intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công ty trong công ty - Xu hướng quản trị mới

Chia sẻ: Pho Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

118
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài những mô hình liên kết phổ biến như công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh... thì mô hình tạm gọi là “công ty trong công ty” hiện đang rất thành công ở các nước phát triển. Tuy có một vài điểm giống nhau nhưng đây không phải là mô hình tập đoàn kinh tế thông thường hay tổng công ty của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công ty trong công ty - Xu hướng quản trị mới

  1. Công ty trong công ty - Xu hướng quản trị mới Ngoài những mô hình liên kết phổ biến như công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh... thì mô hình tạm gọi là “công ty trong công ty” hiện đang rất thành công ở các nước phát triển. Tuy có một vài điểm giống nhau nhưng đây không phải là mô hình tập đoàn kinh tế thông thường hay tổng công ty của Việt Nam. Thực tế, các công ty của mô hình này thường là những doanh nghiệp hoàn toàn độc lập và hoạt động trên những lĩnh vực khác biệt. Ý tưởng chủ đạo của mô hình là hai (hay nhiều) doanh nghiệp độc lập nhưng thường xuyên có các giao dịch kinh tế với nhau thì có thể đặt một chi nhánh của công ty mình ngay trong công ty đối tác. Một vài ví dụ sau đây có thể mô tả rõ hơn. Ở Montreal, Canada, Công ty UPS (chuyên về dịch vụ chuyển phát nhanh) có một chi nhánh đặt trong Công ty CAE (chuyên sản xuất các thiết bị huấn luyện dùng trong hàng không). Bảy nhân viên UPS được đưa qua làm việc toàn thời gian trong phòng phụ trách vận tải của CAE. Hàng ngày CAE có rất nhiều hàng hóa, tài liệu xuất và nhập khẩu qua UPS. Sự có mặt tại chỗ của UPS đã giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí do hạn chế tối đa những trục trặc phát sinh và chi phí thông tin liên lạc. Trên thực tế, chỉ riêng trong phòng vận tải của CAE còn có thêm ít nhất hai công ty nữa đặt chi nhánh ở đó. Tuy chưa phổ biến nhưng ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều các công ty
  2. hợp tác theo mô hình “công ty trong công ty”. Ví dụ thường thấy là các công ty như FPT, VDC cung cấp các giải pháp về công nghệ thông tin, cho thuê máy chủ và cử người đến làm việc thường trực tại các công ty khác. Hoặc một số hãng hàng không và công ty du lịch đã mở chi nhánh trong các công ty lớn có đông nhân viên để có thể tiếp thị và thu hút khách hàng tại chỗ. Mô hình “công ty trong công ty” có thể được áp dụng rất linh hoạt. Một công ty ở trong một công ty khác có thể có riêng văn phòng với bảng hiệu, cũng có thể hoạt động gắn liền với công ty đối tác, gần như không có sự phân biệt giữa nhân viên của hai bên (trường hợp của UPS ở trong CAE hay FPT, VDC ở trong các công ty sản xuất kinh doanh). Cũng có thể không nhất thiết phải có nhiều người đến làm việc thường trực ở công ty đối tác mà ban đầu có thể chỉ một hai nhân viên, làm việc một vài ngày hay vài buổi trong tuần (đã có khá nhiều công ty trong nước đang thực hiện kiểu hợp tác này). Mô hình có thể áp dụng không chỉ cho doanh nghiệp với doanh nghiệp mà cả cho doanh nghiệp với cơ quan nhà nước hay tổ chức phi lợi nhuận. Việc đặt một văn phòng của cơ quan kiểm dịch, thuế hay hải quan ở các doanh nghiệp lớn là điều cần thiết và có lợi cho cả doanh nghiệp và nhà nước nên rất đáng được triển khai rộng rãi. Hai điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công mô hình “công ty trong công ty” là sự nhất trí giữa các bên về các điều lệ hợp tác và sự tin tưởng lẫn nhau. Riêng với các doanh nghiệp Việt Nam, thiết nghĩ cần thêm một điều kiện nữa là sự chuẩn hóa trong các quy trình làm việc.
  3. Bởi lẽ nếu không có sự chuẩn hóa và chuyên môn hóa trong công việc thì một công ty hoạt động một mình thôi đã “rối tinh rối mù” lên rồi, không thể nghĩ đến việc hợp tác “công ty trong công ty”. Mô hình “công ty trong công ty” đem lại ba thuận lợi chính. Một là làm tăng sự linh hoạt và khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp. Rõ ràng một công ty đơn lẻ không thể có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường bằng nhiều công ty liên kết với nhau. Sự liên kết cũng giúp làm tăng khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh và qua đó giúp giảm thiểu nhiều chi phí. Thuận lợi thứ hai là nhờ hợp tác mà một công ty có thể sử dụng các nguồn thông tin, nguồn nhân lực và vật lực của nhau. Điều này rõ ràng mang lại khả năng cạnh tranh cao hơn cho các bên. Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cần phải biết hợp lực với nhau. Thứ ba là sự hợp tác theo mô hình “công ty trong công ty” thường mang tính chất lâu dài và bền vững. Chính sự bền vững trong các quan hệ sẽ làm tăng sự ổn định của doanh nghiệp trước những biến động trong môi trường kinh doanh. Nhiều bè gỗ kết lại với nhau sẽ vượt qua được những con sóng lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2