Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH VÀ ÁP DỤNG PHÂN ĐỘ MÔ HỌC<br />
FUHRMAN TRONG CARCINÔM TẾ BÀO THẬN<br />
Cao Ngọc Mai Hân*, Phan Đặng Anh Thư*, Ngô Quốc Đạt*, Hứa Thị Ngọc Hà*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Carcinôm tế bào thận (RCC) chiếm tỷ lệ cao nhất trong ung thư thận, với tỷ lệ tử vong cao.<br />
Tiên lượng sống của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào loại mô học cũng như độ mô học.<br />
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm giải phẫu bệnh và áp dụng phân độ mô học Fuhrman trong RCC, đồng thời<br />
khảo sát mối tương quan giữa loai mô học, phân độ Fuhrman, và các đặc điểm giải phẫu bệnh khác.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 64 bệnh nhân carcinôm tế bào thận được chẩn đoán tại Bộ môn<br />
Giải phẫu bệnh, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh từ 01/01/2010 đến 30/04/2015.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình 53,7 tuổi, thường gặp ở 40-69 tuổi. Nam/nữ = 1,2/1. U phân bố đồng đều trên cả<br />
hai thận. Kích thước u trung bình 5 cm, nhóm u ≤ 7 cm chiếm 84,4%. Tỷ lệ xâm lấn vỏ bao thận 12,5%; xuất<br />
huyết 51,6%; hoại tử u 23,4%. Tỷ lệ các loại mô học lần lượt: Carcinôm tế bào sáng 70,3%, carcinôm dạng nhú<br />
12,5%, carcinôm tế bào kỵ màu 10,9%, carcinôm ống góp 1,6% và carcinôm không xếp loại 4,7%. Carcinôm tế<br />
bào sáng và carcinôm dạng nhú có phân độ Fuhrman 1-2 là 44,5% và 50%. Carcinôm tế bào kỵ màu và carcinôm<br />
không xếp loại có tỷ lệ Fuhrman độ 4 cao 57,14%; và 66,67%. Loại mô học tương quan thuận với xuất huyết<br />
trong u (r = 0,299; p < 0,05). Không có tương quan giữa loại mô học với các đặc điểm khác, cũng như giữa phân<br />
độ Fuhrman với các đặc điểm giải phẫu bệnh (p>0,05).<br />
Kết luận: Hệ thống phân độ Fuhrman có thể áp dụng cho hầu hết các loại mô học của carcinôm tế bào thận,<br />
nhưng không phù hợp khi áp dụng cho carcinôm tế bào kỵ màu.<br />
Từ khóa: Carcinôm tế bào thận, Phân loại mô học, Hệ thống phân độ Fuhrman.<br />
ABSTRACT<br />
A STUDY OF PATHOLOGIC FEATURES AND APPLICATION OF FUHRMAN GRADING SYSTEM IN<br />
RENAL CELL CARCINOMA<br />
Cao Ngoc Mai Han, Phan Dang Anh Thu, Ngo Quoc Dat, Hua Thi Ngoc Ha<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 5 - 2015: 221 - 227<br />
<br />
Introduction: Renal cell carcinoma (RCC) is the most common type of kidney cancer, with poor prognosis.<br />
The survival rate depends on histological subtypes and tumor grade.<br />
Objective: To study the pathologic features of RCC and Fuhrman grading system as well as its relationship<br />
with other pathologic features.<br />
Methods: A cross-sectional descriptive study of 64 cases diagnosed renal cell carcinoma at Pathology<br />
Department, University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh city.<br />
Results: Mean age was 53.7. Male to female ratio was 1.2/1. Tumors had distribution with equal frequency<br />
in either kidney. The mean size of tumor was 5 cm; 84.4% was less than 7 cm. Gross features include capsule<br />
invasion 12.5%; hemorrhage 51.6%; and tumor necrosis 23.4%. In histological subtypes, clear cell RCC was the<br />
most common 70.3%, followed by papillary RCC 12.5%, chromophobe RCC 10.9%, carcinoma of the collecting<br />
ducts 1.6%, and unclassified RCC 4.7%. The percentage of Fuhrman grade 1-2 in clear cell RCC and papillary<br />
<br />
* Bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Phan Đặng Anh Thư ĐT: 0947.877.908 Email: phandanganhthu@gmail.com<br />
<br />
221<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
RCC were 44.5% and 50%, respectively. In contrast, Fuhrman grade 4 was commonly found in chromophobe<br />
RCC (57.14%) and unclassified RCC (66.67%). Histological subtypes and tumor hemorrhage had positive<br />
correlation (r = 0.299; p < 0.05). No relationship was found between histological subtypes and other pathologic<br />
features, and between Fuhrman grading and pathologic features (p> 0.05).<br />
Conclusions: In practice, it is possible to apply Fuhrman grading system in most of histological subtypes of<br />
RCC; however, it is not appropriate for grading chromophobe RCC.<br />
Key words: Renal cell carcinoma (RCC), histological subtypes, Fuhrman grading system.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam vẫn còn ít nghiên cứu về RCC,<br />
Ung thư thận là một trong hai mươi loại ung với chỉ hai nghiên cứu được ghi nhận trong<br />
thư thường gặp nhất trên thế giới, với tỷ lệ mắc thời gian gần đây(9,18), nhưng cả hai đều giới<br />
bệnh đang ngày càng gia tăng(3,16). Theo hạn trong việc khảo sát mối tương quan giữa<br />
GLOBOCAN 2012, tỷ lệ mới mắc của ung thư các đặc điểm giải phẫu bệnh và phân độ mô<br />
thận chiếm 2,4% trong tất cả các loại ung thư(3). học. Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát các<br />
Trong các loại ung thư thận, carcinôm tế bào đặc điểm giải phẫu bệnh và áp dụng phân độ<br />
thận (RCC) chiếm tỷ lệ cao nhất (70-80%)(13). Đây mô học Fuhrman trong carcinôm tế bào thận,<br />
là loại ung thư có độ ác tính cao, với khoảng 30% đồng thời đánh giá mối tương quan giữa loại<br />
các trường hợp đã có di căn xa lúc mới chẩn mô học, phân độ Fuhrman và các đặc điểm<br />
đoán và 30% bệnh vẫn tiến triển mặc dù đã được giải phẫu bệnh khác.<br />
điều trị tich cực. Mỗi năm trên thế giới có<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
khoảng 270.000 ca mới được chẩn đoán và<br />
khoảng 116.000 ca tử vong vì bệnh này(3). Tiên Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt<br />
lượng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong ngang 64 trường hợp carcinôm tế bào thận<br />
đó loại mô học và độ mô học là những yếu tố được chẩn đoán tại Bộ môn Giải phẫu bệnh,<br />
quan trọng. Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh trong<br />
RCC được phân loại dựa trên các đặc điểm khoảng thời gian từ 01/01/2010 đến 30/04/2015.<br />
về mô bệnh học, triệu chứng lâm sàng và những Mẫu nghiên cứu là bệnh phẩm phẫu thuật u<br />
biến đổi di truyền. Các loại mô học thường gặp thận, được cố định bằng Formol đệm trung<br />
nhất là carcinôm tế bào sáng, carcinôm dạng nhú tính 10%. Mô u được khảo sát đại thể, và cắt<br />
và carcinôm tế bào kỵ màu. Trong đó carcinôm lọc từ 2-3 mẫu ở các vị trí khác nhau sau đó<br />
tế bào sáng có tiên lượng xấu hơn carcinôm dạng được xử lý, đúc khối paraffin, cắt mỏng 5µm,<br />
nhú và carcinôm tế bào kỵ màu (tỷ lệ sống sau 5<br />
sau đó khảo sát mô bệnh học trên tiêu bản<br />
năm lần lượt là 55-60%, 80-90% và 90%)(7).<br />
nhuộm H&E đánh giá loại mô học và phân độ<br />
Carcinôm ống góp tuy hiếm gặp hơn nhưng độ<br />
Fuhrman.<br />
ác tính cao hơn hẳn ba loại trên (tỷ lệ sống sau 5<br />
năm dưới 5%). Đánh giá loại mô học dựa trên hệ thống<br />
Trong số các hệ thống phân độ mô học đã có, phân loại của Tổ chức Y tế thế giới 2004, ghi<br />
hệ thống phân độ Fuhrman là hệ thống dễ áp nhận các loại mô học sau: Carcinôm tế bào<br />
dụng nhất với các tiêu chuẩn được định nghĩa rõ sáng, Carcinôm dạng nhú, Carcinôm tế bào kỵ<br />
ràng, và có mối tương quan chặt chẽ với tỷ lệ màu, Carcinôm ống góp, Carcinôm không xếp<br />
sống(1,15). Tỷ lệ sống sau 5 năm ở các trường hợp loại. Phân độ Fuhrman: Dựa trên kích thước<br />
có Fuhrman độ 1 là 89%, độ 2 là 65%, và độ 3 nhân tế bào u, hình thái nhân và hạt nhân<br />
hoặc độ 4 là 46,1%(15). (Bảng 1).<br />
<br />
<br />
<br />
222<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1: Phân độ mô học Fuhrman dựa trên hình thái (12,5%); carcinôm tế bào kỵ màu có 7 trường hợp<br />
nhân và hạt nhân(1) (10,9%); và carcinôm ống góp có 1 trường hợp<br />
Kích thước Hình thái nhân Hạt nhân (1,6%). 3 trường hợp carcinôm không xếp loại,<br />
nhân trong đó 2 trường hợp có thành phần dạng<br />
Độ 1 ~10 µm Tròn đều Không có hoặc khó<br />
quan sát sarcôm (Bảng 2).<br />
Độ 2 ~15 µm Không đều nhẹ Thấy được ở vật Bảng 2: Đặc điểm giải phẫu bệnh<br />
kính x40<br />
Đặc điểm Kết quả<br />
Độ 3 ~20 µm Rất không đều Thấy rõ ở vật kính<br />
x10 53,7 ± 13,9 (21-83<br />
Tuổi<br />
tuổi)<br />
Độ 4 ~20 µm Dị dạng/ nhiều Thấy rõ ở vật kính<br />
thùy ± tế bào x10 Nam 35 (54,7%)<br />
Giới<br />
hình thoi Nữ 29 (45,3%)<br />
Thận phải 32 (50%)<br />
Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. So Vị trí u<br />
Thận trái 32 (50%)<br />
sánh trung bình của hai biến số bằng phép kiểm Kích thước u (cm) 5,0 ± 3,3 (2-20 cm)<br />
T. Khảo sát các mối tương quan giữa các biến số ≤ 7 cm 54 (84,4%)<br />
bằng phép kiểm χ2 (dùng công thức hiệu chỉnh > 7 cm 10 (15,6%)<br />
Yates hoặc phép kiểm chính xác Fisher nếu Xâm lấn vỏ bao thận 8 (12,5%)<br />
Xuất huyết 33 (51,6%)<br />
không đủ điều kiện để thực hiện phép kiểm χ2),<br />
Hoại tử u 15 (23,4%)<br />
có tính hệ số tương quan hạng Spearman. Tương Tế bào sáng 45 (70,3%)<br />
quan được xem là có ý nghĩa khi phép kiểm có Dạng nhú 8 (12,5%)<br />
giá trị p < 0,05 với độ tin cậy 95%. Loại mô học Tế bào kỵ màu 7 (10,9%)<br />
Ống góp 1 (1,6%)<br />
KẾT QUẢ Không xếp loại 3 (4,7%)<br />
Đặc điểm giải phẫu bệnh Phân độ Fuhrman trong carcinôm tế bào<br />
Trong nghiên cứu này tuổi trung bình là 53,7 thận<br />
tuổi; thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 40-69 tuổi. Độ mô học Fuhrman độ 2 và 3 chiếm ưu thế,<br />
Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam/nữ = riêng carcinôm tế bào kỵ màu và RCC không xếp<br />
1,2/1. U phân bố đồng đều trên cả hai thận. Kích loại có tỷ lệ Fuhrman độ 4 cao (57,14% và<br />
thước u trung bình 5 cm, với 84,4% các trường 66,67%). Carcinôm ống góp có một trường hợp<br />
hợp u ≤ 7 cm. Có 8 trường hợp có xâm lấn vỏ bao và Fuhrman độ 3. Trong dạng mô học carcinôm<br />
thận (12,5%), 33 trường hợp có xuất huyết trong tế bào sáng và carcinôm dạng nhú không có<br />
u (51,6%) và 15 trường hợp có hoại tử u trên đại Fuhrman độ 4. Không có mối liên quan giữa độ<br />
thể (23,4%).Trong 64 trường hợp RCC, carcinôm mô học và loại mô học (p> 0,05) (Bảng 3, hình 1).<br />
tế bào sáng chiếm đa số với 48 trường hợp (75%);<br />
tiếp đến là carcinôm dạng nhú với 8 trường hợp<br />
Bảng 3: Phân độ Fuhrman trong carcinôm tế bào thận<br />
Độ Fuhrman 1 2 3 4 P<br />
Mô học<br />
2,<br />
Tế bào sáng 3 (6,7) 17 (37,8) 25 (55,5) 0 χ p= 0,174<br />
,<br />
Dạng nhú 1 (12,5) 3 (37,5) 4 (50,0) 0 Yates p = 0,771<br />
Tế bào kỵ màu 0 1 (14,3) 2 (28,6) 4 (57,1) Yates, p = 0,311<br />
Ống góp 0 0 1 (100) 0 Fisher, p = 1,000<br />
Không xếp loại 0 0 1 (33,3) 2 (66,7) Fisher, p = 0,275<br />
Tổng 4 (6,2) 21 (32,8) 33 (51,6) 6 (9,4)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
223<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A- B-<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
C- D-<br />
Hình 2: A. Fuhrman độ 1; B. Fuhrman độ 2; C. Fuhrman độ 3; D.Fuhrman độ 4<br />
Tương quan giữa các đặc điểm giải phẫu thuộc nhóm RCC không xếp loại (66,7%). Sự<br />
bệnh và phân độ Fuhrman. khác biệt giữa kích thước u và loại mô học không<br />
có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Xuất huyết trong u<br />
Tuổi trung bình của carcinôm dạng nhú cao<br />
thường gặp ở carcinôm tế bào sáng hơn các loại<br />
hơn carcinôm tế bào sáng và carcinôm tế bào kỵ<br />
mô học khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<br />
màu (56,0; 53,9 và 52,4 tuổi), sự khác biệt không<br />
= 0,038). Mối tương quan giữa loại mô học và<br />
có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hầu hết u kích<br />
xuất huyết trong u là 29,9% (p= 0,016 80%); các trường hợp<br />
(Bảng 4).<br />
u có kích thước lớn> 7 cm có loại mô học ác tính<br />
Bảng 4: Tương quan giữa loại mô học với các đặc điểm giải phẫu bệnh khác<br />
Tế bào sáng Dạng nhú Kỵ màu Ống góp Không xếp loại<br />
N (%) N (%) N (%) N (%) N (%)<br />
< 50 19 (42,2) 2 (25,0) 3 (42,9) 0 2 (66,7)<br />
Tuổi<br />
≥ 50 26 (57,8) 6 (75,0) 4 (57,1) 1 (100,0) 1 (33,3)<br />
Nam 25 (55,6) 5 (62,5) 3 (42,9) 1 (100,0) 1 (33,3)<br />
Giới tính<br />
Nữ 20 (44,4) 3 (37,5) 4 (57,1) 0 2 (66,7)<br />
Thận phải 23 (51,1) 5 (62,5) 3 (42,9) 0 1 (33,3)<br />
Vị trí u<br />
Thận trái 22 (48,9) 3 (37,5) 4 (57,1) 1 (100,0) 2 (66,7)<br />
≤ 7 cm 39 (86,7) 7 (87,5) 6 (85,7) 1 (100) 1 (33,3)<br />
Kích thước u<br />
> 7 cm 6 (13,3) 1 (12,5) 1 (14,3) 0 2 (66,7)<br />
Xâm lấn vỏ bao Có 5 (11,1) 0 1 (14,3) 1 (100,0) 1 (33,3)<br />
thận Không 40 (88,9) 8 (100,0) 6 (85,7) 0 2 (66,7)<br />
Có 27 (60) 2 (25) 4 (57,1) 0 0<br />
Xuất huyết trong u<br />
Không 18 (40) 6 (75) 3 (42,9) 1 (100,0) 3 (100,0)<br />
Có 11 (24,4) 2 (25) 1 (14,3) 0 1 (33,3)<br />
Hoại tử u<br />
Không 34 (75,6) 6 (75) 6 (85,7) 1 (100,0) 2 (66,7)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
224<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 5: Tương quan giữa phân độ Fuhrman với các đặc điểm giải phẫu bệnh<br />
Độ 1 N (%) Độ 2 N (%) Độ 3 N (%) Độ 4 N (%) P<br />
< 50 1 (25,0) 9 (42,9) 14 (42,4) 2 (33,3) 2<br />
Tuổi χ , p = 0,935<br />
≥ 50 3 (75,0) 12 (57,1) 19 (57,6) 4 (66,7)<br />
Nam 3 (75,0) 13 (61,9) 16 (48,5) 3 (50,0) 2<br />
Giới tính χ , p = 0,231<br />
Nữ 1 (25,0) 8 (38,1) 17 (51,5) 3 (50,0)<br />
Thận phải 2 (50,0) 7 (33,3) 20 (60,6) 3 (50,0) 2<br />
Vị trí u χ , p = 0,073<br />
Thận trái 2 (50,0) 14 (66,7) 13 (39,4) 3 (50,0)<br />
≤ 7 cm 3 (75,0) 19 (90,5) 28 (84,8) 4 (66,7)<br />
Kích thước u Yates, p = 0,774<br />
> 7 cm 1 (25,0) 2 (9,5) 5 (15,2) 2 (33,3)<br />
Có 0 2 (9,5) 5 (15,2) 1 (16,7)<br />
Xâm lấn vỏ bao thận Yates, p = 0,628<br />
Không 4 (100,0) 19 (90,5) 28 (84,8) 5 (83,3)<br />
Có 2 (50,0) 13 (61,9) 16 (48,5) 2 (33,3) 2<br />
Xuất huyết trong u χ , p = 0,280<br />
Không 2 (50,0) 8 (38,1) 17 (51,5) 4 (66,7)<br />
Có 2 (50,0) 5 (23,8) 8 (24,2) 0 2<br />
Hoại tử u χ , p = 0,490<br />
Không 2 (50,0) 16 (76,2) 25 (75,8) 6 (100,0)<br />
Độ mô học Fuhrman cao (độ 3,4) và thấp (độ 5,04 ± 3,3 cm, tương đương nghiên cứu của Song<br />
1,2) phân bố tương đối đồng đều ở hai nhóm Turun(19). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa<br />
tuổi, ở hai giới, và sự khác biệt không có ý nghĩa số u ở giai đoạn T1 (u ≤ 7 cm) 84,4%, và xâm lấn<br />
thống kê (p>0,05). Fuhrman phân độ thấp vỏ bao thận thấp 12,5%. Song Turun và CS đã<br />
thường gặp ở u thận bên trái (64%), trong khi chứng minh kích thước u tăng 1 cm thì tỷ lệ xâm<br />
Fuhrman phân độ cao thường gặp ở thận phải lấn vỏ bao thận sẽ tăng 35%(19). Tỷ lệ hoại tử u<br />
(59%), nhưng sự khác nhau này không có ý trong nghiên cứu thấp 23,4%; tương tự nghiên<br />
nghĩa thống kê (p>0,05). U có độ Fuhrman cao và cứu của Lee SE (27%)(8).<br />
thấp thường gặp ở nhóm u ≤ 7 cm hơn nhóm u Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số các<br />
kích thước lớn, và không có sự khác biệt giữa trường hợp RCC là carcinôm tế bào sáng 70,3%,<br />
kích thước khối u và phân độ Fuhrman (p= tương tự với các nghiên cứu khác(11,17). Carcinôm<br />
0,774). Tỷ lệ xâm lấn vỏ bao thận, xuất huyết và ống góp là một u khá hiếm gặp (thường 0,05) (Bảng 5). trường hợp (1,6%).<br />
BÀN LUẬN Nghiên cứu cũng cho thấy các trường hợp<br />
carcinôm tế bào sáng và carcinôm dạng nhú đều<br />
Carcinôm tế bào thận hiếm xảy ra dưới 40<br />
có phân độ Fuhrman độ 2 và 3 chiếm ưu thế,<br />
tuổi, và độ tuổi thường gặp là khoảng thập niên<br />
phù hợp với tỷ lệ phân độ Fuhrman độ 2 và 3<br />
60-70(4,13). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi<br />
trong tổng số 64 trường hợp, và không ghi nhận<br />
phát hiện bệnh khá trẻ so với y văn. Nghiên cứu<br />
trường hợp nào có phân độ Fuhrman độ 4.<br />
cũng ghi nhận tỷ lệ nam/nữ= 1,2/1; cao hơn<br />
Trong khi đó carcinôm tế bào kỵ màu lại có phân<br />
nghiên cứu của Trần Minh Thông (tỷ lệ nam/nữ=<br />
độ 4 chiếm ưu thế (57,14%), nhưng trên thực tế<br />
1,08/1)(18) nhưng tương đối thấp so với các nghiên<br />
loại RCC này lại có tiên lượng sống tốt hơn hai<br />
cứu nước ngoài(14,17).<br />
loại trên(2), điều này chứng tỏ hình ảnh vi thể<br />
Trong nghiên cứu này, tất cả các trường hợp thường gặp của loại RCC này là nhân to, nhiều<br />
carcinôm tế bào thận xuất hiện trên một thận, và thùy và hạt nhân lớn, và nó không phản ánh<br />
phân bố đồng đều trên cả hai thận, tương tự<br />
đúng tiên lượng bệnh khi áp dụng phân độ<br />
nghiên cứu của Trần Minh Thông(18). Theo Uday Fuhrman cho carcinôm tế bào kỵ màu. Vì thế<br />
Patel(11) chỉ có khoảng 5% các trường hợp có u Paner và cộng sự đã đưa ra hệ thống phân độ<br />
nằm trên cả hai thận. Kích thước u trung bình là<br />
riêng dành cho carcinôm tế bào kỵ màu(10).<br />
<br />
<br />
225<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
Carcinôm ống góp và RCC có thành phần dạng carcinôm tế bào kỵ màu là 14,29% và 85,71%.<br />
sarcôm thường có tiên lượng xấu, vì vậy 100% carcinôm ống góp và carcinôm không xếp<br />
Fuhrman phân độ cao chiếm ưu thế trong hai loại có phân độ Fuhrman 3-4. Không có sự khác<br />
loại này là phù hợp. biệt giữa Fuhrman phân độ cao hay thấp và loại<br />
Nghiên cứu cũng ghi nhận xuất huyết trong mô học.<br />
u thường gặp ở nhóm carcinôm tế bào sáng hơn Xuất huyết trong u cao hơn carcinôm tế bào<br />
so với các loại mô học khác, sự khác biệt có ý sáng so với các loại mô học khác, sự khác biệt có<br />
nghĩa thống kê (p