Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ<br />
ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT SƠ SINH DO KLEBSIELLA SPP.<br />
TẠI KHỐI SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 1/1/2008 ĐẾN 31/12/2009<br />
Nguyễn Như Tân*, Bùi Quốc Thắng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh do vi khuẩn gram âm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ<br />
sơ sinh mà đứng đầu là vi khuẩn Klebsiella spp. Nên việc nhận biết sớm các đặc điểm có thể có ở trẻ sơ sinh bị<br />
nhiễm khuẩn do vi khuẩn Klebsiella spp là rất cần thiết.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định các tỉ lệ về đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết<br />
quả điều trị của trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Klebsiella spp.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca ở trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết có cấy máu<br />
dương tính với vi khuẩn Klebsiella spp tại khối sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 từ 1/ 1/2008 đến 31/12/2009.<br />
Kết quả: Có 118 trẻ tại khối sơ sinh được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và có kết quả cấy máu dương tính<br />
với vi khuẩn Klebsiella spp. Đa số là trẻ nam, sanh non chiếm 82,2%, có 24,6% trẻ nhiễm khuẩn huyết sau phẫu<br />
thuật, nhiễm khuẩn huyết sớm chiếm 14,4% và nhiễm khuẩn huyết muộn là 85,6%. Các triệu chứng thường gặp<br />
là hô hấp (87,35%), nôn dịch nâu (71,6%), gan to (72,9%), toan chuyển hóa (72%), viêm phổi thùy (61,3%) và<br />
sốc nhiễm khuẩn (68,6%). Các xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán như: giảm tiểu cầu (67,8%), tăng CRP<br />
(83,9%), tăng Band Neutrophyl (24,6%), hồng cầu biến dạng (69,5%), Bạch cầu có hạt độc không bào (19,5%).<br />
Tỷ lệ cấy máu dương tính chiếm 8% trong tổng số trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết và chiếm 33,3% trong nhóm<br />
trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm. Đặc biệt, có men ESBL dương chiếm 78,8% và 21,19%<br />
là men ESBL âm. Đáp ứng kém với kháng sinh nhóm beta – lactamase như: kháng Ampicillin (98,1%),<br />
Cefotaxim (76,5%) và kháng Gentamycin (83,5%). Kháng sinh còn nhạy là: Amikacin (51,3%), Ciprofloxacin<br />
(68,8%), Imipenem (98,9%)% và 100% Mepropenem. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện 75,4% và tỷ lệ tử vong<br />
48,8%.<br />
Kết luận: Việc tìm ra những đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị về vi khuẩn<br />
Klebsiella sp là hết sức cần thiết cho các nhà lâm sàng và cũng đóng góp cho những nghiên cứu sâu hơn để góp<br />
phần tìm ra những phương pháp phòng chống và điều trị thích hợp đối với vi khuẩn Klebsiella spp, điều này sẽ<br />
giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.<br />
Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh, vi khuẩn kháng thuốc, Klebsiella, cấy máu<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS, CLINICAL, SUBCLINICAL AND RESULTS OF<br />
TREATMENT OF NEONATAL SEPSIS CAUSED BY KLEBSIELLA SPP IN NEONATAL BLOCK A<br />
CHILDREN'S HOSPITAL 1 FROM 01/01/2008 TO 31/12/2009<br />
Nguyen Nhu Tan, Bui Quoc Thang * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 1 – 2011: 52 - 58<br />
Background: Neonatal septicemia caused by gram-negative bacteria are the leading cause of death in infants<br />
headed by the bacteria Klebsiella spp.<br />
Objectives: This study aimed to determine the rate of epidemiological characteristics, clinical, subclinical<br />
<br />
** Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
* Bệnh viện Hùng Vương<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Như Tân .<br />
Điện thoại:0903907044. Email: nhutannguyen@yahoo.com<br />
<br />
52<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
and treatment outcome of infants with sepsis caused by Klebsiella bacteria spp.<br />
Methods: Retrospective series of records describing cases in infants with sepsis have positive blood cultures<br />
with Klebsiella spp bacteria in the intensive care unit in a positive newborn Children's Hospital 1, from 01 / 01 /<br />
2008 to 31/12/2009.<br />
Results: 118 neonatal sepsis in the intensive care units infants, was diagnosed with sepsis and blood<br />
culture results positive for bacteria Klebsiella spp. Most of the young men 1.62:1, preterm 82.2%, 24.6% have<br />
children with septicemia after surgery, early sepsis was 14.4% and 85.6% were infected septicemia late. 87.35%<br />
have respiratory symptoms, vomiting outbreaks brown 71.6% and 72.9% large liver, 72% metabolic acidosis,<br />
acute lung lobe is 68.6% and 61.3% sepsis shock. The tests used to diangosis such as thrombocytopenia (67.8%),<br />
CRP (83.9%), the Band Neutrophyl (24.6%), deformed red blood cells (69.5%), white blood cells are not toxic<br />
particles (19.5%). Rate of 8% positive blood cultures in neonatal sepsis and accounted for 33.3% among infants<br />
with sepsis caused by Gram-negative bacteria, yeast and 78.81% have a positive ESBL, ESBL negative 21.19%.<br />
Amikacin antibiotic sensitivity also 51.3%, 68.8% Ciprofloxacin,: Imipenem 100% and 100% Mepropenem.<br />
Conclusion: The purpose of this research is the discovery of the characteristics of the bacterium Klebsiella<br />
spp dangerous, to find out which prevention and treatment methods appropriate bacteria Klebsiella spp, thus we<br />
hope to contribute to reducing mortality in infants.<br />
Key words: Neonatal sepsis, Klebsiella bacteria, resistant antibiotic bacteria, blood-culture.<br />
Klebsiella spp. tại khối sơ sinh bệnh viện nhi<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
đồng 1, từ 1/1/2008 đến 31/12/2009.<br />
Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh do vi khuẩn<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
gram âm là nguyên nhân hàng đầu gây tử<br />
- Xác định tỉ lệ các đặc điểm về dịch tễ học<br />
vong ở trẻ sơ sinh mà đứng đầu là vi khuẩn<br />
ở trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi<br />
Klebsiella spp(11,12,17). Mặc dù trên thế giới đã có<br />
khuẩn Klebsiella spp.<br />
nhiều nghiên cứu về trẻ sơ sinh bị nhiễm<br />
khuẩn huyết do vi khuẩn Klebsiella spp. từ<br />
những thập kỷ 1960(8), nhưng tại Việt nam chỉ<br />
có những nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết<br />
sơ sinh nói chung, bao gồm cả Klebsiella spp.<br />
mà chưa có nghiên cứu nào riêng biệt ở trẻ sơ<br />
sinh bị nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này. Do<br />
đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về dịch tễ<br />
học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của<br />
điều trị của trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết<br />
gây ra do vi khuẩn Klebsiella spp trong khối sơ<br />
sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Khảo sát các đặc điểm về dịch tễ học, lâm<br />
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của trẻ<br />
sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn<br />
<br />
- Xác định tỉ lệ các đặc điểm về lâm sàng ở<br />
trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn<br />
Klebsiella spp.<br />
- Xác định tỉ lệ các đặc điểm về cận lâm<br />
sàng ở trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi<br />
khuẩn Klebsiella spp.<br />
- Xác định tỉ lệ các đặc điểm về kết quả<br />
điều trị ở trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do<br />
vi khuẩn Klebsiella spp.<br />
<br />
Tiêu chí chọn bệnh<br />
- Tất cả trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết<br />
do vi khuẩn Klebsiella spp được chẩn đoán khi<br />
xuất viện và có cấy máu dương tính với<br />
Klebsiella spp, đã nằm điều trị tại khối sơ sinh<br />
bệnh viện nhi đồng 1 từ 1/1/2008 đến<br />
31/12/2009.<br />
- Dựa theo bệnh án mẫu thống nhất.<br />
<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
- Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do<br />
<br />
53<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Klebsiella spp không nằm điều trị trong khối<br />
sơ sinh của BVNĐ1 và ngoài khoảng thời gian<br />
1/1/2008 đến 31/12/2009.<br />
- Hồ sơ bệnh án thiếu thông tin theo bệnh<br />
án mẫu.<br />
Cách chọn mẫu<br />
Chọn tất cả trẻ sơ sinh đủ tiêu chuẩn chọn<br />
bệnh trong thời gian nghiên cứu.<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Tất cả hồ sơ thỏa tiêu chí chọn bệnh được<br />
đưa vào lô nghiên cứu.<br />
Dữ liệu được thu thập bằng bệnh án mẫu<br />
thống nhất.<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 10.5.<br />
Dùng phép kiểm χ để kiểm định các biến<br />
số định tính và tính trung bình các biến số<br />
định lượng<br />
2<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Qua nghiên cứu 118 trẻ sơ sinh bị khuẩn<br />
huyết do vi khuẩn Klebsiella spp tại khối sơ<br />
sinh BVNĐ1 từ 1/1/2008 đến ngày 31/12/ 2009,<br />
chúng tôi thu thập được các đặc điểm sau :<br />
Đặc điểm dịch tễ học của trẻ sơ sinh bị nhiễm<br />
khuẩn huyết do Klebsiella spp<br />
Tỷ số nam: nữ = 1,62:1, có 88,2 % dân tộc<br />
kinh, 17,8% dân tộc thiểu số đa số đến từ các<br />
tỉnh chiếm 88,1%, thành phố 11,9%.<br />
Thời điểm nhiễm khuẩn huyết sơ sinh do<br />
vi khuẩn Klebsiella spp rải rác đều trong năm,<br />
nhưng tâp trung khá nhiều vào tháng 6, tháng<br />
7, tháng 8.<br />
Tỷ lệ sanh non chiếm 82,2%, tỷ lệ trẻ sanh<br />
thường 66,1% nhiều hơn sanh thủ thuật 14,4%.<br />
Số trẻ được điều trị ở tuyến trước chiếm<br />
hầu hết 84,7%, chỉ có 15,3 % không điều trị,<br />
chủ yếu là nhóm ngoại khoa cần chuyển gấp.<br />
Kháng sinh trước nhập viện: Ampicillin<br />
89,7% + Cefotaxim 69,2% + Gentamycin 64,1%.<br />
Số ngày kháng sinh trung bình sử dụng 2,56 ±<br />
0,64 ngày.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng thời điểm cấy máu của trẻ sơ<br />
sinh bị nhiễm khuẩn huyết do Klebsiella spp<br />
Đa số trẻ bị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh<br />
muộn 85,6% nhiều hơn nhiễm khuẩn huyết sơ<br />
sinh sớm chiếm 14,4%.<br />
Các triệu chứng lâm sàng xếp theo thứ tự<br />
từ cao đến thấp: bú kém hoặc bỏ bú 94,1%, suy<br />
hô hấp 87,3%, trong ói 86,4% có ói dịch nâu<br />
chiếm 71,6%, lừ đừ 80,5%, gan to 72,9%, toan<br />
chuyển hóa 72,0%, chướng bụng 68,6%.<br />
Sốc nhiễm khuẩn chiếm 68,6%, các triệu<br />
chứng liên quan đến sốc như: tím tái 66,9%,<br />
phục hồi màu sắc da > 3 giây 66,9%, rối loạn<br />
nhịp tim 59,3%.<br />
Các triệu chứng khác như: vàng da 47,5%,<br />
cứng bì 28%, tăng thân nhiệt 48,3% và hạ thân<br />
nhiệt 18,6%, suy thận 13,6.<br />
Viêm màng não chỉ có 3,4%.<br />
Các cơ quan bị rối loạn chức năng: nhiều<br />
nhất là: hô hấp 87,3%, tiêu hóa 87,3% và gan<br />
83,9%, kế tiếp là: tim mạch 66,1%, huyết học<br />
55,9%, thận chỉ chiếm 13,6% và thần kinh 3,4%<br />
Bảng 1. Tỉ lệ tổn thương các cơ quan trong<br />
NKHSS do Klebsiella spp<br />
Cơ quan<br />
Hô hấp<br />
Tiêu hóa<br />
Gan<br />
Tim mạch<br />
Huyết học<br />
Thận<br />
Thần kinh<br />
<br />
Tần suất<br />
103<br />
103<br />
99<br />
78<br />
66<br />
16<br />
4<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
87,3<br />
87,3<br />
83,9<br />
66,1<br />
55,9<br />
13,6<br />
3,4<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng vào thời điểm cấy máu<br />
của trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do<br />
Klebsiella spp<br />
Huyết đồ: có 16,9% hồng cầu (HC) giảm và<br />
22,9% HCT giảm, bạch cầu (BC) tăng chiếm<br />
32,2%, giảm 16,9% và TC giảm nặng < 50.000/<br />
mm3 chiếm 67,8%, giảm nhẹ chiếm 7,6% và<br />
giảm tiểu cầu (TC) có liên quan đến sốc và tử<br />
vong, được kiểm định bằng phép kiểm χ2 và<br />
có ý nghĩa thống kê với p < 0,005.<br />
Phết máu ngoại biên: Band Neutrophil<br />
<br />
54<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
tăng chiếm 50,8% và trung bình 10,1 ± 6,67%<br />
BC có hạt độc không bào chiếm 19,5% và<br />
69,5% có biến dạng HC. Cả 3 chỉ số trên có liên<br />
quan đến sốc và tử vong có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,001).<br />
C- reactive protein: có 83,9% CRP tăng và<br />
trung bình 67,80 ± 60,93 g/l.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Kết quả điều trị của trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn<br />
huyết do Klebsiella spp<br />
Tỷ lệ trẻ nuôi ăn qua sonde dạ dày chiếm<br />
64,4% và nuôi dinh dưỡng qua tĩnh mạch hoàn<br />
toàn chiếm 99,2%, đây là đặc điểm dinh dưỡng<br />
ở trẻ sơ sinh bệnh nặng.<br />
Tỷ lệ trẻ thở Mask: 24,6%, thở NCPAP:<br />
<br />
Chức năng thận: Creatinin máu tăng<br />
chiếm 26,3% và trung bình 0,84 ± 0,54 mg%.<br />
<br />
47,5%, thở máy: 62,7%. Số ngày thở trung bình:<br />
<br />
Chức năng gan: Bilirubin toàn phần tăng<br />
chiếm 50%. SGOT tăng chiếm 99,2% và SGPT<br />
tăng 99,2%, trung bình 26,90 ± 36,95U/l.<br />
<br />
5,22 ± 3,25.<br />
<br />
Chức năng đông máu: TQ kéo dài: 28,8%,<br />
TCK kéo dài: 5,2%.<br />
Khí máu cơ bản: pH < 7,35 chiếm 21,2%,<br />
BE giảm 72<br />
giờ chiếm 71,2%.<br />
X - quang: tổn thương phổi 78,7%, viêm<br />
phổi thùy trên 61,3% nhiều hơn viêm phổi<br />
thùy dưới 17,2%, viêm phổi lan tỏa hai bên<br />
10,8%, hiếm hơn: xẹp phổi 7,5%, TDMP 2,2%<br />
và TKMP 1,1%.<br />
Bảng 2: Tỷ lệ các xét nghiệm huyết học và sinh hóa<br />
Xét nghiệm<br />
Bạch cầu<br />
Giảm<br />
- Bình thường<br />
- Tăng<br />
Tiểu cầu<br />
- Giảm nặng<br />
- Giảm trung bình<br />
- Bình thườngTăng<br />
Hạt độc<br />
Biến dạng HC<br />
CRP<br />
Tăng<br />
- Bình thường<br />
Creatinin<br />
- Tăng<br />
Bình thường<br />
BE<br />
Giảm<br />
- Bình thường<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
20 (16,9)<br />
60 (50,8)<br />
38 (32,2)<br />
80 (67,8)<br />
9 (7,6)<br />
22 (18,6)<br />
7 (5,9)<br />
23 (19,5)<br />
82 (69,5)<br />
99 (83,9)<br />
19 (16,1)<br />
31 (26,3)<br />
87 (73,7)<br />
81 (68,6)<br />
37 (31,4)<br />
<br />
Mask 1,24 ± 1,01, NCPAP: 5,74 ± 3,62, máy:<br />
Điều trị ban đầu: Ampicillin 47,5%, Cefotaxim<br />
38,1%, Gentamycin 36,4%. Kháng sinh sau đổi khi<br />
chưa có KSĐ: Ciprofloxacin 50,8%, Amikacin<br />
47,5%. Khi có KSĐ: thường dùng là: Imipenem<br />
71,2% hoặc Meropenem 1,7%.<br />
Điểm đặc biệt nhất của vi khuẩn Klebsiella<br />
spp là tình trạng đa kháng thuốc kháng sinh.<br />
Bởi vì, vi khuẩn này có gien mã hóa sản xuất β<br />
- lactamase phổ rộng ESBL và enzyme này<br />
được lan truyền qua trung gian plasmid nên có<br />
tính lây lan nhanh trên diện rộng, tạo nên hiện<br />
tượng kháng chéo với các họ kháng sinh khác<br />
như: Aminoglycoside và Choramphenicol(7,9)…<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 93 trẻ bị<br />
nhiễm Klebsiella spp. có men ESBL dương<br />
chiếm 78,81% và 25 ca chiếm 21,19% có men<br />
ESBL âm.<br />
Bảng 3 sau đây giúp ta thấy rõ hơn sự<br />
phân bố tần suất và tỷ lệ kháng các kháng sinh<br />
đã điều trị ban đầu khi chưa có kháng sinh đồ<br />
với Klebsiella spp. có men ESBL dương và âm<br />
và bảng 4 là kết quả điều trị sau khi có kháng<br />
sinh đồ.<br />
Bảng 3. Phân bố tần suất và tỷ lệ kháng kháng<br />
sinh điều trị ban đầu với Klebsiella spp có men<br />
ESBL dương và âm khi chưa có kháng sinh đồ<br />
Kháng sinh điều trị<br />
Amikacin<br />
Ampicillin<br />
<br />
ESBL<br />
Dương<br />
Âm<br />
(n = 93)<br />
(n = 25)<br />
45 (80,4)<br />
11 (19,6)<br />
47 (83,9)<br />
9 (16,1)<br />
<br />
Tổng<br />
56<br />
56<br />
<br />
55<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Kháng sinh điều trị<br />
Cefotaxim<br />
Ciprofloxacin<br />
Gentamycin<br />
Peflocxacin<br />
Ticarcillin<br />
Vancomycin<br />
<br />
ESBL<br />
Dương<br />
Âm<br />
(n = 93)<br />
(n = 25)<br />
37 (78,8)<br />
8 (17,8)<br />
51 (85.0)<br />
9 (15,0)<br />
34 (79,1)<br />
9 (20,9)<br />
1 (50,0)<br />
1 (50,0)<br />
1 (100)<br />
0<br />
2 (66,7)<br />
1 (33,3)<br />
<br />
Tổng<br />
45<br />
60<br />
43<br />
2<br />
1<br />
3<br />
<br />
Bảng 4. Phân bố tần suất và tỷ lệ nhậy kháng sinh<br />
điều trị sau khi có kháng sinh đồ với Klebsiella spp<br />
có men ESBL dương và âm<br />
Kháng sinh điều trị<br />
Amikacin<br />
Ciprofloxacin<br />
Imipenem<br />
Meropenem<br />
Ticarcillin<br />
Timentin<br />
Vancomycin<br />
<br />
ESBL<br />
Dương<br />
Âm<br />
(n = 93)<br />
(n = 25)<br />
27 (79,4)<br />
7 (20,6)<br />
19 (90,5)<br />
2 (9,5)<br />
66 (78,6)<br />
18 (21,4)<br />
1 (100)<br />
0<br />
12 (63,2)<br />
7 (36,8)<br />
5 (83,3)<br />
1 (21,2)<br />
26 (92,9)<br />
2 (7,1)<br />
<br />
Tổng<br />
34<br />
21<br />
84<br />
1<br />
19<br />
6<br />
28<br />
<br />
Có 47,7% dùng Adrenalin độc lập hay phối<br />
hợp Dopamin 60,2%. Có 72% dùng<br />
Natribicarbonat chống toan chuyển hóa và<br />
53,4% phải truyền máu hoặc chế phẩm của máu.<br />
Tỷ lệ các cơ quan bị rối loạn chức năng từ<br />
cao đến thấp là: hô hấp, tiêu hóa, gan, tim<br />
mạch, huyết học và có liên quan đến sốc và tử<br />
vong được kiểm định bằng phép kiểm χ2 và có<br />
ý nghĩa thống kê với p