, dòng họ, bà đã phải trải qua bao đau đớn, vật vã. Bây giờ, đến lượt nàng dâu cũng một phận như bà. Tìm mọi cách ngăn cản chuyện bướm ong, buộc đôi trẻ chia lìa, bà đã trở thành kẻ có tội. Ngòi bút giàu tinh thần nhân đạo của Cao Duy Sơn đã thể hiện thái độ cảm thông, đồng tình với khát vọng hạnh phúc chân chính của con người. "Nàng đi đây. Nàng sẽ đến với tình yêu của nàng. Thứ men lạ lùng nhất trần đời cám dỗ nàng như bùa bả" - Lời văn như reo vui với bước chân của Líu. Nhưng còn biết bao rào cản khiến người phụ nữ trẻ bế tắc, chẳng biết lựa chọn bề nào. Lời văn bỗng trĩu nặng xót thương: "Dường như không thể quay lại mà cũng không thể bước qua chiếc cổng đá kia". Thân phận người phụ nữ vùng cao đến bây giờ cũng đâu đã hết được cái khổ. Tục lệ vợ chồng lấy nhau phải đợi đến ngày có con mới được về sống chung dưới một mái nhà đã tạo cho cái xấu có cơ hội hoành hành, gây đau khổ cho đôi lứa yêu đương. Nếu chẳng phải ái ân ở rừng, đâu đến nỗi có chuyện nhầm lẫn để Du, Lu và cả Sìu phải đau khổ, người bỏ đi biệt xứ, kẻ trở thành phế nhân (Song sinh). Hủ tục lạc hậu, định kiến xã hội và sự thiếu hiểu biết cũng đã dồn đẩy bao phận người lương thiện đến bước đường cùng. Những người mắc căn bệnh hủi trong truyện ngắn Tượng trắng bị xua đuổi ra khỏi xã hội loài người, sống vất vả thiếu thốn, cô đơn nơi rừng thiêng nước độc. Mẹ con Ò Lình phải trốn vào hang hủi - "Nơi đây không một bóng người" chỉ vì sợ phải trở thành nạn nhân của tục Phly Piaì: "Đứa con sẽ bị quệt chàm lên mặt,
  3. đặt trong một cái rọ tre cùng với một ít tã lót và một quả trứng luộc, tất cả những thứ trong đó được rắc lên một nắm gạo trộn muối, rồi bị treo tít lên một ngọn cây, phơi nắng phơi sương cho chết thối, chết mục. Gió sẽ đưa mùi hôi thối của xương thịt đến mời lũ quạ về rỉa róc"(10). Dồ - người kéo nhị tài hoa (Hòn bi đá màu trắng) cũng chỉ vì sự nhẹ dạ, vô tâm, thiếu hiểu biết của người dân phố huyện mà chịu oan uổng phải đi "cải tạo hoàn lương". Ngày trở về, hạnh phúc gia đình đã tan thành mây khói. Những câu chuyện, những cảnh ngộ, hình tượng nhân vật đáng thương trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã gieo vào lòng người bao nỗi xót xa cho số kiếp con người. Xã hội miền núi dẫu đã có những biến đổi theo hướng đi lên, nhưng trong con mắt của một người con xa xứ khi trở về, dường như vẫn còn đang ngưng đọng: "Háng Vài giờ vẫn nguyên sơ như hồi người Pháp sang áp đáo thế kỷ mười chín. Vẫn những tường nhà không trát áo lộ đá hộc, mái ngói âm dương nối nhau như những toa tàu bị bỏ quên giữa lũng hoang. Cái cũ kỹ của Háng Vài không do ý thức bảo tồn của dân bản mà do nền kinh tế yếu kém mọi bề, khiến người ta không có cơ hội làm thay đổi nó"(11). Người dân Cô Sầu bao nhiêu năm sống trong "tiểu hoang mạc khô cằn" thì nay vẫn khốn khổ vì thiếu nước. "Sức vóc khỏe mạnh, kiếm được gánh nước cũng mất nửa ngày đường. Mùa khô đến còn khổ hơn, dân xe ngựa chở những thùng gỗ lênh khênh ra tận sông Quy đưa nước về bán..."(12). Bao giờ thì quê hương được thay đổi? Bao giờ thì miền núi tiến kịp miền xuôi? Bao giờ...?... Đó là câu hỏi day đứt, xót xa, đau đáu trong nhiều truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Trong những xung đột thế sự của con người miền núi, cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác trong đời sống hôm nay là vấn đề được Cao Duy Sơn đặc biệt quan tâm và dành nhiều trang viết để phân tích, khảo nghiệm. Các truyện ngắn Góc trời Tây có cơn mưa đá, Hòn bi đá màu trắng, Hấp hối, Song sinh... mang nhiều sức ám ảnh, buộc người đọc không thể không suy nghĩ về số phận của cái đẹp, cái thiện, cái lành, cái nhân bản trong cuộc sinh tồn. Ở những truyện ngắn này, Cao Duy Sơn sử dụng nhiều ẩn dụ, biểu tượng đa nghĩa, tạo nên "lời ngầm" cho truyện. Những ẩn dụ, biểu tượng này tuy không tham gia vào thành phần cốt truyện nhưng nó biểu hiện những suy ngẫm sâu sắc của tác giả, đồng thời đem đến ý nghĩa triết học và tạo nên chiều sâu, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền cho tác phẩm của Cao Duy Sơn.
