Công ước Đa dạng sinh học
lượt xem 237
download
Mười năm vừa qua có thể tạm chia ra thŕnh hai giai đoạn: giai đoạn xây dựng các ý tưởng vŕ khung pháp chế dựa trên các điều khoản của Công ước và giai đo ạn th ực hiện các ý tưởng và khung pháp chế đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công ước Đa dạng sinh học
- Công ước Đa dạng sinh học
- Mục lục CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN Công ước Đa dạng sinh học (dưới đây gọi tắt lŕ Công ước) đ ược thông qua tại H ội nghị Thượng đỉnh Trái đất tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992. Đây lŕ văn bản đầu tięn có tính pháp lý trên phạm vi toàn cầu về bảo tồn và sử dụng b ền v ững đa d ạng sinh học. Đây lŕ một công ước khung, do đó các điều kho ản c ủa Công ước ch ỉ đ ưa ra đ ịnh hướng chung vŕ mục tiêu cần đạt được vŕ không phải các qui đ ịnh chi ti ết mŕ các bên cần tuân thủ. Tùy hoàn cảnh cụ thể của mình, các bên tham gia sẽ có các cách th ực hiện công ước khác nhau. Công ước có 3 mục tiêu chính 1. Bảo tồn đa dạng sinh học; 2. Sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học; 3. Chia sẻ công bằng và bình đẳng các lợi ích thu được từ việc sử dụng tŕi nguyên sinh học. Ba mục tiêu chính này được chuyển thể thành các đi ều khoản bao gồm: (a) xây d ựng kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia, (b) xác đ ịnh vŕ giám sát đa d ạng sinh học, (c) bảo tồn tại chỗ, (d) bảo tồn ngoại vi, (e) sử dụng bền vững đa dạng sinh h ọc, (f) các biện pháp khuyến khích về kinh tế, (g) nghiên c ứu và đào t ạo, (h) giáo d ục và nâng cao nhận thức quần chúng, (i) đánh giá và giảm thi ểu tác động, (j) ti ếp c ận tài nguyên di truyền, (k) tiếp cận và chuyển giao công nghệ, (l) trao đ ổi thông tin, và (m) công nghệ sinh học và việc phân phối lợi ích của nó.
- Công ước chính thức có hiệu lực vào ngày 29 tháng 12 năm 1993, 90 ngày sau khi Mông Cổ, quốc gia thứ 30 phê chuẩn Công ước. Cho tới nay, so với 30 thành viên ban đầu, Công ước đă được 188 quốc gia phê chuẩn. Thời gian đầu, Ban thư ký lâm thời của Công ước, gồm 12 người, đ ược thŕnh l ập nhằm xúc tiến và khâu nối các hoạt động của Công ước. M ười năm sau, Ban th ư ký công ước, đặt trụ sở tại Montreal, Canada đă có số nhân viên lên tới gần 70 người. Mười năm vừa qua có thể tạm chia ra thŕnh hai giai đoạn: giai đoạn xây dựng các ý tưởng vŕ khung pháp chế dựa trên các điều khoản của Công ước và giai đo ạn th ực hiện các ý tưởng và khung pháp chế đó. Đối với giai đoạn thực hiện, vŕo tháng 4 năm 2002, Cuộc họp l ần th ứ 6 các bên tham gia công ước (COP-6) đã thông qua bản kế hoạch chiến lược đầu tiên của Công ước. Mục tiêu này đã được các nhà lãnh đạo chính trị c ấp cao nhất c ủa th ế gi ới thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Phát triển bền vững họp t ại Johannesburg năm 2002. Hội nghị này là một cột mốc quan trọng đánh dấu m ối quan tâm c ủa qu ốc t ế đ ối v ới đa dạng sinh học. Hội nghị đă nhận định tầm quan trọng đặc bi ệt c ủa đa dạng sinh học đối với phát triển bền vững vŕ xoá đói giảm nghčo. Đồng thời cũng nêu ra r ằng Công ước là công cụ chủ chốt đối với việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và việc chia sẻ công bằng lợi ích trong sử d ụng ngu ồn gen. Đây cũng là l ần đ ầu tiên đa dạng sinh học được đặt lęn hàng đầu trong ch ương trình ngh ị s ự c ủa h ội ngh ị và được coi như là một trong những yếu tố cơ bản của sự sống bên c ạnh các y ếu t ố quan trọng khác như nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp... Vừa qua, tại Cuộc họp lần thứ bẩy các bên tham gia Công ước được tổ ch ức vào tháng 2 năm 2004 tại Kualarlumpur, Malaysia, các nước thành viên đã xem xét báo cáo về 6 chương trình chuyên ngành và 14 vấn đề liên ngành trong ph ạm vi ho ạt đ ộng c ủa Công ước. Hội nghị đă điểm lại những thŕnh tựu và các hạn chế trong vi ệc th ực hi ện Công ước thời gian qua và đưa ra mục tiêu chính c ủa công ước là đ ến năm 2010 s ẽ giảm đáng kể tốc độ mất đa dạng sinh học tręn phạm vi toàn cầu. Theo ông Hamdallah Zedan, Tổng thư ký Công ước, m ột trong nh ững thành t ựu c ủa Công ước là đã tạo ra "chuyển biến sâu sắc về nhận thức của xã h ội đ ối v ới v ấn đ ề đa dạng sinh học, vấn đề đang được toŕn thế gi ới xem như m ột nhân t ố không th ể thiếu trong nỗ lực tiến tới phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo." Việt Nam tham gia Công ước Đa dạng sinh học Phê chuẩn công ước Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về sự phong phú, đa dạng c ủa các h ệ sinh thái, các loài và tài nguyên di truyền, gọi chung là đa d ạng sinh h ọc. Các k ết qu ả điều tra cho thấy 10% số loŕi thú, chim và cá c ủa th ế gi ới tìm thấy ở Vi ệt Nam, h ơn
- 40% số loài thực vật thuộc loại đặc hữu không těm thấy ở n ơi nào khác ngoài Vi ệt Nam. Về giá trị kinh tế, các sản phẩm nông nghi ệp, lâm nghi ệp, th ủy sản... khai thác từ nguồn đa dạng sinh học, ước tính hàng năm đem l ại cho n ước ta hŕng t ỷ USD. Đa dạng sinh học cňn đồng thời đóng vai trò chủ chốt đ ối v ới sinh k ế c ủa m ột b ộ ph ận không nhỏ dân cư của nước ta. Đặc biệt, đối với các khu vực miền núi, vůng sâu, vùng xa, các nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và thu nhập chủ yếu đều d ựa vào việc khai thác đa dạng sinh học. Nhận rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn và sử dụng b ền v ững đa d ạng sinh h ọc, Việt Nam đă trở thành một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước. Ngày 17 tháng 10 năm 1994, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vi ệt Nam đã ký quyết định số 279 QĐ/CTN về việc phê chuẩn Công ước Đa dạng sinh h ọc. Hi ện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm làm đầu mối thực hiện Công ước này. Thực hiện Công ước - Thành tựu đầu tiên và đặc biệt quan trọng c ủa Vi ệt Nam trong vi ệc ti ến hành tri ển khai các hoạt động thực thi Công ước là việc xây dựng Kế ho ạch hành đ ộng đa d ạng sinh học của Việt Nam (gọi tắt lŕ BAP). Vi ệc xây dựng k ế ho ạch hành đ ộng nh ằm bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học qu ốc gia đ ược coi lŕ đi ều kho ản bao trům nhất của Công ước. BAP chính thức có hiệu lực vào ngày 22 tháng 12 năm 1995. BAP đă thể hiện được các nội dung mŕ Công ước đề ra về bảo tồn vŕ sử dụng bền vững đa d ạng sinh h ọc phů hợp với tình hình cụ thể của nước ta. Mục tiêu lâu dài của BAP là "B ảo v ệ đa d ạng sinh học phong phú và đặc sắc của Vi ệt Nam trong khuôn kh ổ phát tri ển b ền v ững". Để thực hiện mục tięu này, BAP đưa ra 3 mục tiêu trước m ắt: Bảo vệ các h ệ sinh thái đặc thù của Việt Nam, các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe dọa thu hẹp hay h ủy ho ại do tác động của các hoạt động kinh tế của con người; Bảo v ệ các b ộ ph ận c ủa đa dạng sinh học dang bị de doạ do khai thác quá mức hay bị lăng quên; Phát huy và phát hiện các giá trị sử dụng của các bộ phận đa dạng sinh h ọc trên c ơ sở phát tri ển b ền vững các giá trị tài nguyên, phục vụ các mục tiêu kinh tế của đất nước. BAP đưa ra những khuyến nghị, chương trěnh và các hành đ ộng mang tính đ ịnh h ướng đối với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tręn phạm vi toàn quốc. Các hành động cụ thể của BAP được thực hiện dưới hěnh thức các dự án với m ục tiêu, n ội dung, đ ịa bàn, quy mô, thời hạn và sản phẩm cụ thể. Cho đến nay, đă có hai đợt đánh giá việc thực hi ện BAP vŕo các năm 1998 vŕ 2003. Theo đó, BAP đă đạt được các mục tięu đề ra với kết qu ả cao, t ập trung vŕo các lĩnh vực: chính sách và thể chế, thành lập các khu bảo tồn, xây dựng nhận thức cộng đ ồng, xây dựng năng lực, thực hiện các dự án theo đề xuất của BAP. - Để có được các thông tin cần thiết cho công tác bảo tồn vŕ s ử d ụng b ền v ững và thực hiện mục tiêu của Công ước CBD, Việt Nam đã tiến hành xác định và giám sát
- diễn biến của đa dạng sinh học cũng như c ủa các ho ạt động có khả năng gây tác đ ộng bất lợi cho đa dạng sinh học. - Công ước thừa nhận bảo tồn tại chỗ là cách tiếp c ận chính trong b ảo t ồn đa d ạng sinh học. Trên cơ sở đó, Việt Nam đă ti ến hành việc xây d ựng m ột h ệ th ống các khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó hầu hết các Vườn quốc gia và r ừng đặc d ụng đ ều có ban quản lý. Phương pháp bảo tồn mới đă được áp dụng, kęu gọi và khuyến khích nhi ều thành phần tham gia, tiêu biểu là: chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính ph ủ, cộng đồng dân cư bản địa, tư nhân... - Việc quản lý tài nguyên thiên nhiên trong và ngoài khu bảo t ồn đã và đang đ ược quan tâm đúng mức hơn. Hầu hết các khu bảo tồn đă xác định phạm vi vůng đệm. Nhi ều nơi đă và đang áp dụng các chính sách, biện pháp thích ứng về thể chế vŕ kinh t ế nhằm giảm thiểu sức ép từ các hoạt động của cộng đồng dân c ư bản địa tới khu bảo tồn. - Về giáo dục và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh h ọc và vi ệc bảo t ồn đa d ạng sinh học: thành tựu lớn nhất là vi ệc phổ c ập giáo d ục v ề môi tr ường t ừ c ấp c ơ s ở cho đến bậc đại học vŕ sau đại học. Bộ môn môi trường h ọc đă đ ược thŕnh l ập t ại m ột s ố trường đại học quốc gia. Bên cạnh đó, với sự cộng tác của nhiều bộ/ngành, các quốc gia và tổ ch ức qu ốc t ế/ phi chính phủ, nhiều khóa đŕo tạo, tập huấn, các cu ộc h ội th ảo, h ội ngh ị v ề b ảo t ồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học đă được tổ chức. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đă và đang chú trọng tới vi ệc nâng cao nh ận th ức cho quảng đại quần chúng về tầm quan trọng và các biện pháp bảo tồn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. - Về sử dụng bền vững đa dạng sinh học: Để đạt được mục tięu này, công ước kêu gọi các bên tham gia lồng ghép vấn đề bảo tồn và sử dụng b ền v ững vào quá trình ra quyết định; đưa ra các biện pháp sử dụng tài nguyên sinh vật phù h ợp đ ể tránh ho ặc giảm thiểu tác động lęn đa dạng sinh học; gěn giữ và khuyến khích các cách sử d ụng tài nguyên sinh vật truyền thống; hỗ trợ cho cộng đồng địa phương ph ục h ồi l ại các khu vực có đa dạng sinh học bị suy giảm; và khuyến khích sự hợp tác gi ữa c ơ quan nhà nước và khối tư nhân trong việc xây dựng các biện pháp sử dụng bền vững. - Sử dụng các biện pháp kinh tế trong việc giải quyết những bài toán môi trường và đa dạng sinh học là một cách tiếp cận mới, đă và đang đ ược th ừa nh ận vŕ áp d ụng r ộng rãi. NC tổng hợp Tìm hiểu thêm về công ước CITES Công ước về buôn bán quốc tế về các loài Đ ộng Th ực v ật hoang dã có nguy c ơ tuyệt chủng
- Công ước CITES (Conversion on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) đã được 12 nước dự họp tại Washington(Mỹ) ký kết thông qua ngày 1/3/1973 do vậy công ước này còn được gọi là công ước Washington. Công ước này có 25 điều đề cập đến các nguyên tắc chung, các biện pháp và nghĩa vụ của các thành viên. Công ước có hiệu lực từ 1/7/1975. Ở Việt Nam, để bảo vệ các loài Động Thực vật hoang dã, đặc bi ệt là các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời cũng để phối h ợp có hi ệu quả với cộng đồng quốc tế trong việc kiểm soát và điều chỉnh vi ệc buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoan dã có nguy c ơ tuyệt ch ủng, ngày 15/1/1994, Vi ệt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 121 tham gia công ước này. Hiện đã có khoảng 140 nước tham gia công ước. Nội dung của công ước CITES là những n ước thành viên th ực hi ện vi ệc c ấm buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã đang có nguy c ơ tuyệt ch ủng đ ược ghi trong bản phụ lục kèm theo của công ước đã được hội nghịu toàn thể các nước thành viên thỏa thuận thông qua. Phụ lục có 3 phần như sau: 1. Phụ lục 1 : là các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, cấm buôn bán th ương m ại giữa các nước trên thế giới. Trường hợp không mang tính chất thương mại (như quà tặng, trao đổi giữa các vườn động vật) thì phải xin giấy phép xuất và nhập. 2. Phụ lục 2: Là những loài có nguy cơ bị tuỵêt chủng do buôn bán quốc tế quá mức mà không được kiểm soát và điều chỉnh kịp thời, Các loài ghi trong ph ụ l ục 2 được phép buôn bán quốc tế thông qua việc kiểm soát và hạn chế của các nước thành viên( phải có giấy phép xuất và nhập khẩu). 3. Phụ lục 3: Được các nước thành viên sử dụng để kiểm soát vi ệc buôn bán các loài động thực vật hoang dã của nước họ, mà những loài này ch ưa đ ược ghi vào phụ lục 1 hoặc 2 Các loài động thực vật ghi trong phụ lục 1 và 2 c ủa CITES có th ể đ ược b ổ sung hoặc chuyển dịch do thỏa thuận của các nước thành viên tại h ội ngh ị toàn th ể họp 2 năm một lần hoặc bỏ phiếu gửi qua bưu điện trong thời gian giữa 2 kỳ hội nghị. Các nước thành viên có nghĩa vụ tiến hành những biện pháp thích hợp để thi hành có hiệu lực các điều khoàn ghi trong công ước, đặc biệt là việc cấm buôn bán các loài thuộc phụ lục 1. Đối với các mẫu vật, sau khi bị tịch thu sẽ được giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý. Sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan thẩm quyền quản lý của n ước xuất khẩu thì hoặc mẫu vật sẽ được trả lại cho nước đó (nhưng phải chịu toàn bộ phí sang nhận) hoặc sẽ được chuyển cho trung tâm cứu hộ hay một n ơi nào đó mà c ơ quan thành viên bảo đảm hoàn tất các thủ tục xuất nhập cảnh một cách nhanh chóng cho các loài đó được phép xuất nhập. Các nước thành viên phải bảo đảm cho mọi mẫu vật sống được chăm sóc thích hợp nhằm hạn chế tối đa các t ổn th ương v ề s ức khõe hay cách đối xử thô bạo trong quá trình vận chuyển hay quá cảnh. Cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES ở Việt Nam là Bộ Lâm Nghiệp (cũ) được chính phủ quy định làm cơ quan thẩm quyền quản lý và Viện Sinh Thái & Tài nguyên sinh vật( thuộc trung tâm Khoa học và Công nghệ Qu ốc gia) cùng v ới Trung tâm Tài nguyên Môi trường( thuộc trường Đại học quốc gia Hà N ội) là 2 c ơ quan thẩm quyền khoa học. Cơ quan thẩm quyền quản lý có trách nhi ệm liên hệ v ới các nước thành viên và ban thư ký CYTES, đồng thời cấp giấy phép hoặc chứng chỉ về
- các hoạt động buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy c ơ tuyệt chủng. Cơ quan thẩm quyền khoa học có trách nhiệm tư vấn khoa học cho c ơ quan thẩm quyền quản lý. Bạn có thể tham khảo danh sách các loài động thực vật cần được bảo vệ qua địa chỉ www.cites.org Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Ký tại Washington D.C tháng 3-1973 Nhận thức được rằng những loài động vật và thực vật hoang dã với vẻ đẹp phong phú và đa dạng của chúng là một phần không thể thay thế của những hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất, chúng phải được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau. ý thức được giá trị to lớn của động và thực vật hoang dã về mặt thẩm mỹ, khoa h ọc, văn hoá, giải trí và kinh tế. Nhận thức được rằng các dân tộc và các Chính phủ phải là những ng ười b ảo v ệ t ốt nhất hệ động, thực vật cần thiết khỏi hiện tượng khai thác quá m ức thông qua buôn bán quốc tế. ý thức được rằng phải có những biện pháp thích hợp cho các m ục tiêu trên là cấp bách, các nhà nước thành viên đi đến nhất trí như sau: Ðiều1. Ðịnh nghĩa Những định nghĩa sau đây chỉ phù hợp với phạm vi của Công ước: a. "Loài" có nghĩa là bất kỳ loài nào, các loài phụ ho ặc các chủng qu ần đ ịa lý c ủa các loài và loài phụ đó. b. "Vật mẫu" có nghĩa: i. Bất ký một thực vật hay động vật nào dù sống hay chết. ii. Trong trường hợp của một động vật là những loài thu ộc ph ụ l ục I và II, bộ phận được chế biến cho nhận biết, hoặc chế phẩm c ủa chúng đ ược ghi trong phụ lục III có liên quan đến các loài đã nêu và iii. Trong trường hợp của I thực vật: là những loài buộc ph ụ lục I, bất kỳ những bộ phận đã được chế biến về nhận biết hoặc chế phẩm của chúng và là những loài thuộc phụ lục II và III, bất kỳ những b ộ phận đã được chế biến dễ nhận biết hoặc chế phẩm của chúng được ghi trong phụ lục II và III có liên quan đến những loài đã nêu.
- a. "Buôn bán" nghĩa là xuất khẩu, tái xuất khẩu, nhập khẩu và nhập nội từ biển. b. "Tái xuất khẩu" có nghĩa là xuất khẩu bất kỳ một mẫu vật nào mà chúng đã được nhập khẩu trước đó. c. "Nhập nội từ biển" nghĩa là vận chuyển đến m ột quốc gia nh ững m ẫu v ật c ủa bất kỳ loài nào mà chúng được khai thác từ môi trường biển không thuộc quyền quản lý của bất kỳ nước nào. d. "Thẩm quyền khoa học" nghĩa là một cơ quan khoa học Nhà n ước đ ược ch ỉ định theo Ðiều IX của Công ước. e. "Thẩm quyền khoa học" nghĩa là một cơ quan khoa học Nhà n ước đ ược ch ỉ định theo Ðiều IX của Công ước. f. "Thẩm quyền quản lý" là một cơ quan quản lý Nhà nước được chỉ định theo Ðiều IX của Công ước. g. "Thành viên" nghĩa là một quốc gia mà bản Công ước đã có hiệu lực. Ðiều II. Những nguyên tắc cơ bản 1. Phụ lục I bao gồm những loài bị đe doạ tuyệt diệt do hoặc có thể do buôn bán. Việc buôn mẫu vật của những loài này phải tuân theo những quy ch ế nghiêm ngặt để không tiếp tục đe doạ sự tồn tại của chúng và chỉ có th ể th ực hi ện được trong những trường hợp ngoại lệ. 2. Phụ lục II bao gồm: a. Tất cả những loài mặc dù hiện chưa bị đe do ạ tuyệt di ệt nh ưng có th ể d ẫn đến đó nếu việc buôn bán những mẫu vật của những loài đó không tuân theo những quy chế nghiêm ngặt nhằm tránh việc sử dụng không phù h ợp v ới s ự tồn tại của chúng, và b. Những loài khác cũng phải tuân theo quy chế để cho việc buôn bán mẫu vật của một số loài có liên quan đến mục (a) có thể phải được kiểm soát hữu hiệu. 1. Phụ lục III bao gồm tất cả các loài mà mỗi nước thành viên quy định theo lu ật pháp của họ nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc khai thác và c ần thi ết phải có sự hợp tác với các nước thành viên khác để kiểm soát việc buôn bán. 2. Những nước thành viên không cho phép buôn bán mẫu vật c ủa những loài thuộc phụ lục I, II, III không phù hợp với những điều khoản của Công ước này. Ðiều III. Quy chế về buôn bán mẫu vật của những loại thuộc phụ lục I
- 1. Tất cả các hoạt động buôn bán mẫu vật của những loài thuộc ph ụ lục I phải phù hợp với những điều khoản của Ðiều III. 2. Việc xuất khẩu bấy kỹ mẫu vật của một loài thuộc phụ lục I đòi hỏi phải được cho phép trước và phải xuất trình 1 giấy pháp xuất khẩu. Một giấy phép xuất khẩu chỉ có thể được cấp khi thoả mãn được những yêu cầu sau: a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước xuất khẩu đã được xác nhận r ằng việc xuất khẩu này không đe doạ sự tồn tại của loài đó. b. Cơ quan thẩm quyền quản lý Nhà nước của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật được thu nhập phù hợp với luật pháp c ủa nhà n ước về bảo vệ hệ động và thực vật. c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được gi ải trình đ ầy đ ủ là bất kỳ một mẫu vật sống nào đó đều phải được chuẩn b ị và v ận chuy ển theo cách nhằm giảm tối đa về tổn thương, tổn hại sức kho ẻ hoặc bị đối xử thô bạo, và d. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được gi ải trình đ ầy đ ủ giấy nhập khẩu đã được cấp cho mẫu vật đó. 1. Việc nhập khẩu bất kỳ mẫu vật của 1 loài thuộc phụ lục I đòi h ỏi ph ải đ ược cho phép trước và phải xuất trình 1 giấy phép nhập khẩu và một giấy phép xuất khẩu hoặc 1 chứng chỉ tái xuất. một giấy phép nhập khẩu chỉ được c ấp khi thoả thuận những điều kiện sau: a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập khẩu đã xác nhận là vi ệc nh ập khẩu dùng cho mục đích không làm tổn hại đến sự tồn tại c ủa loài có liên quan. b. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập khẩu phải được giải trình đầy đủ sẽ nhận một mẫu vật sống đã chuẩn bị tốt về điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc. và c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập khẩu phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật không được dùng cho mục đích thương mại. 1. Việc tái xuất bất kỳ một mẫu vật của một loài thuộc phụ lục I đòi hỏi phải được phép trước và xuất trình một chứng chỉ tái xuất. Một chứng chỉ được tái xuất chỉ được cấp khi thoả mãn những điều kiện sau: a. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là việc nhập mẫu vật vào nước họ là phù hợp với các điều khoản của Công ước CITES. b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được gi ải thích đầy đ ủ là bất kỳ mẫu vật sống nào đều phải được chuẩn bị và vận chuyển theo cách nhằm giảm tối đa về tổn thương, tổn hại sức khoẻ hoặc bị đối xử thô bạo, và c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là một giấy phép nhập khẩu đã được cấp cho bất kỳ 1 mẫu vật sống nào.
- 1. Việc nhập nội bất kỳ 1 mẫu vật nào từ biển thuộc 1 loài trong phụ lục I đòi hỏi phải được phép trước dưới dạng 1 chứng chỉ của c ơ quan Thẩm quyền quản lý của nước nhập. Một chứng chỉ chỉ có thể được c ấp khi thoả mãn các điều kiện sau: a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập đã xác nhận vi ệc nh ập n ội không đe doạ sự tồn tại của loài có liên quan. b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập phải được giải trình đầy đủ sẽ nhận một mẫu vật sống đã có đủ điều kiện để nuôi dưỡng và chăm sóc cho mẫu vật, và c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập nội là mẫu vật sẽ không được dùng cho mục đích thương mại. Ðiều IV. Quy chế về buôn bán những mẫu vật của những loài thuộc phụ lục II 1. Tất cả hoạt động buôn bán mẫu vật của những loài thuộc ph ụ lục II phải tuân thủ những điều khoản của Ðiều IV. 2. Việc xuất khẩu bấy kỳ mẫu vật nào của những loài thuộc phụ lục II đòi hỏi phải được phép trước và trình một giấy phép xuất khẩu. Một gi ấy phép xuất khẩu chỉ có thể được cấp khi những điều kiện dưới đây được thoả mãn: a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước xuất khẩu đã xác nhận là việc xu ất khẩu này không đe doạ sự tồn tại của loài đó; b. Cơ quan thẩm quyền quản lý xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật được thu thập phù hợp với luật pháp của Nhà nước và bảo v ệ h ệ đ ộng v ật và thực vật, và c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được gi ải trình đ ầy đ ủ một mẫu vật sống nào cũng đã được chuẩn bị và chuyển theo cách có thể gi ảm tối đa về tổn thương, tổn hại sức khoẻ hoặc bị ngược đãi. 1. Cơ quan thẩm quyền khoa học của mỗi nước thành viên sẽ theo dõi c ả gi ấy phép xuất khẩu do Nhà nước cấp cho các mẫu vật thuộc phụ lục II và c ả vi ệc xuất khẩu thực tế của những mẫu vật của một số loài cần ph ải đ ược hạn ch ế để duy trì những loài đó trong khu phân bố của chúng đang tồn t ại và ph ải ở trên mức mà ở đó chúng có thể phải được liệt vào phụ lục I thì c ơ quan th ẩm quyền khoa học góp ý với cơ quan quản lý để thực hiện nh ững bi ện pháp thích hợp nhằm hạn chế việc cấp giấy phép xuất khẩu cho mẫu vật của những loài đó. 2. Việc nhập khẩu bất kỳ mẫu vật nào của một loài thuộc phụ lục II đ ều đòi h ỏi phải xuất trình trước một giấy phép xuất khẩu hoặc 1 chứng chỉ tái xuất:
- a. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật được nhập vào nước họ phù hợp với những đi ều kho ản c ủa CITES, và b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ mẫu vật sống nào cũng đã được chuẩn bị và vận chuyển theo cách có thể giảm tối đa về tổn thương, tổn hại đến sức khoẻ hoặc bị ngược đãi. 1. Việc nhập nội từ biển bất kỳ mẫu vật của một loài thuộc phụ lục II đòi hỏi phải có trước một chứng chỉ do cơ quan thẩm quyền quản lý c ủa n ước nhập nội cấp. Một chứng chỉ chỉ được cấp khi những đi ều kiện sau đây đ ược tho ả mãn: a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập nội xác nhận là việc nh ập n ội sẽ không đe doạ sự tồn tại của loài có liên quan, và b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập nội phải được gi ải trình đầy đ ủ là bất kỳ mẫu vật sống nào đều được chuẩn bị để giảm tối đa sự tổn thương, tổn hại sức khoẻ hoặc ngược đãi với vật. 1. Chứng chỉ nêu trong mục 6 của Ðiều này có thể được c ấp dựa vào ý ki ến đóng góp của Cơ quan thẩm quyền khoa học có tham khảo ý kiến c ủa các cơ quan khoa học có tham khảo ý kiến của các cơ quan khoa học trong n ước khác ho ặc nếu thuận lợi thì thảm khảo với cơ quan khoa học quốc tế, nhưng phải xem xét tổng số lượng mẫu vật được nhập nội trong thời gian không quá một năm. Ðiều V. quy chế về buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục III 1. Tất cả việc buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục II phải tuân theo điều khoản của Ðiều V. 2. Việc xuất khẩu bất kỳ mẫu vật của những loài thuộc phụ lục III của bất kỳ nước nào mà nước đó cũng liệt những loài đó vào phụ lục III đòi h ỏi phải có phép trước và xuất trình một giấy phép xuất khẩu. Một giấy phép xuất khẩu chỉ có thể được cấp khi những điều kiện sau đây được thoả mãn: a. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được gi ải trình đ ầy đ ủ là mẫu vật được thu thập phù hợp với luật pháp của nước đó về bảo vệ động và thực vật, và b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được gi ải trình đ ầy đ ủ là bất kỳ mẫu vật sống nào đều được chuẩn bị và vận chuyển theo cách có th ể giảm tối đa về tổn thương, tổn thất đến sức khoẻ và ngược đãi đối v ới mẫu vật.
- 1. Việc nhập khẩu bất kỳ mẫu vật nào của những loài thuộc ph ụ l ục III đòi h ỏi xuất trình trước giấy chứng nhận xuất khẩu của n ước có m ẫu vật mà n ước này đã liệt loài đó vào phụ lục III và một giấy phép xuất khẩu trừ tr ường h ợp áp dụng quy định trong mục 4 của Ðiều này. 2. Trường hợp tái xuất đòi hỏi 1 chứng chỉ do cơ quan thẩm quyền quản lý c ủa nước tái xuất cấp xác nhận rằng mẫu vật đã được xử lý tại nước đó hoặc đang được tái xuất sẽ được nước nhập khẩu tiếp nhận đó là bằng ch ứng xác nhận rằng Công ước hiện hành được tuân thủ đối với các loài liên quan. Ðiều VI. giấy phép và chứng chỉ 1. Giấy phép và chứng chỉ được cấp theo điều khoản của Ði ều III, IV, V sẽ ph ải phù hợp với những điều khoản của Ðiều VI. 2. Một giấy phép xuất khẩu phải có những thông tin được liệt kê mẫu trong phụ lục IV và có thể chỉ được dùng trong khoảng thời gian là 6 tháng k ể t ừ ngày cấp. 3. Mỗi giấy phép hoặc chứng chỉ phải mang tên c ủa Công ước CITES, tên và d ấu của cơ quan thẩm quyền quản lý đã cấp giấy phép và một số kiểm soát do c ơ quan thẩm quyền quản lý định ra. 4. Bất kỳ một bản sao nào của giấy phép hoặc chứng chỉ do c ơ quan th ẩm quyền quản lý cấp phải đóng dấu bản sao và bản sao không được dùng thay cho b ản gốc trừ trường hợp có ký xác nhận gia hạn giá trị. 5. Mỗi một lần gửi mẫu vật đi phải có một giấy phép hoặc 1 chứng chỉ riêng. 6. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập khẩu sẽ huỷ hoặc giữ lại giấy phép xuất khẩu hoặc chứng chỉ tái xuất hoặc bất kỳ một giấy phép xuất khẩu nào qua đường bưu điện liên quan đến việc nhập khẩu những m ẫu vật đó sau khi đã dùng xong. 7. ở đâu có điều kiện và thuận lợi thì cơ quan thẩm quyền quản lý nên đánh dấu lên mẫu vật để tiện việc nhận biết mẫu vật. Ðể thực hiện mục đích này "đánh dấu" có nghĩa là in bằng bất kỳ thứ gì không thể tẩy xoá được mẫu vật miễn là trách được làm giả của những người ngoài chức trách. Nói chung là càng khó bắt chước càng tốt. Ðiều VII. Các trường hợp miễn trừ và những điều khoản đặc biệt khác liên quan đến buôn bán
- 1. Những điều khoản của Ðiều III, IV và V sẽ không được áp dụng cho vi ệc chuyển tải hoặc quá cảnh những mẫu vật qua hoặc vào lãnh thổ của nước thành viên trong khi mẫu vật còn nằm dưới sự kiểm soát của hải quan. 2. ở đâu mà cơ quan thẩm quyền quản lý của nước về xuất khẩu và tái xuất được chứng minh rằng mẫu vật đã có được trước khi những đi ều khoản c ủa Công ước CITES được áp dụng cho mẫu vật đó, thì những điều kho ản c ủa các Ðiều III, IV, V không được áp dụng cho những m ẫu vật đó ở n ơi mà c ơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ cho loại mẫu vật đó. 3. Những điều khoản của Ðiều III, IV, V không áp dụng cho mẫu vật là tài sản cá nhân hoặc gia đình. Sự miễn trừ này không áp dụng cho những trường hợp sau: a. Trong trường hợp mẫu vật thuộc 1 loại trong phụ lục I, ch ứng đ ược thu th ập làm của riêng bên ngoài nước mà người sở hữu thường c ư trú mà chúng đ ược nhập vào nước đó, hay là b. Trong trường hợp mẫu vật thuộc về 1 loài trong phụ lục II: • Những mẫu vật có được của người sở hữu từ bên ngoài n ước mà anh ta c ư trú thường xuyên và trong một nước mà ở đó mẫu vật được thu th ập t ừ thiên nhiên. • Mẫu vật được nhập vào nước mà người sở hữu cư trú thường xuyên, và ở nước mà mẫu vật được thu thập từ ngoài thiên nhiên cần phải có m ột gi ấy phép xuất khẩu được cấp trước khi xuất khẩu những mẫu vật đó trừ khi c ơ quan thẩm quyền quản lý phải được giải trình đầy đủ là m ẫu vật đã có đ ược trước khi những điều khoản của Công ước được áp dụng đối với mẫu vật. 1. Mẫu vật của một loài động vật thuộc phụ lục I được tạo ra trong điều ki ện nuôi nhằm mục đích thương mại, hoặc của một loài thực vật đ ược nhận nuôi một cách nhân tạo nhằm mục đích thương mại sẽ được coi mà m ẫu vật của những loài thuộc phụ lục II. 2. ở đâu mà cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ một mẫu vật của m ột loài động vật đ ược t ạo trong đi ều kiện nuôi hoặc mẫu vật của một loài thực vật được nhận nuôi một cách nhân tạo hoặc là một bộ phận được lấy từ một loài động vật hoặc thực vật nào đó, thì một chứng chỉ được cơ quan thẩm quyền quản lý c ấp có th ể đ ược chấp nhận như là giấy phép hoặc chứng chỉ cần phải có theo đi ều kho ản c ủa Ði ều III, IV và V. 3. Những điều khoản của Ðiều III, IV và V không được áp dụng cho trường h ợp mượn mẫu không mang tính chất thương mại, quà biếu ho ặc trao đổi gi ữa các nhà khoa học hoặc các cơ quan khoa học đã được đăng ký tại c ơ quan th ẩm quyền quản lý của nước họ. Ðó là những tiêu bản thực v ật sống mang nhãn do cơ quan thẩm quyền quản lý xuất ra hoặc phê duyệt. 4. Cơ quan thẩm quyền quản lý của bất kỳ quốc gia nào có thể bỏ qua những đòi hỏi của các Ðiều III, IV cho phép di chuyển những mẫu vật là b ộ phận c ủa vườn thú không cấp giấy phép hoặc chứng chỉ miễn là :
- a. Người nhập khẩu hay người xuất khẩu đăng ký đầy đủ chi ti ết của những mẫu vật thuộc loại trên với cơ quan thẩm quyền quản lý. b. Những mẫu vật được liệt vào những thứ hạng đặc biệt thu ộc m ục 2 ho ặc 5của Ðiều III, và c. Cơ quan thẩm quyền quản lý phải được giải trình đầy đủ là những mẫu vật sống sẽ được vận chuyển và chăm sóc theo cách có thể gi ảm tối đa t ổn thương, tổn hại đến sức khoẻ hoặc bị ngược đãi. Ðiều VIII. Những biện pháp của quốc gia thành viên cần thực hiện 1. Các nước thành viên sẽ tiến hành những biện pháp thích h ợp đ ể thi hành có hiệu lực các điều khoản của Công ước này và để cấm buôn bán các mẫu vật vi phạm Công ước. Ðó là những biện pháp sau: a. Phạt việc buôn bán hoặc lưu giữ các mẫu vật; hoặc cả hai. b. Tịch thu hoặc trả lại cho nước xuất khẩu các mẫu vật đó. 1. Bên cạnh các biện pháp như đã nêu trong mục I c ủa Ði ều này, khi th ấy c ần thiết, nước thành viên có thể bằng phương pháp thanh toán n ội bộ để chi trả cho những chi phí do hậu quả của việc tịch thu mẫu vật kinh doanh vi ph ạm những biện pháp sử dụng để thực hiện các điều khoản của CITES. 2. Trong chừng mực có thể nhất trí, mọi nước thành viên c ần b ảo đ ảm r ằng các mẫu vật sẽ được thông qua các thủ tục buôn bán c ần thi ết với m ức ch ậm tr ễ tối thiểu. Ðể tạo điều kiện cho điều này, nước thành viên cần đ ịnh rõ c ảng xuất và nhập cho các mẫu vật để hoàn tất thủ tục hải quan. Các quốc gia cũng cần bảo đảm rằng m ọi m ẫu vật sống, trong th ời kỳ giao chuyển quá cảnh hoặc chuyển tải sẽ được chăm sóc thích hợp nh ằm h ạn chế tối thiểu mọi thương tổn về sức khoẻ và các đối xử thô bạo. 3. ở nơi mà mẫu vật bị tịch thu theo biện pháp như đã nêu trong m ục 1 c ủa Ði ều này thì: a. Mẫu vật sẽ được giao cho cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tịch thu; b. Sau khi trao đổi ý kiến với quốc gia xuất, cơ quan thẩm quyền quản lý trên sẽ trả lại mẫu vật cho quốc gia đó và quốc gia này sẽ chịu tiền phí tổn, ho ặc mẫu vật sẽ được trả lại cho trung tâm cứu nạn hay một nơi nào đó mà c ơ quan thẩm quyền quản lý cho là thích hợp và phù hợp với mục tiêu c ủa Công ước này, và c. Cơ quan thẩm quyền quản lý có thể xin ý kiến cơ quan thẩm quyền khoa học, hoặc tốt hơn cả là xin ý kiến Ban thư ký để quyết định theo mục (b) đ ược dễ dàng, kể cả việc chọn các trung tâm cứu nạn hoặc địa điểm khác.
- 1. Trung tâm cứu nạn, như đã nêu trong mục 4 c ủa Ðiều này là m ột c ơ s ở do c ơ quan thẩm quyền quản lý chọn lựa nhằm trông nom, chăm sóc các mẫu vật sống, đặc biệt là những mẫu vật bị tịch thu. 2. Mỗi nước thành viên sẽ duy trì những số liệu về buôn bán các loài nêu trong phụ lục I, II và II, mà những số liệu này sẽ gồm: a. Tên và địa chỉ của người xuất, người nhập. b. Số lượng và kiểu giấy phép, chứng chỉ; những nước tham gia buôn bán: số lượng và chất lượng và hình thức của mẫu vật; tên loài như trong phụ lục I, II và III; và khi thích hợp bao gồm cả kích thước và giới tính của mẫu vật. 1. Mỗi nước thành viên sẽ chuẩn bị các báo cáo thường kỳ về việc thực thi Công ước này và sẽ gửi tới ban thư ký. a. Một báo cáo hàng năm, nội dung bao gồm tóm tắt các thông tin nh ư đã nêu trong điển (b) của mục 6 điều này; và b. Một báo cáo định kỳ 2 năm về các biện pháp hành chính, quy tắc, lu ật l ệ đã tiến hành để thực thi các điều khoản của Công ước. 1. Những thông tin đã nêu trong mục 7 c ủa Ðiều này sẽ đ ược ph ổ bi ến r ộng rãi ở nơi mà Ðiều này phù hợp với luật của nước thành viên đó. Ðiều IX. các cơ quan thẩm quyền quản lý và thẩm quyền khoa học 1. Vì mục đích của Công ước này, mỗi nước thành viên sẽ bổ nhiệm: a. ít nhất một cơ quan thẩm quyền quản lý có đủ thẩm quyền cấp gi ấy phép hoặc chứng chỉ thay mặt cho quốc gia thành viên đó; và b. ít nhất một cơ quan thẩm quyền khoa học 1. Một quốc gia vừa phê chuẩn Công ước, chấp thuận hoặc đã nộp đủ thủ tục gia nhập Công ước sẽ đồng thời thông báo cho cơ quan bảo lưu tên và đ ịa ch ỉ c ủa cơ quan thẩm quyền quản lý được phép liên hệ với các n ước thành viên khác và Ban thư ký. 2. Mọi thay đổi trong việc bổ nhiệm hay uỷ quyền nằm trong các điều khoản của Ðiều này cần được quốc gia đó thông báo cho Ban thư ký để Ban thư ký báo cho các nước thành viên khác. 3. Mọi cơ quan quản lý như đã nêu trong mục 2 của Ðiều này, khi được Ban thư ký hay cơ quan thẩm quyền quản lý của các nước khác yêu cầu, cần thông báo
- về mẫu in của con tem, con dấu hoặc các dạng khác dùng đ ể xác th ực gi ấy phép hoặc chứng chỉ. Ðiều X. Buôn bán với các nước không tham gia Công ước ở những nơi mà xuất khẩu tới hoặc nhập khẩu từ một nước không tham gia Công ước, những văn bản thích hợp được xuất ra từ các c ơ quan có th ẩm quyền c ủa n ước đó phù hợp với các yêu cầu của Công ước, sẽ có thể được chấp thuận thay cho các giấy phép và chứng chỉ. Ðiều XI. Hội nghị của các nước thành viên 1. Ban thư ký sẽ triệu tập Hội nghị của các nước thành viên không muộn hơn hai năm sau khi Công ước này có hiệu lực. 2. Sau đó Ban thư ký sẽ triệu tập các phiên họp thường kỳ 2 năm m ột l ần, tr ừ khi Hội nghị có quyết định khác, và các phiên họp bất thường vào m ọi th ời đi ểm trên cơ sở những đề nghị bằng văn bản của ít nhất là 1/3 số nước thành viên. 3. Tại cuộc họp, dù những thường kỳ hay bất thường, các n ước sẽ ki ểm điểm việc thực thi Công ước và có thể: a. Ðưa ra những điều khoản cần thiết để tạo điều kiện cho Ban th ư ký th ực thi nhiệm vụ, chấp nhận và thực hiện các điều khoản về tài chính. b. Xem xét, chấp nhận các sửa đổi của phụ lục I và II phù hợp với Ðiều XV. c. Kiểm điểm thành quả đã đạt được trong việc hồi phục và bảo v ệ các loài thuộc phụ lục I, II và III. d. Tiếp nhận và xem xét mọi báo cáo do ban thư ký ho ặc bất kỳ n ước thành viên nào đưa ra; và e. Nơi nào thích hợp thì đưa ra các kiến nghị nhằm tăng c ường hi ệu lực c ủa Công ước. 1. Tại mỗi phiên họp thường kỳ, các nước thành viên có thể xác định th ời gian và địa điểm cho phiên họp tiếp theo, phú hợp với những điều kho ản c ủa m ục 2 trong Ðiều này. 2. Tại bất cứ phiên họp nào, các nước thành viên có thể đề xuất và thông qua các nội quy thủ tục cho phiên họp. 3. Liên Hợp Quốc, các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc và c ơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế, cũng như các phiên họp của Hội nghị với tư cách
- quan sát viên - đó là những người có quyền tham dự nhưng không có quyền b ỏ phiếu. 4. Bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc bảo vệ, bảo tồn hoặc quản lý động, thực vật hoang dại, theo nh ư các loài d ưới đây, mà những tổ chức này đã thông báo cho Ban thư ký về nguyện v ọng đ ược tham d ự các phiên họp của Hội nghị với tư cách quan sát viên, sẽ được chấp nh ận tr ừ khi có ít nhất là 1/3 các quốc gia thành viên có mặt phản đối: a. Các tổ chức, cơ quan quốc tế - Chính phủ hoặc phi Chính phủ, và các th ẩm quyền tổ chức, cơ quan quốc gia. b. Các tổ chức, cơ quan phi Chính phủ đóng tại một nước mà đã được Nhà nước đó phê chuẩn (đồng ý) về ý định này. Khi đã được chấp nhận, các quan sát viên này sẽ có quyền tham dự nhưng không có quyền biểu quyết. Ðiều XII. Ban thư ký 1. Ngay khi Công ước này có hiệu lực, Giám đốc điều hành ch ương trình môi trường Liên Hợp Quốc sẽ chọn ra một Ban thư ký. Trong phạm vi và theo cách hoạt động mà ban thư ký cho là thích hợp, Ban thư ký có thể được các tổ chức hoặc cơ quan quốc gia hoặc quốc tế, liên Chính phủ hay phi Chính phủ và các tổ chức có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ, bảo tồn và quản lý đọng, th ực vật hoang dã giúp đỡ. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban thư ký sẽ là: a. Thu xếp và tổ chức phục vụ các phiên họp của các quốc gia thành viên. b. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ như đã nêu trong các điều khoản của Ðiều XV và XVI của Công ước này. c. Tiến hành các nghiên cứu khoa học - kỹ thuật theo các chương trình đã đ ược Hội nghị của các nước thành viên cho phép để góp phần vào th ực thi Công ước này, bao gồm cả các nghiên cứu có liên quan tới các tiêu chuẩn để chuẩn b ị và vận chuyển một cách thích hợp các mẫu vật sống, cũng như các ph ương ti ện để nhận biết mẫu vật. d. Nghiên cứu xem xét các báo cáo của các nước thành viên, yêu c ầu các thành viên cấp những thông tin cụ thể hơn khi cần thiết để đảm bảo cho vi ệc th ực thi Công ước này. e. Hướng các nước thành viên quan tâm tới những vấn đề có liên quan đ ến các mục tiêu của Công ước. f. Xuất bản định kỳ và cung cấp cho các n ước thành viên nh ững tài li ệu c ập nh ật nhất của phụ lục I, II và III cùng mọi thông tin giúp cho vi ệc nh ận bi ết m ẫu vật của loài thuộc các phụ lục này.
- g. Chuẩn bị các báo cáo hàng năm về các công vi ệc và nh ững sửa đ ổi, b ổ sung của Công ước đối với từng nước thành viên và chuẩn bị các báo cáo khác ki ểu như vậy khi các phiên họp yêu cầu. h. Ðưa ra các khuyến nghị cho việc thực hiện mục tiêu và các đi ều kho ản c ủa Công ước này, bao gồm cả sự trao đổi thông tin có tính chất khoa h ọc hay k ỹ thuật. i. Thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ khác khi được các nước thành viên giao phó. Ðiều XIII. Các biện pháp quốc tế 1. Qua những thông tin tiếp nhận được, khi chứng minh đ ược rằng b ất kỳ m ột loài thuộc phụ lục I hoặc II bị ảnh hưởng bất lợi do buôn bán ho ặc khi bi ết rằng các điều khoản của Công ước không được thực thi có hi ệu l ực, Ban th ư ký sẽ thông báo cho các cơ quan thẩm quyền quản lý c ủa m ột ho ặc nhi ều nước thành viên có liên quan. 2. Mọi quốc gia khi nhận được thông tin như đã nêu ở m ục I c ủa Ði ều này đ ều phải thông báo càng sớm càng tốt cho ban thư ký về những sự việc liên quan mà trong chừng mực luật pháp của quốc gia đó cho phép, và n ơi nào thích h ợp thì đề xuất biện pháp sửa chữa. ở những nơi mà quốc gia thành viên này th ấy cần thẩm tra, thì việc thẩm tra sẽ do một hoặc vài người được quốc gia đó uỷ quyền tiến hành. 3. Mọi thông tin do một nước thành viên cung c ấp ho ặc do yêu c ầu đã nêu trong mục 2 của Ðiều này sẽ được xem xét lại trong Hội nghị gần nh ất c ủa các nước thành viên đồng thời Hội nghị này cũng có thể đề xuất những khuyến nghị nếu được coi là thích hợp. Ðiều XIV. ảnh hưởng đến pháp chế trong nước và các Công ước quốc tế 1. Các điều khoản của Công ước này sẽ không hề ảnh hưởng đến quyền c ủa các nước thành viên chấp nhận và thực hiện: a. Các biện pháp trong nước chặt chẽ hơn có liên quan tới các đi ều ki ện buôn bán, lấy mẫu hoặc sở hữu mẫu vật, vận chuyển của các loài thu ộc ph ụ l ục I, II và III, hoặc nghiêm cấm các hoạt động đó. b. Các biện pháp trong nước nhằm hạn chế hoặc c ấm buôn bán, lấy m ẫu, sở h ữu mẫu vật hoặc vận chuyển các loài không thuộc phụ lục I, II và III.
- 1. Các điều khoản của Công ước này sẽ không hề ảnh hưởng đến các đi ều khoản của bất kỳ một biện pháp nội bộ nào hoặc một nghĩa vụ nào của qu ốc gia thành viên liên quan tới các Hiệp ước, Công ước ho ặc tho ả thu ận qu ốc t ế có liên quan tới các khía cạnh khác của việc buôn bán, lấy và sở hữu ho ặc vận chuyển các mẫu vật mà những văn bản này đang có hi ệu l ực ho ặc s ẽ có hi ệu lực cho mọi nước thành viên, bao gồm cả các biện pháp có liên quan t ới hải quan, y tế, thú y và kiểm dịch thực vật. 2. Các điều khoản của Công ước này sẽ không hề ảnh hưởng tới các đi ều kho ản hoặc các nghĩa vụ liên quan tới bất kỳ một Hiệp ước, Công ước hay Tho ả thuận quốc tế đã được thông qua, hoặc những văn bản này có thể được ký kết giữa các quốc gia để tạo ra một hiệp hội hoặc một thoả thuận buôn bán khu vực để hình thành hoặc duy trì kiểm soát hải quan chung ngoài biên gi ới và trong chừng mực nào đó loại bỏ các kiểm soát hải quan giữa các quốc gia thành viên khi các kiểm soát hải quan này có liên quan tới vi ệc buôn bán gi ữa các quốc gia thành viên của Thoả thuận Hiệp hội. 3. Một quốc gia thành viên của Công ước này, mà là thành viên của các Hi ệp ước, Công ước hoặc Thoả thuận quốc tế khác đã có hiệu lực trong thời đi ểm Công ước này cũng đã có hiệu lực và theo các đi ều kho ản c ủa các Công ước đó các loài thuộc động, thực vật biển nằm trong phụ lục I cũng đã được bảo v ệ thì nghĩa vụ thuộc điều khoản của Công ước này về vấn đề buôn bán các mẫu vật thuộc phụ lục II mà tầu biển dùng thu thập mẫu đã đăng ký ở qu ốc gia đó s ẽ được giảm nhẹ. 4. Mặc dù có các điều khoản của Ðiều III, IV và V, vi ệc xuất khẩu m ột m ẫu vật phù hợp với mục 4 của Ðiều này sẽ chỉ đòi hỏi một chứng chỉ từ cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập nội giới thiệu rằng mẫu vật được lấy phù h ợp với các điều khoản của các Hiếp wóc, Công ước hoặc Thoả thuận quốc tế có liên quan. 5. Công ước này không có điều khoản nào làm tổn hại đến sự so ạn th ảo và xây dựng Luật biển của hội nghị Liên Hợp Quốc về Luật biển được triệu tập theo Nghị quyết số 2750C (XXV) của Ðại hội đồng Liên Hợp Quốc và cũng không có điều khoản nào làm tổn hại đến việc xác nhận hiện tại và trong tương lai và các quan điểm pháp lý của mọi quốc gia có liên quan đến Luật bi ển và đ ặc tính hoặc phạm vi của quyền tài phán đối với bờ biển và chủ quyền quốc gia. Ðiều XV. Các sửa đổi, bổ sung đối với phụ lục I và II 1. Các điều khoản dưới đây có liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung phụ lục I và II sẽ được áp dụng tại các phiên họp của Hội nghị các nước thành viên. a. Mọi quốc gia thành viên đều có thể dự kiến sửa đổi, bổ sung cho ph ụ l ục I hoặc II để xem xét tại phiên họp tiếp theo. Nội dung sửa đổi dự kiến cần được báo cho ban thư ký tối thiểu là 150 ngày trước phiên họp. Ban th ư ký sẽ h ỏi ý
- kiến các quốc gia khác cũng như các điều khoản của điểm (b) và (c) c ủa mục 2 trong Ðiều này, và sẽ phúc đáp các nước thành viên không chậm h ơn 30 ngày trước phiên họp. b. Các sửa đổi, bổ sung sẽ được chấp nhận với 2/3 số các n ước có m ặt và b ỏ phiếu. Tức là tính các quốc gia có mặt bỏ phiếu thuận hoặc phiếu chống. Các nước bỏ phiếu trắng sẽ không được tính đến trong tỷ lệ 2/3 cần có để chấp nhận sửa đổi này. c. Các sửa đổi, bổ sung đã được chấp thuận tại phiên họp sẽ có hi ệu l ực sau kỳ họp 90 ngày trừ các sửa đổi, bổ sung cần được bảo lưu phù h ợp v ới kho ản 3 của Ðiều này. 1. Các điều khoản dưới đây có liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung phụ lục I và II sẽ được áp dụng giữa các phiên họp của Hội nghị các quốc gia thành viên: a. Mọi quốc gia đều có thể dự kiến sửa đổi, bổ sung cho phụ lục I hoặc II đ ể xem xét giữa các phiên họp, thông qua các thủ tục bưu điện. b. Ðối với các loài ở biển, Ban thư ký sau khi nhận được n ội dung b ổ sung d ự kiến, sẽ lập tức thông tin cho các nước thành viên. Ban thư ký cũng sẽ h ỏi ý kiến các cơ quan liên Chính phủ có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến các loài này, đặc biệt để lấy những số liệu khoa học mà các c ơ quan này có th ể cung cấp cũng như để bảo đảm kết hợp các bi ện pháp bảo v ệ mà các c ơ quan này thi hành. ban thư ký sẽ thông tin các quan điểm và các số li ệu do các c ơ quan này cung cấp, cũng như các khuyến nghị và khám phá của chính Ban th ư ký t ới các nước thành viên một cách sớm nhất. c. Ðối với các loài không ở biển, sau khi nhận được những bổ sung dự ki ến, Ban thư ký sẽ lập tức thông tin đến các nước thành viên và sau đó sẽ thông báo các khuyến nghị của Ban thư ký trong khả năng nhanh nhất. d. Trong vòng 60 ngày tính từ ngày Ban thư ký thông báo các khuy ến ngh ị đ ến các nước thành viên như đã nêu trong điểm (b) hoặc (c) c ủa mục này, m ọi thành viên đều phải chuyển cho ban thư ký những ý kiến của mình về các bổ sung dự kiến cùng với mọi thông tin và số liệu khoa học thích hợp. e. Ban thư ký sẽ thông báo những khuyến nghị của mình và các phúc đáp nh ận được từ các nước thành viên tới các nước một cách sớm nhất. f. Nếu trong vòng 30 ngày tính từ ngày ban thư ký trả lời và khuyến nghị theo như điểm (e) của mục này mà ban thư ký không nhận được ý ki ến ph ản đ ối nào thì việc bổ sung sẽ có hiệu lực cho mọi thành viên sau 90 ngày, trừ những n ước bảo lưu phù hợp với mục 3 của Ðiều này. g. Nếu Ban thư ký nhận được phản đối từ bất kỳ một thành viên nào, s ửa đ ổi, b ổ sung dự kiến sẽ được trình để bỏ phiếu qua bưu điện, theo như các đi ều khoản của điểm (h), (i) và (j) của mục này. h. Ban thư ký sẽ thông báo cho các nước thành viên rằng đã nhận đ ược ý ki ến phản đối. i. Trừ khi ban thư ký nhận được phiếu thuận, phiếu chống hoặc phi ếu tr ắng, ít nhất một nửa số thành viên trong vùng 60 ngày tính từ ngày thông báo nh ư đã nêu trong điểm (h) của mục này, bổ sung dự kiến sẽ đ ược chuyển sang phiên họp tiếp theo của Hội nghị để xem xét thêm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình: Đa dạng sinh học - PGS.TS Tô Thất Tháp
118 p | 1867 | 590
-
KHÁI NIỆM ĐA DẠNG SINH HỌC
3 p | 596 | 114
-
CÔNG ƯỚC ĐA DẠNG SINH HỌC CBD
28 p | 407 | 87
-
Cách mạng nano trong ứng dụng y sinh học
4 p | 205 | 46
-
Đa dạng sinh học - part 1
4 p | 130 | 23
-
Bài giảng bảo tồn đa dạng sinh học part 4
12 p | 107 | 21
-
BÀI GIẢNG: ĐA DẠNG SINH HỌC, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU & PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
91 p | 124 | 21
-
Bài giảng Biểu hiện sự đa dạng loài
28 p | 147 | 16
-
Chương 1: Đa dạng sinh học Việt Nam-Đặc trưng và tầm quan trọng
0 p | 74 | 14
-
Bài giảng về đa dạng sinh học
107 p | 91 | 12
-
Chủ đề: Các khu ramsar và đa dạng sinh học
14 p | 134 | 11
-
Công ước về đa dạng sinh học, 1992 (Việt Nam tham gia ký kết ngày 16.11.1994)
25 p | 80 | 4
-
Bài giảng Xu hướng phát triển thực phẩm: Các vấn đề về quản lý GMO/GMF
63 p | 13 | 4
-
Cách tiếp cận mới trong bảo tồn biển Việt Nam: Dựa vào vùng đặc thù sinh học hoặc sinh thái
11 p | 27 | 3
-
Chính sách quy hoạch đa dạng sinh học quốc gia: Phần 2
72 p | 16 | 3
-
Tìm hiểu Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững: Phần 2
239 p | 6 | 3
-
Côn trùng trong Sách đỏ Việt Nam năm 2020 và một số loài quý hiếm được bảo tồn và khai thác thế nào
4 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn