Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU HỌC ĐỘNG MẠCH THẬN CỰC DƯỚI<br />
Ở NGƯỜI VIỆT NAM<br />
Võ Văn Hải*; Nguyễn Gia Ninh*; Nguyễn Văn Nhựt*; Dương Văn Hải*; Vũ Lê Chuyên**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Trong phẫu thuật hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, một trong những nguyên nhân ngoại lai<br />
phổ biến là sự hiện diện động mạch thận cực dưới. Tuy nhiên việc mô tả về phương diện giải phẫu các dạng động<br />
mạch cực dưới (ĐMCD) đến nay trong y văn trên thế giới và ở Việt Nam vẫn còn khá sơ nét. Vì thế, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này với hy vọng cung cấp đầy đủ hơn những thông tin về mặt hình thái giải phẫu động<br />
mạch thận cực dưới cho các nhà phẫu thuật niệu khoa lâm sàng nói riêng và đóng góp thêm về thông số sinh học<br />
ở người Việt Nam nói chung.<br />
Mục tiêu: Mô tả nguyên ủy, kích thước, đường đi và liên quan của ĐMCD ở người Việt Nam nhằm ứng<br />
dụng trong các phẫu thuật hẹp khúc nối bể thận – niệu quản do nguyên nhân bên ngoài và trong các phẫu thuật<br />
mạch máu đoạn ngoài thận.<br />
Phương pháp: Mô tả nghiên cứu cắt ngang với 81 thi hài người Việt Nam trưởng thành đã ướp formol tại<br />
bộ môn Giải phẫu học - ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được chúng tôi phẫu tích từ năm 2003 đến năm<br />
2011.<br />
Kết quả: Trong 81 thi hài với 162 quả thận, chúng tôi nhận thấy có 9 quả thận có một ĐMCD (5,55%): 4<br />
quả thận bên phải và 5 quả thận bên trái. Trong 9 ĐMCD đó, chúng tôi thấy có 6 ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM<br />
chủ (66,67%), 3 ĐMCD có nguyên ủy từ thân ĐM rốn thận (33,33%). Trong mẫu khảo sát này không có<br />
trường hợp nào có 2 ĐMCD trên cùng một thi hài và cũng không có trường hợp nào ĐM rốn phải có nguyên ủy<br />
xuất phát thấp hơn ĐM rốn trái. Tỉ lệ ĐMCD nguyên ủy từ ĐM chủ cao gấp 2 lần ĐMCD nguyên ủy từ thân<br />
ĐM rốn. Tỉ lệ ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM chủ của thận bên trái cũng cao gấp 2 lần so với thận bên phải. Tất<br />
cả ĐMCD trong mẫu này đều đi trước bể thận hay phía trước khúc nối bể thận – niệu quản. Trong trường hợp<br />
đa ĐM cung cấp máu cho thận (có sự hiện diện ĐM cực trên, hoặc đa ĐM rốn, hoặc cả hai) thì sự hiện diện ĐM<br />
cực dưới là phổ biến (77,78%), nhưng đa ĐM rốn thận có kèm theo ĐMCD của cùng một thận lại chiếm tỉ lệ<br />
thấp (11,11%).<br />
Kết luận: Qua khảo sát 162 quả thận, sự hiện diện động mạch cực dưới tuy rất thấp (5,55%), nhưng<br />
nguyên ủy của động mạch cực dưới từ động mạch chủ là phổ biến (66,67%), phần lớn xảy ra ở thận bên trái. Đa<br />
số các thi hài có hiện diện động mạch cực dưới đều có các dạng động mạch khác đi kèm như động mạch cực trên,<br />
đa động mạch rốn đối bên…Và ngược lại, các động mạch cực dưới thường hiện diện ở thận có một động mạch<br />
rốn. Không có đồng thời hai động mạch cực dưới trên cùng một thi hài.<br />
Từ khóa: Động mạch thận, động mạch rốn thận (ĐMRT), động mạch thận cực trên (ĐMCT), động mạch<br />
thận cực dưới (ĐMCD), cuống thận.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ANATOMY OF THE LOWER POLAR ARTERIES OF THE VIETNAMESE KIDNEYS<br />
Vo Van Hai*; Nguyen Gia Ninh; Nguyen Van Nhut; Duong Van Hai; Vu Le Chuyen<br />
* Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 2 – 2011: 76 - 81<br />
Bộ môn Giải Phẫu học, Bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
** Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Võ Văn Hải<br />
ĐT: 0903323420<br />
Email: drvovanhai@gmail.com<br />
1<br />
<br />
76<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Background: In the surgical treatment of ureteropelvic junction obstruction, one of the most common<br />
extrinsic causes is the existence of the lower polar artery of the kidneys. However, there is little description of<br />
anatomical categories of the lower polar artery in medical researches in the world in general and in Vietnam in<br />
particular. Therefore, we carried out this study to provide surgeons with further information about anatomical<br />
morphology of the lower polar artery of the Vietnamese kidney. Aim: Describe anatomical lower polar arteries of<br />
the Vietnamese kidneys to apply for renal surgery.<br />
Material and Method: We conducted a cross sectional descriptive study in 81 cadavers of Vietnamese<br />
adults in the Anatomy Department Laboratory of the University of Medicine and Pharmacy at HCMC from 2003<br />
to 2011.<br />
Result: In 162 kidneys of 81 cadavers, there are 9 kidneys with one lower polar artery (5.55%): four right<br />
kidneys and five left kidneys. Among the 9 lower polar arteries (LPA), six originate from the aorta (66.67%) and<br />
three from renal hilar artery (HA) (33.33%). In this observation, there is no case of two LPAs in one cadaver, and<br />
no case of hilar artery of the right kidney arising from lower position than that of the left kindey. The rate of LPAs<br />
arising from the aorta is twice as high as the ones arising from HA. The rate of LPAs arising from aorta in the left<br />
kidneys is also twice as high as the ones in the right kidneys. All of the 9 LPAs cross either in front of the pelvis or<br />
ureteropelvic junction. In the multiple renal arteries (kidney with upper polar artery (UPA), or/and multiple hilar<br />
arteries), the presence of LPA is common (77.78%), but the presence of multiple hilar arteries together with LPA<br />
on one kidney is low (11.11%).<br />
Conclusion: In this observation, the appearance rate of LPAs is low (5.55%), but the LPAs originating from<br />
the aorta is common (66.67%), mostly in the left kidneys. The majority of cadavers with the presence of LPA has<br />
UPA or/and multiple renal arteries on the opposite kidney. By contrast, the LPAs are often present in one hilar<br />
renal artery. There is no case of two LPAs in one cadaver.<br />
Key words: renal artery, hilar artery (HA), upper polar artery (UPA), lower polar artery (LPA), pedical of<br />
kidney.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong phẫu thuật bệnh lý hẹp khúc nối bể<br />
thận – niệu quản, nguyên nhân bên ngoài hay<br />
gặp nhất là sự hiện diện của động mạch cực<br />
dưới (ĐMCD) “bất thường” đi ngang qua khúc<br />
<br />
cung cấp thêm thông tin về số liệu hình thái của<br />
ĐMCD cho các nhà niệu học nói riêng, và đồng<br />
thời bổ sung cho ngành hình thái học và sách<br />
giáo khoa về số liệu sinh học của thận ở người<br />
Việt Nam nói chung.<br />
<br />
nối gây chít hẹp mà theo các tác giả có tỉ lệ khá<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
cao từ 30 – 49% các trường hợp(1,3,4,8). Điều trị bảo<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
<br />
tồn thận và bể thận trong bệnh lý hẹp khúc nối<br />
<br />
Mô tả các dạng động mạch thận cực dưới<br />
<br />
là cần thiết(2), vì thế việc nắm vững các cấu trúc<br />
<br />
trong cuống thận ở người Việt Nam trưởng<br />
<br />
và các dạng mạch máu cũng như đặc điểm giải<br />
<br />
thành nhằm ứng dụng trong các phẫu thuật hẹp<br />
<br />
phẫu học về nguyên ủy, đường đi và liên quan<br />
<br />
khúc nối bể thận – niệu quản và trong phẫu<br />
<br />
của ĐMCD ở người bình thường có ý nghĩa<br />
<br />
thuật mạch máu thận đoạn ngoài thận.<br />
<br />
quan trọng trong phẫu thuật bệnh lý này. Hơn<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Mô tả nguyên ủy, kích thước, đường đi và<br />
liên quan của ĐMCD trong cuống thận. Phân<br />
loại và nêu ra tần suất các dạng hiện diện của<br />
ĐMCD cung cấp máu cho thận.<br />
<br />
nữa, việc nghiên cứu các ĐMCD hiện nay còn<br />
khá ít(5,6,10,11,12) nên chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu này với hy vọng đưa ra kết quả góp phần<br />
<br />
77<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang.<br />
Cỡ mẫu<br />
Lấy mẫu theo cách thuận tiện và ngẫu<br />
nhiên 81 thi hài của người Việt Nam trưởng<br />
thành đã được ướp formol tại bộ môn Giải<br />
Phẫu học - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí<br />
Minh từ năm 2003 đến năm 2011. Tiêu chuẩn<br />
loại trừ: những xác có sẹo mổ vùng bụng thắt<br />
lưng có can thiệp trực tiếp trên mạch máu<br />
thận làm thay đổi cấu trúc giải phẫu học ban<br />
đầu (điều này thường chỉ thấy được khi phẫu<br />
tích vào vùng bụng và hố thận).<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
khảo sát thì tỉ lệ ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM<br />
chủ là 3,7% (6/162) và nguyên ủy từ ĐM rốn là<br />
1,85% (3/162). So sánh với báo cáo của Merklin<br />
và Michele(6), tỉ lệ ĐMCD xuất phát từ ĐM chủ<br />
theo quan sát của chúng tôi (3,7%) thấp hơn của<br />
tác giả Merklin và Michele (6,9%) và tỉ lệ ĐMCD<br />
xuất phát từ nhánh ĐM rốn thận của hai tác giả<br />
này (3,1%) cũng cao hơn mẫu khảo sát của<br />
chúng tôi (1,85%). Tuy nhiên hai tác giả này<br />
trong báo cáo đã không phân biệt hay so sánh tỉ<br />
lệ nguyên ủy ĐMCD bên trái và bên phải.<br />
Bảng 1: Tóm tắt các tỉ lệ về nguyên ủy của ĐM cực<br />
dưới<br />
ĐM cực dưới<br />
Nguyên ủy<br />
<br />
Phẫu tích và ghi nhận kết quả<br />
- Đường mổ: chọn đường trắng giữa trên và<br />
dưới rốn, bờ dưới cung sườn hai bên và đường<br />
ngang rốn hai bên đến đường nách giữa qua các<br />
lớp của thành bụng.<br />
- Cắt và bóc tách mạc nối lớn, bộc lộ dạ dày<br />
– ruột. Sau đó lật vùng dạ dày và khối tá tụy<br />
sang bên để bộc lộ vùng thận, rốn thận, niệu<br />
quản, động mạch (ĐM) thận và tĩnh mạch (TM)<br />
thận, đồng thời quan sát vị trí nguyên uỷ của<br />
ĐM thận xuất phát từ ĐM chủ bụng.<br />
- Bóc tách thận, cuống thận, TM chủ dưới,<br />
ĐM thận, niệu quản thành một khối, đem ra<br />
ngoài phẫu tích và làm bộc lộ rõ các mạch máu<br />
vùng rốn và cuống thận để quan sát.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Qua khảo sát 162 quả thận được phẫu tích từ<br />
năm 2003 đến năm 2011 tại bộ môn Giải Phẫu<br />
học - Đại học Y Dược Tp.HCM, chúng tôi nhận<br />
thấy có 9 quả thận có một ĐM cực dưới, chiếm tỉ<br />
lệ 5,55%, trong đó có 4 quả thận bên phải và 5<br />
quả thận bên trái.<br />
Nguyên ủy của ĐMCD<br />
Đặc điểm chung: Với 9 quả thận có một<br />
ĐMCD (5,55%). Trong 9 ĐMCD này có 6<br />
ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM chủ (66,67%), 3<br />
ĐM cực dưới có nguyên ủy từ thân ĐM rốn<br />
thận (33,33%). Và trong số 162 quả thận được<br />
<br />
78<br />
<br />
ĐM chủ<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
ĐM rốn Chủ / Đm chủ / ĐM Rốn /<br />
thận Rốn*<br />
N*<br />
N*<br />
<br />
Thận 2<br />
bên<br />
<br />
66,67% 33,33%<br />
(n=6/9) (n=3/9)<br />
<br />
2<br />
<br />
3,7%<br />
1,85%<br />
(n=6/162) (n=3/162)<br />
<br />
Thận phải<br />
<br />
22,22% 22,22%<br />
(n=2/9) (n=2/9)<br />
<br />
1<br />
<br />
1,23%<br />
1,23%<br />
(n=2/162) (n=2/162)<br />
<br />
Thận trái<br />
<br />
44,44% 11,12%<br />
(n=4/9) (n=1/9)<br />
<br />
4<br />
<br />
2,46%<br />
0,62%<br />
(n=4/162) (n=1/162)<br />
<br />
Thận phải<br />
/ thận trái<br />
<br />
1/2<br />
<br />
2<br />
<br />
*Chủ / Rốn (lần): tỉ lệ so sánh ĐMCD có nguyên ủy ĐM chủ<br />
và ĐM rốn. Với N=162 quả thận<br />
<br />
Trong 9 ĐMCD đó có 4 ĐMCD bên phải (2<br />
ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM chủ, 2 ĐMCD xuất<br />
phát từ thân ĐM rốn) và 5 ĐMCD bên trái (4<br />
ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM chủ và 1 ĐMCD<br />
xuất phát từ thân ĐM rốn). Tỉ lệ xuất hiện<br />
ĐMCD bên phải và bên trái là 5/4. Tuy nhiên, sự<br />
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Do đó<br />
trong mẫu khảo sát 162 quả thận này tỉ lệ xuất<br />
hiện ĐMCD 2 bên thận là bằng nhau. Điều này<br />
khác biệt với báo cáo của các nhà giải phẫu(5,10,11)<br />
là ĐMCD bên phải gặp nhiều hơn bên trái. Từ<br />
kết quả khảo sát này, chúng tôi cũng nhận thấy:<br />
tỉ lệ ĐMCD nguyên ủy từ ĐM chủ cao gấp 2 lần<br />
(6/3) ĐMCD nguyên ủy từ thân ĐM rốn. Ngoài<br />
ra, thận trái có tỉ lệ ĐMCD nguyên ủy từ ĐM<br />
chủ cũng cao gấp 2 lần (4/2)) so với thận phải<br />
(xem Bảng 1) Điều này có phải chăng phù hợp<br />
với hình ảnh lâm sàng mà các nhà niệu khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
thường gặp trong các bệnh nhi có bệnh lý hẹp<br />
khúc nối do ĐMCD bên trái gặp nhiều hơn bên<br />
phải(4,7). Đây là điều cần được làm sáng tỏ hơn<br />
nữa vì mẫu khảo sát của chúng tôi còn khá<br />
khiêm tốn.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Bảng 2: Các số đo của ĐM cực dưới<br />
<br />
Thận 2 bên<br />
phải và trái<br />
<br />
Kích thước của ĐMCD<br />
Các số đo ĐM cực dưới được tóm tắt trong<br />
<br />
Nguyên ủy<br />
từ ĐM Chủ<br />
<br />
Bảng 2.<br />
<br />
Nguyên ủy<br />
từ ĐM Rốn<br />
<br />
Các số đo (milimet)<br />
<br />
Số<br />
quả<br />
thận<br />
<br />
Nhỏ<br />
nhất<br />
<br />
Lớn<br />
nhất<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
CD<br />
<br />
9<br />
<br />
28,40<br />
<br />
92,40<br />
<br />
56,0556 <br />
18,75547<br />
<br />
ĐK<br />
<br />
9<br />
<br />
0,90<br />
<br />
4,40<br />
<br />
2,5022 1,04223<br />
<br />
CD<br />
<br />
6<br />
<br />
39,60<br />
<br />
68,20<br />
<br />
56,8667 <br />
10,39897<br />
<br />
ĐK<br />
<br />
6<br />
<br />
0,90<br />
<br />
4,40<br />
<br />
2,5633 1,18309<br />
<br />
CD<br />
<br />
3<br />
<br />
28,40<br />
<br />
92,40<br />
<br />
54,4333 <br />
33,62742<br />
<br />
ĐK<br />
<br />
3<br />
<br />
1,34<br />
<br />
2,93<br />
<br />
2,3800 0,90117<br />
<br />
ĐM cực dưới<br />
<br />
CD: chiều dài; ĐK: đường kính<br />
<br />
Đường đi và liên quan của ĐMCD (xem bảng 3)<br />
Bảng 3: Tóm tắt liên quan của ĐM cực dưới<br />
STT<br />
<br />
Mã số thận Nguyên Ủy<br />
khảo sát<br />
của 2 ĐMR*<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Phải - 1.2/02<br />
Phải - 1.7/68<br />
Phải - 2.4/59<br />
Phải - 4.6/26<br />
Trái - 3.3/16<br />
Trái - 4.4/24<br />
Trái - 2.3/58<br />
Trái - 2.1/69<br />
Trái - 3.4/78<br />
<br />
N<br />
<br />
4P+5T<br />
<br />
0<br />
0<br />
+ 4,5mm<br />
0<br />
+ 8,1mm<br />
+ 9,6mm<br />
0<br />
+ 5,7mm<br />
0<br />
<br />
ĐM cực dưới<br />
Nguyên Ủy<br />
ĐM Chủ ĐM Rốn<br />
1<br />
1<br />
1**<br />
1***<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1****<br />
1<br />
6<br />
<br />
Liên quan Cùng Bên<br />
Số ĐM Rốn Số ĐM Cực Trên<br />
1<br />
1<br />
1<br />
0<br />
1<br />
1<br />
1<br />
0<br />
1<br />
0<br />
1<br />
2<br />
1<br />
1<br />
2<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
( )<br />
<br />
(a)<br />
<br />
Liên quan Đối Bên<br />
Số ĐM Rốn Số ĐM Cực Trên<br />
2<br />
1<br />
1<br />
0<br />
2<br />
1<br />
1<br />
0<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
3<br />
1<br />
2<br />
0<br />
<br />
(b)<br />
<br />
(c)<br />
(<br />
<br />
(d)<br />
<br />
)<br />
<br />
* Nguyên ủy của ĐM rốn 2 bên: (n = 0): xuất phát bằng nhau, (+): ĐMR phải xuất phát cao hơn ** nhánh bên gần gốc chủ,<br />
)<br />
(<br />
)<br />
*** nhánh tận tại rốn, **** nhánh tận chia sớm của ĐMR 2 (a): N (1 ĐMR) = 8 ca (88,89%); N (2 ĐMR) = 1 ca (11,11%). (b):<br />
N = 6 ca (66,66%) kèm ĐMCT cùng bên (c): N = 4 ca (44,44%) đa ĐMR đối bên, N = 5 ca (55,56%) 1 ĐMR đối bên . (d): N =<br />
6 ca (66,66%) ĐMCT đối bên<br />
(<br />
<br />
Liên quan bể thận<br />
Tất cả các ĐM cực dưới đều đi trước bể<br />
thận hay khúc nối bể thận – niệu quản duy có<br />
2 trường hợp ĐM cực dưới đơn thuần chỉ có 1<br />
ĐM rốn thận mỗi bên và không có đi kèm ĐM<br />
cực trên trong cùng một người. Và 7 trường hợp<br />
ĐM cực dưới còn lại (chiếm tỉ lệ 7/9 = 77,78%)<br />
đều có đi kèm 1 hoặc 2 ĐM cực trên của thận<br />
cùng bên (6/9 = 66,66%) hoặc của thận đối bên<br />
(6/9 = 66,66%).<br />
Liên quan đa ĐM cung cấp máu cho thận<br />
Khi khảo sát thận cùng bên, chúng tôi nhận<br />
<br />
thấy duy nhất một trường hợp có 1 ĐM cực<br />
dưới đi kèm 2 ĐM rốn thận cùng bên (1/9 =<br />
11,11%), 8 trường hợp còn lại (8/9 = 88,89%) là 1<br />
ĐM cực dưới đi kèm 1 ĐM rốn thận cùng bên.<br />
Như vậy đa ĐM rốn thận có ĐMCD kèm theo<br />
cùng bên chiếm tỉ lệ thấp (11,11%).<br />
Với khảo sát thận đối bên, chúng tôi nhận<br />
thấy xuất hiện 4 trường hợp (4/9 = 44,44%)<br />
ĐM cực dưới đi kèm thận đối bên có đa ĐM<br />
rốn thận (3 trường hợp 2 ĐM rốn thận và 1<br />
trường hợp 3 ĐM rốn thận). Năm trường hợp<br />
còn lại (5/9 = 55,56%) ĐM cực dưới có thận<br />
<br />
79<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
<br />
đối bên có một ĐM rốn thận. Như vậy ĐMCD<br />
hiện diện với sự xuất hiện không phổ biến đa<br />
ĐM rốn thận đối bên.<br />
Như vậy nếu chúng ta xét đến số lượng<br />
động mạch cung cấp cho mỗi thận trên cùng<br />
một người thì có 7 trường hợp có hiện diện<br />
ĐMCD có kèm dạng đa ĐM cung cấp máu<br />
cho thận khá cao (77,78%). Điều này có nghĩa<br />
là trong trường hợp đa ĐM cung cấp máu cho<br />
thận (hoặc kèm hiện diện ĐM cực trên, hoặc<br />
đa ĐM rốn, hoặc cả hai) thì sự hiện diện ĐM<br />
cực dưới là phổ biến (77,78%).<br />
<br />
Liên quan về vị trí xuất phát của các ĐM thận<br />
trong thận có ĐMCD:<br />
Một điều thú vị rằng có 7 ĐMCD xuất phát<br />
từ ĐM chủ và chỉ có 3 ĐMCD xuất phát từ thân<br />
ĐM rốn thận. Nhưng trong 3 trường hợp xuất<br />
phát từ ĐM rốn thận này, có một trường hợp<br />
xuất phát rất gần ĐM chủ (gần gốc xuất phát<br />
của ĐM rốn) (hình 1).<br />
<br />
Hình 2 ĐMCD nguyên ủy từ ĐM rốn thứ 2 trong<br />
mẫu đa ĐM rốn 2 bên<br />
Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy rằng trong<br />
9 trường hợp thận xuất hiện ĐMCD thì có 5<br />
trường hợp vị trí nguyên ủy của ĐM rốn bên<br />
phải từ ĐM chủ ngang bằng với ĐM rốn trái, 4<br />
trường hợp còn lại ĐM rốn bên phải cao hơn<br />
ĐM rốn bên trái từ 4,5 - 9,6 mm. Không có<br />
trường hợp nào ĐM rốn phải xuất phát thấp<br />
hơn ĐM rốn trái. Câu hỏi đặt ra là có phải chăng<br />
ĐM rốn thận trái do xuất phát bằng hoặc thấp<br />
<br />
80<br />
<br />
Hình 1: ĐMCD nguyên ủy từ ĐM rốn nhưng rất<br />
gần ĐM chủ<br />
Trường hợp thứ hai là nhánh tận chia khá<br />
sớm của thân ĐM rốn thận thứ hai, khi ĐM rốn<br />
thận thứ hai này cách ĐM chủ chỉ có 22,7mm<br />
(trường hợp này có 3 ĐM rốn phải, 2 ĐM rốn<br />
trái và 2 ĐM cực trên mỗi bên - hình.2). Trường<br />
hợp còn lại ĐMCD là nhánh tận của ĐM rốn khi<br />
ĐM rốn này cho các nhánh tận vào rốn thận<br />
(hình.3). Cả 3 dạng ĐMCD này đều đi ngay<br />
trước khúc nối bể thận – niệu quản.<br />
<br />
Hình 3 ĐMCD là nhánh tận của ĐM rốn tại rốn thận<br />
hơn thận phải trong sự xuất hiện ĐMCD hay<br />
không, hay do chính sự xuất hiện ĐMCD này<br />
đã làm cho thận trái không lên cao hơn được so<br />
với thận phải và làm thận bên trái đã ngừng<br />
xoay sớm (gọi là thận xoay bất toàn như các tác<br />
giả Vũ Lê Chuyên, Stephens đã đề cập(9,13)) và<br />
làm ĐM rốn thận trái có nguyên ủy như vậy.<br />
<br />