  4. Cơn mưa đá phía trời Tây sầm sập đổ về kia như dự báo điềm chẳng lành cho số phận của Líu - người góa phụ trẻ tuổi, xinh đẹp (Góc trời Tây có cơn mưa đá). Cuộc kiếm tìm hạnh phúc lứa đôi của nàng liệu có bị dập vùi như ngô non mới mọc, tan nát trong gió giông và mưa đá? Nàng đã quyết liệt chọn lựa cuộc sống riêng cho mình, không chấp nhận cam chịu mọi bề chỉ để giữ tiếng thơm. Nàng đã sẵn sàng quay lưng trước cái "tinh thần quá khứ" khắc nghiệt như đá "được hun đúc rắn như thép trong cái cơ thể già nua" của bà mẹ chồng. Nhưng trước mặt là chiếc cổng đá nặng nề và u ám, phía xa kia "những đám mây xám pha vàng đang đùn lên ở góc trời Tây" và thấp thoáng đôi mắt trân trân như hai đốm lửa trên bộ mặt vô cảm của đứa con trai mới chín tuổi đầu...Tất cả đó liệu nàng có đủ can đảm để vượt qua. Vẫn biết "Đói thì tìm ăn, khát thì tìm uống" nhưng còn bao nhiêu ràng buộc của bổn phận, lúc níu kéo, lúc vây bủa, khi phòng thủ, khi tấn công... Một cánh chim yếu ớt và mong manh về đâu trong trời chiều giông bão? Khắc khoải dội lên trong lòng người đọc nỗi niềm trăn trở, xót thương cho khát khao hạnh phúc nhân bản của con người. Truyện Hòn bi đá màu trắng là một bài học về nhận thức. Trong cuộc sống hôm nay, ranh giới phân chia giữa thật - giả, hay - dở, trắng - đen, thiện - ác thật mong manh và nhiều khi không dễ gì phân định. Âm thanh da diết, tình tứ của cây nhị kì tài trong tay Dồ mới ngày nào đã làm cho dân Cô Sầu như mê đi, "giúp người ta sống tốt với nhau hơn", nay bỗng chốc bị lãng quên bởi tiếng "sáo ma" của kẻ thô lậu, bất lương, "mù âm" tên Soóng. Bằng cách nào mà dân Cô Sầu lại đổi ý ra như thế? Bởi Soóng trơ trẽn? Bởi người Cô Sầu nhẹ lòng, không phân biệt được dở - hay , thiện - ác? Hay bởi Dồ đã để cho những ghen tuông, tị hiềm cá nhân cuốn vào vòng tục lụy để tiếng đàn trở nên "đùng đục, nghèn nghẹn như bị bóp mũi"? Hành trình trở về của Dồ là một hành trình nhận thức. Cái ác vẫn quyết liệt đeo bám, theo đuổi qua hình ảnh con chim ưng - thiên thần tự do, kẻ chuyên ăn bám. Cái thiện hiền lành, lặng lẽ đã có lúc bị chối bỏ, bị hắt hủi như đứa con trai hồn nhiên và ngây thơ ngày nào. Nhưng trong cuộc quyết đấu này, cái thiện - với sự chân thành và tình yêu trong sáng đã giữ lại được con người trên bờ vực của sự tha hóa. Hòn bi đá màu trắng đơn sơ, được gọt rũa bởi bàn tay con trẻ, gửi gắm trong đó bao ước nguyện trong lành về một cuộc sống yên bình, hạnh phúc đã gọi trở về lòng nhân ái, sự bao dung và đem đến một niềm tin ấm áp vào con người trên hành trình hướng thiện.
  5. Truyện ngắn Hấp hối sử dụng thủ pháp giấc mơ để khám phá đời sống tâm linh của con người cá nhân. Ông Kình rơi vào một giấc mơ khủng khiếp và ở đó ông ta đã phải đối diện với quá khứ của mình, bị vạch mặt chỉ tên trước một tòa án đặc biệt mà vị chánh án của phiên tòa pháp đình này - trớ trêu thay lại chính là giọt máu ông ta đã vô tình đánh rơi trong cái đêm tội lỗi, cưỡng hiếp một người đàn bà để thỏa mãn những thèm khát bản năng. Soi mình dưới nước, ông Kình bỗng hoảng sợ khi nhận ra gương mặt thật của mình. Không phải là khuôn mặt người mà là một hình hài quỷ quái. Sự biến dạng của ngoại hình hay là sự biến dạng của nhân cách con người? Câu chuyện là lời cảnh báo về sự tha hóa của một bộ phận quan chức trong cuộc sống hôm nay. Họ gây ra tội ác, chà đạp lên cuộc sống của dân lành mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Tội lỗi vẫn được che dấu bên trong khuôn mặt đạo mạo của kẻ đang giữ chức quyền. Thế nhưng, quá khứ không chịu ngủ yên cứ đêm ngày ám ảnh, vây bủa, đòi trả nợ, đòi được chất vấn, đối thoại. "Khi còn sống có lúc nào đó ta đã phạm phải những sai lầm, gây điều bất hạnh cho người khác thì trước khi hấp hối cũng nên làm một điều gì tốt đẹp cho đời. Làm được như vậy chẳng lẽ không tốt hơn sao?"(13). Lời khuyên của người kể chuyện lồng trong lời nhân vật đứa con trai của kẻ tội nhân chỉ tác động đến suy nghĩ của Kình trong giấc mơ khủng khiếp. Trở về với cái vỏ bọc danh giá của mình, hắn lại thản nhiên cất bước rồng mây. Hiểm họa vẫn tiếp tục treo trên đầu những người dân lành vô tội. Cái ác đang hấp hối nhưng bao giờ thì nó bị tiêu diệt? Làm thế nào chế ngự con người bản năng để nó không gây ra hậu họa khôn lường? Những câu hỏi day dứt ấy dường như vẫn chưa tìm được câu trả lời. "Thiện ác đáo đầu" cũng là vấn đề đặt ra gay gắt trong truyện ngắn Song sinh. Đây là một ám tượng đầy ý nghĩa thể hiện những tìm tòi, khám phá của Cao Duy Sơn. Nhà văn đã tiến hành một cuộc khảo nghiệm vào cái hang ổ tối mò của bản thể người để kiểm chứng hai mặt song sinh cùng tồn tại, đối lập mà luôn luôn chuyển hóa, vận động không ngừng. Du là phần thiện lương hiền lành, thật thà, bị phản bội đã dần lớn khôn, đủ mạnh để đối đầu với cái xấu, cái ác. Sìu là phần bản năng thấp hèn đã tìm cách lợi dụng để hãm hại cái đẹp, cuối cùng buộc phải nhận về số phận bất hạnh và buộc phải quy phục cái thiện. Đó là lẽ thường của luật quả báo. Nhưng cuộc đấu tranh sinh tồn của hai anh em sinh đôi thiện - ác không hề đơn giản mà đầy khắc nghiệt. Để chiến thắng, cái thiện cần một sự tỉnh táo, một bản lĩnh và cả một lòng nhân. Gần gũi với mô típ song sinh là mô típ vừa sóng đôi vừa
  6. tương phản trong truyện ngắn Cuộc báo thù cuối cùng. Hai nhân vật: lão Vược và bé Na có nhiệm vụ soi chiếu lẫn nhau để làm bật lên bản chất của đời sống. Đối diện với đứa con gái có tâm hồn trong lành như dòng suối mát, người cha - hung thần của muôn loài muông thú - đã bừng ngộ, nhận ra sự cô đơn dằng dặc của mình khi lấy oán thù làm lẽ sống. Gây sự với thiên nhiên, lão chưa có một ngày được thanh thản. Giọt nước mắt hiếm hoi trên khóe mắt nhăn nheo của lão Vược có tác dụng thanh lọc tâm hồn, giúp lão hóa giải những oán thù truyền kiếp, tìm về với lòng nhân để di dưỡng tinh thần. Những ẩn dụ, biểu tượng trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn chứa đựng những dự cảm âu lo về nhiều vấn đề nhân sinh của cuộc sống phức tạp hôm nay. Bao vấn đề quan thiết được đặt ra để bàn bạc, trao đổi. Làm thế nào để giữ gìn bản sắc dân tộc khi cuộc sống đang vận động, biến chuyển không ngừng? Những bước chân rời xa quê, phiêu bạt nơi chân trời góc bể liệu có còn nhớ về một góc núi mù sương với những con người có tâm hồn thánh thiện như Đức Chúa Trời và lòng lành như nước suối Bó Slao? Hương hoa Mộc Vương mang vẻ đẹp văn hóa của núi rừng Việt Bắc, mang hình cha, bóng mẹ và tiếng quê hương tha thiết vọng về, thật thẳm sâu nhưng lại cũng mong manh, thoáng nhẹ "như thứ ánh sáng trong vắt được lọc qua lớp thủy tinh màu vàng..." liệu có đủ sức níu giữ mảnh hồn quê nơi những tâm hồn xa xứ? "Một loài hoa chậm nở lâu tàn liệu có sống nổi nơi đất lạ?" - Một nỗi niềm quặn thắt chợt dâng trào trong cảm xúc của người kể chuyện, gieo vào lòng người đọc niềm khắc khoải âu lo: "Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?" (Nguyễn Duy). Cao Duy Sơn có ý thức hòa trộn trong tác phẩm của mình cả hai yếu tố truyền thống và hiện đại. Truyện ngắn của anh vừa xưa xưa như cổ tích lại vừa mang hơi thở của cuộc sống đương đại, đậm đặc chất tiểu thuyết trong tính đa dạng của chủ đề, trong những yếu tố đời tư, trong những nếm trải của nhân vật với những độc thoại nội tâm day dứt. Ngôn ngữ và giọng điệu văn chương của Cao Duy Sơn mang đặc trưng "người vùng mình" vừa giàu chất trữ tình, chất thơ vừa mộc mạc, chân chất và góc cạnh. Người đọc có thể cảm nhận qua giọng điệu và ngôn ngữ ấy cái dung dị, hồn nhiên, ấm áp như tình người miền núi từ ngàn xưa đến nay còn giữ được nhưng cũng không kém phần khắc khoải, giàu suy tư, chiêm nghiệm trước những thật - giả, hay - dở, thiện - ác của cuộc đời bởi những trải nghiệm đời sống mà nhà văn cảm thấm được trong dòng đời bất tận của cõi nhân sinh. Thuộc hiểu sâu
  7. sắc đời sống văn hóa dân tộc mình, Cao Duy Sơn đã cố gắng chuyển tải một cách hiệu quả nhất các vấn đề của đời sống miền núi đến với người đọc. Quá trình nhà văn "giải phóng năng lượng của bản thân, khám phá chất người Cô Sầu trong chính mình"(14) cũng là quá trình anh tìm về với bản chất sâu thẳm của đời sống văn hóa dân tộc mình. Chính sự gặp gỡ ấy đã đem đến thành công cho sáng tác của Cao Duy Sơn bởi nó là kết quả của một tình yêu không bao giờ vơi cạn của nhà văn đất Cô Sầu với quê Mẹ - miền biên viễn. Đó là cơ sở để ta hi vọng vào những thành công tiếp theo của anh trên con đường tìm về nguồn cội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2