intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cột sống chẻ đôi

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

160
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cột sống chẻ đôi (spina bifida) là một khuyết tật của ống thần kinh xảy ra ở thai nhi, do các gai và cung sau của một hoặc nhiều đốt sống kế cận kém phát triển; thường gặp ở vùng lưng thấp, thắt lưng và xương thiêng. Bất thường của màng não và tủy ở mức độ khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cột sống chẻ đôi

  1. Cột sống chẻ đôi I. ĐỊNH NGHĨA Cột sống chẻ đôi (spina bifida) là một khuyết tật của ống thần kinh xảy ra ở thai nhi, do các gai và cung sau của một hoặc nhiều đốt sống kế cận kém phát triển; thường gặp ở vùng lưng thấp, thắt lưng và xương thiêng. Bất thường của màng não và tủy ở mức độ khác nhau. II. PHÂN LOẠI 1. Cột sống chẻ đôi thể ẩn (spina bifida occulta): là thể nhẹ nhất. Sự hở của ống sống được các cơ cột sống che phủ, có thể xuất hiện túm lông hay u mỡ dưới da ở vùng này. Trẻ không có dấu hiệu bất thường về thần kinh. Đa số không biết mắc bệnh, chỉ phát hiện tình cờ khi chụp X – quang vì một lý do nào đó.
  2. 2. Thoát vị màng não (Meningocele): màng não thoát vị qua chỗ khuyết của cung sống, tạo thành một nang dưới da chứa dịch não tủy. Trẻ không có bất thường về thần kinh. 3. Thoát vị màng não – tủy (Myelomenigocele): đây là dạng thường gặp và nặng nề nhất. Khối thoát vị gồm màng não và tủy sống. Tùy theo vị trí và mức độ thoát vị mà hệ thần kinh bị tổn thương ở những mức độ khác nhau. 4. Lipomeningocele III. CỘT SỐNG CHẺ ĐÔI ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN TRẺ MẮC BỆNH? Cột sống chẻ đôi ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ: nguy cơ nhiễm trùng, yếu cơ và mất cảm giác, trật khớp háng, co cơ chân và bàn chân, bàn chân khoèo hoặc hướng lên trên và bẻ ra ngoài, khó kiểm soát đại tiểu tiện, não úng thủy, tổn thương não, dị ứng latex.
  3. IV. VẤN ĐỀ BÀNG QUANG THẦN KINH (Neurogenic bladder) Ở TRẺ CỘT SỐNG CHẺ ĐÔI Các xét nghiệm cần làm: 1- Đo áp lực bàng quang: để biết mức độ rò rỉ của bàng quang (LPP – leak point pressure) và thể tích bàng quang. 2- Điện cơ đồ (EMG - Electromyography): đánh giá khả năng giãn nở của cơ bàng quang. Điều trị: 1- Đặt thông tiểu gián đoạn (CIC – clean intermittent catheterization) khi LPP > 40 CmH2O, mục đích thông thoáng bàng quang và ngừa nhiễm trùng. 2- Phẫu thuật tạo bàng quang.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2