Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
ĐỐI CHIẾU GIẢI PHẪU BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM FDG PET/CT<br />
CỦA UNG THƯ PHỔI<br />
Trần Minh Thông*, Nguyễn Xuân Cảnh**, Lưu Ngọc Mai*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tổng quan: Ung thư phổi là loại ung thư rất đa dạng về hình thái giải phẫu bệnh. Dựa trên đặc tính tăng<br />
hoạt động chuyển hóa của ung thư phổi, kỹ thuật PET/CT với chất đánh dấu FDG được ứng dụng để ghi hình<br />
các khối u phổi ác tính. Loại giải phẫu bệnh cũng như mức độ hấp thu FDG trên PET/CT đã được chứng minh có<br />
vai trò trong tiên lượng ung thư phổi. Nghiên cứu này tiến hành nhằm đối chiếu các đặc điểm giải phẫu bệnh với<br />
các đặc điểm FDG PET/CT, từ đó bước đầu khảo sát mối liên quan giữa các đặc điểm giải phẫu bệnh với các đặc<br />
điểm hình ảnh và chuyển hóa trên FDG PET/CT của bệnh nhân ung thư phổi.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca trên 48 bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là ung<br />
thư phổi và được ghi hình PET/CT tại Đơn vị PET/CT và Cyclotron Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 3/2009 đến<br />
tháng 5/2012. Các đặc điểm giải phẫu bệnh bao gồm loại mô học và độ mô học ung thư phổi được khảo sát và đối<br />
chiếu với các đặc điểm FDG PET/CT bao gồm vị trí, kích thước, maxSUV của u nguyên phát, các vị trí di căn và<br />
giai đoạn ung thư.<br />
Kết quả: Carcinôm tuyến là loại mô học ung thư phổi thường gặp nhất với tỉ lệ 81,3%. U nguyên phát có<br />
kích thước trung bình là 5,4 ± 1,9 cm, chỉ 6,7% trường hợp u nguyên phát ≤ 3 cm. Tỉ lệ di căn hạch vùng là<br />
85,4%. Đa số bệnh nhân ở giai đoạn III và IV chiếm 87,5%, giai đoạn IV chiếm đến 47,9%. Di căn xương và<br />
tuyến thượng thận là các vị trí di căn xa thường gặp nhất. Mức độ hấp thu FDG của carcinôm tế bào gai (trung<br />
bình maxSUV = 20,4 ± 4,5) cao hơn có ý nghĩa so với carcinôm tuyến (trung bình maxSUV = 12,7 ± 5,9).<br />
Carcinôm biệt hóa kém cho di căn hạch vùng nhiều hơn carcinoma biệt hóa trung bình và biệt hóa tốt.<br />
Kết luận: Có mối liên quan giữa loại mô học ung thư phổi và mức độ hấp thu FDG của u nguyên phát<br />
trên PET/CT.<br />
Từ khóa: ung thư phổi, tăng biến dưỡng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
LUNG CANCER: CONFRONTATION OF HISTOPATHOLOGIC DIAGNOSIS<br />
AND FDG PET/CT FEATURES<br />
Tran Minh Thong, Nguyen Xuan Canh, Luu Ngoc Mai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 458-465<br />
Background: Lung cancer is a histologically heterogeneous disease. FDG PET/CT is used for the evaluation<br />
of lung tumors based on the glycolysis hypermetabolism of the neoplastic cells. Histological type and grade of lung<br />
cancer as well as the FDG uptake on PET/CT have been shown to be significant in prognosis. The aim of this<br />
study was to investigate the relationship between the histopathologic features with the anatomic and metabolic<br />
imaging features on FDG PET/CT of lung cancer patients.<br />
Methods: This retrospective study reviewed 48 lung cancer patients who had conducted FDG PET/CT in<br />
PET/CT and Cyclotron Department of Cho Ray Hospital from February 2009 to May 2012. Histological<br />
diagnosis and grading were recorded and confronted with FDG PET/CT findings include the location, diameter,<br />
* Khoa Giải phẫu bệnh, BV Chợ Rẫy<br />
** Đơn vị PET-CT và Cyclotron, BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Trần Minh Thông, ĐT: 0918202941; Email: tranmthong2003@yahoo.com<br />
<br />
458<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
maxSUV of the primary tumor, metastatic sites and clinical stage.<br />
Results: Adenocarcinoma was the most common histology type of lung cancer with a rate of 81.3%. The<br />
mean diameter of primary tumor was 5.4 ± 1.9 cm, only 6.7% of cases had primary tumors smaller than 3 cm.<br />
Regional lymph node metastasis rate was 85.4%. 87.5% of patients were in III and IV stage, the IV stage was up<br />
to 47.9%. Bone and adrenal gland were the most common sites of distant metastases. Squamous cell carcinoma<br />
(mean maxSUV = 20.4 ± 4.5) had significantly higher FDG uptake (p = 0,001) than adenocarcinoma (mean<br />
maxSUV = 12.7 ± 5.9). Patients with poorly differentiated tumor had an increased likelyhood of positive regional<br />
lymph node metastases compared with those with moderately differentiated or well differentiated tumor.<br />
Conclusions: There was a correlation between histological types of lung cancer and the FDG uptake of<br />
primary tumor on PET / CT.<br />
Key words: Lung cancer, hypermetabolism<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới<br />
năm 2008, ung thư phổi là loại ung thư thường<br />
gặp và gây tử vong cao, đứng hàng thứ hai ở<br />
Việt Nam chỉ sau ung thư gan, với tỉ suất mới<br />
mắc hiệu chỉnh theo tuổi là 37,6/100.000 dân<br />
mỗi năm ở nam và 16,4/100.000 dân mỗi năm<br />
ở nữ (7).<br />
PET/CT là sự kết hợp giữa kỹ thuật chụp<br />
hình cắt lớp phát xạ positron (PET: positron<br />
emission tomography) và kỹ thuật chụp hình cắt<br />
lớp điện toán (CT: computed tomograpgy), qua<br />
đó cung cấp thông tin về mức độ chuyển hóa và<br />
hình ảnh giải phẫu của cơ thể trong cùng một lần<br />
ghi hình. Dựa trên các nghiên cứu cho thấy phần<br />
lớn ung thư phổi có đặc tính tăng hoạt động<br />
chuyển hóa, sử dụng nhiều glucose, kỹ thuật<br />
PET/CT<br />
với<br />
chất<br />
đánh<br />
dấu<br />
FDG<br />
18<br />
(( F)Fluorodeoxyglucose) – một chất có cấu trúc<br />
tương tự glucose, đã được ứng dụng để ghi hình<br />
các khối u phổi ác tính. Mức độ chuyển hóa của<br />
khối u được phản ánh thông qua mức độ hấp<br />
thu FDG và được tính toán bán định lượng bằng<br />
giá trị hấp thu chuẩn lớn nhất gọi tắt là maxSUV<br />
(maximum standardized uptake value). Hiện<br />
nay, Y văn đã đề cập đến vai trò của PET/CT, đặc<br />
biệt là vai trò của maxSUV trong chẩn đoán, theo<br />
dõi điều trị cũng như tiên lượng ung thư phổi(1).<br />
Loại mô học cũng như độ mô học của ung thư<br />
phổi cũng đã được chứng minh có liên quan đến<br />
tiên lượng sống còn và tái phát ung thư(20). Vậy<br />
liệu có mối liên quan nào giữa mức độ hấp thu<br />
<br />
FDG trên PET/CT biểu hiện qua giá trị maxSUV<br />
với loại mô học và độ mô học của khối u nguyên<br />
phát trong ung thư phổi hay không? Trên thế<br />
giới hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đề cập<br />
đến vấn đề này. Ở Việt Nam, kỹ thuật PET/CT<br />
mới được đưa vào từ năm 2009 và chưa có<br />
nghiên cứu nào khảo sát mối liên quan trên.<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
này nhằm đối chiếu giải phẫu bệnh và đặc<br />
điểm FDG PET/CT của ung thư phổi, từ đó<br />
bước đầu khảo sát mối liên quan giữa loại mô<br />
học và độ mô học ung thư với đặc điểm FDG<br />
PET/CT của ung thư phổi.<br />
<br />
ĐỐI TUỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt ca<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
48 bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là<br />
ung thư phổi và được chụp PET/CT tại Đơn vị<br />
PET-CT và Cyclotron Bệnh viện Chợ Rẫy và<br />
trong khoảng thời gian từ tháng 3/2009 đến<br />
tháng 5/2012.<br />
Bệnh nhân bị loại ra khỏi nghiên cứu nếu<br />
có bất kì tiêu chuẩn nào sau đây: (1) Không có<br />
chẩn đoán mô học hoặc chẩn đoán mô học<br />
không phải từ sinh thiết u nguyên phát. (2) Đã<br />
được phẫu, hóa hay xạ trị ung thư trước thời<br />
điểm ghi hình PET/CT. (3) Có đường huyết ><br />
150 mg/dl ngay trước thời điểm ghi hình<br />
PET/CT.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
459<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Hồi cứu từ hồ sơ bệnh án và dữ liệu lưu trữ<br />
tại Khoa Giải phẫu bệnh và Đơn vị PET-CT và<br />
Cyclotron Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Ghi nhận các thông tin về tuổi, giới tính của<br />
bệnh nhân.<br />
Ghi nhận kết quả giải phẫu bệnh ung thư<br />
phổi bao gồm: loại mô học, độ mô học. Tiêu<br />
chuẩn phân loại mô học dựa trên hệ thống phân<br />
loại u phổi và màng phổi của WHO năm 2004(15)<br />
và phân độ mô học theo hệ thống phân loại u<br />
phổi và màng phổi của WHO năm 1999(16).<br />
Ghi nhận trong kết quả PET/CT các thông số<br />
về đặc điểm của tổn thương phổi: vị trí u nguyên<br />
phát, kích thước u nguyên phát, maxSUV của u<br />
nguyên phát, các vị trí di căn. Xếp giai đoạn ung<br />
thư theo phân loại TNM của UICC và AJCC năm<br />
2009(6).<br />
Các dữ liệu được xử lý và phân tích bằng<br />
phần mềm Stata 10.0.<br />
Các biến số được kiểm tra về tính phân<br />
phối bình thường trước khi phân tích. Với các<br />
biến liên tục như maxSUV và kích thước u<br />
nguyên phát, phép kiểm Mann Whitney U<br />
được dùng để so sánh trung bình của các biến<br />
phân phối không bình thường, phép kiểm t<br />
được dùng để so sánh trung bình các biến có<br />
phân phối bình thường.<br />
Các phép kiểm χ2, phép kiểm Fisher, phép<br />
kiểm t, phép kiểm ANOVA và các phép kiểm<br />
phi tham số được cho là có ý nghĩa thống kê khi<br />
p < 0,05.<br />
<br />
bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu thuộc nhóm<br />
ung thư phổi không tế bào nhỏ.<br />
Bảng 1 Phân bố các nhóm mô học ung thư phổi<br />
Giải phẫu bệnh<br />
Loại mô học<br />
Carcinôm tuyến<br />
Carcinôm tế bào gai<br />
Carcinôm tuyến – gai<br />
Carcinôm tế bào nhỏ<br />
Độ mô học<br />
Biệt hóa tốt<br />
Biệt hóa trung bình<br />
Biệt hóa kém<br />
<br />
Số ca (%)<br />
39 (81,3)<br />
7 (14,6)<br />
1 (2,1)<br />
1 (2,1)<br />
6 (14,6)<br />
14 (34,2)<br />
21 (51,2)<br />
<br />
Có 41 trường hợp có thông tin về độ biệt hóa<br />
ung thư bao gồm các trường hợp u loại carcinôm<br />
tuyến và carcinôm tế bào gai. Trong đó u biệt<br />
hóa kém chiếm 51,2% trường hợp. Tất cả các<br />
trường hợp u biệt hóa tốt đều là carcinôm tuyến.<br />
<br />
Đặc điểm FDG PET/CT<br />
Có 26 trường hợp u nguyên phát nằm ở phổi<br />
trái, chiếm tỉ lệ 54,2%, 22 trường hợp u nguyên<br />
phát nằm ở phổi phải, chiếm tỉ lệ 45,8%. U<br />
nguyên phát có kích thước trung bình là 5,4 ± 1,9<br />
cm. U nhỏ nhất có kích thước là 2 cm. U lớn nhất<br />
có kích thước là 9,5 cm. Chỉ có 6,7% bệnh nhân<br />
có u có kích thước ≤ 3 cm.<br />
Tất cả các trường hợp đều có tăng hấp thu<br />
FDG tại khối u nguyên phát, với trung bình<br />
maxSUV là 14,7 ± 8,1 và trung vị maxSUV là 12,4,<br />
khoảng biến thiên là 46,1 (4 - 50,1).<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Di căn hạch vùng (bao gồm hạch rốn phổi,<br />
hạch trung thất, hạch thượng đòn) chiếm tỉ lệ<br />
85,4% trường hợp. Di căn xương (27,1%) và<br />
tuyến thượng thận (14,6%) là các vị trí di căn xa<br />
thường gặp nhất.<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu gồm 48 bệnh nhân với 32<br />
nam (66,7%) và 16 nữ (33,3%), tuổi trung bình 60<br />
± 11 (từ 40 đến 85 tuổi).<br />
<br />
Đa số bệnh nhân ở giai đoạn III và IV<br />
(87,5%), trong đó 33,3% ở giai đoạn IIIA, 6,3% ở<br />
giai đoạn IIIB, và 47,9% ở giai đoạn IV.<br />
<br />
Đặc điểm giải phẫu bệnh:<br />
<br />
Bảng 2 Phân bố các đặc điểm FDG PET/CT<br />
<br />
Carcinôm tuyến chiếm tỉ lệ cao nhất (81,3%),<br />
carcinôm tế bào gai đứng hàng thứ hai với tỉ lệ<br />
14,6%. Còn lại là carcinôm tuyến – gai chiếm<br />
2,1% (1 trường hợp) và carcinôm tế bào nhỏ<br />
chiếm 2,1% (1 trường hợp). Như vậy 98% số<br />
<br />
460<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Số ca (%)<br />
Vị trí u nguyên phát<br />
Phổi trái<br />
26 (54,2)<br />
- Thùy trên trái<br />
17 (35,4)<br />
- Thùy dưới trái<br />
9 (18,8)<br />
Phổi phải<br />
22 (45,8)<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />