Con người văn hóa trong tư tưởng của một số danh nhân dân tộc -2
lượt xem 5
download
Tham khảo tài liệu 'con người văn hóa trong tư tưởng của một số danh nhân dân tộc -2', khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Con người văn hóa trong tư tưởng của một số danh nhân dân tộc -2
- Con người văn hóa trong tư tưởng của một số danh nhân dân tộc -2 So với một số nước có nền văn minh phát triển sớm như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Tây Âu thì Việt Nam không có những học thuyết tư tưởng lớn có vai trò chi phối sự phát triển xã hội như Nho gia, Đạo gia... Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam cũng có những nhà tư tưởng tiêu biểu của mình. Tư tưởng của họ tuy chưa được trình bày một cách hệ thống như những học thuyết lớn nhưng lại chứa đựng không ít những giá trị sâu sắc. Những giá trị đó không những đã là cơ sở cho tư duy dân tộc trong một thời gian dài mà còn có giá trị tích cực nhất định trong thời đại ngày nay.
- Tiêu biểu phải kể đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trường Tộ ... Các ông sống trong những giai đoạn lịch sử khác nhau vì thế có những quan điểm khác nhau rất cơ bản nhưng có một điểm chung, các ông đều là những người đại biểu cho trí tuệ và tinh thần Việt Nam trong thời đại của mình. Nguyễn Bình Yên Tạp chí Nghiên cứu con người Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Trường Tộ (1880 - 1871), sinh ra trong một gia đình theo đạo Công giáo nhiều đời ở Nghệ An. Ông theo học chữ Hán, được người đời đánh giá là không thua kém các vị khoa bảng đương thời, nhưng không đi thi, sau được vị giám mục người Pháp là Gauthier (Ngô Gia Hậu) dạy cho tiếng Pháp và kiến thức khoa học thường thức của phương Tây. Ông vốn thông minh, có kiến thức Nho học sâu sắc lại có nhiều điều kiện tiếp xúc với văn minh phương Tây nên đã tiếp ( thu được nhiều tri thức mới, có điều kiện suy ngẫm, do đó có khả năng phát hiện được những mặt trì trệ, lạc hậu của nền văn hoá Nho học, đề xuất những tư tưởng canh tân độc đáo. Chính vì vậy, trong tư tưởng của ông, vấn đề văn hoá và nguồn lực con người có những nét mới, độc đáo, hiện đại. Tính "vượt trước” trong tư tưởng của ông, một mặt làm cho ông trở thành người canh tân lớn của đất nước trong lịch sử đương thời, đồng thời đem lại cho ông không ít đau đớn do hiểu lầm, không được trọng dụng của nhà Nguyễn. Về con người Nguyễn Trường Tộ không bàn nhiều về con người, bản chất con người nhưng quan niệm về con người của ông có nét rất độc đáo, vừa mang tính chung vừa mang tính cụ thể của con người Việt Nam trong thế kỷ XIX. Nguyễn Trường Tộ cho rằng, loài người có chung một gốc và sẽ dìu dắt nhau đến thế giới đại đồng. Dưới sự hướng dẫn của thế giới Cơ đốc giáo, ông Viết: Loài người buổi đầu do một mà sinh ra, cuối cùng lại hợp lại làm một lần thành cái công dụng to lớn
- trời đất. Tác giả của Lịch sử tư tưởng Việt Nạm, tập 2, cho rằng, chữ một trong câu trên cũng có thể là Chúa trời, cũng có thể là chữ Một trong "Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật". Và, "đại đồng” cũng có thể là thuật ngữ của Nho giáo trong sách Đại học. Thực ra ở đây chỉ là cách nói của ông về đấng Tạo vật, nói tới Chúa trời một cách khéo léo mà thôi, bởi vì trong xã hội Việt Nam lúc đó, hệ tư tưởng thống trị là hệ tư tưởng Nho giáo. Theo Nguyễn Trường Tộ, cái cùng một gốc và cái thế giới đại đồng đó của con người sẽ dẫn dần nhận thức được qua giao lưu và giúp đỡ lẫn nhau. Điểm đáng chú ý là Chúa đã được Nguyễn Trường Tộ đặt ở vị trí cao nhất, vị trí sáng tạo nhưng vai trò của con người cũng được ông đề cao. Ông cho rằng ở giữa trời và đất là người. Tạo hoá sinh ra con người là để bổ khuyết vào những chỗ chưa đồng đều trên mặt đất. Tạo hoá cố làm ra những chỗ chưa hoàn toàn để con người bổ túc. Con người có thể bổ túc tạo hóa thì cũng đồng nghĩa với tạo hoá. Rõ ràng đây là một tư tưởng tiến bộ, vượt khỏi giới hạn của Cơ đốc giáo, nói đến khả năng to lớn của con người. Mặt khác, Nguyễn Trường Tộ cũng có quan niệm nhân đạo đối với tầng lớp lao khổ. Bằng những lập luận chặt chẽ, sâu sắc ông đã chỉ ra nhu cầu thiết yếu về ăn mặc của con người, yêu cầu Nhà nước phải quan tâm đến những nhu cầu đó. Từ nhận thức về con người nói chung, Nguyễn Trường Tộ đã nhận xét về con người Việt Nam: Con người Việt Nam có tầm vóc vừa phải, có nhiều tài trí, lại khéo bắt chước kỹ xảo của người khác, biết học tập cái hay, cái khéo của người khác, không tự mãn. Ông cho rằng nước ta có địa thế tất lại có nhân tính tốt, ngày sau ắt sẽ phồn vinh vô cùng nhưng rất tiếc là thời bấy giờ, theo ông, con người Việt Nam vẫn còn chấp nê lệ tục cũ, bị lối học từ chương bó buộc nên chưa thể tung hoành nơi bốn bể được. Nhận xét trên đây của ông về con người Việt Nam chẳng những phản ánh đúng thực tế lịch sử trì trệ đang trói buộc con người Việt Nam mà còn chứa đựng tư tưởng mới về quan hệ con người và văn hoá, vai trò động lực của con người và văn hóa, một vấn đề mà chưa có nhà tư tưởng Việt Nam nào nói đến trước đó. Theo ông, muốn có con người Việt Nam thoát khỏi những chấp nê của tục lệ cũ, thoát khỏi lối học từ chương, có khả năng làm cho đất nước phồn vinh cần canh tân, cần tiếp thu và xây dựng nền văn hoá mới. Phát triển văn hoá để xây dựng và phát huy nhân tố con người Việt Nam
- Như trên đã nói, Nguyễn Trường Tộ coi tạo hoá là cái quyết định nhung cũng cho rằng chính tạo hoá đã đặt ra con người để bổ sung cho tạo hóa những gì còn chưa đầy đủ, chưa hoàn toàn. Ông cho rằng, tạo hoá đã cố ý tạo ra như thế để buộc con người phải cố gắng vươn lên, phải cố gắng đổi mới để bồi bổ cho chính tạo hoá. Con người cần phải và có thể thực hiện được những đòi hỏi của tạo hoá. Nguyễn Trường Tộ cũng lý giải một cách tôn giáo khuynh hướng đổi mới của con người. Ông cho rằng chính tạo hoá đã phú cho con người nguyện vọng khôn cùng là "tìm kiếm những điều mới lạ, hay ho". Tạo hoá muốn con người được mở rộng tri thức. Để khắc phục tình trạng "yên phận thủ thường” của con người, tạo hoá đã sinh ra những "thổ nghi" khác nhau, tất xấu khác nhau để buộc con người phải giao thông qua lại với nhau, để người biết trước bày cho kẻ biết sau, để dã man thành văn minh, để giúp những việc tạo hoá chưa kịp làm, để nêu rõ cái công dụng kỳ diệu của linh tính loài người. Những thổ nghĩ khác nhau, người biết trước bày cho kẻ sau... chẳng qua là nói đến sự khác biệt giữa nước ta và Tây Phương, giữa người Việt Nam và người Tây. Muốn phát triển, muốn bổ sung được cho tạo hoá, theo ý của tạo hóa thì không gì khác là phải mở cửa thông thương với nước ngoài. Mở cửa thông thương với nước ngoài là hợp ý của tạo vật. Nguyễn Trường Tộ có điều kiện giao tiếp nhiều với người Pháp, nền văn hóa Pháp, biết Pháp có nhiều ưu thế so với Việt Nam nhưng ông vẫn là người tha thiết yêu nước, mong muốn phát triển đất nước như phương Tây, nhưng ông không phải như một số người khác, chỉ biết đến cái hay, cái giỏi của người Tây mà không biết đến cái hay, cái giỏi của người trong nước. Nguyễn Trường Tộ đã khéo léo lý giải về khả năng tiềm ẩn của người phương Đông, giúp những người bảo thủ chỉ biết đến đạo Nho không bị chạm tự ái. Ông cho rằng, chỉ có học hỏi lẫn nhau, các dân tộc mới có thể tiến bộ, các nước phương Đông có học tập mới đuổi kịp, thậm chí đánh bại phương Tây. Theo ông, khi xưa phương Đông đã hưng thịnh thì các nước phương Tây vẫn còn ở tình trạng mông muội. Qua các cuộc chiến tranh mà phương Tây đã học tập được rất nhiều kỹ xảo của phương Đông và tiến rất nhanh, trong khi đó, phương Đông tuy là ông tổ của trăm nghề nhưng bản tính lại mê mải sự an nhàn, vui thú, không thích đổi mới, tự túc tự mãn, chuộng hư văn phù phiếm vì thế mà không tiến bộ được. Nguyễn Trường Tộ còn phê
- phán gay gắt quan niệm của một số nhà Nho đương thời. Ông cho rằng họ chỉ biết đến đạo Khổng - Mạnh vì thế khi gặp người phương Tây đã coi họ như những kẻ kỳ dị, trí xảo lạ đời mà không biết rằng những cái khôn khéo của người phương Tây hiện nay chính là lượm lặt những cái dư thừa của người phương Đông ngày xưa. Ông cũng cố gắng động viên những người đã tự ti khi cho rằng nếu mở cửa, dốc lòng học tập thì người nước ta hoàn toàn có thể như người Tây, chỉ mấy trăm năm sau thì người phương Đông có thể đánh bại người Tây. Luận điểm trên của Nguyễn Trường Tộ tuy còn nặng về biện luận, mang tính động viên nhưng về sau thực tế đã chứng minh một phần tư tưởng của ông là đúng. Hiện nay đã có nhiều Quốc gia Châu Á, do tiếp xúc với văn hoá phương Tây, chẳng những tiến bộ vượt bậc mà còn vượt xa nhiều nước tư bản có lịch sử phát triển sớm hơn. Mặc dù người Việt Nam chưa sáng tạo được những bước phát triển thần kỳ về kinh tế như một số nước Châu Á khác nhưng những gì mà nhân dân ta đã làm được trong đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cho thấy dân tộc ta hoàn toàn có khả năng tự lực, tụ cường, đứng vững và phát triển, đồng thời có khả năng nắm bắt, tiếp thu những thành tựu của văn hoá nhân loại để kết hợp với các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, sáng tạo nên nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho sự phát triển bền vững. Phê phán nền văn hoá Nho học, chủ trương xây dựng nền văn hoá mới là một kiến giải mang tính canh tân của Nguyễn Trường Tộ. Ông phê phán nghiêm khắc sự nệ cổ của các nhà nho triều Nguyễn. Ông chỉ ra tính lạc hậu của nhà nho rất xác đáng, rằng họ là những người không biết đến sự thay đổi của thời thế, cứ khăng khăng cho rằng nay không bằng xưa, đời sau không thể bằng đời trước... chỉ biết câu nệ sách vở, không dám hành động, chỉ chăm chăm giữ "tiết tháo trong sạch” của mình. Ông coi đó là thói đạo đức giả của nhà nho lúc bấy giờ. Sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2 cho rằng, ông là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đặt nền móng lý luận cho việc chống giáo điều, chống bảo thủ, nệ cổ, chống hư văn phù phiếm và chống mặt lạc hậu, không chính xác, tiêu cực của Nho giáo. Khác với hệ tư tưởng thống trị đương thời, Nguyễn Trường Tộ đã nhận thức được
- giá trị của văn hoá vật chất, vai trò quyết định của nhân tố kinh tế đối với nhân tố tinh thần, vai trò của động lực lợi ích đối với sự phát triển đất nước. Ông cho rằng muốn làm cho đất nước phát triển phải quan tâm đến lợi phải làm cho dân giàu có, dân có giàu thì nước mới thịnh. Ông nhấn mạnh chữ lợi, coi tài lợi là nền tảng của nhân nghĩa. Ông chỉ rõ sự sai lầm trong tư duy của các nhà nho: họ đề cao nhân nghĩa một cách giáo điều, không biết rằng sở dĩ bậc tiên hiền ngày xưa nhấn mạnh nhân nghĩa, xem nhẹ tài lợi là muốn cứu vãn tình thế lúc đó, khi mà con người đang chạy theo tài lợi mà quên nhân nghĩa. ông nói: "Phàm tình đời có dư mới nhượng, không đủ thì tranh. Nhượng là nền móng của thịnh trị, tranh là đầu mối của loạn ly. Vì thế có đủ ăn mới giữ được chữ tín, cùng thì sinh gian dối. Xưa nay chưa từng thấy dân nghèo mà nước thịnh bao giờ". Để phát triển đất nước, Nguyễn Trường Tộ chủ trương phát triển sản xuất coi đó là điều kiện để xây dựng và thực hành luật pháp, nhân nghĩa. Ông không xem thường nhân nghĩa khi đề cao lợi mà chỉ muốn chứng minh rằng chỉ có thể thực hành nhân nghĩa trên cơ sở lợi ông còn chỉ ra rằng không thể bỏ được nhân nghĩa, đạo đức, nhân nghĩa, đạo đức còn là nhân tố tạo sức mạnh cho con người. Điểm mới trong nhận thức của Nguyễn Trường Tộ là ở chỗ ông cho rằng con người phải có tri thức khoa học kỹ thuật làm nền tảng, chỉ có trên cơ sở của tri thức đó con người mới có thể thấu hiểu lý lẽ của người và vật để bồi dưỡng cái căn bản của đạo đức. Muốn có tri thức khoa học (ông gọi là tài nghệ) cần phải học tập một cách công phu. Từ những luận điểm quan trọng trên, Nguyễn Trường Tộ đi đến quan niệm phải bồi dưỡng con người về mặt văn hoá, khoa học vả điều mới hơn cả là quan niệm của ông khác với quan niệm truyền thống trước đó. Nguyễn Trường Tộ coi việc bồi dưỡng nhân tài là mấu chất của sự thăng trầm, của sụ thịnh suy, bồi dưỡng nhân tải chính lả con đường rộng lớn để đi đến giàu mạnh. Nhưng nhân tài trong tư tưởng của ông chỉ là những người "biết mở mang các vật để phục vụ nhân sinh" chứ không có chỗ cho người chỉ biết văn chương. Ông ca ngợi những triều đại đã không phân biệt văn chương và tài nghệ. Ở phương Đông ông ca ngợi cả những nước nhỏ yếu như Hung Nô, Đột Quyết, Bắc Địch là những nước bên lề của Trung Quốc. Ở phương Tây ông ca ngợi "La Mã là một triều nhất thống, võ công vang lừng bốn biển, uy linh rung chuyển ba phương, họ có nhiều chế tác kỳ dị lưu truyền cho
- mãi đến nay”. Ông cho rằng cứ khi nào các triều đại chỉ chuyên học và chỉ chuyên sử dụng văn chương thì sẽ bị suy yếu. Theo ông, người phương Tây sở dĩ thay đổi được “cái hèn kém mông muội trước kia" là nhờ có "kỹ xảo” có “học thuật”. Học thuật tinh vi thì sinh kỹ xảo. Trái lại, các nước phương Đông vốn là ông tổ của trăm nghề, sở dĩ bây giờ trở nên hèn yếu là do mải mê sụ an nhàn, không thích đổi mới, học lối xu nịnh để được cái phú quý mong manh trước mắt... Nguyễn Trường Tộ có quan điểm thực tiễn khá rõ khi bàn về việc học. Ông phê phán lối học tập chỉ biết đến noi gương người xưa của Trung Quốc. Theo ông, nước ta có nhiều vị danh nhân, việc làm của họ có thể làm khuôn phép cho đời. Do đó, cần phải mang ra làm gương, truyền tụng để người khác hứng khởi, không nên “réo những người từ bên Tàu, chết đã mấy ngàn năm”. Ông nói " phải chăng chúng ta còn mang ơn họ"? phải chăng người thời nay không bì kịp người thời xưa? Hay chúng ta muốn kêu cho họ sống lại? Như vậy mà cứ học cho đến bạc tóc, thật là quái gở không thể nào hiểu nổi. Nguyễn Trường Tộ đã phê phán lối học kinh viện sách vở, không biết đến thực tiễn đất nước của Nho học truyền thống, thông qua đó chẳng những ông đòi hỏi việc học phải biết hướng vào giải quyết thực tiễn đất nước mà còn nêu cao tinh thần tự hào dân tộc. Chính quan niệm này đã làm ông vừa khác nhà nho thủ cựu đồng thời khác những người chỉ biết đến Tây học, coi tất cả cái gì của Tây đều hơn của ta. Một mặt ông coi trọng học tập tri thức khoa học, mặt khác ông yêu cầu phải biết để cao những giá trị truyền thống, coi việc xây dựng luân thường đạo lý cho hôm nay cũng là cho mai sau. Cần phải biết cả ưu điểm lẫn nhược điểm của phong tục tập quán để sửa đổi, bổ cứu. Không chỉ phê phán lối học cũ, Nguyễn Trường Tộ còn nêu ra cách học để khắc phục lối học cũ. Theo ông, cần thực hiện các nguyên tắc sau đây: Một là, học những gì chưa biết mà đem ra thực hành. Hai là, phải thực hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau. Ba là, bắt chước tự nhiên (tạo hoá), Nguyễn Trường Tộ cho rằng những gì con người làm được đều là do tạo hóa dạy cho, bắt chước những gì đã có trong tự nhiên mà thành.
- Bốn là, học cái mới, học thực dụng nhưng không bỏ hết cái cũ, phải biết giữ lấy cái hay có sẵn. Năm là, phải học lấy cái hay của thiên hạ đã sáng tạo ra. Sáu là, học không biết chán. Bảy là, học để trị nước giúp đời, đáp ứng những nhu cầu thực tế trước mắt, đồng thời để lại lợi ích cho mai sau. Nguyễn Trường Tộ còn khéo léo đả phá tư tưởng có số mệnh của Nho giáo. Theo ông, con người hoàn toàn có thể nhận thức được trời đất, nói có số chẳng qua như lấy ví dụ mà thôi. Để hiểu được trời đất, theo ông cần phải có phương pháp nhận thức, cần kết hợp giữa quan sát hiện thực với tư duy trừu tượng. Cần có thái độ khách quan, phải công phu nghiên cứu sách vở, phải biết phân chia, đặc biệt phải xoá bỏ thái độ thành kiến hẹp hòi, nệ cổ... Tóm lại, trong tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ có nhiều quan niệm có giá trị sâu sắc, đúng đắn về con người, về văn hóa và phương thức phát triển con người trong mối quan hệ mật thiết với văn hoá. Mặc dù chịu ảnh hưởng của thế giới quan Cơ đốc giáo nhưng Nguyễn Trường Tộ cũng tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ của phương Tây: Nhận thức được vai trò của nhân tố con người, của cá nhân người, thấy được giá trị động lực của tri thức khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của kinh tế xã hội - một quan niệm gắn liền với chủ nghĩa cá nhân đã khá phổ biến trong tư tưởng phương Tây thời bấy giờ. Tuy hướng vào Tây học để canh tân nhưng Nguyễn Trường Tộ không rơi vào cực đoan, không phủ nhận sạch trơn, xa rời văn hoá truyền thống. Ông vẫn chú ý, mong muốn giữ tất cả những gì là cái tất đẹp có sẵn trong truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong.tư tưởng của ông còn chứa đựng những mâu thuẫn nhất định: Nhiều kiến giải của ông còn dựa vào lý luận Cơ đốc giáo nên không triệt để, coi bồi dưỡng nhân tài là giải pháp duy nhất để có động lực phát triển, chưa phân biệt được sự khác nhau về nhân tố con người trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá tư tưởng và có phần thiên sang con người kinh tế, tri thức khoa học kỹ thuật. Sự thiên lệch này đã dẫn đến quan niệm cho rằng học thuyết Nho giáo chỉ là những nghĩa lý cặn bã xa xưa!
- Mặc dù còn những hạn chế nhất định, song tất cả những gì mà Nguyễn Trường Tộ nêu ra đều chứng minh rằng ông là một con người yêu nước chân chính, khao khát làm cho đất nước nhanh chóng giàu mạnh và những luận điểm mới của ông đã góp phần đưa tư duy dân tộc lên một tầm cao mới. Nhiều quan niệm của ông cho thấy ông có đầu óc canh tân, đặc biệt là canh tân về tư tưởng, coi canh tân tư tưởng là một động lực to lớn phát triển con người và coi khai thác nhân tố con người, nguồn lực con người là động lực bên trong để phát triển đất nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hội nhập Quốc tế và văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới: Phần 1
240 p | 236 | 60
-
Nghiên cứu tâm lý học xuyên văn hoá: Phần 1
227 p | 39 | 19
-
Đặc trưng văn hóa trong ngôn ngữ và tư duy ở người Việt: Phần 1
196 p | 52 | 12
-
Một số nội dung nghiên cứu về văn hóa Óc Eo từ nguồn tư liệu tại Thư viện Khoa học xã hội
8 p | 104 | 11
-
Từ điển về đất nước con người Việt Nam (Tập 2): Phần 2
1047 p | 37 | 11
-
Tiếp cận văn hóa trong tâm lý học - Lê Đức Phúc
5 p | 148 | 11
-
Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI
5 p | 142 | 10
-
Văn hóa trong xã hội học: Phần 2
141 p | 82 | 7
-
Ebook Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa: Phần 2
80 p | 14 | 7
-
Quyền văn hóa trong quản lý lễ hội Việt Nam
5 p | 69 | 4
-
Văn hóa Huế (Dưới góc nhìn khoa học liên ngành)
5 p | 73 | 3
-
Con người - Nhìn từ phương Đông và hôm nay: Phần 1
62 p | 17 | 3
-
Sự trỗi dậy của “con người cá nhân” trong văn chương Tản Đà
14 p | 9 | 3
-
Con người Nam Bộ trong tiểu thuyết và truyện ngắn Nam Bộ sau năm 2000
12 p | 16 | 3
-
Cảm thức văn hóa trong thơ Ngô Văn Phú
7 p | 81 | 2
-
Mô típ con người cá nhân với sự tư vấn lương tâm trong truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quảng
3 p | 56 | 2
-
Con người tha hóa - hiện thực đáng báo động trong sáng tác của Đoàn Lê
4 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn