Công cụ để bảo vệ nhà đầu tư trong giao dịch M&A?
lượt xem 6
download
Khi thực hiện các giao dịch mua bán công ty, thông thường các nhà đầu tư sẽ sử dụng các trung gian tài chính như công ty kiểm toán hoặc các công ty chứng khoán để tiến hành các công việc chuẩn bị như định giá doanh nghiệp (Valuation), rà soát tài chính (Due Diligence) hoặc các luật sư để thương thảo hợp đồng…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công cụ để bảo vệ nhà đầu tư trong giao dịch M&A?
- Công cụ nào bảo vệ nhà đầu tư trong giao dịch M&A? Khi thực hiện các giao dịch mua bán công ty, thông thường các nhà đầu tư sẽ sử dụng các trung gian tài chính như công ty kiểm toán hoặc các công ty chứng khoán để tiến hành các công việc chuẩn bị như định giá doanh nghiệp (Valuation), rà soát tài chính (Due Diligence) hoặc các luật sư để thương thảo hợp đồng… Tuy vậy, vẫn có một nội dung quan trọng trong các giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp thường bị các nhà đầu tư bỏ sót chính là các trách nhiệm phát sinh từ những rủi ro về vấn đề bảo hiểm tiềm ẩn nội tại trong doanh nghiệp hoặc dự án được mua bán.
- Rủi ro thứ nhất có thể phát sinh chính là những chi phí về bảo hiểm hàng năm mà bên bán ước tính thường rất nhỏ so với thực tế sẽ phát sinh. Điều này sẽ làm cho bên mua có nguy cơ phải gánh chịu chi phí bổ sung không lường trước được cho những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả sau khi giao dịch M&A được tiến hành. Đối với nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động có chuyên môn cao như y tế, tư vấn luật, tư vấn thiết kế, tư vấn tài chính..., chi phí bảo hiểm hàng năm có thể rất lớn, lên tới hàng trăm nghìn, thậm chí cả triệu đô lô. Ở Việt Nam cũng đã có quy định bảo hiểm bắt buộc đối với các ngành nghề trên. Do vậy, doanh nghiệp không thể hoạt động nếu không được bảo hiểm đầy đủ. Đặc biệt, những chi phí này cao
- hay thấp sẽ tùy thuộc vào lịch sử hoạt động của doanh nghiệp trong những năm quá khứ. Ví dụ, một bệnh viện hoạt động không có khiếu nại về lỗi của các bác sĩ trong quá khứ thì chi phí bảo hiểm có thể không lớn. Nhưng ngược lại, nếu bệnh viện đó có vấn đề về tiêu cực, chi phí bảo hiểm hàng năm sẽ rất đáng kể và chắc chắn phải bỏ ra vì không thể lường trước rủi ro đến từ các khiếu nại của bệnh nhân... Vấn đề thứ hai là nguy cơ đến từ việc doanh nghiệp đối tượng có thể không được bảo hiểm, hoặc được bảo hiểm không đầy đủ trước giao dịch M&A. Do vậy, không thể bảo vệ được doanh nghiệp trước những khiếu nại đã hoặc chưa phát sinh…Trong nhiều trường hợp, nếu “khổ chủ” mua phải một doanh nghiệp như vậy không khác gì mua một cỗ máy trông bên ngoài còn đẹp
- nhưng bên trong thì đã hở điện, chỉ chạy là sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Về kỹ thuật trong bảo hiểm, ở đây có một vấn đề tiềm tàng, đó là đôi khi doanh nghiệp đối tượng có thể có một chương trình bảo hiểm đầy đủ nhưng nội dung của hợp đồng bảo hiểm lại hở và có thể đem đến thiệt hại cho nhà đầu tư. Một minh chứng xoay quanh mức miễn thường (deductible) trong hợp đồng bảo hiểm. Đây là mức mà doanh nghiệp mua bảo hiểm sẽ tự chịu khi xảy ra sự cố. Công ty bảo hiểm chỉ trả bồi thường khi xảy ra sự cố tính từ mức miễn thường này trở lên. Chính vì vậy mà mức miễn thường càng cao, phí bảo hiểm càng thấp, vì trách nhiệm của nhà bảo hiểm sẽ thu hẹp lại. Khi một doanh nghiệp mua bảo hiểm với mức miễn thường cao (để được hưởng khoản giảm phí), thì cần trích lập dự phòng đủ cho trường hợp sự cố xảy ra dưới mức miễn thường. Khi doanh nghiệp không lập được mức
- dự phòng đủ lớn và nhà đầu tư không phát hiện được khi tiến hành giao dịch M&A sẽ phải chịu nhiều rủi ro. Một vấn đề nữa có thể phát sinh, đó là các trách nhiệm bảo hiểm đã phát sinh từ trước khi giao dịch, nay sẽ chuyển sang cho nhà đầu tư. Thông thường, một giao dịch M&A đã được thực hiện thì toàn bộ tài sản, quyền lợi cũng như các khoản nợ, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối tượng sẽ chuyển sang doanh nghiệp đi mua (nhà đầu tư). Rủi ro này có thể phát sinh khi điều kiện, điều khoản của hợp đồng mua bán không được rõ ràng, hoặc được soạn có lợi cho bên bán. Đối với một công ty tư vấn, nếu sự cố về trách nhiệm nghề nghiệp xảy ra, trong một môi trường hội nhập quốc tế và sự tham gia đáng kể của Việt Nam vào các công ước quốc tế, các khoản đền bù có thể vượt qua con số nhiều triệu USD, gấp
- hàng chục lần mức vốn điều lệ của công ty đó. Đây là thực tế mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải gánh chịu trong thời gian qua. Để xử lý các vấn đề này, hiện nay trên thế giới, các nhà đầu tư thường phải thực hiện việc rà soát về rủi ro và bảo hiểm (Insurance Due Diligence) song song với các rà soát về tài chính và pháp luật khác. Đơn vị thực hiện việc rà soát này thông thường có thể là các công ty tư vấn bảo hiểm, các hãng luật hoặc các trung gian tài chính khác. Đồng thời, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp muốn thực hiện việc mua bán và sáp nhập công ty sử dụng hình thức bảo vệ thông qua các hợp đồng bảo hiểm chuyên biệt dành cho giao dịch M&A. Các bảo lãnh này sẽ giúp nhà đầu tư an tâm bỏ vốn thực hiện các giao dịch mua bán doanh
- nghiệp trước những bất ngờ không lường trước nói trên. Việc bảo lãnh này đồng thời hỗ trợ cho các giao dịch M&A phát triển, vượt qua những rủi ro tiềm ẩn mà cả hai bên đối tác nhiều khi không ngờ để hiện thực hóa dự án kinh tế của mình. Một số loại bảo lãnh này là: Bảo hiểm cho các cam kết và bồi thường (Warranty & Indemnity Insurance). Đây là hình thức bảo lãnh cho hai bên giao dịch bảo đảm cho những cam kết (toàn bộ hoặc chỉ một số cam kết đích danh) mà bên bán đưa ra với bên mua (cho những vấn đề chưa phát sinh). Đối với những vấn đề đã phát sinh do việc gian lận của bên bán, chỉ bên mua mới có thể có được loại hình bảo hiểm này.
- Bảo hiểm cho các vấn đề pháp lý dở dang (Litigation Buy Out Insurance). Loại hình hợp đồng bảo lãnh này sẽ bảo vệ cho nhà đầu tư (bên mua) về mặt tài chính trước những thiệt hại phát sinh khi vụ việc được phán quyết thiệt hại cho doanh nghiệp được mua bán. Một loại hình hợp đồng bảo lãnh nữa là bảo hiểm trách nhiệm cáo bạch (Prospectus Liability/ I.P.O Insurance). Hợp đồng này sẽ giúp bảo vệ doanh nghiệp, các giám đốc và quan chức điều hành của doanh nghiệp, các cổ đông lớn của công ty phát hành và thậm chí cả tổ chức bảo lãnh phát hành trước những khiếu nại của nhà đầu tư về những sai sót và lỗi nhầm lẫn trong bản cáo bạch khi chào giá mở rộng ra công chúng lần đầu (IPO).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống quản lý kho hàng ở Sunflower
35 p | 1683 | 405
-
Nghiên cứu marketing - Chương 5
30 p | 756 | 264
-
Giáo trình Các phân tích định lượng trong quản trị - PGS.TS. Bùi Tường Trí
21 p | 514 | 111
-
Thiết lập một danh sách khách hàng tiềm năng và duy trì bảo vệ họ
2 p | 1064 | 109
-
Những câu chuyện về dịch vụ khách hàng
5 p | 155 | 56
-
Các yếu tố quyết định sự thành công của chiến dịch quảng cáo báo trí
5 p | 231 | 52
-
Chương 5: Môi trường thương mại quốc tế
53 p | 196 | 46
-
Hỏi đáp về chiến lược và chiến thuật marketing (Phần 10)
5 p | 159 | 35
-
Xây dựng thương hiệu bán lẻ
4 p | 160 | 27
-
CÔNG CỤ NÀO BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRONG GIAO DỊCH M&A ?
5 p | 117 | 23
-
Ebook Làm giàu theo cách của bạn: Phần 2
171 p | 29 | 9
-
Quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu sang ASEAN - 2
10 p | 69 | 5
-
Đổi mới tư duy quản lý kinh tế – Nhìn từ những lần sửa đổi luật doanh nghiệp
11 p | 33 | 4
-
Định vị đã ra đời như thế nào?
5 p | 59 | 2
-
Bài giảng Quản trị tài trợ: Chương 5 - Đề xuất mời tài trợ (đối với doanh nghiệp mời tài trợ)
25 p | 3 | 2
-
Các chính sách và công cụ quản lý nhập khẩu
3 p | 80 | 1
-
Hoàn thiện quy trình tổ chức sự kiện tại Công ty TNHH Yah Solution
6 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn