intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cuộc phỏng vấn dễ chịu

Chia sẻ: Nam Ngo Tran Nhat | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

396
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những "tiểu xảo" biến cuộc phóng vấn thành cuộc trò chuyện vui vẻ. Đây là điều không ai nói với các ứng viên tìm việc. Chìa khóa của vấn đề nằm trong cách trả lời và phản biện đối với câu hỏi của người phỏng vấn. Ví dụ sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cuộc phỏng vấn dễ chịu

  1. Cuộc phỏng vấn dễ chịu - 15/11/2006 21h:58 Những "tiểu xảo" biến cuộc phóng vấn thành cuộc trò chuyện vui  vẻ. Đây là điều không ai nói với các ứng viên tìm việc. Chìa khóa  của vấn đề nằm trong cách trả lời và phản biện đối với câu hỏi của  người phỏng vấn. Ví dụ sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này. Người phỏng vấn: Anh có thích đi du lịch không? Ứng viên: Vâng, tôi rất thích. Xin ông vui lòng cho tôi biết mối liên quan giữa sở thích này và vị trí  công việc của tôi. Trong trường hợp này, ứng viên đã tỏ ra rất thông minh và nhạy bén khi lật ngược lại tình thế ­ từ  bị động sang chủ động, cũng như buộc người phỏng vấn phải tự nói ra những nhận xét về công  việc mà vốn dĩ người ứng viên phải trả lời. Chúng tôi sẽ tư vấn cho chúng ta những "tiểu xảo" biến  cuộc phỏng vấn thành cuộc trò chuyện vui vẻ. Sử dụng các kỹ thuật giả định Hãy cá nhân hóa cuộc phỏng vấn bất kỳ khi nào và nơi nào có thể, bằng các kỹ thuật phỏng vấn  giả định. Đừng bao giờ thảo luận về nhiệm vụ hay trách nhiệm công việc. Hãy sử dụng các lối nói  như: Công việc hàng ngày của tôi là gì? Tôi phải báo cáo cho ai? Ai sẽ báo cáo cho tôi. Không có  câu hỏi nào trong số này liên quan đến việc ứng viên sẽ đảm nhận công việc, chúng chỉ đơn giản  buộc người phỏng vấn phải tưởng tượng ra hình ảnh của bạn trong công việc để trả lời các vấn đề  này. Câu hỏi về lương Rất nhiều ứng viên cảm thấy lúng túng khi phải trả lời các câu hỏi về mức lương trong khi một số  lại xem đây là chủ đề chính của buổi phỏng vấn.  Ví dụ: "Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu? Anh/chị muốn dạng thu nhập nào?" "Thưa  Ông/Bà, giống như tất cả mọi người, dù thu nhập của tôi có nhiều đến đâu cũng không bao giờ là  đủ cả. Theo tôi thì mức lương càng cao thì càng tốt". Câu trả lời này hoàn toàn tiêu cực, người  ứng viên quá tập trung vào lợi ích cá nhân mà quên đi vai trò của mình trong công việc.  Trong trường hợp này hãy tự hỏi về những đóng góp mà bạn có thể mang đến cho công ty trước  khi đưa ra yêu cầu về mức lương. Câu trả lời tốt hơn là "Tiền dĩ nhiên là vấn đề quan trọng, tuy  nhiên, đây không phải là mục đích chính của tôi. Tôi quan tâm hơn đến những người sẽ cùng làm  việc hàng ngày và các cơ hội lâu dài tại công ty.Tuy nhiên, vì ông/bà đã nêu lên vấn đề này, tôi  xin hỏi phạm vi mức lương của công ty dành cho vị trí của tôi". 
  2. Sau khi người phỏng vấn đưa ra phạm vi mức lương, lời phản hồi tiếp theo sẽ là: "Khi ông/bà  quyết định tôi là người thích hợp với công ty, chắc chắn rằng chúng ta sẽ có cơ hội thương thỏa về  phạm vi mức lương". Câu hỏi liên quan đến tinh thần Các câu hỏi nằm trong dạng này (thường được người phỏng vấn thuộc bộ phận nhân sự nêu lên)  có thể khiến ứng viên bối rối vì chúng liên quan đến các ý tưởng trừu tượng hơn là các kỹ năng và  thực tế. "Mục tiêu lâu dài của anh/chị là gì?" chính là cạm bẫy đã được sắp đặt trước vì rất nhiều  ứng viên thường nghĩ ngay đến các chức danh và trả lời.  Thực ra không hề có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi này. Bạn có thể phản hồi với nhà tuyển  dụng như sau: "Tôi mong muốn được giúp đỡ các đồng nghiệp nhận ra những năng lực tiềm tàng  cũng như khắc phục các yếu điểm của họ. Không biết công ty có thể mang đến cho tôi cơ hội này  không?" Người phỏng vấn cũng có thể yêu cầu bạn tự đánh giá các điểm yếu. Một người không thể trở nên  tốt hơn nếu anh ta không biết về các ưu khuyết điểm của mình. Sau đây sẽ là một câu trả lời mà  chúng ta có thể học tập: "Tôi biết rằng thỉnh thoảng mình rất thiếu kiên nhẫn. Khi trông thấy một  ai đó đang làm công việc mà tôi biết cách thực hiện tốt hơn, tôi thường muốn làm thay anh ta. Tôi  nhắc nhở bản thân rằng mọi người phải tự học cách làm của chính mình và cố gắng kiềm chế.  Sau đó, tôi khuyên anh ta nên thử áp dụng phương pháp của tôi. Thỉnh thoảng tôi lại quên mất và  hay nhảy bổ vào, tuy nhiên tôi đang ra sức khắc phục điểm yếu này"... Kết thúc buổi gặp mặt Hầu hết các nhà tuyển dụng đều kết thúc buổi phỏng vấn bằng câu nói sau: "Chúng ta đã thảo  luận về nhiều vấn đề trong hôm nay. Tôi phải bàn bạc với... Anh/chị có câu hỏi nào thêm  không?". Câu trả lời tốt nhất có thể như sau: "Cảm ơn vì cuộc phỏng vấn của ông/bà. Chắc chắn  là sẽ có nhiều điều tôi còn thiếu sót. Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng tôi rất quan tâm đến vị trí này.  Tôi tự tin là có thể đáp ứng các mong đợi của công ty. Ông/bà có nhận xét gì về sự phù hợp của  tôi đối với đội ngũ nhân viên trong cong ty không?" hay "Ông/bà có câu hỏi nào liên quan đến khả  năng đảm nhận công việc của tôi không?" nếu ứng viên cảm thấy người phỏng vấn có thái độ  nghi ngờ. Tuy nhiên, câu hỏi thứ hai chỉ nên được dùng khi bạn không chắc chắn về ấn tượng của  người phỏng vấn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2