intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong hẹp tắc động mạch chi dưới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay có nhiều phương pháp không xâm lấn để mô tả đặc điểm tổn thương của bệnh lý động mạch chi dưới, trong đó chụp cắt lớp vi tính mạch máu là phương pháp có độ nhạy độ đặc hiệu cao ngày được ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng. Bài viết trình bày mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính mạch máu ở bệnh nhân hẹp tắc động mạch chi dưới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong hẹp tắc động mạch chi dưới

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH MẠCH MÁU TRONG HẸP TẮC ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI Nguyễn Thị Thu Hiền1, Trần Minh Hoàng1, Hồ Quốc Cường1, Huỳnh Phượng Hải1, Võ Thị Thúy Hằng1, Lâm Thanh Ngọc1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hiện nay có nhiều phương pháp không xâm lấn để mô tả đặc điểm tổn thương của bệnh lý động mạch chi dưới, trong đó chụp cắt lớp vi tính mạch máu là phương pháp có độ nhạy độ đặc hiệu cao ngày được ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính mạch máu ở bệnh nhân hẹp tắc động mạch chi dưới. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện tại khoa chẩn đoán hình ảnh và khoa phẫu thuật mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy. 44 bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng hẹp tắc động mạch chi dưới được đưa vào nghiên cứu. Chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA) động mạch chi dưới được thực hiện ở những bệnh nhân này với máy Siemens 128 lát cắt. Những đặc điểm về vôi hóa thành mạch, vị trí, số lượng và phân bố của các tổn thương trên mỗi tầng động mạch được phân tích. Tổn thương được phân loại theo Hiệp hội xuyên Đại Tây Dương (TASC II). Kết quả: Vị trí tổn thương tầng đùi khoeo hay gặp nhất (44,7%), sau đó là tổn thương tầng dưới gối (39%) và tầng chủ chậu (16,3%). Trên cả ba tầng, hình thái tổn thương hay gặp là TASC B (27,9%), ít gặp là tổn thương TASC A (22,6%). Vị trí tổn thương động mạch hay gặp là động mạch đùi nông (17,3%), động mạch khoeo (12,7%) và động mạch chày trước (12,5%); ít gặp ở động mạch chủ bụng đoạn dưới thận (1,4%), động mạch đùi sâu (5,7%). Số đoạn mạch có vôi hóa trên toàn bộ chi dưới chiếm tỷ lệ cao (68,4%), chủ yếu là vôi hóa lan tỏa ba tầng (72,7%). Kết luận: Chụp cắt lớp vi tính mạch máu là phương pháp không xâm lấn đáng tin cậy trong chẩn đoán và mô tả tổn thương bệnh lý hẹp tắc động mạch chi dưới, qua đó làm cơ sở để đưa ra quyết định và lập kế hoạch điều trị. Từ khóa: bệnh động mạch chi dưới, chụp cắt lớp vi tính mạch máu, phân loại TASC II, can-xi hóa ABSTRACT STUDY ON IMAGING CHARACTERISTICS OF COMPUTED TOMOGRAPHY ANGIOGRAPHY IN PATIENTS WITH LOWER EXTREMITY ARTERIAL STENOSIS AND OCCLUSIVE Nguyen Thi Thu Hien, Tran Minh Hoang, Ho Quoc Cuong, Huynh Phuong Hai, Vo Thi Hang, Lam Thanh Ngoc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 46-52 Background: Currently, there are many non-invasive methods to characterize the lesion of lower extremity arterial disease, of which computed tomography angiography is a highly specific and sensitive method widely used in clinical practice. Objective: Describe the characteristics of lesion imaging on computed tomography angiography of lower extremity arterial stenosis and occlusive patients. Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1 Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền ĐT: 0387201425 Email: nguyenhien821992@gmail.com 46 Chuyên Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử
  2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Methods: The study was carried out in the department of radio-diagnosis in collaboration with departments of vascular surgery, Cho Ray Hospital. 44 patients presenting with clinical symptoms of lower extremity arterial stenosis and occlusive disease were recruited into the study. In these patients, computed tomography angiography (CTA) lower limb arteries were performed with Somatom Definition Edge 128 slices. The characteristics of vascular calcification, site, number and distribution of lesions on each stage were analyzed Lesions were classified according to the Trans Atlantic Inter Society Consensus (TASC II). Results: The most common location of lesions was femoral-politeal segments (44.7%), followed by infrapopliteal segments (39%) and aortoiliac segments (16.3%). On all 3 stages, the common lesion morphology was TASC B, less common was TASC A. The common arterial lesion was superficial femoral arteries (17.3%), popliteal arteries (12.7%), anterior tibial arteries (12.5%); less common in infrarenal aorta (1.4%), deep femoral arteries (5.7%). The number of vascular segments with calcification on the entire lower extremity artery accounts for a high proportion (68.4%), most multiple segments (72.7%). Conclusions: CT angiography is a reliable noninvasive imaging method in diagnosing and describing lesions of lower extremity arterial stenosis and occlusive patients, thereby serving as a basis for decision making and treatment planning. Keywords: lower extremity arterial disease, computed tomography angiography, TASC classification, cancification ĐẶT VẤN ĐỀ đoán cũng như điều trị bệnh lý động mạch ngoại vi, đặc biệt là từ khi có sự xuất hiện của CLVT đa Bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD) là tình dãy đầu dò. Chụp CLVT mạch máu (CTA) giúp trạng hẹp hoặc tắc hoàn toàn của động mạch chủ mô tả đầy đủ các đặc điểm của bệnh ĐMCD, từ bụng và các động mạch chi dưới, gây thiếu máu đó giúp các nhà lâm sàng lựa chọn phương pháp nuôi dưỡng đối với phần chi ở được cấp máu điều trị phù hợp. bởi các động mạch này. Biểu hiện lâm sàng từ nhẹ không có triệu chứng, cơn đau cách hồi chi Mục tiêu dưới, đến nặng hơn là loét và hoại tử chi. Mô tả các đặc điểm hình ảnh của chụp cắt BĐMCD ngày càng gặp nhiều trong thực hành lớp vi tính mạch máu (CTA) ở bệnh nhân hẹp lâm sàng, ước tính trên thế giới có trên 200 triệu tắc động mạch chi dưới. người mắc BĐMCD(1). Mặc dù BĐMCD gây ảnh ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU hưởng đến chất lượng cuộc sống và gia tăng Đối tượng nghiên cứu nguy cơ tử vong của các bệnh lý tim mạch, Các bệnh nhân được điều trị tại khoa Phẫu nhưng bệnh lý này vẫn chưa được đánh giá thuật Mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy từ đúng và điều trị kịp thời, đặc biệt là ở các nước 01/01/2019 - 30/04/2020. đang hoặc kém phát triển. Hiện nay có nhiều phương pháp để chẩn đoán BĐMCD, trong đó Tiêu chuẩn chọn mẫu chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) từ lâu đã được Bệnh nhân có triệu chứng hẹp tắc động xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán cũng như mạch chi dưới trên lâm sàng, với cơn đau cách góp phần điều trị. Tuy nhiên, DSA là một hồi hoặc loét, hoại tử chi dưới. Bệnh nhân được phương pháp xâm lấn, gây tỷ lệ biến chứng chụp CTA động mạch chi dưới. đáng kể, cách tiến hành không đơn giản, không Tiêu chuẩn loại trừ cho phép làm đi làm lại nhiều lần. Ngày nay, Bệnh nhân có tổn thương động mạch chi chụp cắt lớp vi tính (CLVT) với độ nhạy và độ dưới do chấn thương. đặc hiệu gần tương đương với DSA ngày càng Chúng tôi thu thập được 44 trường hợp thỏa phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong chẩn tiêu chuẩn chọn mẫu để đưa vào phân tích, tuổi Chuyên Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử 47
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của mạch chủ ngang mức động mạch chủ bụng chúng tôi dao động từ 34 đến 103 tuổi, gồm có đoạn dưới thận (khoảng 150 HU). 36 bệnh nhân nam và 8 bệnh nhân nữ. Dữ liệu của bệnh nhân được lấy từ hệ thống Phương pháp nghiên cứu dữ liệu của Bệnh viện Chợ Rẫy và được lưu vào Thiết kế nghiên cứu đĩa với định dạng DICOM. Từ đĩa lưu trữ, dữ liệu được nhập vào hệ thống PACS của trường Mô tả cắt ngang có phân tích. Đại học Y dược Hồ Chí Minh, sau đó sử dụng Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính mạch máu ứng dụng VesselIQTM Xpress để tiến hành phân Phương tiện tích, tái tạo hình ảnh mạch máu qua các kỹ thuật: Máy CLVT đa dãy đầu dò (128 dãy đầu dò) phóng chiếu cường độ tối đa (MIP), tái tạo đa thuộc thương hiệu Somatom Definition Edge mặt phẳng (MPR), tái tạo mặt phẳng cong (CPR) của hãng Siemens, chất tương phản được sử và tạo khối thể tích (VRT) để thu thập số liệu. dụng là thuốc cản quang tan trong nước có chứa Đánh giá tổn thương theo hướng dẫn của i-ốt nồng độ 350 - 370 mg I/ml (thường dùng Hiệp hội xuyên Đại Tây Dương (Trans Atlantic Ultravist 370). Inter Society – TASC)(2,3) về tổn thương động Phương pháp thực hiện mạch chi dưới ở tầng chủ chậu, tầng đùi khoeo Để hạn chế những trường hợp thay đổi và tầng dưới gối. cung lượng tim làm ảnh hưởng đến huyết Đánh giá tình trạng vôi hóa theo ba mức độ: động, làm thay đổi chất lượng hình ảnh, ta áp C0: Không có vôi hóa. dụng kỹ thuật Bolus tracking. Hệ thống theo C1: Vôi hóa nhẹ (vôi hóa chiếm 50% chu vi quang. Thời điểm ghi hình bắt đầu 12 giây tính thành mạch). từ lúc đạt ngưỡng đậm độ thuốc trong động Vôi hóa nhẹ Không vôi hóa Vôi hóa nặng Hình 1: Hình ảnh mô phỏng đánh giá mức độ vôi hóa thành mạch Thu thập và xử lý số liệu khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p
  4. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 KẾT QUẢ hẹp và tắc không có ý nghĩa thống kê (p >0,05) Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh (Bảng 2). nhân nam chiếm tỷ lệ 81,8%; gấp trên 4 lần số Trong số 44 bệnh nhân được đưa vào nghiên bệnh nhân nữ (chiếm tỷ lệ 18,2%). Độ tuổi trung cứu, hình thái tổn thương TASC B chiếm tỷ lệ bình trong nhóm nghiên cứu là 69,8 tuổi, đa số cao nhất trên cả 3 tầng (27,9%), tổn thương ít gặp bệnh nhân tập trung ở nhóm tuổi trên 60 (chiếm nhất trên 3 tầng là TASC A (22,6%) (Bảng 3). tỷ lệ 77,3%). Bệnh nhân nhập viện phần lớn ở Bảng 3: Phân loại hình thái tổn thương theo TASC giai đoạn trễ khi đã có biến chứng loét và hoại tử Tầng chủ Tầng đùi Tầng dưới Tổng các TASC chậu khoeo gối tầng chi (54,5%). N % N % N % N % Bảng 1: Đặc điểm vị trí động mạch bị tổn thương A 3 10,7 10 12,9 26 38,9 39 22,6 Vị trí động mạch Số lượng Tỷ lệ (%) B 5 17,9 27 35,1 16 23,9 48 27,9 Động mạch chủ bụng 5 1,4 C 9 32,1 19 24,7 15 22,4 43 25,0 Động mạch chậu chung 23 6,2 D 11 39,3 21 27,3 10 14,8 42 24,5 Động mạch chậu trong 46 12,5 Tổng 28 100 77 100 67 100 172 100 Động mạch chậu ngoài 36 9,8 Bảng 4: Tỷ lệ vôi hóa thành mạch theo tầng giải phẫu Động mạch đùi chung 30 8,1 Động mạch đùi nông 64 17,3 Vôi hóa Có vôi hóa Không Động mạch đùi sâu 21 5,7 Tầng vôi hóa Tổng vôi Tổng giải phẫu Nhẹ Nặng hóa Động mạch khoeo 47 12,7 N 82 171 55 226 308 Động mạch chày trước 46 12,5 Chủ chậu Động mạch chày sau 30 8,1 % 26,6 55,5 17,9 73,4 100 Động mạch mác 24 6,5 Đùi N 110 142 100 242 352 Tổng 369 100 khoeo % 31,2 40,3 28,5 68,8 100 Trong số 44 bệnh nhân được đưa vào nghiên N 100 91 73 164 264 Dưới gối cứu, vị trí tổn thương gặp nhiều nhất là ở động % 37,8 35 27,7 62,7 100 mạch đùi nông (17,3%), tiếp theo là động mạch Toàn bộ N 292 404 228 632 924 chi dưới % 31,6 43,7 24,7 68,4 100 khoeo (12,7%) và động mạch chày trước (12,5%). Tổn thương ít gặp ở động mạch chủ bụng Trong số 44 bệnh nhân được đưa vào nghiên (1,4%), động mạch đùi sâu (5,7%) (Bảng 1). cứu, tỷ lệ số đoạn mạch có vôi hóa (68,4%) chiếm Bảng 2: Đặc điểm về hình thái tổn thương trên chụp tỷ lệ cao hơn gấp đôi so với số đoạn mạch không CTA có vôi hóa (31,6%); số trường hợp vôi hóa nặng ở Hẹp trên Tắc hoàn tầng đùi khoeo chiếm tỷ lệ cao nhất (28,5%) Vị trí tổn Tổng 50% toàn P (Bảng 4). thương N % N % N % Bảng 5: Tỷ lệ số các tầng có vôi hóa thành mạch Tầng chủ chậu 11 6,4 17 9,9 28 16,3 >0,05 Số tầng Số lượng Tỷ lệ (%) Tầng đùi khoeo 32 18,6 45 26,2 77 44,7 >0,05 0 tầng 5 11,4 Tầng dưới gối 23 13,4 44 25,6 67 39
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học Vôi hóa nặng (động mạch chủ bụng) Vôi hóa nhẹ (động mạch chậu ngoài phải) Không vôi hóa (động mạch chày trước trái) Hình 2: Bệnh nhân Trần Văn Đ. 70 tuổi, vào viện vì loét ngón chân, hình ảnh tổn thương vôi hóa lan tỏa ở cả 3 tầng động mạch với các mức độ vôi hóa khác nhau được xác định dựa trên hệ thống PACS BÀN LUẬN trong BĐMCD tổn thương thường xuất phát trước tiên từ các động mạch nhỏ ở ngoại vi phía Trong nghiên cứu của chúng tôi, vị trí động ngọn chi và lan lên các động mạch lớn ở gốc chi. mạch tổn thương hay gặp nhất là ở động mạch đùi nông, thường gặp ngay sau vị trí phân chia Trên cả ba tầng tổn thương tắc nhiều hơn tổn hoặc tại ống cơ khép (17,3%), tiếp theo là động thương hẹp (p
  6. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 do đó tổn thương ở tầng này thường có xu bệnh nhân vào viện ở giai đoạn muộn. Bên cạnh hướng nặng nề hơn. đó, tình trạng vôi hóa động mạch cũng có liên Trong nghiên cứu của chúng tôi, hình thái quan với tuổi và bệnh lý đái tháo đường, trong tổn thương hay gặp nhất trên 3 tầng là tổn nhóm nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trên 60 thương TASC D (27,9%), tổn thương TASC A tuổi chiếm tỷ lệ cao (77,3%), và tỷ lệ bệnh nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất (22,6%). Kết quả này có sự bị đái tháo đường cũng khá lớn (47,7%). Tình khác biệt so với kết quả của các tác giả khác. trạng vôi hóa động mạch liên quan tới tiên lượng Trong nghiên cứu của Trần Đức Hùng(4), tổn bệnh và hiệu quả điều trị. Tình trạng vôi hóa thương TASC D chiếm tỷ lệ 59,9%, tổn thương thành mạch 100% là yếu tố dự báo tốt nhất cho TASC A chỉ chiếm 4,8%. Trong nghiên cứu của sự thất bại của điều trị can thiệp nội mạch đối Dương Văn Nghĩa(6), tổn thương TASC D chiếm với hẹp tắc ở đoạn động mạch đùi khoeo(9). 56%, tổn thương TASC A chỉ chiếm 1%. Sự khác Hầu hết các bệnh nhân có tình trạng vôi hóa biệt này chủ yếu đến từ tầng dưới gối, trong trên nhiều tầng động mạch với vôi hóa trên 3 nghiên cứu của chúng tôi, tổn thương trên động tầng chiếm tỷ lệ 72,7%, tổn thương một tầng mạch chày đích được mô tả theo phân loại mới chiếm tỷ lệ 0%. Kết quả này tương tự với kết quả được cập nhật vào năm 2015 cho tầng dưới gối(2), của Phạm Hồng Đức và Nguyễn Thị Cẩm với chiều dài tổn thương phân theo mức hẹp Nhung(8), vôi hóa một tầng chỉ chiếm tỷ lệ 4,5%, hoặc tắc từ 3 đến 10 cm. Trong nghiên cứu của vôi hóa cả ba tầng chiếm tỷ lệ cao nhất là 65,9%. Trần Đức Hùng(4) và Dương Văn Nghĩa(6), tổn Tình trạng tổn thương thành động mạch do xơ thương tầng dưới gối được phân loại theo TASC vữa và vôi hóa thường có tính chất lan tỏa và hệ II (2007)(3). Ở bảng phân loại này, mức độ tổn thống, gây khó khăn cho các nhà lâm sàng trong thương của từng tầng nhẹ hơn (chiều dài tổn điều trị nội mạch bệnh lý động mạch chi dưới. thương tương ứng là 1, 2 và 4 cm). Ví dụ tổn Hạn chế của đề tài thương tắc có độ dài 3 cm được phân loại là Cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi TASC D theo phân loại năm 2007, nhưng lại không đủ lớn (44 bệnh nhân), hơn nữa được lấy được phân loại là TASC B theo phân loại mới tại khoa phẫu thuật mạch máu, hầu hết bệnh năm 2015. Hệ thống phân loại TASC cập nhật nhân vào điều trị khi triệu chứng lâm sàng đã năm 2015 đại diện cho sự thay đổi lớn trong tiến triển sang giai đoạn nặng nên kết quả có thể phân loại tổn thương ở tầng dưới gối, thu hẹp không bao quát cho tất cả các trường hợp hẹp tắc phạm vi phẫu thuật và có tính chính xác cao hơn động mạch chi dưới trong dân số. trong mô tả các tổn thương phức tạp ở tầng này so với phân loại cũ. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổng số Qua nghiên cứu 44 bệnh nhân được chẩn đoạn mạch có vôi hóa chiếm 68,4%. Kết quả này đoán hẹp tắc động mạch chi dưới được điều trị tương tự với kết quả của Rahul JS năm 2015(7), tại khoa Phẫu thuật Mạch máu Bệnh viện Chợ nghiên cứu vai trò của MSCT trong đánh giá tổn Rẫy từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2020, kết quả thương động mạch chi dưới thấy có 43/70 (71%) cho thấy: trường hợp gặp vôi hóa trên MSCT. Trong Vị trí tổn thương tầng đùi khoeo hay gặp nghiên cứu của Phạm Hồng Đức và Nguyễn Thị nhất, sau đó là tổn thương tầng dưới gối và ít Cẩm Nhung đăng trên tạp chí Y học Việt Nam gặp nhất ở tầng chủ chậu, càng ra ngoại biên năm 2016(8), trên 45 bệnh nhân đái tháo đường bị mức độ nặng của tổn thương càng tăng. Trên cả bệnh lý động mạch chi dưới, tổng số đoạn mạch ba tầng, hình thái tổn thương hay gặp nhất là vôi hóa là 536/890 đoạn mạch (60%). Tình trạng TASC D, ít gặp là tổn thương TASC A. Vị trí tổn vôi hóa thành mạch chiếm tỷ lệ cao vì hầu hết thương động mạch hay gặp là động mạch đùi Chuyên Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử 51
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học nông đùi nông, động mạch khoeo và động mạch 3. Norgren L, Hiatt WR, Dormandy JA, et al (2007). Inter-Society Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease chày trước; ít gặp ở động mạch chủ bụng đoạn (TASC II). Journal of Vascular Surgery, 45(1):5-67. dưới thận, động mạch đùi sâu. Số đoạn mạch có 4. Trần Đức Hùng, Đoàn Văn Đệ, Tạ Tiến Phước (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và chụp động mạch cản quang ở bệnh vôi hóa trên toàn bộ chi dưới chiếm tỷ lệ cao và nhân bệnh động mạch chi dưới mãn tính. Y học Việt Nam, chủ yếu là vôi hóa lan tỏa ba tầng. 7(2):128 - 130. 5. Nishtha S, Abhishek O (2018). Peripheral Arterial Disease: A KIẾN NGHỊ Practical Approach, 1st ed, pp.4-8. IntechOpen, London UK. Chụp CTA là một phương pháp chẩn đoán 6. Dương Văn Nghĩa, Phan Kim Toàn (2018). Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới không xâm nhập, đáng tin cậy, có thể thay thế mạn tính. Y - Dược học Quân sự, 6(43):73-79. DSA, trở thành phương tiện chẩn đoán đầu tay ở 7. Rahul JS, Aathish S, Chethan TK (2015). Role of MDCT in các tuyến có đầy đủ trang thiết bị trong chẩn Evaluation of Peripheral Vascular Disease of the Lower Limb Arteries and Comparison with Colour Doppler. Journal of đoán và lập kế hoạch điều trị các tổn thương Evolution of Medical and Dental Sciences, 4(54):9336-9346. hẹp, tắc động mạch chi dưới. 8. Phạm Hồng Đức, Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2016). Vai trò của siêu âm trong đánh giá hẹp động mạch chi dưới ở bệnh nhân TÀI LIỆU THAM KHẢO đái tháo đường. Y học Việt Nam, 1(1):44-48. 1. Gerhard-Herman MD, Gornik HL, Barrett C, et al (2017). 2016 9. Nathan KI, Tanner K, Anna MS, et al (2017). Lower extremity AHA/ACC Guideline on the Management of Patients with computed tomography angiographymcan help predict technical Lower Extremity Peripheral Artery Disease. Circulation, success of endovascular revascularization in the superficial 135(12):726-779. femoral and popliteal artery. Journal of Vascular Surgery, 2. Michael RJ, Christopher JW (2015). An Update on Methods for 3(66):835-842. Revascularization and Expansion of the TASC Lesion Classification to Include Below-the-Knee Arteries: A Ngày nhận bài báo: 30/11/2020 Supplement to the Inter-Society Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease (TASC II). Journal of Endovascular Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 20/02/2021 Therapy, 20(5):465-478. Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 52 Chuyên Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2