công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại xã Liên Đầm - Di Linh - Lâm Đồng
lượt xem 49
download
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại xã Liên Đầm - Di Linh - Lâm Đồng
- Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng Công tác PBGDPL tại xã Liên Đầm – Di Linh Lâm Đồng A/ PHẦN MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, pháp luật luôn luôn có vai trò to l ớn trong quản lý xã hội và quản lý nhà nước. Song vai trò đó chỉ trở thành hiện thực khi pháp luật được tổ chức thực tốt và được áp dụng một cách đúng đắn. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn chiếm vị trí quan trọng, thông qua đó dân sẽ hiểu pháp luật một cách cụ thể hơn, nắm được các chuẩn mực trong đời sống xã hội, để họ thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của công dân. Việc triển khai chủ trương về tuyên tryuền, phổ biến giáo dục pháp luật đưa pháp luật vào cuộc sống là một trong những hoạt động cực kỳ quan trọng để thực hiện mục tiêu l ớn: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam. Đảng và nhà nước ta đã giành nhiều sự quan tâm lớn cho vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xem đó không chỉ là công việc của cơ quan chuyên trách trong bộ máy nhà nước mà là của cả hệ thống chính trị. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương quản lý đất nước bằng pháp luật. Muốn thực hiện tháng lợi chủ trương đó thì đòi hỏi từ các nhà lãnh đạo, quản lý đ ến cán b ộ, công chức và mọi công dân phải hiểu biết về pháp luật. Vì thế các văn kiện của Đ ảng ta thời kỳ đổi mới đều đề cập đến vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Nhằm thực hiện chủ trương giáo dục pháp luật của Đảng, Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị s ố: 02/1998/CT-TTg và quyết định số: 03/QĐ- TTg, ngày 07/10/1998 về việc “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, thành lập hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo d ục pháp luật”. Theo đó, ngày 28/11/2001. Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số: 28/2001/CT-TTg về việc tăng cường, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện đường lối trên, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ “Đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh”. Để thực hiện tốt chủ trương tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Đảng việc nghiên cứu vấn đ ề truyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trở nên cấp bách và có ý nghĩa thiết thực Là một học viên trường Chính Trị Lâm Đồng được phân công về thực tập tại UBND xã Liên Đầm- Di Linh-Lâm Đồng , trong quá trình thực tập em đã được tiếp cận, tìm hiểu với công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật qua đó thấy được phần nào những khó khăn vướng mắc cũng như những kết quả đã đạt được của công tác này tại địa phương. Do đó em chọn đề tài “ Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở địa phương” là nội dung chính trong chuyên đề của mình./ 1 HVTT: Nguyễn Hoài Bảo GVHD: Trương Công Liêm
- Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng Công tác PBGDPL tại xã Liên Đầm – Di Linh Lâm Đồng B/ NỘI DUNG I/ KHÁI QUÁT CHUNG: 1/ Khái niệm: -Phổ biến pháp luật là hoạt động truyền đạt thông tin về pháp luật đ ến cán b ộ, công chức và các tầng lớp nhân dân cư trú trong xã hội, để cán bộ, công chức và nhân dân hiểu biết và tuân thủ pháp luật. -Giáo dục pháp luật là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có định hướng lên các đối tượng giáo dục hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm đối với pháp luật và hành vi xử sự theo pháp luật hiện hành 2/ Mục đích của phổ biến giáo dục pháp luật: được xem dưới nhiều góc độ khác nhau như là đối tượng, cấp độ hình thức hoặc thời gian cần thiết cho hoạt động đó. Có thể khái quát mục đích của hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay qua các nội dung cơ bản sau: - Thứ nhất: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, sự hiểu biết về pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho công dân. Đây là mục đích hàng đầu của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta. Bởi lẽ đại bộ phận nhân dân đang ở trong tình trạng ít hiểu biết về pháp luật. Do đó, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm mở rộng khối kiến thức pháp lý, nâng cao khả năng hiểu biết kiến thức pháp luật là hết sức cần thiết. - Thứ hai: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật.Để hình thành lòng tin và đem lại thái độ đúng đắn, tích cực đối với pháp luật ở mỗi người cần phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan, trước hết là vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. lòng tin vào pháp luật là lòng tin vào công lý vào lẽ công bằng được tạo lập bởi pháp luật. - Thứ ba: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm hình thành thói quen xã hội theo pháp luật với động cơ tích cực. Tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật không chỉ cung cấp những kiến thức lý luận hay các quy định pháp luật cụ thể mà quan trọng hơn là tạo lập được thói quen xử s ự theo pháp luật ở mỗi người trong xã hội. Thói quen này được hình thành không phải là thụ động, vô thức mà dựa trên nền tảng của động cơ. Hành vi hợp pháp tích cực. Chỉ có như vậy pháp luật 2 HVTT: Nguyễn Hoài Bảo GVHD: Trương Công Liêm
- Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng Công tác PBGDPL tại xã Liên Đầm – Di Linh Lâm Đồng mới “Sống” và phát huy các giá trị của nó, thực sự là công cụ để nhân dân s ử dụng trong các tình huống cụ thể, nhằm vận động quyền lực của nhân dân có hiệu quả. 3/ Các văn bản phổ biến giáo dục pháp luật được áp dụng tại xã: -Xác định rõ vị trí, vai trò của công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật đối với việc thi hành pháp luật trên thực tế nhằm nâng cao ý thức pháp luật góp phần xây d ựng một xã hội sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Trong thời gia thực tập tại (Ban tư pháp) UBND xã Liên Đầm em đã được tiếp xúc và tìm hiểu với rất nhiều các quy đ ịnh c ủa đảng và nhà nước về vấn đề này, cũng như các hoạt động cụ thể tại địa phương, như qua việc tìm hiểu một số văn bản pháp luật như: - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 02/1998/CT-TTg ngày 7 tháng 1 năm 1998 về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay. - Quy định số 03/1998/QĐ-TTg ngày7 tháng 1 năm 1998 về việc ban hành triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 thành lập hội đ ồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. - Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 1 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phổ biến , giáo dục phaps liật từ năm 2003 đến năm 2007 - Chỉ thị số 32/CT/TW ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Ban bí thư trung ương Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân. - Báo cáo tổng kết chương trình phổ biến , giáo dục pháp luật của chính phủ từ năm 2003-2007 - Nghị quyết số 61/2007/NQ- CP ngày 07/12/2007 của chính phủ V/v tiếp tục thực hiện chỉ thị số 32/CT- TW, Quyết định số 37/QĐ- TTg ngày 12/3/2008 đến năm 2012, - Quyết định số 1212/ QĐ- UBND ngày 08/5/2008 của UBND tỉnh lâm Đ ồng V/v ban hành chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2008-2012. và nhiều Quyết định ban hành các Đề án có liên quan - Một số văn bản pháp luật của địa phương hướng dẫn chi tiết, các kế hoạch c ụ th ể cho từng năm,quý hay đợt tuyên truyền giữa các cơ quan ban ngành có liên quan. 4/ Thực trạng chấp hành pháp luật tại xã Liên Đầm Trong những năm gần đây ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân xã Liên Đầm từng bước được nâng lên, đồng bào dân tộc đã có nhiều chuyển biến về mặt nhận thức, 3 HVTT: Nguyễn Hoài Bảo GVHD: Trương Công Liêm
- Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng Công tác PBGDPL tại xã Liên Đầm – Di Linh Lâm Đồng ý thức được vai trò pháp luật đối với cuộc sống của mình. Công tác tuyên truy ền pháp luật kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác đã triển khai một cách nghiêm túc các kế hoạch, hình thức tuyên truyền phong phú chuyển tải kịp thời các văn bản pháp luật đến với nhân dân đi vào cuộc sống để nhân dân cảnh giác tránh xa tội lỗi. Do Liên Đầm là một tỉnh miền núi, vùng cao, Trình độ dân trí không đ ồng đ ều, giao thông đi lại còn khó khăn nên nhiều văn bản pháp luật quan trọng đ ến đ ược tay đ ồng bào đã khó mà còn không đọc được, do đó tình trạng mù chữ, dẫn đ ến không hiểu bi ết pháp luật là không thể tránh khỏi.. Mặc dù mấy năm gần đây đời sống kinh tế có phần được cải thiện,song tỷ lệ đói nghèo vẫn còn cao so với cả nước, có những thôn trên 40% hộ nghèo, bên cạnh đó tệ nạn xã hội như Ma tuý, cờ bạc, mê tín dị đoan và các vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình, tranh chấp đất đai, vi phạm pháp luật giao thông chưa giảm. II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở XÃ LIÊN ĐẦM (NĂM 2010 – 2011) 1/ Kết quả đạt được: Với các công việc đã thực hiện được như đã nêu ở trên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại xã Liên Đầm không những ngày càng được quan tâm đúng mức mà hiệu quả của công tác này mang lại là rất lớn trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn trật tự, an ninh chính trị và an toàn xã hội trong đời sống chính trị đang có nhiều biến động như hiện nay. Sự phối hợp giữa các ban, ngành đang thực sự có hiệu quả và mang lại ngày càng nhiều những kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như hiệu quả của công tác này đối với mọi người dân. đặc biệt là công tác đưa pháp luật vào cuộc sống của vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn theo chủ trương phương hướng của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, cấp trên đã đề ra. Vì Vậy Trong thời gian tới cần Tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đ ạo của cấp ủy, t ổ ch ức đảng các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thường xuyên quan tâm lãnh đ ạo, chỉ đạo các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và các thành viên của hội đồng trong vi ệc tham mưu và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở từng cơ quan, đơn vị, địa 4 HVTT: Nguyễn Hoài Bảo GVHD: Trương Công Liêm
- Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng Công tác PBGDPL tại xã Liên Đầm – Di Linh Lâm Đồng phương. Bảo đảm mọi chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước đều đ ược phổ biến kịp thời, đầy đủ đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tạo s ự chuy ển bi ến tích cực về nhận thức và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của toàn thể cán bộ và nhân dân, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ pháp triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. - Trong những năm qua UBND xã Liên Đầm đã ban hành nhiều chương trình kế hoạch quyết định liên quan đến công tác TTPBGDPL trong đó có quyết định số 17 ngày 03/2/1999 V/v thành lập hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Gồm có 10 đ/c. đ/c chủ tịch MTTQVN xã làm chủ tịch hội đồng tuyên truyền ; đ/c phó chủ tịch UBND xã làm phó chủ tịch hội đồng tuyên truyền, đ/c: cán bộ tư pháp – hộ tịch , đ/c chủ tịch hội nông dân, chủ tịch phụ nữ, bí thư đoàn thanh niên, chủ tịch hội cựu chiến binh, ch ủ tịch mặt trận tổ quốc, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, trưởng công an xã, làm thành viên. Hội đồng này có trách nhiệm Thực hiện các kế hoạch, đề án thuộc chương trình hoạt động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, đ ặc biệt giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 2/- Nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đối với từng đối tượng. - Việc tuyên truyền đã được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực của đ ời sống nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp tới đời sống xã hội, đời sống nhân dân. Trong đó tập trung vào ba nhóm văn bản chính, gồm: Nhóm 1: Các văn bản pháp luật phải thường xuyên tuyên truyền như, bộ luật hình sự, bộ luật dân sự năm 2005, luật hôn nhân và gia đình, luật bảo vệ môi trường,luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật khiếu nại tố cáo, luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đất đai xây dựng, luật thanh niên, luật chăm sóc và giáo d ục tr ẻ em, luật bình đẳng giới, luật phòng chống ma túy, luật nghĩa vụ quân sự, luật giao thông đ ường bộ, nghị quyết số 32/2007/N/Q- CP của chính phủ. Nhóm 2: các văn bản pháp luật mới được Quốc hội khóa XII thông qua như:phòng chống bạo lực gia đình, luật thu nhập cá nhân. Nhóm 3: Các quy định của pháp luật của các bộ, nghành và của ủy ban nhân tỉnh có liên quan đến đời sống, sinh hoạt cá nhân về quản lý và đăng ký hộ khẩu, quản lý và đăng ký hộ 5 HVTT: Nguyễn Hoài Bảo GVHD: Trương Công Liêm
- Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng Công tác PBGDPL tại xã Liên Đầm – Di Linh Lâm Đồng tịch, các quy trình, thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký kinh doanh, các quy định về phí, lệ phí, quy chế dân chủ ở cơ sở. a/ Phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân nói chung. - Nội dung: tuyên truyền, phổ biền sâu rộng, có hệ thống các quy định pháp luật gắn trực tiếp với đời sống nhân dân, nhất là các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ c ơ bản c ủa công dân, pháp luật về đất đai, khiếu nại tố cáo, pháp luật về hình sự dân sự, thuế, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, phòng chống tị nạn xã hội, bảo vệ môi trường, thanh thiếu niên, bảo vệ chăm sóc trẻ em, hôn nhân và gia đình, các chế độ chính sách, các quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chú trọng phổ biến và hướng dẫn nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ do pháp quy định. + Đối với thanh thiếu niên: Tập trung tuyên truyền về các nội dung về luật thanh niên, luật hôn nhân và gia đình, luật phòng chống ma túy, luật giao thông đường bộ, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. (riêng đối tượng là đoàn viên, học sinh: chủ yếu tuyên truyền về luật giáo dục). + Đối với phụ nữ: Hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật liên quan trực tiếp diền quyền và nghĩa vụ của phụ nữ thuộc các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em, quyền bình đảng nam nữ trong hoạt động chính trị kinh tế, văn hóa xã hội và gia đình. Đăc biệt là bình đẳng giới. + Đối với nông dân: chú trọng tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết trang chấp khiếu nạn, tố cáo, nghĩa vụ nộp thuế giao dịch dân sự, hôn nhân và gia đình, dân số và kế hoặch hóa gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em, giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội…Kết hợp với tuyên truy ền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, nông nghiệp nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. + Đối với đồng bào dân tộc thiểu số: Tập trung tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về chăm sóc, báo vệ và pháp triển rừng, phòng chống cháy rừng, chống hủ tục lạc hậu, kết hợp với tuyên truyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của đảng về dân tộc tôn giáo, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. 6 HVTT: Nguyễn Hoài Bảo GVHD: Trương Công Liêm
- Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng Công tác PBGDPL tại xã Liên Đầm – Di Linh Lâm Đồng + Đối với cán bộ công chức, viên chức: Tập trung tuyên tuyền phổ biến, quán triệt học tập cho cán bộ, công chức các quy đ ịnh v ề quyền và nghĩa vụ cán bộ, công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng về tổ chức bộ máy nhà nước. Các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện quy chế dân chủ, chú trọng các quy định pháp luật chuyên nghành liên quan đến hoạt động chuyên môn. Nhất là các quy trình, thủ tục khi thực hiện công vụ, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo, quy chế tiếp công dân. b/ Hình thức và biện pháp thực hiện: + Các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại xã Liên Đầm Điều đầu tiên khi tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại đ ịa phương , là cần phải tìm hiểu phong tục tập quán tâm lý xã hội của người dân địa phương, vì khác với đa số địa phương khác Liên Đầm là một vùng cao với phần đông là dân tộc thiểu số có tín ngưỡng, bản sắc, phong tục tập quán và nhận thức riêng. Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên khó nhăn, phức tạp, giao thông đi lại khó khăn. Trong nhiều năm qua UBND xã đã có nhi ều c ố gắng chủ động đưa thông tin pháp luật đến với nhân dân qua các hình thức phương pháp khác nhau phù hợp với điều kiện của từng địa phương với những đối tượng cụ thể. Thấy rõ được rằng mặc dù đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế nhưng như vậy thì việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đưa các thông tin về chính sách c ủa Đ ảng và nhà nước cần thiết hơn bao giờ hết. Công tác đưa pháp luật vào đời sống của đông bào dân tộc làm cho h ọ thêm tin và đi theo Đảng, nghe theo cách mạng là việc làm hết sức quan trọng và phải luôn được đặt ra hàng đầu. UBND xã Liên Đầm trong những năm qua đã chủ động trong việc tổ chức và phối hợp chỉ đạo công tac phổ biến, giáo dục pháp luật theo sát các nhiệm vụ chính trị của trung ương cũng như của địa phương đặt ra, chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục, Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, Công an, Đoàn thanh niên…để tổ chức việc tuyên truyền có hiệu quả đ ến mọi tầng lớp nhân dân và đã đạt được một số thành quả có thể kể đến những hình như sau: * Tuyên truyền miệng: 7 HVTT: Nguyễn Hoài Bảo GVHD: Trương Công Liêm
- Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng Công tác PBGDPL tại xã Liên Đầm – Di Linh Lâm Đồng Đây là hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thục hiện chủ y ếu, thường xuyên ở các cấp, các ngành, các thôn, xóm. Hình thức này chiếm ưu thế và phát huy tích cực hơn so với các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật khác vì qua đó người nói trao đổi trực tiếp với người nghe những nội dung cần phổ biến và ngược lại người nghe có thể hỏi hoặc cùng trao đổi những vấn đè mà mình chưa hiểu hoặc chưa rõ ràng. trong năm 2010- 2011 xã đã tổ chức được trên 10 cuộc với hơn 1000 lượt người nghe. * Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: + Loa truyền thanh cơ sở: Nhằm làm phong phú,đa dạng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật xã Liên Đầm đã thực hiện chuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật trên trạm Phát thanh, xã để giới thiệu các nội dung văn bản pháp luật, Đã góp phần không nhỏ trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên đ ịa bàn. Đ ến nay toàn xã đang có 22 loa đang hoạt động. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến qua phát thanh, thì hình thức tuyên truy ền qua tờ gấp truyền đơn cũng là hình thức, phương tiện tuyên truyền, phổ biến có hiệu quả đ ối với nhân dân địa phương.Trong đó chuyển tải thêm một số nội dung, lĩnh vực về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm,các văn bản pháp luật mới được ban hành, trao đổi nghiệp vụ, giữa các xã, phường, thị trấn. * Tủ sách pháp luật Đây là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật tương đối hiệu quả. Thông qua các tủ sách pháp luật, cán bộ và nhân dân có điều kiện tìm đọc, nghiên cứu những thông tin cần thiết góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật. Đến nay xã, có 01 tủ sách pháp luật có từ trên 150 đầu sách; Khai thác và quản lý tử sách thực hiện theo thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH-TLDLĐVN ngày 07 tháng 06 năm 2006 về hướng dẫn xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp. * Thi tìm hiểu pháp luật: - Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật xã đã hàng năm đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cấp xã và dự thi cấp Huyện. qua các cuộc thi tìm hi ểu pháp 8 HVTT: Nguyễn Hoài Bảo GVHD: Trương Công Liêm
- Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng Công tác PBGDPL tại xã Liên Đầm – Di Linh Lâm Đồng luật đã thu hút được đông đảo các tầng lớp cán bộ và nhân dân địa phương tham gia tìm hiểu pháp luật. - Hội thi hoà giải viên giỏi ở cơ sở có: 11 đội tham dự/11thôn. Và chọn ra 01 đội dự thi cấp Huyện - Hội thi văn nghệ quần chúng toàn dân tham gia phòng, chống Ma tuý có: 11/11thôn đội tham dự. - Thi tìm hiểu Luật Bảo hiểm xã hội có 11 đội tham dự. Hội thi tìm hiểu Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em có: 03 đội dự thi. - - Hội diễn tìm hiểu kiến thức phòng, chống tệ nạn xã hội có: 11 đội dự thi. - Thi tìm hiểu Bộ luật dân sự và nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch: có 73 bài dự thi. - Thi tìm hiểu Luật Cư trú có: 78bài dự thi. Qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho cán bộ và nhân dân. * Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua công tác hoà giải ở cơ sở: Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hoà giải ở cơ sở đối với công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, Trong giai năm 2010-2011 UBND xã đã chủ động phối hợp cùng UBND Huyện tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác hoà giải được 8 lớp với 400 học viên tham gia học tập. Các tổ hoà giải đ ược c ủng c ố và hoạt động ngày càng có hiệu quả. đến nay toàn xã có 11 tổ hoà giải với trên 55 hoà giải viên, tỉ lệ hoà giải thành đạt bình quân mỗi năm từ 75% trở lên, đã giải quyết kịp thời, tại chỗ những xích mích, tranh chấp các vụ việc có hiệu quả, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần làm giảm các vụ khiếu kiện vượt cấp. * Phổ biến pháp luật thông qua công tác trợ giúp pháp lý: UBND xã Liên Đầm phối hợp cùa với Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí được trên 230 vụ việc chủ yếu về các lĩnh vực: Đất đai, Hôn nhân gia đình, Dân sự…cho các đối tượng là người dân tộc,phụ nữ, đối tượng chính sách, ở vùng sâu, vùng xa…. Có thể nói qua công tác trợ giúp pháp lý, đã góp phần giải toả được những thắc mắc của nhân dân, làm cho người dân hiểu rõ hơn các chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. 9 HVTT: Nguyễn Hoài Bảo GVHD: Trương Công Liêm
- Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng Công tác PBGDPL tại xã Liên Đầm – Di Linh Lâm Đồng * tuyên truyền pháp luật thông qua hương uớc, quy ước. Đến nay 100% xóm, thôn, ở xã có hương ước, quy ước theo đúng quy định. Thông qua quy ước, hương ước đã cụ thể hoá một số quy định của pháp luật như: luật hôn nhân và gia đình, đất đai, bảo vệ và phát triển rừng… gắn văn bản pháp luật với quy ước và hương ước và đã được đồng bào thực hiện nghiêm túc. 3/ Những hạn chế trong việc thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật đó là: + Đối chiếu với kiến thức tiếp thu tại nhà trường vào thực tiễn PBDGPL tại xã thì : Mặc dù đã có nhiều cố gắng song công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhiều năm qua vẫn còn một số hạn chế, cụ thể như sau: - Công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật mặc dù thường xuyên được quan tâm tiến hành nhưng vẫn chưa thực sự đúng trọng điểm, việc tổ chức các hoạt động tuyên truy ền nhiều lúc còn mang tính hình thức, nặng nề về phong trào và chưa đi vào thực chất, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và tiến dẫn đến việc đạt được hiệu quả chưa cao. Hình thức triển khai ở cấp cơ sở còn nghèo nàn chủ yếu là tuyên truyền miệng. . - Việc cấp kinh phí cho công tác tuyên truyền vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc mở các hội nghị tuyên truyền đều phải xin kinh phí bổ sung dẫn đ ến bị động trong việc triển khai. - Đội ngũ cán bộ chuyên trách, báo cáo viên. Tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên tuy đã được củng cố có kiện toàn đông đảo về số lượng nhưng chưa tương xứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đội ngũ báo cáo viên ở cơ sở chưa đồng đ ều, một s ố còn h ạn chế về trình độ. - Bên cạnh đó nhận thức của đối tượng tuyên truyền còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số, dân tộc ít người còn chịu nhiều ảnh hưởng c ủa luật t ục, h ủ tục, tập quán dân tộc nên việc đưa pháp luật đến với họ còn gặp nhiều khó khăn. mặt khác do điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, nông dân và đồng bào dân tộc chiếm đa s ố. Địa bàn dân cư rộng, đi lại khó khăn cho việc tuyên truyền. 4/ Nguyên nhân, hạn chế: - Nguyên nhân chủ quan: 10 HVTT: Nguyễn Hoài Bảo GVHD: Trương Công Liêm
- Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng Công tác PBGDPL tại xã Liên Đầm – Di Linh Lâm Đồng Việc hoạt động của các ban ngàn đoàn thể đến công tác PBGDPL còn mờ nhạt chưa coi đó là trách nhiệm củ mình nên chưa có sự quan tâm đúng mức và phối hợp chặt chẽ. + Đội ngũ báo các viên, tuyên truyền viên pháp luật thếu tính ổn định, hoạt động chưa đồng đều, một số báo các viên pháp luật chưa có ý thức trách nhiệm tham gia nghiêm túc, đầy đủ các buổi tập huấn kiến thức pháp luật. trình độ chuyên môn cũng như khả năng truy ến đạt, giải thích, hướng dẫn của đội ngũ tuyên truyền viên ở các thôn vẫn còn hạn ch ế, d ẫn đến hiệu quả tuyên truyền chưa cao. + Hình thức PBGDPL đôi lúc còn thiếu linh hoạt và tính hấp dẫn, đôi khi chưa phù h ợp với từng loại đối tượng cụ thể. -Nguyên nhân khách quan: Kinh phí đầu tư cho công tác PBGDPL còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với yêu c ầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. việc đầu tư mua sắm các phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ cho công tác PBGDPL chưa có. III/ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHĂM NÂNG CAO CÔNG TÁC PBGDPL Ở ĐỊA PHƯƠNG: Để thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới. kịp thời giải quyết các yêu cầu cấp bách đang đặt ra đối với công tác này và chịu sự chuyển biến tích cực về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trong xã, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội ở địa phương. Em xin mạnh dạn đ ề xuất một số giải pháp sau để có thể góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của công tác ph ổ biến, giáo dục pháp luật trong việc nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, cụ thể như sau: Củng cố mở rộng lực lượng tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở xã, nâng cao hoạt động của đội ngũ tyuên truyền viên, báo cáo viên pháp luật và hoạt động của lực lượng thanh niên. Huy động sự tham gia của cán bộ, công chức và ban nghành đoàn thể, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, cung cấp tài liệu cần thiết cho lực lượng tham gia công tác PBGDPL. Tiếp tục xây dựng kiện toàn tổ chức hòa giải ở thôn. Nâng cao vai trò của hòa giải viên trong việc tham gia tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân.Thường xuyên duy trì nâng cao hoạt động của câu lạc bộ trợ gúp pháp lý. Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật rộng rãi với nhân dân với nội dung pháp luật thiết thực. 11 HVTT: Nguyễn Hoài Bảo GVHD: Trương Công Liêm
- Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng Công tác PBGDPL tại xã Liên Đầm – Di Linh Lâm Đồng Huy động và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong phổ biến, thông tin pháp luật, tăng thời lượng và chất lượng truyền thanh, nêu gương người tốt việc tốt điển hình tiên tiến trong chấp hành pháp luật. củng cố và sử dụng có hiệu quả chất l ượng truy ền thanh, bản tin, pano, áp phích trong công tác truyên truyền, phổ biến pháp luật đ ến t ận các thôn Thông qua hòa giải ở cơ sở: Công tác hòa giải được quan tâm ngay từ khi có pháp lệnh về tổ chức và hoạt hòa gi ải ở cơ sở, ngày 25/12/1998 và ngày 18/10/1999, chính phủ đã ban hành nghị định số 160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, thông qua hoạt động của ban hòa giải xã, với 011 tổ hòa giải trên 011 thôn, với 55 thành viên tham gia .Ngoài ra, công tác PBGDPLcòn được lồng ghép qua các hình thức như:phiên tòa xét x ử lưu động, tổ chức tuyên truyền pháp luật thông qua việc xây dựng, thực hiện hương ước của thôn, quy chế hoạt động thông qua tổ chức đoàn thể xã hội, phát động các đợt cao điểm, tháng cao điểm trong việc thực hiện chấp hành pháp luật.v.v.. 1/ Nhóm giải pháp về thể chế: Đề nghị sớm hoàn chỉnh trình ban hành luật phổ biến, giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể, rõ ràng. Chú trọng sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn cho phù hợp(như thông tư về hoạt động báo cáo viên pháp luật, cần bổ sung tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật cấp huyện, quy định về báo cáo viên, tuyên tuyền viên pháp luật cấp xã…) 2/ Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực công tác PBGDPL: Phải chú trọng xây và bồi dưỡng lực lượng báo cáo viên về giáo dục pháp luật, tăng cường công tác tập huấn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truy ền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở. 3/ Nhóm giải pháp về cơ chế: Chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cần xây dựng kế hoặch PBGDPL của hội đồng phối hợp trên cơ sở tổng hợp từ kế hoặch của các ban nghành để xây dựng kế hoặch kinh phí, phải lồng ghép phối hợp cả nội dung, kinh phí thì mới bảo đảm hoạt động chung và pháp huy hiệu quả. IV/ KẾT LUẬN: 12 HVTT: Nguyễn Hoài Bảo GVHD: Trương Công Liêm
- Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng Công tác PBGDPL tại xã Liên Đầm – Di Linh Lâm Đồng Để tiếp tục thực hiện chỉ thị số 32- CT/TW, ngày 09/12/2003 của ban bí thư trung ương đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, kết luận số 04 – KL/TW đã chỉ đạo phương hướng, nhiệm vụ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới, đó là: Tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục dục pháp luật và các thành viên của hội đồng trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện kế hoặch phổ biến, giáo dục pháp luật, ở từng cơ quan đơn vị, địa phương. Bảo đảm mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đ ều đ ược phổ biến kịp thời, đầy đủ đến toàn thể cán bộ và nhân dân, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Điều 12, +hiến pháp năm 1992 quy định.(Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật), tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm hiến pháp và pháp luật. Do đó đ ể làm tốt điều này đòi hỏi công tác PBGDPL phải được tiến hành liên tục, thường xuyên r ộng khắp,các nội dung bao quát cần phổ biến cho từng đối tượng cụ thể như: những nội dung cơ bản của hiến pháp năm 1992, đặc biệt là nội dung về quyền và nghĩa vụ của công dân, các quy định cơ bản nhất của bộ luật dân sự, bộ luật hình sự, bộ luật về đ ất đai nhà ở, b ảo v ệ an ninh trật tự, xử lý vi phạm hành chính…Cụ thể cho từng đối tượng như cán bộ công chức, viên chức, nông dân, thanh thiếu niên, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy những kết quả đã được trong 2 năm qua, tích cực góp phần gữu vững an ninh chính trị, kinh tế xã hội cho xã nhà trong những năm tiếp theo. 13 HVTT: Nguyễn Hoài Bảo GVHD: Trương Công Liêm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KẾ HOẠCH Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2010
3 p | 244 | 29
-
Luật phổ biến giáo dục pháp luật
15 p | 195 | 28
-
Quyết định 2034/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải
3 p | 100 | 4
-
Quyết định số 460/QĐ-UBND
7 p | 54 | 4
-
Kế hoạch số 150/KH-UBND
5 p | 74 | 3
-
Nghị quyết số 16/2017/NQ-HĐND Tỉnh Yên Bái
3 p | 62 | 2
-
Nghị quyết số: 135/2015/NQ-HĐND
6 p | 60 | 2
-
Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT
12 p | 33 | 2
-
Quyết định số 6239/QĐ-BGDĐT
5 p | 36 | 2
-
Báo cáo số: 105/BC-BNN-PC
5 p | 72 | 2
-
Nghị quyết số: 212/2015/NQ-HĐND
2 p | 49 | 1
-
Quyết định Số: 580/QĐ-BGDĐT
1 p | 41 | 1
-
Thông tư số: 47/2013/TT-BGTVT
12 p | 65 | 1
-
Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2013
6 p | 53 | 1
-
Quyết định số: 50/2014/QĐ-UBND
4 p | 51 | 1
-
Quyết định số 8137/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội
8 p | 46 | 0
-
Quyết định số: 4176/QĐ-UBND
19 p | 56 | 0
-
Quyết định số 1347/QĐ-BTP
10 p | 16 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn