Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH THẬN<br />
ĐOẠN NGOÀI NHU MÔ Ở NGƯỜI VIỆT NAM<br />
Nguyễn Phước Vĩnh*, Nguyễn Quang Hiển*, Dương Văn Hải*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Đặc điểm giải phẫu động mạch thận, bao gồm cả đoạn đi trong xoang thận, ngoài nhu mô thận,<br />
có ý nghĩa to lớn trong các phương pháp điều trị bệnh lý thận niệu. Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam chưa có<br />
nhiều nghiên cứu về vấn đề này.<br />
Mục tiêu: Góp phần mô tả chi tiết một số đặc điểm giải phẫu của các động mạch thận và đặc điểm cấp máu<br />
cho nhu mô thận.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 40 thận của 20 xác ướp tại bộ môn Giải phẫu<br />
học – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng phương pháp nạo bỏ nhu mô thận để quan sát các động<br />
mạch đoạn trong xoang thận.<br />
Kết quả: Đa số thận có 1 động mạch thận chính (90%), 5% có động mạch cực trên và 2,5% có động mạch<br />
cực dưới xuất phát từ động mạch chủ bụng. Động mạch thận thường phân nhánh ngoài xoang thận (77,78%).<br />
Các động mạch thận có thể phân thành 3 nhóm: nhóm I (động mạch thận phân đôi 2 ngành trước sau bể thận,<br />
52,78%), nhóm II (động mạch thận có nhánh bên và phân đôi 2 ngành trước sau bể thận, 25,00%), nhóm III<br />
(động mạch thận chia ba hoặc chia tư, 22,22%). Trong nhóm I, ngành động mạch đi trước bể thận có 4 dạng: dạng<br />
chia đôi (47,37%), dạng chia ba (26,32%), dạng chia tư (10,53%) và dạng trục chính (15,79%); ngành động<br />
mạch đi sau bể thận có 2 dạng: dạng trục chính (78,95%) và dạng phân đôi (21,05%). Nhìn chung, vùng cấp máu<br />
của phân nhánh trước rộng hơn phân nhánh sau.<br />
Kết luận: Sự phân nhánh của động mạch thận rất đa dạng. Các động mạch thận có thể phân thành 3 nhóm.<br />
Từ khóa: giải phẫu, động mạch thận, nhu mô thận, xoang thận, cấp máu.<br />
ABSTRACT<br />
ANATOMICAL CHARACTERISTICS OF HUMAN EXTRA-PARENCHYMA RENAL ARTERIES IN<br />
VIETNAMESE POPULATION<br />
Nguyen Phuoc Vinh, Nguyen Quang Hien, Duong Van Hai<br />
*Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 289 - 297<br />
<br />
Background: The anatomy of renal arteries, especially the intrarenal arteries, has great significance in<br />
certain urology therapies. However, there have not been many studies in Vietnam of this subject.<br />
Objectives: Provide additional anatomical information in detail about the renal artery, its branching<br />
patterns and the characteristics of renal parenchyma’s blood supply.<br />
Materials and Methods: Forty kidneys from 20 cadavers were obtained. To observe the intrarenal artery,<br />
we severed the kidney from cadaver and then micro-dissected the parenchyma to reveal the renal artery.<br />
Results: The majority of kidneys has one main renal artery (90%). The upper renal polar artery, which arises<br />
from the abdominal aorta, appears in 5% of the observed kidneys and lower renal polar artery appears in 2.5% of<br />
cases. Renal artery often branches outside the renal sinus (77.78%). The renal artery can be classified into 3<br />
<br />
*Bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Nguyễn Phước Vĩnh ĐT: 0938007818 Email: vinhnguyen@ump.edu.vn<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa 289<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
groups: group I (the main renal artery separates into 2 divisions – anterior and posterior division, 52.78%), group<br />
II (the main renal artery gives “early” branching arteries before separating into 2 divisions, 25.00%), group III<br />
(the main renal artery separates into three or four branches, 22.22%). In group I, the anterior division has 4<br />
branching patterns: difurcating (47.37%), trifurcating (26.32%), quadfurcating (10.53%) and main-axis form<br />
(15.79%); the posterior division has 2 branching patterns: main-axis form (78.95%) and bifurcating (21.05%).<br />
Overall, the anterior division supplies blood to a wider area than the posterior division does.<br />
Conclusion: The branching of human renal artery are diverse and have many variations. The renal artery<br />
can be classified into 3 groups.<br />
Keywords: anatomy, renal artery, renal parenchyma, intrarenal, blood supply<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ xác nữ (40%). Độ tuổi trung bình khi mất của các<br />
xác là 68,30 ± 13,05 tuổi.<br />
Nhiều phương pháp điều trị bệnh lý thận<br />
niệu (cắt thận bán phần, thuyên tắc động mạch Phương pháp nghiên cứu<br />
thận, lấy sỏi nhu mô thận…) cần sự hiểu biết sâu Nghiên cứu cắt ngang mô tả.<br />
sắc về giải phẫu động mạch thận và sự phân Chúng tôi tiến hành chọn mẫu thuận tiện<br />
nhánh của động mạch thận khi đi vào trong ngẫu nhiên trên các xác ướp tại bộ môn Giải<br />
xoang thận. Trên thế giới, đã có một số công phẫu học. Các xác có bất thường giải phẫu bẩm<br />
trình nghiên cứu về giải phẫu các động mạch sinh hay mắc phải (u thận, chấn thương thận, u<br />
thận, kể cả đoạn động mạch khi vào trong xoang thượng thận,...), hay do can thiệp phẫu thuật<br />
thận, ngoài nhu mô thận. Từ đó, một số tác giả trước đây ảnh hưởng đến thận và động mạch<br />
đưa ra các cách phân loại sự phân nhánh của thận bị loại khỏi nghiên cứu. Các thận bị hư hại<br />
động mạch thận(4,7,10). Các tác giả cũng đưa ra do quá trình bảo quản và phẫu tích cũng bị loại<br />
cách phân loại các phân thùy thận dựa vào sự khỏi nghiên cứu.<br />
phân nhánh của động mạch(5,8). Tuy nhiên, hiện Sau khi lựa chọn các xác thỏa tiêu chuẩn,<br />
nay, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu chúng tôi tiến hành phẫu tích và thu thập số liệu:<br />
tương tự nhằm đưa ra các kết quả tương ứng ở<br />
Trên xác, bộc lộ mạc thận cùng thận, tuyến<br />
người Việt Nam. Do đó, chúng tôi thực hiện<br />
thượng thận, động mạch chủ và các mạch máu<br />
nghiên cứu này nhằm góp phần mô tả về mặt<br />
của thận. Phẫu tích sạch các mạc, mô mỡ quanh<br />
giải phẫu học sự phân bố và chia nhánh của các<br />
thận, bộc lộ rõ các mạch máu cấp máu cho thận<br />
động mạch thận đoạn ngoài nhu mô thận, đồng<br />
thời xác định đặc điểm sự cấp máu cho nhu mô Lấy thận và đài bể thận, niệu quản, động<br />
thận. Nghiên cứu giúp nhà giải phẫu học cũng mạch, tĩnh mạch thận nguyên khối.<br />
như các bác sĩ thực hành lâm sàng, cận lâm sàng Nạo mô thận một cách cẩn thận, bộc lộ hệ<br />
có cái nhìn sâu sắc hơn về đặc điểm của các động thống động mạch, đài bể thận.<br />
mạch này và từ đó ứng dụng kết quả của nghiên Quan sát, ghi lại các thông tin cần thu thập.<br />
cứu trong điều trị các bệnh lý liên quan. Mô tả đặc điểm các động mạch thận và sự phân<br />
ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU nhánh của động mạch thận trong xoang thận.<br />
Đo đường kính ngoài của động mạch thận<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
và các nhánh bằng cách ép dẹp đoạn động mạch<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 40 thận muốn đo, đo chiều rộng đoạn động mạch đã kẹp<br />
(20 cặp) của 20 xác ướp được lưu trữ tại bộ môn (P). Đường kính đoạn động mạch (d) được tính<br />
Giải phẫu học – Đại học Y Dược Thành phố Hồ bởi công thức: d = 2P/3,14159.<br />
Chí Minh. Trong đó, có 12 xác nam (60%) và 8<br />
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm IBM<br />
SPSS Statistics 22 và Microsoft Excel 2013.<br />
<br />
<br />
290 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ rất thay đổi giữa các thận. Nhìn chung, các động<br />
mạch thận chính đều phân thành các ngành đi<br />
Đặc điểm động mạch thận<br />
trước đài bể thận và đi sau đài bể thận trong<br />
Chúng tôi ghi nhận có 36 thận (90%) có 1 xoang thận. Từ các ngành này, các động mạch<br />
động mạch thận chính và 4 thận (10%) có 2 động tiếp tục phân chia để cho nhánh đi vào nhu mô<br />
mạch thận chính; không ghi nhận trường hợp thận. Đồng thời, ở một số thận, trước khi phân<br />
nào có 2 động mạch thận chính ở cả 2 bên thận thành các ngành tận đi trước và sau bể thận,<br />
của cùng một cặp thận. Không có sự khác biệt có động mạch thận chính đã chia thành một số<br />
ý nghĩa thống kê về số lượng động mạch thận nhánh bên cấp máu cho một phần nhu mô thận.<br />
chính ở 2 bên phải trái. Dựa vào các đặc điểm này, chúng tôi chia thận<br />
Đồng thời, 2 thận (5,00%) có 1 động mạch có 1 động mạch chính thành các nhóm (hình 2):<br />
cực trên xuất phát từ động mạch chủ bụng và 1<br />
Nhóm I<br />
thận (2,50%) có 1 động mạch cực dưới xuất phát<br />
19 trường hợp (52,78%): Động mạch thận<br />
từ động mạch chủ bụng. Chúng tôi không ghi<br />
phân đôi 2 ngành, 1 ngành đi trước và 1 ngành<br />
nhận trường hợp nào có nhiều động mạch cực<br />
đi sau đài bể thận.<br />
xuất phát từ động mạch chủ bụng.<br />
Nhóm II<br />
Vị trí phân nhánh của động mạch thận<br />
9 trường hợp (25,00%): Động mạch thận có<br />
Chúng tôi khảo sát trên 36 thận có 1 động<br />
chia “sớm” thành các nhánh bên trước khi phân<br />
mạch thận chính (Hình 1).<br />
đôi thành 2 ngành tận, 1 ngành đi trước và 1<br />
ngành đi sau đài bể thận.<br />
Nhóm III<br />
8 trường hợp (22,22%): Động mạch thận chia<br />
ba hoặc chia tư.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Vị trí phân nhánh của động mạch thận.<br />
a. Ngoài xoang thận. b. Trong xoang thận Hình 2: Các nhóm động mạch thận.<br />
Bảng 1: Vị trí phân nhánh của động mạch thận. Dấu mũi tên: nhánh bên tách sớm<br />
Vị trí phân nhánh Thận phải Thận trái Tính chung Đặc điểm động mạch thận thuộc nhóm I<br />
Ngoài xoang 15(83,33%) 13(72,22%) 28(77,78%)<br />
Ngành động mạch đi trước bể thận phân<br />
Trong xoang 3(16,17%) 5(27,78%) 8(22,22%)<br />
nhánh trong xoang thận theo các dạng (hình 3):<br />
Tổng 18 18 36<br />
Vị trí phân nhánh của động mạch thận chính Dạng chia đôi (47,37%): ngành trước phân<br />
ở 2 bên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống thành 2 nhánh trên, dưới với kích thước tương<br />
kê (phép kiểm chính xác Fisher, p = 0,691). đương nhau và các nhánh này tiếp tục phân<br />
chia thành các nhánh nhỏ hơn để đi vào nhu<br />
Sự phân chia của động mạch thận chính mô thận.<br />
Khảo sát trên các tiêu bản đã nạo bỏ nhu mô Dạng chia ba (26,32%): ngành trước phân<br />
thận, sự phân nhánh của động mạch thận chính thành 3 nhánh tận. Các nhánh tận này sẽ trực<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa 291<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
tiếp đi vào nhu mô thận hoặc tiếp tục chia thành nhu mô thận. Trong 7 trường hợp có 1 nhánh<br />
các nhánh nhỏ hơn. bên đi trước đài bể thận, có 6 trường hợp<br />
Dạng chia tư (10,53%). nhánh bên cấp máu cho vùng trước trên của<br />
thận và 1 trường hợp cấp máu cho vùng trước<br />
Dạng trục chính (15,79%): ngành trước bể<br />
dưới của thận.<br />
thận chạy vòng xuống dưới cấp máu cho cực<br />
dưới, trên đường đi lần lượt tách các nhánh bên<br />
nhỏ cấp máu cho các vùng nhu mô thận riêng<br />
biệt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Động mạch thận thuộc nhóm II.<br />
Nhánh tách sớm (dấu mũi tên) cấp máu cho 1/2 trước<br />
Hình 3: Động mạch thận thuộc nhóm I.<br />
dưới của thận.<br />
Ngành trước phân nhánh dạng:<br />
Trong 1 trường hợp có 2 nhánh bên được ghi<br />
a. Chia đôi b. Chia ba c. Trục chính.<br />
nhận, 1 nhánh bên đi trước bể thận, cấp máu<br />
Ngành động mạch đi sau đài bể thận có 2<br />
nhu mô thận vùng giữa trước và 1 nhánh đi phía<br />
dạng phân nhánh:<br />
sau đài bể thận, cấp máu cho cực dưới thận.<br />
Dạng trục chính (78,95%): động mạch<br />
Đặc điểm động mạch thận thuộc nhóm III<br />
thường chạy hướng xuống dưới, đồng thời có<br />
thể tách nhánh quặt ngược lên trên cấp máu cho Trong 8 thận thuộc nhóm này, có 7 thận có<br />
cực trên thận. Nhánh này có thể vào nhu mô động mạch thận chia ba và 1 thận có động mạch<br />
thận ở mặt sau đài bể thận hoặc vòng ra trước để thận chia tư.<br />
cấp máu cho mặt trước của cực trên thận. Trong dạng động mạch thận chia ba, 85,71%<br />
Dạng phân đôi (21,05%): có hình ảnh tương số trường hợp có 2 nhánh động mạch đi trước và<br />
tự dạng phân đôi của ngành trước. 1 nhánh động mạch đi sau đài bể thận; 14,29% số<br />
trường hợp có 1 nhánh động mạch đi trước và 2<br />
Đặc điểm động mạch thận thuộc nhóm II nhánh động mạch đi sau đài bể thận. Đồng thời,<br />
Trong 9 trường hợp động mạch thận thuộc trong 2 trường hợp, động mạch đã chia sớm<br />
nhóm II, 8 trường hợp (88,89%) có 1 nhánh bên thành các nhánh bên nhỏ trước khi phân thành 3<br />
và 1 trường hợp (11,11%) có 2 nhánh bên tách nhánh tận này.<br />
sớm, trước khi chia thành 2 ngành động mạch đi<br />
Trường hợp động mạch thận chính chia tư<br />
trước và sau đài bể thận.<br />
có 2 nhánh đi trước đài bể thận và phân nhánh<br />
Trong các trường hợp có 1 nhánh bên, đa số kiểu chia đôi, 1 nhánh đi sau đài bể thận phân<br />
nhánh động mạch này đi trước đài bể thận khi nhánh kiểu trục chính, 1 nhánh đi ở bờ trên, hơi<br />
vào trong xoang thận (7 trường hợp), chỉ có 1 chếch ra sau, cấp máu cho cực trên thận tương<br />
trường hợp nhánh tách sớm đi sau đài bể thận. ứng (Hình 5).<br />
Phạm vi cấp máu của những nhánh bên rất Trường hợp có nhiều động mạch thận chính:<br />
thay đổi, có thể chỉ chiếm một phần nhỏ một<br />
Chúng tôi ghi nhận 4 trường hợp thận có 2<br />
cực thận hay chiếm đến một nửa mặt trước<br />
<br />
<br />
292 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
động mạch thận chính. Khi vào rốn thận, trong tách sớmcủa động mạch thận khi vào xoang thận<br />
xoang thận, 1 động mạch sẽ đi trước và 1 động đi trước đài bể thận. Với thận có 2 động mạch<br />
mạch đi sau đài bể thận. Do đó, có thể xem dạng thận chính, đây là vùng nhu mô được cấp máu<br />
động mạch này có phần tương tự dạng 1 động từ động mạch đi trước đài bể thận.<br />
mạch thận chính với vị trí chia đôi 2 ngành trước Vùng nhu mô thận được cấp máu từ nhánh<br />
sau rất sớm (tại động mạch chủ bụng). sau bể thận được định nghĩa tương tự như trên.<br />
Vùng nhu mô thận được cấp máu từ cả 2:<br />
nhánh trước và nhánh sau bể thận.<br />
Với các thận có động mạch cực trên hay cực<br />
dưới, động mạch cực này chỉ cấp máu cho một<br />
phần nhu mô khá nhỏ của thận tương ứng, cực<br />
trên hay cực dưới của các thận này vẫn được cấp<br />
máu từ các nhánh của động mạch thận chính. Do<br />
đó, chúng tôi chỉ mô tả đặc điểm cấp máu của<br />
động mạch thận chính (Bảng 2).<br />
Bảng 2: Sự cấp máu cho nhu mô thận<br />
Vùng nhu mô Nguồn cấp máu Số trường hợp Tỷ lệ (%)<br />
Nhánh trước 23 57,50<br />
Hình 5: Động mạch thận thuộc nhóm III. Cực trên Nhánh sau 7 17,50<br />
a. ĐM thận chia ba. b. ĐM thận chia tư. Cả hai 10 25,50<br />
Đặc biệt, tuy chỉ có 4 trường hợp, động mạch Nhánh trước 19 47,50<br />
Cực dưới Nhánh sau 10 25,00<br />
thận đi trước bể thận có 4 dạng phân chia: dạng<br />
Cả hai 11 27,50<br />
chia đôi, chia ba, chia tư và dạng trục chính (mỗi Nhánh trước 39 97,50<br />
thận có 1 dạng riêng). Động mạch đi sau đài bể Giữa trước<br />
Cả hai 1 2,50<br />
thận có 2 trường hợp phân chia theo dạng phân Nhánh sau 39 97,50<br />
Giữa sau<br />
đôi và 2 trường hợp theo dạng trục chính. Cả hai 1 2,50<br />
<br />
Sự cấp máu cho nhu mô thận Kích thước động mạch thận và phân nhánh.<br />
<br />
Chúng tôi chia thận thành 4 phân vùng: cực Các trường hợp có 1 động mạch thận chính:<br />
trên, vùng giữa trước, cực dưới, vùng giữa sau Đường kính của động mạch thận chính<br />
(Hình 7). (được đo tại vị trí ngay trước khi phân nhánh<br />
tận) là 5,39 ± 0,80 mm, lớn nhất là 8,71 mm và<br />
nhỏ nhất là 4,28 mm; không có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê giữa bên phải và bên trái,<br />
p = 0,310.<br />
Trong nhóm I, đường kính ngành trước<br />
(được đo tại gốc động mạch) là 4,50 ± 0,90 mm,<br />
dao động từ 3,12 mm đến 7,13 mm; đường kính<br />
ngành sau là 3,92 ± 0,74 mm, dao động từ 1,99<br />
Hình 7: Sơ đồ phân vùng cấp máu cho thận. mm đến 5,09 mm. Đường kính ngành trước lớn<br />
Chúng tôi quy ước: hơn đường kính ngành sau có ý nghĩa thống kê,<br />
p = 0,017.<br />
Vùng nhu mô được cấp máu từ nhánh trước<br />
bể thận. Đây là những vùng nhu mô được cấp Trong nhóm II, đường kính nhánh cấp 1 của<br />
máu từ các ngành động mạch hay nhánh bên động mạch thận chia ba là 5,30 ± 1,07 mm, dao<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa 293<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
động từ 2,70 mm đến 7,56 mm; đường kính nguyên ủy từ động mạch chủ bụng, đi vào thận<br />
nhánh cấp 1 của động mạch thận chia tư là 6,79 ± ở rốn thận, có kích thước tương đối lớn và cấp<br />
0,36 mm, dao động từ 6,32 mm đến 7,24 mm. máu cho một vùng lớn nhu mô thận.<br />
Các trường hợp có 2 động mạch thận chính Sự đa dạng về số lượng động mạch thận tại<br />
Đường kính của động mạch thận chính đi rốn thận cũng như sự xuất hiện của các động<br />
trước đài bể thận là 6,30 ± 0,79 mm, lớn nhất là mạch cực đã được nhiều tác giả đề cập. Sampaio<br />
7,01 mm và nhỏ nhất là 5,01 mm. Đường kính và cộng sự đã mô tả đến 12 dạng động mạch rốn<br />
của động mạch thận chính đi sau đài bể thận là thận và động mạch cực(8). Điểm thống nhất của<br />
3,10 ± 0,92 mm, lớn nhất là 6,78 mm và nhỏ nhất tất cả các nghiên cứu là trường hợp thận với 1<br />
là 4,52 mm. Tính chung, đường kính động mạch động mạch thận chính là phổ biến nhất. Sự khác<br />
thận là 6,21 ± 0,87 mm. biệt về số lượng động mạch thận chính cũng như<br />
động mạch cực có thể được giải thích phần nào<br />
BÀN LUẬN<br />
bởi số lượng mẫu được quan sát.<br />
Đặc điểm động mạch thận Vị trí phân nhánh của động mạch thận<br />
Bảng 3: So sánh các dạng ĐM thận chính. Daescu và cộng sự nhận thấy 81,67% động<br />
1 ĐM 2 ĐM Hơn 2 ĐM mạch thận chia nhánh trước khi đi vào rốn thận,<br />
Tác giả<br />
(%) (%) (%)<br />
Chúng tôi 90,00 10,00 _<br />
10% tại rốn thận và 8,33% trong xoang thận(3).<br />
Võ Văn Hải và Dương Văn Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự<br />
(15) 93,75 4,69 1,56<br />
Hải với đa số động mạch thận phân nhánh ngoài<br />
(142)<br />
Trịnh Xuân Đàn 68,52 20,37 11,11 xoang thận (77,78%). Trường hợp động mạch<br />
Trịnh Xuân Đàn và Lê Gia<br />
Vinh<br />
(13) 66,6 26,7 6,7 phân nhánh khi đi vào xoang thận tuy ít hơn<br />
Trịnh Xuân Đàn và Lê Văn nhưng vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao (22,22%).<br />
(14) 65,8 26,8 7,4<br />
Minh Trong các phẫu thuật cần bộc lộ động mạch thận<br />
(2)<br />
Bùi Văn Mạnh 83,85 14,91 1,24<br />
(9) hoặc một phân nhánh cần chú ý điều này.<br />
Sampaio và Passos 84,2 13,5 2,3<br />
(6)<br />
Kyle J. W. và cs 87,7 12,3 _ Sự phân chia của động mạch thận<br />
(7)<br />
Rocco và cs 86,6 11,43 1,96<br />
Trước hết, chúng tôi nhận thấy động mạch<br />
thận phân chia dạng phân nhánh tận, nghĩa là<br />
25<br />
20,8 không có nhánh nối giữa các động mạch sau khi<br />
20 đã phân chia. Điều này phù hợp với các mô tả<br />
15,07<br />
giải phẫu kinh điển. Do đó, trên lâm sàng, nếu<br />
15<br />
10,94 làm tổn thương hay gây tắc một nhánh động<br />
9,59<br />
Tần số<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10 7,00 mạch của thận sẽ gây hoại tử vùng nhu mô<br />
5,00 4,80 5,50<br />
5 2,50 tương ứng.<br />
1,56<br />
Đã có một số nghiên cứu mô tả về các dạng<br />
0<br />
phân nhánh của động mạch thận trước khi đi<br />
vào nhu mô thận(1,4,6,10,14). Tuy nhiên, các nghiên<br />
cứu này đều có cách phân loại và mô tả các dạng<br />
ĐM cực trên ĐM cực dưới phân nhánh của động mạch thận theo phương<br />
pháp riêng. Điều này cho thấy sự đa dạng trong<br />
Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ các động mạch cực xuất phát cách phân nhánh của động mạch thận và chưa<br />
từ ĐM chủ bụng. có một phương pháp thống nhất trong việc phân<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi định nghĩa loại hay mô tả sự phân nhánh này.<br />
động mạch thận chính là các động mạch thận có<br />
<br />
<br />
294 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào số chính là phổ biến nhất đối với ngành động mạch<br />
lượng nhánh cấp 1 của động mạch thận chính, đi sau bể thận.<br />
các nhánh chia sớm và đặc điểm vùng cấp máu Sự cấp máu cho nhu mô thận<br />
của chúng để xếp các động mạch thận vào các<br />
Bảng 5: So sánh sự cấp máu cho nhu mô thận.<br />
nhóm riêng.<br />
Vùng nhu Sampaio và<br />
Nguồn cấp máu Chúng tôi (%) ()<br />
Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy mô Aragao 8 (%)<br />
dạng động mạch thận chia đôi là phổ biến nhất, Nhánh trước 57,50<br />
13,4<br />
các dạng chia ba hay chia tư là ít gặp hơn (bảng Cực trên Nhánh sau 17,50<br />
Cả hai 25,50 86,6<br />
4). Điều này cũng được thể hiện trong nghiên<br />
Nhánh trước 47,50 62,2<br />
cứu của Fine và Keen(4). Cực dưới Nhánh sau 25,00 0,00<br />
Bảng 4: So sánh tỷ lệ các dạng phân nhánh của động Cả hai 27,50 37,8<br />
mạch thận. Nhánh trước 97,50 100,0<br />
Giữa trước<br />
Cả hai 2,50 _<br />
Tác giả Nhóm I (%) Nhóm II (%) Nhóm III (%) Cỡ mẫu<br />
Nhánh sau 97,50 100,0<br />
Chúng tôi 52,78 25,00 22,22 36 Giữa sau<br />
(3) Cả hai 2,50 _<br />
Daescu 70,00 30,00 60<br />
Nhìn chung, các nhánh đi trước đài bể thận<br />
Đặc điểm các phân nhánh của động mạch thận<br />
có vùng cấp máu rộng hơn so với các nhánh đi<br />
sau đài bể thận. Nhánh trước bể thận tham gia<br />
100%<br />
15,79 cấp máu cho cực trên trong 83,00% trường hợp<br />
80% 10,53 và tham gia cấp máu cho cực dưới trong 75%<br />
60% 26,32 78,95 trường hợp. Trong khi đó, nhánh sau bể thận<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
40%<br />
tham gia cấp máu cho cực trên trong 43% trường<br />
hợp và tham gia cấp máu cho cực dưới trong<br />
20% 47,37<br />
21,05 52,5% trường hợp. Đồng thời, đường kính ngành<br />
0% trước động mạch thận trong nhóm I lớn hơn<br />
Ngành trước Ngành sau ngành sau cũng góp phần khẳng định điều này.<br />
Chia đôi Trục chính Chia ba Chia tư<br />
So với nghiên cứu của Sampaio và Aragao(8),<br />
Biểu đồ 2: So sánh các dạng phân nhánh của ngành nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng về<br />
trước và sau của ĐM thận thuộc nhóm I. nguồn cấp máu cho nhu mô thận vùng giữa<br />
Trong nhóm I, ngành động mạch trước bể trước và vùng giữa sau. Trong đó, hầu hết vùng<br />
thận phân chia ưu thế theo dạng chia đôi giữa trước và vùng giữa sau được cấp máu từ<br />
(47,37%), các dạng chia ba, chia tư hay dạng trục nhánh trước và nhánh sau tương ứng. Điều này<br />
chính ít gặp hơn. Đối với ngành động mạch đi cũng dễ hiểu vì vị trí tương đối của các vùng<br />
sau bể thận, ngược lại, dạng trục chính chiếm ưu nhu mô thận này và động mạch cấp máu cho<br />
thế (78,95%). Điều này phần nào phù hợp với chúng. Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận 1 trường<br />
nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn(12). Năm 1966, hợp đặc biệt có nhu mô thận vùng giữa trước và<br />
Fine và Keen(4) mô tả các dạng phân nhánh của vùng giữa sau được cấp máu bởi cả 2 phân<br />
ngành động mạch sau bể thận, trong đó tỷ lệ các nhánh trước và sau, trong đó mỗi phân nhánh<br />
dạng trục chính, chia đôi và chia ba lần lượt là cấp máu cho một nửa vùng nhu mô thận này. Sự<br />
50%, 30% và 10%. Trong khi đó, chúng tôi chỉ cấp máu cho vùng nhu mô cực trên và cực dưới<br />
mới ghi nhận được 2 dạng là dạng trục chính thận có sự khác biệt rõ ràng giữa 2 nghiên cứu.<br />
(78,95%) và dạng phân đôi (21,05%). Cả 2 nghiên Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa phần các<br />
cứu đều thống nhất dạng chia nhánh dạng trục trường hợp vùng cực trên thận được cấp máu<br />
chỉ bởi phân nhánh trước (57,5%), chỉ 25% thận<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa 295<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
được cấp máu bởi cả 2 phân nhánh trước và sau. có 1 động mạch cực dưới xuất phát từ động<br />
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Sampaio và mạch chủ bụng.<br />
Aragao, 86,6% thận có cực trên được cấp máu từ Động mạch thận chính có thể phân nhánh<br />
2 động mạch, trong đó 1 động mạch thuộc phân tận ở ngoài xoang thận (77,78%), hay trong<br />
nhánh trước và 1 động mạch thuộc phân nhánh xoang thận(22,22%).<br />
sau. Đối với cực dưới, cả 2 nghiên cứu đều cho<br />
Động mạch thận có thể được chia thành 3<br />
thấy vùng này được cấp máu chỉ bởi phân<br />
nhóm:<br />
nhánh trước chiếm tỷ lệ cao. Sampaio và Aragao<br />
Nhóm I: động mạch thận phân đôi 2 ngành<br />
không ghi nhận trường hợp nào cực dưới được<br />
trước sau bể thận (52,78%).<br />
cấp máu chỉ bởi nhánh sau, trong khi đó chúng<br />
tôi ghi nhận tỷ lệ của trường hợp này là 25%. Nhóm II: động mạch thận có nhánh bên và<br />
phân đôi 2 ngành trước sau bể thận (25,00%).<br />
Năm 1954, Graves dựa vào sự phân chia của<br />
động mạch thận đã đưa ra phân loại 5 động Nhóm III: động mạch thận chia ba hoặc chia<br />
mạch phân thùy thận: động mạch phân thùy tư (22,22%).<br />
đỉnh, trước trên, trước giữa, dưới và động mạch Trong nhóm I, ngành động mạch đi trước bể<br />
phân thùy sau. Trong đó, Graves nhận thấy thận phân nhánh theo 4 dạng: dạng chia đôi<br />
phân nhánh trước của động mạch thận chia chiếm ưu thế (47,37%), dạng chia ba (26,32%),<br />
thành động mạch phân thùy trên, giữa, dưới, dạng chia tư (10,53%) và dạng trục chính<br />
phân nhánh sau trở thành động mạch phân thùy (15,79%). Ngành động mạch đi sau bể thận phân<br />
sau và động mạch phân thùy đỉnh thường xuất nhánh theo 2 dạng: dạng trục chính chiếm ưu<br />
phát từ phân nhánh trước(5). Năm 1963, David thế (78,95%) và dạng phân đôi (21,05%). Đường<br />
Sykes nghiên cứu trên 71 khuôn đúc nhận thấy kính ngành trước lớn hơn ngành sau.<br />
chỉ 83,1% động mạch thận phân nhánh thành 5 Trong nhóm II, động mạch thận có thể có 1<br />
động mạch phân thùy tương tự nghiên cứu của nhánh bên (88,89%) hoặc 2 nhánh bên (11,11%)<br />
Graves và 16,9% trường hợp có 2 dạng phân tách sớm trước khi chia thành 2 ngành động<br />
nhánh khác (dạng động mạch thận chia 3, mỗi mạch đi trước và sau đài bể thận.<br />
nhánh cấp máu cho 1/3 nhu mô thận, cả hai mặt<br />
Trong nhóm III, 87,50% trường hợp động<br />
trước, sau và dạng có 2 động mạch thận với kích<br />
mạch thận chia ba và 12,5% chia tư. Động mạch<br />
thước tương tự nhau, có nguyên ủy từ động<br />
thận chia ba có dạng: 2 nhánh đi trước kèm 1<br />
mạch chủ bụng)(11). Qua nghiên cứu, chúng tôi<br />
nhánh đi sau đài bể thận chiếm ưu thế (85,71%)<br />
nhận thấy sự phân chia của động mạch thận<br />
và dạng 1 nhánh đi trước kèm 2 nhánh đi sau đài<br />
chính khá đa dạng. Chúng tôi cũng ghi nhận các<br />
bể thận (14,29%).<br />
dạng động mạch như David Sykes, đồng thời<br />
Các trường hợp có 2 động mạch thận chính,<br />
phân nhánh trước vẫn có thể được phân nhánh<br />
đều có 1 động mạch khi vào rốn thận, trong<br />
dạng trục chính mà không tạo các động mạch<br />
xoang thận, đi trước đài bể thận và 1 động mạch<br />
phân thùy rõ ràng, như vậy, việc phân chia động<br />
đi sau đài bể thận.<br />
mạch thận thành 5 động mạch phân thùy như<br />
Graves trở nên không phù hợp trong một tỷ lệ Vùng cấp máu của nhánh trước bể thận rộng<br />
lớn các trường hợp. hơn nhánh sau bể thận.<br />
<br />
KẾTLUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Budhiraja V, Rastogi R, and Asthana AK (2010), “Renal artery<br />
Thận có thể có 1 động mạch thận chính variations: embryological basis and surgical correlation”, Rom<br />
(90%) hoặc nhiều động mạch thận chính (10%); J Morphol Embryol, 51(3), pp. 533 – 536.<br />
5% trường hợp có 1 động mạch cực trên và 2,5%<br />
<br />
<br />
<br />
296 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
2. Bùi Văn Mạnh (2015), “Nghiên cứu các dạng động mạch thận 10. Shoja MM, Tubbs RS, et al (2008), “Peri-hilar branching<br />
trong cuống thận ở người sống hiến thận tại bệnh viện quân y patterns and morphologies of the renal artery: a review and<br />
103”, Tạp chí Y – Dược học quân sự, số 4 – 2015, tr. 120 – 124. anatomical study”, Surg Radiol Anat, 30, pp. 375 – 382.<br />
3. Daescu E, Zahoi DE, et al (2012), “Morphological variability of 11. Sykes D (1963), “The arterial supply of the human kidney with<br />
the renal artery branching pattern: a brief review and an special reference to accessory renal arteries”, British Journal of<br />
anatomical study”, Rom J Morphol Embryol, 53(2), pp. 287 – Surgery, 50(222), pp. 368 – 374.<br />
291. 12. Trịnh Xuân Đàn (1999), Nghiên cứu giải phẫu hệ thống bể đài<br />
4. Fine H, and Keen EN (1966), “The arteries of the human thận và mạch máu, thần kinh thận của người Việt Nam trưởng<br />
kidney”, Journal of Anatomy, 100(4), pp. 881 – 894. thành, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 39 –<br />
5. Graves FT (1954), “The anatomy of the intrarenal arteries and 76.<br />
its application to segmental resection of the kidney”, British 13. Trịnh Xuân Đàn và Lê Gia Vinh (1995), “Góp phần nghiên<br />
Journal of Surgery, 42(172), pp. 132 – 139. cứu mạch máu cuống thận người Việt Nam trưởng thành”,<br />
6. Kyle W, Bhayani SB, et al (2005), “Extrarenal vascular Hình thái học, tập 5, tr. 14 – 15.<br />
anatomy of kidney: Assessment of variations and their 14. Trịnh Xuân Đàn và Lê Văn Minh (1996), “Nghiên cứu dạng có<br />
relevance to partial nephrectomy”, Urology, 66(5), pp. 985 – nhiều động mạch thận”, Hình thái học, tập 6(1), tr. 32 – 34<br />
989. 15. Võ Văn Hải và Dương Văn Hải (2007), “Một số đặc điểm giải<br />
7. Rocco F, Cozzi LA, and Cozzi G (2015), “Study of the renal phẫu mạch máu thận trong cuống thận và rốn thận người Việt<br />
segmental arterial anatomy with contrast-enhanced multi- Nam”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 11(1), tr. 488 – 495.<br />
detector computed tomography”, Surg Radiol Anat, 37(5), pp.<br />
517 – 526.<br />
8. Sampaio FJ, and Aragao AH (1990), “Anatomical relationship Ngày nhận bài báo: 21/11/2016<br />
between the intrarenal arteries and the kidney collecting Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/12/2016<br />
system”, Journal of Urology, 143, pp. 679 – 681.<br />
9. Sampaio FJ, and Passos MA (1992), “Renal arteries: anatomic Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017<br />
study for surgical and radiological practice”, Surg Radiol Anat,<br />
14, pp. 113 – 117.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa 297<br />