intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công trình nghiên cứu: Mô hình phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Tuan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:73

272
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công trình nghiên cứu: Mô hình phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam bao gồm có 4 chương trình bày tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam; các cơ sở lý thuyết phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam; xây dựng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam; hiệu ý chính sách.

 

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công trình nghiên cứu: Mô hình phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ­­­­­­­­­o0o­­­­­­­­­ Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại Thương 2013­ 2014 Tên công trình: Mô hình phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất  khẩu thủy sản ở Việt Nam Nhóm ngành: KD2 Hà Nội, tháng 5 năm 2014
  2. 2
  3. 3 Mục lục
  4. 4 Danh mục bảng biểu, đồ thị Bảng số liệu: Trang Bảng   1.   Nhóm   mã   HS   của   các   nhóm   mặt   hàng   thủy  sản..................................3 Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản của Việt Nam từ  2001­2011 (đơn vị: nghìn USD)........................................................................4 Bảng   3.   Chỉ   số   RCA   của   các   nhóm   hàng   thủy   sản   Việt   Nam   năm  2011..........6 Bảng 4. Chỉ số RCA của 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn  nhất   thế   giới  2011..............................................................................................6 Bảng   5.   Khoảng   cách   kinh   tế   của   Việt   Nam   với   một   số   nước   (năm  2011).....44 Bảng   6.   Kết   quả   ước   lượng   mô  hình...............................................................50 Đồ thị: Trang Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản của Việt Nam từ  2001­2011 (đơn vị: nghìn USD)........................................................................5 Hình 2:  Cơ  cấu xuất  khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam  năm  2011….5 Hình   3:   Cơ   cấu   thị   trường   xuất   khẩu   thủy   sản   của   Việt   Nam   năm  2011..........8 Hình 4: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới các thị trường lớn giai   đoạn 2007­2011 (đơn vị: nghìn USD)..............................................................9
  5. 5 Hình 5: Cơ  cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tới thị  trường Mỹ năm  2011.................................................................................................................10 Hình 6: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chính sang thị  trường  Mỹ   giai   đoạn   2001­2011   (đơn   vị:   nghìn  USD)......................................................11 Hình 7: Cơ  cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản năm  2011..12 Hình 8: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chính sang thị  trường  Nhật   Bản   giai   đoạn   2001­2011   (đơn   vị:   nghìn  USD)......................................13 Hình   9:   Cơ   cấu   các   mặt   hàng   thủy   sản   xuất   khẩu   sang   EU   năm  2011............14 Hình 10: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chính sang thị trường   EU giai đoạn 2001­2011 (đơn vị: nghìn USD)...............................................15 Hình 11: Các yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại quốc  tế......................28 Hình 12: Tốc độ tăng trưởng GDP và tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản  của Việt Nam  (%)..................................................................................................39 Hình 13: Tốc độ  tăng GDP của 49 nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất từ  Việt   Nam  (%)..........................................................................................................40
  6. 6
  7. 7 LỜI NÓI ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài  Xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển  kinh tế. Nhờ có hoạt động xuất khẩu, nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu   phục   vụ   công   nghiệp   hóa   đất   nước   được   tăng   cường;   cơ   cấu   kinh   tế  chuyển dịch theo hướng tích cực giúp thúc đẩy sản xuất; công ăn việc làm  trong nước được giải quyết đáng kể; các quan hệ  kinh tế  đối ngoại của  đất nước cũng được mở rộng;... Chính vì vai trò quan trọng như vậy, xuất   khẩu cần được chú trọng phát triển, nhất là trong giai đoạn công nghiệp  hóa ở Việt Nam hiện nay. Để  đạt được mục tiêu trên, một trong số  những biện pháp là xây dựng và   phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ  lực. Trong số  10 mặt hàng xuất   khẩu chủ  lực hàng đầu của Việt Nam, các mặt hàng thủy sản có nhiều   tiềm năng để phát triển, và thực sự đã đạt được nhiều thành tựu trong thời  gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khiến cho tiềm năng đó  chưa được khai thác triệt để. Để  có thể  tìm ra những giải pháp hiệu quả  nhằm phát huy hết tiềm năng  xuất khẩu của mặt hàng này, chúng ta cần phải một cách khoa học xác định  các nhân tố cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới kim ngạch   xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Do đó nhóm nghiên cứu đã chọn đề  tài   “Mô hình phân tích  ảnh hưởng của các nhân tố  tới xuất khẩu thủy sản  ở  Việt Nam” làm đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Đại   học Ngoại thương năm 2014. Tổng quan tình hình nghiên cứu
  8. 8 Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình lực hấp dẫn thương  mại đã từng được sử dụng để phân tích tình hình thương mại Việt Nam, ví   dụ   như  “A   gravity   model   for   trade   between   Vietnam   and   twenty­three  European countries” của tác giả Đỗ  Thái Trí. Tuy nhiên, theo như tìm hiểu  của nhóm, những nghiên cứu này không đi sâu vào một mặt hàng cụ  thể  nào của Việt Nam mà chỉ  phân tích kim ngạch chung. Vì vậy nghiên cứu   này của nhóm cũng sẽ sử dụng mô hình lực hấp dẫn thương mại nhưng sẽ  tập trung vào ngành hàng thủy sản của Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu * Xác định các nhân tố cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới  kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của nước ta. * Đề  xuất các giải pháp tác động tới các yếu tố  đó nhằm thay đổi theo   hướng tích cực kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam  * Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Về phạm vi: các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Về thời gian: trong 11 năm từ 2001 đến 2011 Phương pháp nghiên cứu  Nhóm sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, dựa  vào số liệu thống kê từ các nguồn khác nhau.
  9. 9 Chương 1: Tổng quan về  tình hình xuất khẩu thủy sản  ở  Việt   Nam 1.1. Các mặt hàng chủ lực Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng, tuy nhiên, có  thể chia làm 5 nhóm chính như sau: ­ Cá: là nhóm mặt hàng gồm tất cả các loại cá xuất khẩu (cá Tra, cá Basa,  cá Thu, cá Ngừ  Vây Vàng, cá Dũa, cá Bớp,…) tươi sống  ướp đá nguyên  con, fillet cắt khối, fillet cắt lát,…  ­ Tôm: gồm tất cả các mặt hàng tôm xuất khẩu, nổi bật là: Tôm sú, tôm thẻ  chân trắng, tôm càng xanh, tôm hùm. Tôm được chế  biến các kiểu như  đông lạnh nguyên con, bỏ đầu, bỏ chân, bột tôm… ­ Mực và bạch tuộc ­ Cua, giáp xác khác: chủ yếu là cua ghẹ. ­ Thân mềm  khác: chủ yếu là  nhuyễn thể 2 mảnh Bảng 1. Nhóm mã HS của các nhóm mặt hàng thủy sản Mặt hàng Mã HS Cá 0301+0302+0303+0304+0305+1604 030611+030612+030613+030615+030616+030617 Tôm +030621+ 030622+030623+030626+030627+160520 Mực & bạch tuộc 030741+030751+030759+030749 Cua, giáp xác khác 030614+030619+030624+030629+160510+160540 030710+030711+030719+030721+030729+030731+030739+  Thân mềm khác 030760+030771+030779+030789+030791+030799 +160590   Số liệu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua các năm tổng  hợp theo bảng dưới đây. 
  10. 10 Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản của Việt  Nam từ 2001­2011 (đơn vị: nghìn USD) Mực,  Cua,   giáp   xác  Năm Cá Tôm Thân mềm khác bạch tuộc khác 2001 355,584 860,874 334,092 217,754 35,596 2002 459,524 746,742 262,825 490,150 71,352 2003 478,002 975,079 221,692 450,480 71,272 2004 624,174 1,117,478 199,489 314,305 147,465 2005 782,845 1,346,863 261,086 196,334 157,594 2006 1,272,510 1,398,141 302,143 214,691 163,757 2007 1,620,487 1,550,325 337,050 124,385 125,734 2008 2,252,804 1,583,259 370,595 174,194 122,169 2009 2,011,588 1,623,503 326,437 151,954 132,345 2010 2,322,009 2,088,682 359,457 117,329 129,433 2011 2,948,031 2,418,443 484,746 109,591 151,605 Qua bảng số liệu, ta thấy trước 2006, tôm là mặt hàng có kim ngạch xuất  khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam. Từ 2006 trở đi, vị trí dẫn đầu thuộc  về các loại cá. Trong khi cá, tôm, mặc bạch tuộc và thân mềm khác đều có   kim ngạch tăng thì mặt hàng cua, giáp xác khác lại có xu hướng giảm. Xu   hướng phát triển kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản này được  thể hiện ở biểu đồ dưới.
  11. 11 Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản của Việt  Nam từ 2001­2011 (đơn vị: nghìn USD) (nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org) Cơ cấu xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản năm 2011 như sau: Hình 2: Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam năm  2011 Cá và tôm vẫn là 2 mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy  sản của Việt Nam. Tính toán chỉ số RCA năm 2011 của các mặt hàng thủy sản cho thấy: Bảng 3. Chỉ số RCA của các nhóm hàng thủy sản Việt Nam năm 2011 Mặt  Mực,  Cua,   giáp  Thân   mềm  Tổng   thủy  Cá Tôm hàng bạch tuộc xác khác khác sản Việt Nam RCA 6.90 19.80 13.75 4.67 3.39 9.36 Các chỉ số đều lớn hơn 2,5 rất nhiều chứng tỏ Việt Nam đang có lợi thế so   sánh rất cao và có nhiều lợi thế ở tất cả các mặt hàng trong việc xuất khẩu   thủy sản trên thị trường quốc tế. Bảng 4. Chỉ số RCA của 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu thủy sản  lớn nhất thế giới 2011 Quốc gia Tổng  Cá Tôm Mực, bạch  Cua,   giáp  Thân  thủy  tuộc xác khác mềm  s ản khác Trung Quốc 1.33 1.22 0.92 2.05 2.31 2.40
  12. 12 Na Uy 8.63 12.95 0.54 0.00 1.22 0.09 Thái Lan  5.25 3.68 12.73 4.99 1.90 1.77 Việt Nam  9.36 6.90 19.80 13.75 4.67 3.39 Mỹ 0.56 0.61 0.36 0.40 0.81 0.61 Canada  1.36 0.79 2.55 0.01 7.03 1.70 Chi Lê  7.18 9.36 0.24 0.80 3.04 12.60 Tây   Ban  1.95 2.11 0.88 5.18 0.41 1.52 Nha  Hà Lan 0.98 0.98 1.04 0.14 1.04 1.37 Ấn Độ 1.65 0.78 4.35 5.17 0.82 0.25 So sánh chỉ số RCA xuất khẩu thủy sản của các nước, ta thấy Việt Nam có   RCA cao nhất (9.36), thứ hai là NaUy (8.63), và tiếp theo là Chi Lê (7.18),  Thái Lan (5,25) là các quốc gia có RCA lớn hơn 2.5. Ở các nhóm mặt hàng   Cá, Việt Nam (6.90) đứng sau Na Uy (12.95) và Chi Lê (9.36). Ở nhóm mặt   hàng Cua và giáp xác khác, Việt Nam (4.67) xếp sau Canada (7.03). Ở nhóm   mặt hàng Thân mềm khác, Chi lê cso chỉ  số  RCA vượt trội (12.60), Việt   Nam xếp thứ 2 (3.39). Các nhóm hàng Tôm và Mực, bạch tuộc, Việt Nam   đều có RCA cao nhất. Điều này cho thấy nhìn chung Việt Nam thực sự  có nhiều  ưu thế  trong   xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn  ở  các nhóm hàng Cá, Cua và giáp xác khác, Thân mềm khác.  Ở  nhóm mặt   hàng Tôm và Mực, bạch tuộc, tuy có RCA dẫn đầu nhưng có 1 số quốc gia   khác có RCA>2,5 nên Việt Nam cũng cần nghiên cứu nghiêm túc để  cạnh  tranh được với các quốc gia này.
  13. 13 1.2. Các thị trường chủ lực 1.2.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản tới các thị trường
  14. 14 Hình 3: Cơ  cấu thị  trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm   2011 (Nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org) Qua biểu đồ ta thấy EU, Mỹ và Nhật Bản là ba thị trường xuất khẩu thủy   sản chủ lực của VIệt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu th ủy s ản chi ếm   hơn một nửa giá trị  xuất khẩu tới toàn thế  giới. Trong đó, thị  trường lớn   nhất là EU với 22.31% tổng giá trị  xuất khẩu thủy sản, tiếp theo là Mỹ  và  Nhật Bản với tỷ trọng lần lượt là 19.04% và 16.62%. Một số thị trường nổi  bật  khác là Hàn Quốc (8%), ASEAN (5%), Trung Quốc (4%), Australia   (3%)…
  15. 15 Hình 4: Giá trị  xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới các thị  trường  lớn giai đoạn 2007­2011 (đơn vị: nghìn USD) (Nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org) Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ  có sự  sụt giảm mạnh năm 2004 do Mỹ  áp   thuế  chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam, giai đoạn sau từ  2004 đến   2008 có sự tăng nhẹ và từ 2009 đến 2011 đã tăng trưởng mạnh. Đối với thị trường Nhật Bản, kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam   tăng nhẹ  trong giai đoạn 2001 – 2006, biến động liên tục trong giai đoạn   2006­2009 và sau đó tăng nhanh cho đến năm 2011 Thị trường EU trong những năm đầu thập niên 2000 nhập khẩu thủy sản từ  Việt Nam ít hơn nhiều so với hai thị  trường còn lại, tuy nhiên giai đoạn  2004­2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị tr ường này tăng trưởng   vượt bậc và từ  năm 2007 đến nay luôn dẫn đầu trong số  các thị  trường  nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong giai đoạn 2008­2011, xu hướng biến động của kim ngạch nhập khẩu  thủy sản từ  Việt Nam của 3 thị  trường này giống nhau: có sự  giảm nhẹ  năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế  toàn cầu, nhưng từ  2009  đến 2011 đều tăng nhanh, trong đó Mỹ  tăng nhanh nhất và vươn lên thành   thị trường thứ 2.
  16. 16 1.2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản tới một số thị trường chủ lực 1.2.2.1. Thị trường Mỹ Hình 5: Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tới thị trường Mỹ  năm 2011 (Nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org) Qua biểu đồ ta thấy Tôm và Cá là 2 mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ đạo  sang thị  trường Mỹ  năm 2011 với tổng tỷ  trọng hơn 90%. Trong đó, xuất  khẩu Tôm sang thị  trường Mỹ  dẫn đầu với tỷ  trọng gần một nửa. Nhóm   hàng Cá đứng thứ 2 chiếm tỷ trọng khá tương đương với Tôm (46.36%). Điều đáng chú ý là nhóm Mực, bạch tuộc xuất khẩu sang thị trường Mỹ lại   chiếm tỷ  trọng gần như  không đáng kể  trong tổng kim ngạch thủy sản  (1.1%), trong khi nhóm hàng này luôn đứng thứ  3 với tỷ  trọng gần 10%  ở  hầu hết các thị trường khác của Việt Nam. Hình 6: Giá trị  xuất khẩu một số  mặt hàng thủy sản chính sang thị  trường Mỹ giai đoạn 2001­2011 (đơn vị: nghìn USD) (Nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org) Qua biểu đồ  ta thấy Tôm luôn dẫn đầu trong số  các mặt hàng thủy sản  Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, thứ 2 là Cá (trừ năm 2002) và thứ 3 là nhóm  Cua, giáp xác khác. Kim ngạch xuất khẩu Tôm khá biến động. Năm 2003, xuất khẩu Tôm sang  Mỹ tăng một lượng lớn so với năm 2002 nhưng đến năm 2004 lại sụt giảm 
  17. 17 mạnh, do việc Mỹ  áp thuế  chống bán phá giá đối với mặt hàng Tôm của  Việt Nam. Năm 2007 đến 2009 xuất khẩu Tôm có đợt giảm mạnh tiếp   theo, tuy nhiên vào năm 2010 đã tăng vọt và phục hồi trở lại. Nhóm hàng Cá vào giai đoạn 2001­2007 có những biến động nhẹ  nhưng   nhìn chung có kim ngạch thấp hơn nhiều so với Tôm. Tuy nhiên từ  năm  2008 đến 2011, xuất khẩu Cá đã có tốc độ  tăng trưởng rất cao, ngày càng   thu hẹp khoảng cách với nhóm Tôm và đến năm 2011, tỷ  trọng xuất khẩu   nhóm Tôm và Cá sang thị trường Mỹ đã xấp xỉ bằng nhau. Nhóm hàng Cua, giáp xác khác nhìn chung có kim ngạch xuất khẩu sang   Mỹ thấp hơn nhiều so với 2 nhóm kia, cao nhất vào năm 2002­2003 và sau  đó có xu hướng giảm dần cho đến 2011. 1.2.2.2. Thị trường Nhật Bản Hình 7: Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản năm   2011 (nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org) Đối với thị  trường Nhật Bản, hai nhóm hàng Tôm và Cá vẫn chiếm tỷ  trọng rất lớn trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu  Tôm sang Nhật chiếm tỷ  trọng  áp đảo các mặt hàng khác với tỷ  trọng  61.28%, gấp 3 lần so với nhóm hàng đứng thứ hai là Cá (22.74%). Tiếp sau  đó là lần lượt là các nhóm Mực, bạch tuộc; Thân mềm; Cua, giáp xác khác   chiếm tổng tỷ trọng xấp xỉ 16%.
  18. 18 Hình 8: Giá trị  xuất khẩu một số  mặt hàng thủy sản chính sang thị  trường Nhật Bản giai đoạn 2001­2011 (đơn vị: nghìn USD) (nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org) Trong 3 nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật   Bản, Tôm có kim ngạch lớn nhất và lớn hơn nhiều so với 2 nhóm còn lại   trong suốt giai đoạn 2001­2011.  Xuất khẩu Tôm sang thị  trường Nhật tăng nhanh trong giai  đoạn 2002­ 2006. Tuy giai đoạn sau từ 2007­2009 có sụt giảm nhưng năm 2010 và 2011,  kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật đã phục hồi và tăng nhanh. Hai nhóm Cá và Mực, bạch tuộc có kim ngạch xấp xỉ  nhau trong suốt giai  đoạn 2001 đến 2006, tuy nhiên giai đoạn sau đó xuất khẩu Cá tăng nhanh và   có kim ngạch vượt trội hơn, trong khi nhóm Mực, bạch tuộc vẫn giữ   ổn   định. 1.2.2.3. Thị trường EU Hình 9: Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU năm 2011 (nguồn: tổng hợp từ Trademap.org) Khác với Mỹ  và Nhật Bản, nhóm hàng Cá dẫn đầu về  kim ngạch xuất   khẩu từ Việt Nam sang EU, thậm chí với tỷ trọng khá lớn 54.29%, gấp gần   2 lần so với vị  trí thứ  2 là Tôm (30.87%). Kế  đến là các nhóm Mực, bạch 
  19. 19 tuộc; Thân mềm khác; Cua, giáp xác khác với tỷ trọng lần lượt là 9%, 4%   và 2%
  20. 20 Hình 10: Giá trị  xuất khẩu một số  mặt hàng thủy sản chính sang thị  trường EU giai đoạn 2001­2011 (đơn vị: nghìn USD) (nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org) Giai đoạn 2001­2003, kim ngạch xuất khẩu của cả 3 nhóm hàng Cá, Tôm,  Mực, bạch tuộc xấp xỉ  nhau, tuy nhiên từ  năm 2004 trở  đi, tốc độ  tăng  trưởng của 3 nhóm này thay đổi rõ rệt, làm cho tỷ  trọng trong tổng kim   ngạch cũng thay đổi.  Cụ thể, xuất khẩu Cá có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất, đặc biệt trong  giai đoạn 2004­2008. Năm 2009 tuy có sụt giảm đáng kể  nhưng đã hồi   phục vào năm 2011. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu Cá vẫn lớn hơn nhiều so  với 2 nhóm còn lại từ năm 2004 đến 2011. Nhóm Tôm có tốc độ tăng trưởng kim ngạch chậm hơn, tăng đều đặn trong  suốt giai đoạn 2004­2011 và luôn đứng thứ  2 trong số các nhóm hàng thủy   sản xuất khẩu sang EU. Nhóm Mực, bạch tuộc tăng trưởng chậm hơn 2 nhóm còn lại. Như vậy nhóm tác giả  đã trình bày tổng quan về  các thị  trường xuất khẩu  thủy sản chủ  lực của Việt Nam là EU, Mỹ  và Nhật Bản. Nhìn chung tại   các thị trường này, nhóm hàng Tôm và Cá đều dẫn đầu, và có sự khác biệt   rõ rệt giữa thị trường Mỹ, Nhật Bản so với EU: tại thị tr ường M ỹ và Nhật  Bản, Tôm đều chiếm trên 50% trong cơ  cấu xuất khẩu, trong khi tại thị  trường EU, nhóm hàng Cá lại áp đảo với tỷ  trọng hơn 60%. Ngoài ra, các   thị  trường này đều có sự  suy giảm vào năm 2009 do tác động của khủng  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2