NHI ĐỒNG TRONG CA DAO
lượt xem 7
download
Cội nguồn tinh hoa văn hóa dân tộc nằm trong ca dao, kho tàng vô giá của văn học. Theo định nghĩa của Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức, qua tập Việt Nam Tự Điển do Mặc Lâm xuất bản tại Hà Nội năm 1931, ca dao là những câu hát phổ thông trong dân gian: ca là những bài hát thành khúc, dao là những câu hát ngắn độ một vài dòng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHI ĐỒNG TRONG CA DAO
- NHI ĐỒNG TRONG CA DAO
- Cội nguồn tinh hoa văn hóa dân tộc nằm trong ca dao, kho tàng vô giá của văn học. Theo định nghĩa của Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức, qua tập Việt Nam Tự Điển do Mặc Lâm xuất bản tại Hà Nội năm 1931, ca dao là những câu hát phổ thông trong dân gian: ca là những bài hát thành khúc, dao là những câu hát ngắn độ một vài dòng. Xưa Đức Khổng Tử suốt đời chu du thiên hạ mong gặp cơ hội thực hành chính giáo giúp người đời sống an bình hạnh phúc, nhưng đã gặp từ thất vọng này tiếp thất vọng khác, ngót bảy mươi lui về quê cũ dạy học, sọan kinh sách, san định Kinh Thi, là tập sách ghi lại những bài thơ dân gian, hầu hết tác giả khuyết danh, tức là những bài ca dao. Vị thầy của hàng vạn thế hệ - Vạn Thế Sư Biểu - cuối đời đã quyết dùng nghệ thuật thi ca hạ tầng cơ sở để giúp người đời tu thân tạo đức, xây dựng căn bản gia đình, xã hội và nhân loại. Rằm tháng Tám âm lịch, Trung Thu, Ngày Nhi Đồng Việt Nam, nghĩ đến những thế hệ trẻ mới ra đời, vừa vào đời, vừa có gia đình
- và sẽ tiếp nối dòng dõi giống nòi, lần giở kho tàng văn hóa dân tộc trong ca dao, sưu tầm đặc biệt những câu liên hệ đến trẻ thơ, tôi ước mong góp phần giúp giới trẻ có cơ hội tiếp nối truyền đạt và gìn vàng giữ ngọc. Bài này gồm hai phần: Ca dao qua những điệu ru, và những trò chơi trẻ con qua ca dao , đồng dao. ĐIỆU RU CA DAO Tôi yêu tiếng nước tôi Từ khi mới ra đời Mẹ hiền ru những câu xa vời ạ à ơi … tiếng ru muôn đời … (Phạm Duy, Tình Ca)
- Điệu ru ca dao với âm hưởng tiếng mẹ là cánh tay yêu thương âu yếm ôm ấp, là tấm chăn ấm áp ấp ủ, là làn gió mát dịu dàng mơn man, mang ước vọng trang bị tâm thức trẻ thơ từ khi vừa mới chào đời, thấm nhuần cách ăn lối ở, hiểu biết cách xử thế, trau dồi ý chí và nghị lực, để khi trưởng thành có thể sống trong thanh thản an bình hạnh phúc.
- Thế giới tràn đầy điệu ru, từ những bộ lạc bán khai khuất lấp sau những cánh rừng già hoang vu, cho đến những quốc gia xưa cổ có nền văn minh sáng chói quanh Địa Trung Hải, Đại Tây dương, Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương, và ngay cả đến những quốc gia văn minh hiện đại với vũ khí hạch nhân và hỏa tiễn liên hành tinh liên lục địa. Tìm hiểu về những điệu ru, được biết mãi đến cuối năm 1930, nước Anh mới bắt đầu ghi nhận giá trị những điệu ru con và cố công thu thập, khuyến khích thực hiện. Từ bấy đến nay, có rất nhiều băng cũng như đĩa nhạc ru con. Bài ru gốc Đức nhạc Brahms tựa đề Brahm’s Lullaby bắt đầu bằng Guten Abend, gute Nacht …có lời ru ca ngợi hương sắc hoa hồng hoa huệ và nói đến những thiên thần che chở trẻ thơ yên ngủ giấc lành. Đĩa nhạc Lullaby Magic của Joanie Bartels cũng hát những lời ca tụng thiên nhiên, ca tụng trăng sao theo nhạc cổ điển Morart, Brahms, và nhạc rock The Beatles … Đĩa Honest Lullaby của Joan Baer có nhắc nhở xưa được mẹ ru, hoặc nói về tình thương yêu của mẹ. Nhưng phải xác nhận không quốc gia nào có những điệu ru ca dao phong phú như tại Việt Nam.
- Chỉ có trẻ sơ sinh Việt Nam khi vừa mở mắt chào đời đã được chính người mẹ và những người thân trong gia đình dẫn dắt vào dòng văn học dân gian bằng những điệu ru đong đưa theo võng nôi kẽo kẹt. Nghệ thuật thi ca bắt nguồn từ văn hóa mẹ được truyền đạt, dìu dắt tâm hồn trẻ thơ vào nền giáo huấn căn bản của con người, thấm đậm vào tâm thức vào tim óc vào máu thịt vào hơi thở vào giọng cười hạnh phúc và cả tiếng khóc đau thương. Qua lời mẹ ru, trẻ vỡ lòng tình yêu quê hương : Ạ ơi ời … à ơi … Con chim bay lưng trời còn có tông có tổ Con cá lội giữa dòng nước vẫn có lổ có hang Người trên đời có tổ quốc giang san Tinh thần ý chí phải nhịp nhàng với non sông Uống nước ta phải nhớ nguồn Thấy non sông rộng nhớ ơn cao dày Và tri ân những anh hùng liệt nữ có công giữ gìn đất nước : Ạ ơi ời … à ơi … Bà Trưng quê ở Châu Phong
- Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên Chị em nặng một lời nguyền Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân Ngàn Tây nổi áng phong trần Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên Hồng quần nhẹ bước chinh yên Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành Đô kỳ đóng ở Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta Ạ ơi ời … à ơi … Ru con, con ngủ an lành Cho mẹ gánh nước rửa bành con voi Ạ à ạ ơi … Muốn coi lên núi mà coi Noi gương bà Triệu cỡi voi đánh cồng … Qua lời ru, mẹ dạy con tình đồng bào : Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng
- Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn … Và đạo nghĩa làm người con hiếu thảo : Ru hời ru hỡi là ru… à ơi ... Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
- Mẹ ngồi ru con, đong đưa võng buồn giọt lệ rưng rưng tự nhắc mình về ơn nghĩa sinh thành dưỡng dục : Có con, mẹ nghĩ thương thay Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau … Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẫu từ … Mẹ than thở với con thơ : Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau Chiều chiều xách giỏ hái rau Ngó lên mả mẹ ruột đau chín chiều Qua lời mẹ ru, trẻ biết cảnh gia đình có cha đi xa : Đêm khuya trăng tà, mẹ ru con ngủ … ạ à ạ ơi … Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười Thương con, mẹ tưởng như đời nở hoa … ạ à ạ ơi … Sương nắng miền xa, con ơi, cha con sương nắng miền xa Mong sao con trẻ quê nhà được vui …
- Mẹ thở than cùng con : Ru con, con ngủ cho rồi Mẹ ra chỗ vắng mẹ ngồi mẹ than Miệng ru mắt nhỏ hai hàng Nuôi con càng lớn mẹ càng lo thêm … Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao ! Ông ơi, ông vớt tôi nao tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con … Cái cò cái vạc cái nông Sao mày dậm lúa nhà ông hỡi cò Không không tôi đứng trên bờ Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi Chẳng tin thì ông đi dôi Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia …
- Bài ru con được phổ biến rộng rãi trong Nam còn kèm điệu đàn bầu thiết tha áo não : Gió mùa Thu, mẹ ru con ngủ Năm canh chầy, là năm canh chầy, thức đủ vừa năm Nín, nín đi con ! Con nín, nín đi con ! Con hỡi, con là hời ! Con hỡi con hời ! Hỡi chàng là chàng à ơi ! Hỡi người là người à ơi ! Em nhớ tới chàng ! Em nhớ tới người ! Hãy nín, nín đi con ! Hãy ngủ, ngủ đi con ! Con hỡi con hời … Con hỡi con hời … hỡi con !
- Ngoài mẹ hiền, trẻ thơ còn được bà nội bà ngọai truyền ru để biết nết ăn thói ở trong gia đình : Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về Bắt được mười tám mười chín con trê Cắm cổ lôi về cho cái ngủ ăn Cái ngủ mày ăn chẳng hết Để dành đến Tết mồng ba … à ơi à … à ạ ơi … À ơi … cái ngủ mày ngủ cho say Mẹ mày vất vả chân tay tối ngày …
- Bà nội bà ngọai cũng ru cháu bằng những lời nhắc nhở : Ạ à ơi … ơi à ạ ơi … Có cha có mẹ thì hơn Không cha không mẹ như đờn đứt giây Đờn đứt giây còn xây lại nối Cha mẹ chết rồi con phải mồ côi Mồ côi khổ lắm con ơi Đói cơm không ai giúp, lỡ lời chẳng ai bênh ! Ạ ơi ời … ạ ời ơi … Còn cha gót đỏ như son Mất cha gót mẹ gót con lấm bùn Ru hời ru hỡi là ru … Mất cha con cũng u ơ Mất mẹ con cũng bơ vơ một mình Cũng có những trường hợp ông nội hay ông ngọại tiếp lời ru nhắc nhở :
- Non kia ai đắp nên cao Sông kia ai bới ai đào mà sâu Ông ru cháu là dịp truyền đạt ý chí quật cường vững lòng yêu thương quê cha đất tổ, không ai có quyền chia cắt đất nước cho ngọai bang hoặc chia rẽ chủng tộc : Nước non là nước non nhà Ai chia được nước ai dời được non Con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn
- Và công lao sinh thành dưỡng dục : Trứng rồng lại nở ra rồng Hạt thông lại nở cây thông rườm rà Có cha mẹ mới ra ta Làm nên thời bởi mẹ cha vun trồng Khôn ngoan nhờ đức cha ông Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ Đạo làm con chớ hững hờ Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm Ông khuyên bảo cháu trai : Làm trai đứng ở trên đời Sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta Ghé vai gánh vác sơn hà Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu Làm trai cố chí lập thân Rồi ra gặp hội phong vân cũng vừa Nên ra tay kiếm tay cờ
- Chẳng nên thì cũng chẳng nhờ cậy ai Và cháu gái cháu trai đều dược dạy : Đã sinh ra kiếp ở đời Trai thời trung hiếu đôi vai cho tròn Gái thời trinh tĩnh lòng son Sớm hôm gìn giữ chẳng còn chút sai ạ à ạ ời ơi … Trai lành gái tốt ra người Khuyên răn trong bấy nhiêu lời cho chuyên Ông dạy cháu : Ru hời ru hỡi là ru … Thói thường gần mực thì đen Anh em bạn hữu phải nên chọn người Những người lêu lổng chơi bời Cùng là lười biếng ta thời tránh xa Và tinh thần trách nhiệm : Ai ơi đã quyết thì hành
- Đã đốn thì vác cả cành lẫn cây Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan thì lận tròn vành mới thôi Và tình đoàn kết : Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao Nhiều ông nội ông ngọai lại lẩy Kiều hoặc tập Kiều khi ru cháu, vừa dạy dỗ vừa tỏ bày tâm sự : À ơi ới … à ạ ơi … Còn non còn nước còn dài Nắng mưa thui thủi quê người một thân Đoái trông muôn dặm tử phần Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa … À à ơi …ới à à ơi … Xót thay chiếc lá bơ vơ Kiếp trần biết rũ bao giờ cho xong ! Bốn bề bát ngát mênh mông
- Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau Bốn phương mây trắng một màu Trông vời cố quốc biết đâu là nhà À à ơi … Từ phen chiếc lá lìa rừng Con tằm đến thác cũng còn vương tơ Ru hời ru hỡi là ru … Những câu hò ru còn chịu ảnh hưởng thời cuộc. Đặc biệt là những ông nội ông ngọai từng sống dưới chế độ cộng sản, từng vào tù cải tạo, từng bị đày kinh tế mới, từng bị hạn chế từng cái ăn cái mặc, từng bị cướp đọat nhà cửa, và nhất là bị tước đọat mọi tự do. Vẫn những điệu Kiều lẩy : Trăm năm trong cõi người ta Ở đâu cũng được đi ra đi vào Xa xôi như xứ Bồ Đào Người ta cũng được đi vào đi ra Đen đủi như Angola Người ta cũng được đi ra đi vào Chậm tiến như ở nước Lào
- Người ta cũng được đi vào đi ra Chỉ riêng có ở nước ta Người ta chẳng được đi ra đi vào ! Bắt phanh trần, phải phanh trần Cho may-ô, mới được phần may-ô ! Ông ru cháu mà nhắc nhở sách lược học tập cải tạo dưới chế độ cộng sản : Nước ta chẳng có nhà tù Chỉ tòan trường học tít mù rừng sâu Học cho trắng xóa mái đầu Thân làm phân bón tưới màu cỏ hoa Học cho tan cửa nát nhà Biến thành dã thú mới ra khỏi trường ! Tội chi chẳng biết tội gì Sáng ra lãnh củ khoai mì ăn chơi ! Lời ru của ông không quên nhắc cháu về hòan cảnh đất nước :
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TẠO SỰ HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH YẾU VÀ TRUNG BÌNH Ở MÔN TOÁN
10 p | 488 | 188
-
Bài giảng Ôn dịch, thuốc lá - Ngữ văn 8
30 p | 693 | 46
-
Bài giảng: Công tác phụ trách nhi đồng của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
31 p | 352 | 42
-
Giáo án tuần 2 bài LTVC: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 454 | 37
-
Nhị thập tứ hiếu - 24 mẫu gương hiếu thảo
55 p | 256 | 33
-
Giáo án bài 8: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Ngữ văn 8
5 p | 529 | 20
-
Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 2
5 p | 151 | 16
-
Học chữ cái qua đồng dao, ca dao
2 p | 162 | 13
-
Ca dao nhi đồng quốc tế
7 p | 109 | 13
-
Giáo án bài 1: Mẹ tôi - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
7 p | 533 | 10
-
Bài 1: Liên kết trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 271 | 9
-
Giáo án bài 1: Cổng trường mở ra - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
7 p | 189 | 8
-
Tài liệu tham khảo: CA DAO NHI ĐỒNG QUỐC TẾ
17 p | 56 | 7
-
Cái Bóng
13 p | 66 | 5
-
Giáo án bài 1: Mẹ tôi - Ngữ văn 7 - GV.Trần Thành
7 p | 281 | 5
-
Đào trường thọ
1 p | 68 | 4
-
Người Thành Tiên
3 p | 67 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn