ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VÀ SUY ĐA TẠNG TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN TRẺ EM
lượt xem 20
download
Mục tiêu: Mô tả hình ảnh lâm sàng, cận lâm sàng, suy chức năng đa tạng SNK trẻ em tại khoa HSCC, BVNTƯ năm 2005-2007. Đối tượng và phương pháp: Trẻ em tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi mắc SNK, theo tiêu chuẩn chẩn đoán SNK, suy đa tạng của IPSCC-2002 tại Hoa Kỳ, các chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng được thực hiện tại thời điểm khi vào khoa HSCC, số liệu xử lý theo phần mền SPSS 13.0.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VÀ SUY ĐA TẠNG TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN TRẺ EM
- ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VÀ SUY ĐA TẠNG TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN TRẺ EM TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả hình ảnh lâm sàng, cận lâm sàng, suy chức năng đa tạng SNK trẻ em tại khoa HSCC, BVNTƯ năm 2005-2007. Đối tượng và phương pháp: Trẻ em tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi mắc SNK, theo tiêu chuẩn chẩn đoán SNK, suy đa tạng của IPSCC-2002 tại Hoa Kỳ, các chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng được thực hiện tại thời điểm khi vào khoa HSCC, số liệu xử lý theo phần mền SPSS 13.0. Kết quả: Có 102 bệnh nhân, nhóm tuổi < 12 tháng là 65,7%, trẻ trai (59,8%). SIRS: sốt hoặc hạ nhiệt độ gặp 76,4%, BC máu tăng hoặc giảm gặp 54,9%. Tình trạng huyết động khi vào viện: HA giảm và không đo được là 72,5%, chi lạnh rõ là 66,7%, vô niệu 43,1%, tri giác giảm là 65,6%. Cận lâm sàng: các chỉ số ở giới hạn bệnh lý, các chỉ số có sự khác biệt (p
- Kết luận: Bệnh cảnh lâm sàng và cận lâm sàng của SNK trẻ em tại khoa HSCC, BVNTƯ là rất nặng nề: cả về tình trạng suy tuần hoàn cấp và suy chức năng các cơ quan. Lactate là chỉ số tin cậy cho đánh giá tình trạng bệnh nặng. Từ khóa: Lâm sàng, cận lâm sàng, suy chức năng các cơ quan, sốc nhiễm khuẩn trẻ em. ABSTRACT Objectives: To determine the clinical and investigations appearances, multiple organ dysfunction of children with septic shock in the Intensive Care Unit (ICU) of National Hospital of Pediatrics (NHP) from 2005 to 2007. Methods: The children with age from one month to 15 years who suffered from septic shock as the IPSCC-2002 criteria were enrolled to the research. The clinical signs and symptoms and investigations were taken right when the patients admitted the ICU, the data was analysed by SPSS 13.0 software. Results: 102 patients were assigned, in which age less than 12 months was 65.7% and male was 59.8%. In SIRS, hyperthermia and hypothermia were 76.4%, leucocytosis and leucocytopenia were 54.9%. The hemodynamic condition on arrival: hypotension and unmeasurable blood pressure were 72.5%; cold distal extremities was 66.7%; anuria was 43.1%; conscious decrease was 65.6%. Investigations: the parameter has significant difference between group I, II and group III were prothrombine time (proteinemia; pH; HCO-3; base deficit; and lactate. Positive blood culture was 14.7%, in which the most common bacterium was Klebsiella pneumonia
- (14/58). In organ dysfunction: respiratory dysfunction was 61.6%; CNS was 64.7%; kidney injury was 44.1%; liver failure was 41.2%; coagulant disorder was 55.9%. MODS was found in 97.1%. Conclusion: The clinical and investigations appearances of children with septic shock in the ICU of NHP is serious, not only in hemodynamic conditions but also in organs dysfunction. Lactate is the confident parameter to evaluate the severe conditions of the patients. Key words: Clinical, investigations, multiple organ dysfunction, septic shock, children. MỞ ĐẦU Sốc nhiễm khuẩn (SNK) là tình trạng suy tuần hoàn cấp do tiến triển xấu từ tình trạng nhiễm khuẩn nặng, gây giảm tưới máu các tạng, thúc đẩy các phản ứng viêm hệ thống và các rối loạn chuyển hoá, đưa đến tình trạng suy đa tạng và tử vong(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Tỷ lệ tử vong của SNK và nhiễm khuẩn nặng (NKN) còn cao(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Tại Bệnh viện Nhi Trung ương (BVNTƯ) tỷ lệ tử vong do SNK khoảng từ 65% đến 80%(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của NKN và SNK trẻ em rất đa dạng do đáp ứng miễn dịch với phản ứng viêm ở nhiều hình thái khác nhau phụ thuộc nhóm tuổi, biểu hiện lâm sàng xuất hiện trên nhiều cơ quan và dễ đưa đến tình trạng nguy kịch(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm,
- xác định sớm suy chức năng các tạng, giúp cho các nhà lâm sàng có những biện pháp điều trị điều trị thích hợp sau giai đoạn cấp cứu ban đầu(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: Mô tả hình ảnh lâm sàng, cận lâm sàng, suy chức năng đa tạng trong sốc nhiễm khuẩn trẻ em tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung Ương. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả hình ảnh lâm sàng, cận lâm sàng, suy chức năng đa tạng SNK trẻ em tại khoa HSCC, BVNTƯ năm 2005-2007. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 102 bệnh nhân SNK tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi vào nhập viện trong 3 năm (2005 - 2007). Chẩn đoán SNK, suy chức năng các cơ quan theo tiêu chuẩn của Hội nghị quốc tế về nhiễm khuẩn trẻ em năm 2002 (IPSCC-2002) tại San Antonio, Texas, Hoa Kỳ(Error! Reference source not found.) . Loại trừ các bệnh nhân SNK có can thiệp phẫu thuật tim mạch, suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát như ung thư, nhiễm HIV... Mỗi bệnh nhân được tiến hành thu thập số liệu theo mẫu hồ sơ nghiên cứu thống nhất. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả tiền cứu. Các biến nghiên cứu lâm sàng (khi vào viện) Tuổi, giới, tình trạng dinh dưỡng, ổ nhiễm khuẩn, thân nhiệt, tình trạng huyết áp theo tuổi, nhịp tim theo tuổi, tình trạng hô hấp, SpO2, PaO2/FiO2, các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại vi: chi lạnh, refill (thời gian làm đầy mao mạch), vâm tím chi, tri giác, bài niệu, Các biến nghiên cứu cận lâm sàng (kết quả sớm nhất khi vào viện) Huyết sắc tố (g%), bạch cầu máu (BC/mm3), tiểu cầu (TC/mm3), khí máu động mạch (pH, HCO3-, kiềm thiếu hụt), lactate (mmol/l), ure (mmol/l), creatinine (mcmol/l), ĐGĐ (Na+, K+), đường máu (mmol/l). Suy chức năng các cơ quan Hô hấp, thần kinh trung ương (TKTƯ), thận, gan, đông máu(Error! Reference source not found.). Hội chứng suy chức năng đa tạng: khi có ≥ 2 tạng suy. Phân nhóm bệnh theo đáp ứng điều trị Chia thành 3 nhóm Kháng bù dịch (nhóm I): 31 bệnh nhân. Kháng dopamine (nhóm II): 20 bệnh nhân. Kháng catecholamine (nhóm III): 51 bệnh nhân. Xử lý số liệu Theo chương trình SPSS 13.0. So sánh tỷ lệ của hai nhóm dùng kiểm định Khi bình phương, sử dụng tỷ suất chênh (OR) và khoảng tin cậy (CI) 95% để đánh giá sự khác
- nhau của các tỷ lệ. Đánh giá mối liên quan giữa 2 giá trị trung bình sử dụng t-test. P- value được sử dụng để xác định mức ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ Yếu tố Nhóm Nhóm Tổng sốP I,II III N (%) N (%) N (%) Tuổi ≤ 12th 28 39 67 0,016 (54,90) (76,47) (65,69) 1-5 22 9 31 tuổi (43,41) (17,65) (30,39) > 5 1 (1,96) 3 (5,88) 4 (3,92) tuổi Giới Nam 25 36 61 0,026 (40,02) (70,59) (59,80) Nữ 26 15 41 (50,98) (29,41) (40,20) Nhận xét: Nhóm tuổi gặp chủ yếu là ≤ 12 tháng (65,7%), giới nam nhiều hơn nữ (59,8% so với 40,2%), tình trạng dinh dưỡng kém ≤ 5 percentile là 32,4%.
- Bảng 2: Vị trí ổ nhiễm khuẩn và hội chứng đáp ứng viêm hệ thống. Yếu tố NhómI, Nhóm Tổng P- II III số value N (%) N (%) N (%) Vị trí ổ Tiêu hóa 21 15 36 0,436 nhiễm NKH (41,2) (29,4) (35,3) khuẩn 14 18 32 Thần (27,5) (35,3) (31,4) kinh Hô hấp 10 8 18 (19,6) (15,7) (17,6) 6 (11,8) 10 16 (19,6) (15,7) Thân ≤ 36oC: 2 (3,9) 7 9 (8,8) 0,215 nhiệt 36-38o5: 13 (13,7) 24 (25,5) 11 (23,5) > 38o5 (21,6) 69 36 (70,6) 33 (67,6) (64,7) Bạch Giảm 9 (17,7) 7 16 0,473
- Yếu tố NhómI, Nhóm Tổng P- II III số value N (%) N (%) N (%) cầu Trong 25 (13,7) (15,7) giới hạn (49,0) 21 máu 46 Tăng 17 (41,2) (45,1) (33,3) 23 40 (45,1) (39,2) Nhịp Giảm 0 (0,0) 2 (3,3) 2 (1,9) 0,254 tim Trong giới 9 (17,7) 12 21 hạn (23,5) (20,5) 42 Nhanh (82,3) 37 79 (72,2) (77,5) Hô Thở oxy25 20 45 0,436 hấp qua mask (49,0) (39,2) (44,1) NKQ bóp bóng 26 31 57 (51,0) (60,8) (55,9)
- Nhận xét: Vị trí ổ nhiễm khuẩn gặp nhiều nhất là cơ quan tiêu hóa (35,3%). Sốt cao và hạ nhiệt độ gặp 76,4%, nhịp tim nhanh là 77,5%, hỗ trợ hô hấp bằng NKQ thở máy là 55,9%. Không có s ự khác biệt giữa các nhóm bệnh về các dấu hiệu đáp ứng viêm hệ thống và vị trí ổ nhiễm khuẩn. Bảng 3: Tình trạng huyết động và dấu hiệu giảm tưới máu ngoại vi Dấu hiệu Nhóm Nhóm Tổng số P I,II III N (%) N (%) N (%) Huyết áp: Trong giới 16 10 26 0,021 hạn: (31,37) (19,61) (25,49) Giảm: 18 10 28 đo (35,29) (19,61) (27,45) Không được: 17 31 48 (33,33) (60,87) (47,06) Trương lực mạch: Bình 4 (7,8) 2 (3,9) 6 (5,9) 0,075 thường: 33 (64,7) 24 57
- Dấu hiệu Nhóm Nhóm Tổng số P I,II III N (%) N (%) N (%) Yếu: 14 (27,5) (47,1) (55,9) Không bắt 25 39 được: (49,0) (38,2) Refill: ≤ 2 giây: 4 (7,84) 2 (3,92) 6 (5,88) 0,060 2-5 giây: 36 27 63 (70,59) (52,94) (61,76) >5 giây: 11 22 33 (21,57) (43,14) (32,35) Chi lạnh: Không: 2 (3,92) 4 (7,84) 6 (5,88) 0,002 Nhẹ: 23 7 30 (45,10) (13,73) (29,41) Rõ: 26 40 66 (50,98) (78,43) (64,71)
- Dấu hiệu Nhóm Nhóm Tổng số P I,II III N (%) N (%) N (%) Vân tím chi: Không: 1 (3,0) 1 (3,0) 2 (2,0) 0,591 Tím nhẹ: 22 (43,1) 17 39 28 (54,9) (33,3) (38,2) Rõ: 33 61 (64,7) (59,8) Bài niệu: Bình 5 (9,80) 3 (5,88) 8 (7,84) 0,019 thường: 31 19 50 Ít: (60,78) (37,25) (49,02) Vô niệu: 15 29 44 (29,41) (56,86) (43,14) Tri A: 3 (5,9) 1 (2,0) 2 (2,0) 0,030 giác V: 17 (33,3) 14 31 26 (51,0) (27,5) (30,4) P:
- Dấu hiệu Nhóm Nhóm Tổng số P I,II III N (%) N (%) N (%) U: 5 (9,8) 19 45 (37,3) (44,1) 17 22 (33,3) (21,6) Nhận xét: Tình trạng huyết động và các dấu hiệu giảm tưới máu tổ chức đều rất nặng nề. Sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm và các dấu hiệu: huyết áp (p=0,021), chi lạnh (p=0,002), bài niệu (p=0,019), tri giác (p=0,030). Bảng 4: Đặc điểm cận lâm sàng Chỉ số Nhóm I,II Nhóm III Tổng số P (M,SD) (M,SD) (M,SD) Hemoglobin 10,42 10,26 10,34 0,688 (g%): (1,85) (2,08) (1,96) Tiểu 202000,0 1881588,2 191794,1 0,510 cầu(TC/mm3): (133826,8) (175443,8) (155593,1)
- Chỉ số Nhóm I,II Nhóm III Tổng số P (M,SD) (M,SD) (M,SD) Prothrombin 40,58 29,34 35,71 0,022 (%): (21,05) (16,98) (20,06) Protide (g/l): 48,90 44,31 46,01 0,028 (11,32) (9,47) (10,64) Đường máu 7,16 (6,88) 10,32 8,74 (7,75) 0,039 (mmol/l): (8,29) pH: 7,25 (0,16) 7,14 (0,19) 7,19 (0,19) 0,002 Lactate 5,49 (2,49) 8,48 (3,71) 7,01 (3,49)
- Kết quả cấy dịch và nhiễm vi khuẩn Cấy máu dương tính gặp 15 trường hợp, chiếm 14,7%, đều trước 48 giờ. Tổng số chủng vi khuẩn gây bệnh là 58. Nhận dạng vi khuẩn trước 48 giờ thường gặp nhất là tụ cầu vàng (10 trường hợp), klebsiella pneumonia (9), phế cầu (6), h. influenza (4), e.coli (4), liên cầu nhóm A (2). Các vi khuẩn nhận định sau 48 giờ vào viện là: trực khuẩn mủ xanh (4 trường hợp), klebsiella pneumonia (4), acinetobacter (3), nấm candida abbicans (1). Bảng 5: Đặc điểm suy chức năng các cơ quan. Nhóm I, II Nhóm III Tổng số P-value OR thô OR hiệu Cơ quan chỉnh N(%) N(%) N(%) 95% CI 95% CI 0,018a 2,87 Suy hô Không 21 (41,2) 10 (19,6) 31 (30,4) 1,75 hấp Có 30 (58,8) 41 (80,4) 71 (61,6) 1,18-6,97 0,65-4,68 0,214a 1,68 Suy Không 21 (41,2) 15 (29,4) 36 (35,3) 1,98 TKTƯ Có 30 (58,8) 36 (70,6) 66 (64,7) 0,74-3,82 0,78-5,03 0,163a 1,75 Suy Không 32 (62,7) 25 (49,0) 57 (55,9) 1,20 thận Có 19 (37,3) 26 (51,0) 45 (44,1) 0,79-3,86 0,48-2,97 0,227a 1,63 Suy Không 33 (64,7) 27 (52,9) 60 (58,8) 1,79
- Nhóm I, II Nhóm III Tổng số P-value OR thô OR hiệu Cơ quan chỉnh N(%) N(%) N(%) 95% CI 95% CI gan Có 18 (35,3) 24 (47,1) 42 (41,2) 0,74-3,61 0,74-4,32 0,163a 1,75 RLĐM Không 26 (51,0) 19 (37,3) 45 (44,1) 1,74 Có 25 (49,0) 32 (62,7) 57 (55,9) 0,79-3,86 0,71-4,25 Nhận xét: Tỷ lệ suy chức năng các cơ quan hô hấp, TKTU, thận, gan, đông máu lần lượt là: 61,6%, 64,7%, 44,1%, 41,2%, 55,9%. Suy thận có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p=0,028), nhưng không có ý nghĩa thống kê sau hiệu chỉnh. Hình 1: Kết hợp suy chức năng các tạng. Nhận xét: Suy đa tạng (≥2) gặp 97,1% bệnh nhân SNK. Tỷ lệ lần lượt là: 1 tạng (2,9%), 2 (18,6), 3 (17,6), 4 (33,3), 5 (15,7), 6 (11,8).
- BÀN LUẬN Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu Trẻ dưới 1 tuổi và trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn với tỷ lệ % lần lượt là 59,8% và 65,7%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm tuổi và giới giữa nhóm bệnh nặng và nhóm bệnh nhẹ (nhóm III so với nhóm I,II). RS.Watson và cộng sự tại Mỹ cũng thấy nhóm tuổi dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ cao (69,7%), và trẻ trai mắc bệnh cao hơn trẻ gái, khác biệt rõ ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi(Error! Reference source not found.). Cao Việt Tùng cũng thấy tỷ lệ trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là 71,4%, trẻ trai chiếm tỷ lệ cao hơn là 67,3%(Error! Reference source not found.) . Rối loạn thân nhiệt và BC máu là tiêu chuẩn bắt buộc để chẩn đoán SIRS. Trong nghiên cứu hạ thân nhiệt chiếm 8,8%, sốt cao trên 3805 chiếm 67,6%. BC máu tăng cao gặp 39,2%, giảm bạch cầu gặp 15,7%. Tuy nhiên cũng không có sự khác biệt giữa nhóm bệnh nặng và nhẹ về giới hạn thân nhiệt và BC. Tình trạng hô hấp khi đến viện hầu hết các bệnh nhân đều phải can thiệp hỗ trợ (thở oxy, đặt ống NKQ). Tình trạng huyết động và các dấu hiệu giảm tưới máu Hạ HA là dấu hiệu nặng ở trẻ em, đánh giá bệnh ở giai đoạn cuối(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Trong nghiên cứu này, HA giảm và không đo được gặp ở 74,5%, mạch quay bắt yếu và không bắt được gặp ở hầu hết các bệnh nhân, 94,1%. Các số liệu này đáng giá bệnh nhân khi đến khoa HSCC hầu như đã trong tình trạng sốc rất nặng, mất bù, nguy cơ tử vong cao.
- Các dấu hiệu giảm tưới máu tổ chức cũng rất nặng nề. Refill kéo dài trên 5 giây gặp 32,4%, chi lạnh rõ gặp 64,8%, vân tím chi rõ gặp 59,8%, vô niệu gặp 43,1%, và tri giác xấu (PU) là 65,6%. Đây là các dấu hiệu để giúp đánh giá tình trạng sốc lạnh. Đặc biệt trong nhóm III là tình trạng sốc kháng catecholamine thấy huyết áp, chi lạnh, thiểu vô niệu, giảm tri giác đều ở giới hạn rất xấu so với nhóm I,II. JA. Carcillo đánh giá sốc lạnh là da lạnh, refill > 2 giây, mạch ngoại biên nhỏ, đầu chi lạnh ẩm, nước tiểu < 1 ml/kg đã bù trên 60 ml/kg dịch đẳng trương trong giờ đầu cấp cứu và Dopamine liều tới 10 g/kg/ph(Error! Reference source not found.) . G. Cenevia nghiên cứu huyết động học trong SNK trẻ em thấy tình trạng cung lượng tim (CO) giảm và tăng sức trở kháng mạch hệ thống (SVR) là chính chiếm 58%, còn lại CO giảm và SVR giảm chỉ chiếm 18%. Đây là sự khác biệt về huyết động học SNK của trẻ em so người lớn(Error! Reference source not found.). P.V.Thắng đưa ra các triệu chứng sớm của SNK ở trẻ em là: thay đổi ý thức, mạch nhanh, bài niêu ít, refill kéo dài và lactate máu tăng(Error! Reference source not found.) . Đặc điểm cận lâm sàng Các chỉ số cận lâm sàng về huyết học, sinh hóa hầu hết đều ở giới hạn bệnh lý trong nghiên cứu. Chỉ số lactate máu là chỉ số chỉ thị cho tình trạng giảm tưới máu tổ chức có sự khác biệt giữa nhóm bệnh nặng và nhẹ rất rõ rệt, p
- Chỉ số tiêu thụ oxy (PaO2/FiO2) cũng có khác biệt giữa nhóm bệnh nặng và nhóm bệnh nhẹ (p=0,003). Kết quả này cho thấy hầu hết các bệnh nhân ở nhóm III đều có tình trạng tổn thương phổi cấp (PaO2/FiO2
- của chúng tôi cao hơn. Tỷ lệ STC tăng theo tình trạng nhiễm khuẩn, 19% khi có nhiễm khuẩn mức độ trung bình, 23% khi NKN và 51% khi có SNK, và đặc biệt tỷ lệ này tăng cao hơn khi SNK kết hợp với ARDS(Error! Reference source not found.). Bệnh nhân SNK là sự kết hợp của suy tuần hoàn và tình trạng nhiễm khuẩn, ảnh hưởng của SNK lên hầu hết các cơ quan, gây giảm tưới máu tạng, phản ứng viêm, tổn thương vi tuần hoàn…dẫn đến tổn thương các tạng và tử vong(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . KẾT LUẬN Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và suy chức năng các cơ quan của 102 bệnh nhi SNK tại khoa HSCC, BVNTƯ chúng tôi nhận thấy: - SNK gặp nhiều và nặng hơn ở trẻ < 12 tháng, trẻ trai mắc cao hơn trẻ gái. - Tình trạng huyết động rất nặng: huyết áp giảm và không đo được (74,5%), chi lạnh (64,8%), vô niệu (43,1%), giảm tri giác nặng (65,6%). - Rối loạn chức năng các tạng gồm: hô hấp (61,6%), thần kinh (64,7%), thận (44,1%), gan (41,2%), RLĐM (55,9%). - Chỉ số cận lâm sàng đều ở giới hạn bệnh lý. Chỉ số lactate có giá trị phân biệt tình trạng bệnh nặng. - Cấy máu dương tính gặp 14,7%.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh viêm não tủy rải rác cấp
37 p | 157 | 15
-
Bài giảng Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi do vi khuẩn và tính nhạy cảm với kháng sinh của một số loại vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi
40 p | 47 | 7
-
Bài giảng Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dậy thì sớm do harmatoma vùng dưới đồi
24 p | 54 | 7
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh của viêm phổi liên quan thở máy tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên - Ths.BsCKII.Ngô Duy Đông
32 p | 44 | 4
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nằm viện dài ngày - BS. CKII. Đinh Văn Thịnh
14 p | 39 | 3
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các chỉ số siêu âm tử cung buồng trứng trong dậy thì sớm ở trẻ gái
38 p | 36 | 3
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân hậu sản có tổn thương thận cấp - BS.CKII. Trần Thanh Linh
31 p | 43 | 3
-
Bài giảng Nghiên cứu giá trị chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 - ThS.BS.CKII. Phan Thái Hảo
46 p | 32 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị can thiệp bệnh viện động mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện 103
37 p | 56 | 3
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và tổn thương tim mạch trong bệnh Kawasaki - ThS. BS. Nguyễn Duy Nam Anh
16 p | 60 | 2
-
Nghiên cứu giá trị thang điểm SYNTAX II trong tiên lượng sớm bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp được can thiệp qua da tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
8 p | 2 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị của secukinumab trên bệnh nhân viêm cột sống dính khớp giai đoạn hoạt động
6 p | 7 | 2
-
Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư đại tràng
6 p | 65 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ống tai ngoài
8 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1
8 p | 5 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị u tuyến nước bọt
10 p | 2 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thang điểm PRESS trong viêm phổi trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi
6 p | 1 | 1
-
Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương mạch vành ở bệnh nhân hội chứng vành cấp dưới 40 tuổi
7 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn