ĐẶC ĐIỂM CỦA GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT VIÊM PHÚC MẠC
lượt xem 23
download
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm của Gây mê hồi sức trong phẫu thuật viêm phúc mạc. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả 263 trường hợp viêm phúc mạc được phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân TP.HCM từ 02/2005 đến 02/2006. Kết quả: Nam giới chiếm 54%, lứa tuổi thường gặp là 30 - 49 tuổi. 57,4 % trường hợp đến bệnh viện trong tình trạng viêm phúc mạc đã lan rộng khắp bụng gây nên viêm phúc mạc toàn thể, viêm phúc mạc có kèm theo sốc chiếm 2,28%. Phương pháp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐẶC ĐIỂM CỦA GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT VIÊM PHÚC MẠC
- ĐẶC ĐIỂM CỦA GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT VIÊM PHÚC MẠC TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm của Gây mê hồi sức trong phẫu thuật viêm phúc mạc. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả 263 trường hợp viêm phúc mạc được phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân TP.HCM từ 02/2005 đến 02/2006. Kết quả: Nam giới chiếm 54%, lứa tuổi thường gặp là 30 - 49 tuổi. 57,4 % trường hợp đến bệnh viện trong tình trạng viêm phúc mạc đã lan rộng khắp bụng gây nên viêm phúc mạc toàn thể, viêm phúc mạc có kèm theo sốc chiếm 2,28%. Phương pháp vô cảm an toàn và ưu tiên sử dụng là gây mê toàn diện qua nội khí quản phối hợp nhiều loại thuốc với tỷ lệ cân bằng, chiếm 91,6% các trường hợp phẫu thuật. Huyết động của bệnh nhân được duy trì ổn định trong suốt quá trình phẫu thuật khi khởi mê bằng thuốc mê tĩnh mạch Propofol (85,5%), và thuốc dãn cơ được ưu tiên sử dụng là
- Rocuronium (83,8%). Tất cả bệnh nhân được giảm đau bằng Fentanyl và duy trì gây mê bằng Isoflurane. Biến chứng sau mổ chiếm 14,45% trong đó nhiễm trùng vết mổ gặp nhiều nhất 47,36%, tử vong 10,52%. Kết luận: Gây mê toàn diện qua nội khí quản phối hợp thuốc khởi mê Propofol, thuốc dãn cơ Rocuronium, giảm đau bằng Fentanyl và duy trì gây mê với Isoflurane là phương thức vô cảm an toàn và hiệu quả nhất trong phẫu thuật viêm phúc mạc. ABSTRACT Objectives: To study the efficacy and safety of Anesthesia- Reanimation in surgery of Peritonitis. Methods: Two hundred sixty three patients of peritonitis at Binh Dan hospital from February 2005 to February 2006 have bee n studied prospectively and descriptively. Results: Our study has shown that peritonitis is a common surgical emergency. Man accounted for 54%. Most of the patients were in range of 30 - 49 years old. The patients who came to the hospital with general peritonitis were 57.4% with or without shock. General anesthesia method is a technique of safe and the first effective choice in these cases. The results
- showed that 91.6% of the patients were intubated with endotracheal tube. Hemodynamics was keeped stably during anesthesia with the intravenous agent Propofol and muscle relaxant agent Rocuronium. The prevalent usage of Propofol was 85.5% and Rocuronium was 83.8%. We also realized that Fentanyl and Isoflurane were used in all patients. Postoperartive complications were 14.45% with no anesthetic complications. Infection of incision was the most popular one with 47.36%, and postoperative mortality was 10.52%. Conclusions: General anesthesia method with intubation is a technique of safety and efficacy in these cases. Combining between Propofol, Rocuronium, Fentanyl and Isoflurane is evaluated as the best co- ordination that bring to the stableness for the patients of Peritonitis during the operation. MỞ ĐẦU Viêm phúc mạc (VPM) là một hội chứng ngoại khoa thường gặp, nếu không được chẩn đoán sớm, hồi sức và điều trị kịp thời bệnh nhân (BN) có nguy cơ tử vong(6). Hiện nay, biến chứng và tỷ lệ tử vong do VPM khoảng 10 - 40% các trường hợp(4). Người thầy thuốc luôn hướng tới việc phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác tình trạng VPM, từ đó có thể xử trí và can thiệp
- kịp thời bằng các biện pháp thích hợp. Phẫu thuật trong VPM cần được tiến hành càng sớm càng tốt ngay khi có chẩn đoán xác định và kết hợp hồi sức tích cực cho BN trước mổ. Ngày nay với khá nhiều kỹ thuật vô cảm mang lại sự an toàn và giảm thiểu tối đa các tai biến cho BN. Tuy nhiên, BN VPM thường có rối loạn toàn thân, đặc biệt những BN lớn tuổi, BN mắc bệnh nội khoa nặng hoặc BN nhập viện trễ thì việc lựa chọn phương pháp vô cảm (PPVC) phù hợp, an toàn và hiệu quả sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, PPVC tối ưu trong phẫu thuật VPM vẫn là gây mê toàn diện (GMTD) qua ống nội khí quản (NKQ) và sử dụng phối hợp các loại thuốc với tỷ lệ cân bằng(11). Với chuyên ngành Gây mê hồi sức (GMHS) trong phẫu thuật cấp cứu về bụng nói chung và phẫu thuật VPM nói riêng, hiện chưa có nhiều các nghiên cứu sâu về vấn đề này. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài trên nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong điều trị VPM, hạ thấp tỷ lệ biến chứng (BC) và tử vong sau mổ, hy vọng mang lại lợi ích và sức khỏe cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu Mục Tiêu tổng quát
- Khảo sát đặc điểm của Gây mê hồi sức trong phẫu thuật viêm phúc mạc. Mục Tiêu cụ thể - Xác định phương pháp vô cảm tối ưu trong phẫu thuật viêm phúc mạc. - Khảo sát sự thay đổi huyết động học khi gây mê hồi sức trên bệnh nhân viêm phúc mạc. - Xác định tỷ lệ tai biến, biến chứng của gây mê và phẫu thuật viêm phúc mạc. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu, mô tả. Đối tượng nghiên cứu Bao gồm tất cả các BN được chẩn đoán VPM thứ phát, cấp tính, được tiến hành GMHS và phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân TP.HCM. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Từ tháng 02/2005 đến 02/2006 tại Bệnh viện Bình Dân TP.HCM. Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả những BN được chẩn đoán VPM cấp tính, thứ phát và nhập viện điều trị. Tiêu chuẩn loại trừ - VPM nguyên phát. - VPM tử vong trước khi được gây mê và phẫu thuật. Phương pháp tiến hành Chuẩn bị phương tiện - Phòng mổ có trang bị bàn mổ, đèn mổ, máy gây mê, nguồn dưỡng khí, đèn soi thanh quản, ống NKQ các cỡ, mặt nạ các cỡ, ống nghe tim phổi, máy hút. - Monitoring theo dõi huyết áp (HA), nhịp tim, độ bão hòa oxy mao mạch (SpO2).
- - Các thuốc thường dùng: Thiopental, Propofol, Ketamin, Etomidate, Hypnovel, Fentanyl, Suxamethonium, Rocuronium, Vecuronium, Atracurium, Atropin, Ephedrin. - Các loại dịch truyền: Natri Clorua 0.9% (SSI), Lactate Ringer (LR), Glucose 5% (SGI) và 20%, Heasteril 6%, Gelofusine... - Ống tiêm và kim luồn các cỡ, gòn gạc, găng tay, băng keo. Kỹ thuật gây mê hồi sức: - Khi vào phòng mổ BN được giải thích về PPVC và trấn an tâm lý. - Thiết lập đường truyền tĩnh mạch với kim số 18G, 20G. - Thiết lập monitoring theo dõi ECG, nhịp tim, HA, SpO2, tần số thở. - Tiền mê: Midazolam 1-2 mg (TM), Fentanyl 1-2 mcg/kg (TM). - Tiến hành gây mê: cho BN thở dưỡng khí khoảng 3 phút trước khi khởi mê, người phụ sẽ làm nghiệm pháp sellick. Bơm liều thuốc mê tĩnh mạch và thuốc dãn cơ có tác dụng nhanh, tiến hành đặt ống NKQ. Kiểm tra nghe phổi để chắc chắn ống NKQ nằm đúng trong khí quản, cố định ống NKQ bằng băng keo.
- - Liều lượng các loại thuốc thường dùng để khởi mê, đặt NKQ: Thiopental: 5-7 mg/kg (TM); Propofol: 2-2,5 mg/kg (TM); Ketamin: 1-2 mg/kg (TM); Etomidate: 0,3-0,4 mg/kg (TM); Midazolam: 0,05-0,1 mg/kg (TM); Fentanyl: 2-5 mcg/kg (TM), Suxamethonium: 1-2 mg/kg (TM), Atracurium: 0,4-0,5 mg/kg (TM); Rocuronium: 0,6-0,8 mg/kg (TM); Vecuronium: 0,08-0,1 mg/kg (TM). - Duy trì mê bằng Isoflurane và Fentanyl. - Ghi nhận tần số tim và HA: trước khi gây mê, sau khi dẫn đầu, khi rạch da, sau rạch da 10 phút, 20 phút, 30 phút và khi kết thúc gây mê. - Rút ống NKQ tại phòng hồi tỉnh khi BN tỉnh táo, hô hấp ổn định, kích thích chuỗi bốn (TOF) của cơ khép ngón cái T4/T1 ³ 90%. KẾT QUẢ Tổng số bệnh nhân được nghiên cứu là 263 trường hợp, nam nhiều hơn nữ, nam 54% (142 BN), nữ 46% (121 BN). Bảng 1: Nhóm tuổi Nhóm Nam Nữ Tần Tỷ lệ
- tuổi số % < 30 37 28 65 24,72 30 - 53 45 98 37,26 49 50 - 29 27 56 21,29 69 # 70 23 21 44 16,73 Tổng 142 121 263 100 Nhận xét: Nhóm tuổi gặp VPM nhiều nhất là từ 30 - 49 tuổi, chiếm 37,26%. Bảng 2: Phân loại viêm phúc mạc Phân loại Tần Tỷ
- VPM số lệ % VPM toàn 151 57,4 thể VPM khu 112 43,6 trú Tổng 263 100 Nhận xét: VPM toàn thể gặp nhiều hơn VPM khu trú. Biểu đồ 2: Bệnh cảnh viêm phúc mạc Nhận xét: Trong 263 trường hợp VPM nhập viện điều trị, có 6 trường hợp VPM nặng diễn tiến đến sốc, chiếm tỷ lệ 2,28%.
- Bảng 3: Phương pháp vô cảm Tần Tỷ Phương pháp vô cảm số lệ % Gây mê qua 241 91,6 NKQ Gây tê tủy 22 8,4 sống Tổng 263 100 Nhận xét: Có 241 trường hợp được gây mê toàn diện qua ống NKQ, chiếm 91,6% và 22 trường hợp tê tủy sống (TTS), chiếm 8,4%. Trong đó, tỷ lệ TTS thất bại phải chuyển sang gây mê toàn diện qua ống NKQ là 2/22 trường hợp, chiếm 9,1%. Bảng 4: Thuốc mê tĩnh mạch Thuốc mê Tần Tỷ lệ
- tĩnh mạch số % Propofol 206 85,48 Etomidate 21 8,71 Thiopental 10 4,15 Ketamin 4 1,66 Tổng 241 100 Nhận xét: Tỷ lệ BN được khởi mê bằng Propofol chiếm cao nhất 85,5%. Liều Propofol trung bình là 100,24 ± 16,27 mg, liều thấp nhất là 50 mg, cao nhất là 150 mg. Bảng 5: Thuốc dãn cơ Thuốc dãn cơ Tần Tỷ lệ số %
- Rocuronium 202 83,82 Atracurium 28 11,62 Vecuronium 9 3,73 Suxamethonium 2 0,83 Tổng 241 100 Nhận xét: BN sử dụng Rocuronium khi khởi mê chiếm tỷ lệ cao nhất 84%. Liều Rocuronium trung bình 28,03 ± 7,42 mg, thấp nhất là 15 mg, cao nhất là 60 mg. Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc á phiện được sử dụng để giảm đau ở tất cả BN trong suốt quá trình phẫu thuật là Fentanyl với liều trung bình là 167,6 ± 46,09 mcg, thấp nhất là 50 mcg, cao nhất là 350 mcg. Thuốc mê bốc hơi: Tất cả BN GMTD qua ống NKQ duy trì gây mê bằng Isoflurane. Bảng 6: Thay đổi huyết động học
- Huyết Huyết Thời Mạch áp tâm áp tâm thu (nhịp/phút) điểm trương (mmHg) (mmHg) Trước 103,9 127,5 76,6 ± gây mê ± 17,4 ± 20,7 12,8 Khi 98,2 110,3 67,3 ± dẫn đầu ± 15,6* ± 16* 8,3* Khi 102,8 125,2 73,1 ± rạch da ± 15,5 ± 18,4 9,1* Sau 100 ± 117,8 70,2 ± 10 phút 14,9* ± 15,9* 8,5* Sau 98,7 115,9 69,7 ± 20 phút ± 14,9* ± 15,6* 7,7*
- Sau 97,9 115,3 69,2 ± 30 phút ± 14,4* ± 14,5* 7,5* Khi 102,2 122 ± 72,1 ± kết thúc ± 16,1 19,2* 9,3* p < p < p < 0,05 0,001 0,001 *: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước khi gây mê Bảng 7: Biến chứng sau mổ Biến Tần Tỷ lệ chứng số % Không 225 85,55 Có 38 14,45
- Tổng 263 100 Nhận xét: Có 38 trường hợp xảy ra BC sau mổ chiếm 14,45%. Không có trường hợp xảy ra tai biến do gây mê. Bảng 8: Tỷ lệ các biến chứng Biến Tần Tỷ lệ chứng số % Nhiễm 18 47,36 trùng vết mổ Tụt huyết 3 7,90 áp Viêm phổi 2 5,26 Suy hô hấp 2 5,26
- Chảy máu 2 5,26 ổ bụng VPM tái 1 2,63 phát sau mổ Hơn 1 biến 6 15,80 chứng Tử vong 4 10,52 Tổng 38 100 Nhận xét: Nhiễm trùng vết mổ (NTVM) chiếm tỷ lệ cao nhất 47,36%. Có 4 trường hợp tử vong, chiếm 10,52%. BÀN LUẬN - Trong 263 trường hợp VPM được gây mê phẫu thuật chúng tôi đã thực hiện, tỷ lệ nam chiếm 54% (142 BN), nữ chiếm 46% (121 BN). Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 45,74 ± 19,92 tuổi, BN nhỏ tuổi nhất là 15
- tuổi, cao nhất là 90 tuổi. Lứa tuổi VPM thường gặp nhất là 30 - 49 tuổi, chiếm 37,3%, Tỷ lệ mắc bệnh giảm dần khi tuổi càng tăng, 50 - 69 tuổi chiếm 21,3%, trên 70 tuổi là 16,7%. - Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số BN đến nhập viện trong tình trạng VPM đã lan rộng khắp xoang bụng gây VPM toàn thể chiếm 57,4% so với 42,6% trường hợp VPM khu trú. Điều này phù hợp với tỷ lệ BN đến nhập viện trễ sau 24 giờ, khi tình trạng viêm nhiễm trong ổ bụng đã diễn tiến nặng hơn kéo theo rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác trong cơ thể(10). -Theo Hồ Khánh Đức và cộng sự: tỷ lệ VPM toàn thể chiếm 80,8%(4). -Lê Ngọc Quỳnh: tỷ lệ trên là 60,1%(5). - Về bệnh cảnh viêm phúc mạc: có 6 trường hợp VPM toàn thể diễn tiến đến sốc, chiếm 2,3%. Đây là những BN rất nặng, tuổi cao, thời gian đến bệnh viện trễ nên khi nhập viện đã có dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc nặng, đe dọa tử vong. Chỉ có hai trường hợp diễn tiến tốt sau khi hồi sức tích cực và phẫu thuật kịp thời. Tuy nhiên, những BN này phải thở máy kéo dài, mở khí quản, sử dụng thuốc vận mạch và thời gian nằm viện khá lâu(9).
- - Tuy có nhiều PPVC có thể áp dụng cho phẫu thuật VPM, dựa vào nhiều yếu tố mà ưu tiên là phải đảm bảo được sự an toàn cho BN và tạo thuận lợi cho công tác điều trị của người thầy thuốc(8,13). Chúng tôi nhận thấy rằng, VPM là tình trạng nhiễm khuẩn trong ổ bụng, khi phẫu thuật cần mở rộng thành bụng và làm sạch toàn bộ ổ bụng nên cần lựa chọn một PPVC toàn thể, hiệu quả và an toàn cho BN. GMTD qua ống NKQ có rất nhiều lợi điểm: giúp điều khiển và kiểm soát hô hấp của BN môt cách hữu hiệu; hút rửa những chất xuất tiết trong khí, phế quản dễ dàng; giảm khoảng chết cơ thể; không trở ngại cho hô hấp dù BN nằm ở bất kỳ tư thế nào; người gây mê có thể cách xa mà vẫn kiểm soát được hô hấp BN(11). Trong điều kiện sức khỏe BN cho phép, GMTD qua ống NKQ là tốt nhất vì có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp VPM, thuốc dãn cơ làm cho thành bụng mềm, thuận lợi cho thao tác của phẫu thuật viên (PTV) và việc làm sạch xoang bụng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 241 BN được GMTD qua ống NKQ để phẫu thuật, chiếm 91,6%. Chỉ có 22 BN (8,4%) được chỉ định gây TTS, đây là những BN tuổi cao, chẩn đoán xác định là VPM khu trú và đến bệnh viện sớm. Tuy nhiên, có 2 trường hợp không đạt hiệu quả gây tê nên bắt buộc chuyển sang GMTD. - Về thuốc mê tĩnh mạch: với nhiều ưu điểm như có thời gian khởi phát và thời gian tác dụng nhanh, giảm được áp lực nội sọ, giảm chuyển hóa và nhu cầu dưỡng khí cho não, ít gây ức chế cơ tim, ít gây co thắt khí phế quản, ít ảnh
- hưởng lên chức năng gan thận, hồi tỉnh sớm và chất lượng tỉnh mê tốt, thích hợp cho nhiều BN... nên Propofol là thuốc được chọn sử dụng rộng rãi vào thời điểm hiện nay(3). Trong nghiên cứu này, Propofol được sử dụng để khởi mê nhiều nhất (85,5%) với tổng liều trung bình là 100,24 ± 16,27 mg, cao nhất là 150 mg, với kỹ thuật chích tĩnh mạch chậm từng liều nhỏ. BN cũng được bù thể tích tuần hoàn trước khi dẫn đầu gây mê nhằm hạn chế tác dụng hạ HA của Propofol. Etomidate là thuốc có tính ổn định về huyết động, có tác dụng kích thích hệ tim mạch, thích hợp cho những BN có khối lượng tuần hoàn thấp nên được lựa chọn cho những BN có vấn đề về tim mạch, chiếm 8,7%. Có 4 trường hợp (1,7%) được khởi mê bằng Ketamin vì Ketamin được lựa chọn để khởi mê cho những BN VPM toàn thể nặng hoặc có sốc kèm theo. - Về thuốc dãn cơ: trong phẫu thuật cấp cứu, ưu tiên lựa chọn thuốc dãn cơ có tác dụng liệt cơ nhanh và không gây ra các tác dụng ngoại ý. Rocuronium là thuốc chẹn thần kinh - cơ không khử cực mới tổng hợp, được chứng minh là có khởi phát tác dụng nhanh hơn bất kỳ thuốc chẹn dãn cơ không khử cực nào khác. Rocuronium đã được đánh giá trong phòng mổ như là một thuốc thay thế cho Suxamethonium để đặt NKQ nhanh trong những trường hợp cấp cứu và trên những BN có nguy cơ có tác dụng phụ tiềm ẩn do Suxamethonium. Rocuronium hầu như không có tác dụng tim mạch có ý nghĩa lâm sàng và không gây tăng K+ máu(2,3). Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng thuốc dãn cơ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU VÔ CẢM TRONG PHẪU THUẬT BỤNG
6 p | 112 | 19
-
Nghiên cứu đặc điểm gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi ruột thừa có bơm thán khí vào ổ bụng
9 p | 120 | 11
-
Khảo sát sự hài lòng ở sản phụ sau mổ lấy thai tại khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức, Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau năm 2022 – 2023
8 p | 12 | 8
-
Đặc điểm lâm sàng bệnh dính lưỡi và chỉ định phẫu thuật tạo hình phanh lưỡi ở trẻ em
10 p | 68 | 8
-
13 kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ về phòng chống bệnh tay chân miệng
10 p | 104 | 8
-
Đặc điểm lâm sàng và gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi khối u buồng trứng có bơm thán khí vào ổ bụng
6 p | 71 | 5
-
Gây mê hồi sức cho phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc kèm tạo hình bàng quang bằng ruột
6 p | 92 | 5
-
Phân tích các giai đoạn thay đổi độ mê của bệnh nhân trong quá trình gây mê
9 p | 26 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và gây mê hồi sức trong phẫu thuật bệnh lý u não
7 p | 62 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp gây mê hồi sức để lấy tạng ghép ở bệnh nhân chết não hiến tạng
6 p | 68 | 3
-
Tỷ lệ báo cáo sau phơi nhiễm với máu và dịch thể của bệnh nhân cùng các yếu tố liên quan ở sinh viên điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023
9 p | 12 | 3
-
Bài giảng Đặt nội khí quản trong gây mê cho bệnh nhân có hội chứng Pierre Robin: Kinh nghiệm qua các ca bệnh - Ths.Bs. Nguyễn Thị Thu Hằng
26 p | 34 | 3
-
Đặc điểm hô hấp trước và sau mổ bướu giáp chèn ép khí quản
6 p | 30 | 2
-
Đặc điểm biến chứng hô hấp của bệnh lý bướu giáp chèn ép khí quản
7 p | 28 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và gây mê hồi sức trong phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ não
4 p | 70 | 2
-
Đặc điểm chăm sóc của điều dưỡng trong nuôi ăn bằng đường tiêu hóa ở trẻ ≤ 1500 gram tại khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/6/2022 đến 30/9/2022
8 p | 7 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân biến chứng hô hấp sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn