TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG<br />
CỦA BỆNH THẬN LUPUS ĐƯỢC PHÁT HIỆN SỚM<br />
BẰNG XÉT NGHIỆM MICORALBUMIN/CREATININE NIỆU<br />
Nguyễn Anh Minh, Hoàng Thị Lâm<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Bệnh thận lupus làm tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân SLE, nhưng chỉ 2/3 trường hợp có biểu<br />
hiện trên lâm sàng, số còn lại không biểu hiện rõ ràng được gọi là viêm thận lupus câm. Mục tiêu của nghiên<br />
cứu nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm thận lupus được phát hiện sớm<br />
bằng xét nghiệm Micoralbumin/creatinine niệu (ACR niệu). Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 bệnh nhân<br />
được chẩn đoán SLE theo tiêu chuẩn SLICC 2012 mà chưa có tổn thương thận trước đó, tiến hành tại<br />
phòng khám quản lý Lupus bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy có 22/110 bệnh nhân SLE có xét nghiệm<br />
ACR dương tính (ACR ≥ 3 mg/mmol), chiếm tỷ lệ 20%. Xét nghiệm có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 83,8%,<br />
giá trị dự báo dương tính 22,7% và giá trị dự báo âm tính là 100%. Không có sự khác biệt về lâm sàng và<br />
cận lâm sàng giữa nhóm bệnh nhân SLE có xét nghiệm ACR dương tính và nhóm bệnh nhân có ACR âm<br />
tính.<br />
Từ khóa: lupus ban đỏ hệ thống, microalbumin/creatinin niệu<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus<br />
erythematosus - SLE) là bệnh tự miễn có biểu<br />
hiện tổn thương ở nhiều hệ cơ quan nhưng<br />
chủ yếu là biểu hiện ở da, niêm mạc, khớp và<br />
thận [1]. Bệnh không thể điều trị khỏi triệt để<br />
nhưng bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống vẫn<br />
phải được khám, theo dõi và quản lý bệnh<br />
theo định kỳ nhằm hạn chế các đợt cấp của<br />
bệnh, đồng thời giúp phát hiện sớm tổn<br />
thương các cơ quan nội tạng để điều trị bệnh<br />
một cách kịp thời [2]. Bệnh thận lupus làm<br />
tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân<br />
Lupus ban đỏ hệ thống, nhưng chỉ 2/3 trường<br />
hợp có biểu hiện trên lâm sàng, số còn lại<br />
không biểu hiện rõ ràng được gọi là viêm thận<br />
lupus câm [3; 4]. Viêm thận lupus câm được<br />
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Anh Minh, Bộ môn Dị ứng – Miễn<br />
dịch lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Email: anhminha3@gmail.com<br />
<br />
khẳng định qua sinh thiết thận một cách hệ<br />
thống, tuy nhiên đây là một thủ thuật xâm lấn,<br />
phức tạp và giá thành cao, không phù hợp<br />
cho việc khám định kỳ hàng tháng. Trong khi<br />
đó xét nghiệm tỷ số ACR (microalbumin/<br />
creatinine niệu) thông qua việc thu thập mẫu<br />
nước tiểu ngẫu nhiên lại đơn giản, vô hại, rẻ<br />
tiền và có mối liên quan chặt chẽ với nồng độ<br />
protein niệu 24 giờ [5; 6].<br />
Đã có nhiều nghiên cứu về tổn thương<br />
thận ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống<br />
nhưng thường là những tổn thương thận<br />
được phát hiện muộn ở giai đoạn sau, hoặc<br />
chỉ được phát hiện sớm qua sinh thiết thận,<br />
do đó nghiên cứu này được tiến hành nhằm<br />
đánh giá các đặc điểm lâm sàng và cận lâm<br />
sàng ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống có<br />
tổn thương thận được phát hiện sớm bằng xét<br />
nghiệm Micoralbumin/creatinine niệu (ACR<br />
niệu).<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
<br />
Ngày nhận: 10/6/2018<br />
Ngày được chấp thuận: 15/8/2018<br />
<br />
60<br />
<br />
1. Đối tượng<br />
TCNCYH 113 (4) - 2018<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Đối tượng nghiên cứu gồm 110 bệnh nhân<br />
lupus ban đỏ hệ thống đang điều trị ngoại trú<br />
tại phòng khám và quản lý lupus ban đỏ hệ<br />
thống - khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai<br />
từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2015.<br />
<br />
2. Phương pháp<br />
• Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu<br />
lâm sàng thuận tiện, gồm 110 bệnh nhân.<br />
<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân<br />
<br />
• Các bước tiến hành nghiên cứu<br />
<br />
- Bệnh nhân được chọn là các bệnh nhân<br />
<br />
Lựa chọn những bệnh nhân được chẩn<br />
<br />
đã được chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống<br />
<br />
đoán Lupus ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn<br />
<br />
mà chưa phát hiện tổn thương cầu thận trước<br />
<br />
SLICC 2012 mà chưa có tổn thương thận<br />
<br />
đó (protein niệu âm tính ở các xét nghiệm<br />
<br />
trước đó. Thu thập thông tin cơ bản và bệnh<br />
<br />
tổng phân tích nước tiểu trước đó và khai thác<br />
<br />
tật của bệnh nhân theo bệnh án mẫu. Khai<br />
<br />
tiền sử không có tổn thương thận). Chẩn đoán<br />
xác định Lupus ban đỏ hệ thống dựa trên tiêu<br />
chuẩn của Hiệp hội lâm sàng quốc tế về bệnh<br />
Lupus hệ thống SLICC 2012 (Systemic Lupus<br />
International Collaborating Clinics) [7] (gồm 11<br />
tiêu chuẩn lâm sàng và 6 tiêu chuẩn miễn<br />
dịch): Bệnh nhân thỏa mãn 4/11 tiêu chuẩn<br />
trong đó có ít nhất 1 tiêu chuẩn lâm sàng và 1<br />
tiêu chuẩn xét nghiệm, hoặc khi bệnh nhân<br />
được xác định bệnh thận lupus bởi sinh thiết<br />
thận và có thêm hoặc kháng thể kháng nhân<br />
dương tính hoặc kháng thể kháng dsDNA<br />
dương tính.<br />
- ACR dương tính khi giá trị ACR ≥ 3 mg/<br />
mmol.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
thác thông tin tiền sử, bệnh sử, khám lâm<br />
sàng. Bệnh nhân được làm các xét nghiệm cơ<br />
bản kết hợp thêm xét nghiệm microalbumin<br />
niệu và creatinine niệu. Tính tỷ số ACR và<br />
đánh giá kết quả.<br />
3. Xử lý số liệu<br />
Số liệu thu được qua nghiên cứu được xử<br />
lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kiểm định χ2<br />
để so sánh các tỉ lệ. Các test thống kê được<br />
kiểm định với mức khác biệt có ý nghĩa,<br />
p < 0,05.<br />
4. Đạo đức nghiên cứu<br />
Tất cả các hoạt động tiến hành trong<br />
nghiên cứu này đều tuân thủ qui định và<br />
nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức nghiên<br />
cứu y sinh học của Việt Nam và quốc tế. Các<br />
<br />
Những bệnh nhân được chẩn đoán Lupus<br />
<br />
hoạt động nghiên cứu không gây nguy hiểm<br />
<br />
ban đỏ hệ thống nhưng có tổn thương thận<br />
<br />
và các nguy cơ cho đối tượng nghiên cứu. Tất<br />
<br />
trước đó, hoặc không rõ tiền sử tổn thương<br />
<br />
cả các đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham<br />
<br />
cầu thận hay không? Bệnh nhân bị nhiễm<br />
<br />
gia vào nghiên cứu sau khi được tư vấn đầy<br />
<br />
khuẩn tiết niệu, sỏi thận, suy thậnt hoặc mắc<br />
<br />
đủ. Các số liệu y học mang tính cá nhân trong<br />
<br />
các bệnh lý gây tổn thương thận như tăng<br />
<br />
nghiên cứu được đảm bảo nguyên tắc bí mật.<br />
<br />
huyết áp, đái tháo đường, suy tim. Bệnh nhân<br />
là phụ nữ có thai, trong chu kỳ kinh nguyệt.<br />
Bệnh nhân có đầy đủ tiêu chuẩn nhưng không<br />
hợp tác.<br />
<br />
TCNCYH 113 (4) - 2018<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
Trong số 110 bệnh nhân nghiên cứu có 22<br />
bệnh nhân có xét nghiệm ACR dương tính<br />
<br />
61<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
(với ACR ≥ 3 mg/mmol) (chiếm tỷ lệ 20%), 88<br />
<br />
nhất là 74 tuổi. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là<br />
<br />
bệnh nhân có ACR âm tính (chiếm tỷ lệ 80%).<br />
<br />
20 - 39 tuổi, chiếm tỷ lệ 51,9%.<br />
<br />
1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân<br />
<br />
Thời gian mắc bệnh trung bình là 5,02 ±<br />
3,86 năm, trong đó ngắn nhất là vừa phát hiện<br />
<br />
nghiên cứu<br />
110 bệnh nhân trong nghiên cứu gồm 99<br />
nữ (chiếm 90%) và 11 nam (chiếm 10%), tỷ lệ<br />
nữ/nam = 9/1, sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê, p < 0,001. Tuy nhiên khi so sánh sự phân<br />
bố giới tính giữa 2 nhóm ACR dương tính và<br />
âm tính thì không có sự khác biệt, p > 0,05.<br />
Độ tuổi trung bình là 36,35 ± 13,25 (tuổi),<br />
trong đó bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 14, cao<br />
<br />
bệnh, lâu nhất là 18 năm. Khoảng thời gian<br />
mắc bệnh từ 1 - 5 năm gặp nhiều nhất, chiếm<br />
48,6%. Khi so sánh thời gian mắc bệnh trung<br />
bình giữa 2 nhóm cho thấy thời gian mắc<br />
bệnh của nhóm bệnh nhân có ACR dương<br />
tính là 6,55 ± 3,89 năm, cao hơn so với nhóm<br />
bệnh nhân có ACR âm tính là 4,66 ± 3,79 năm,<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.<br />
<br />
2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng<br />
<br />
Biểu đồ 1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn<br />
SLICC 2012<br />
Tổn thương khớp, rụng tóc và tổn thương da là thường gặp nhất với tỷ lệ tương ứng là<br />
63,7%, 57,9% và 43,2%. Viêm thanh mạc ít gặp hơn (18,2%), rối loạn tâm thần kinh hiếm gặp<br />
nhất (1,1%). Không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa nhóm bệnh nhân có ACR dương<br />
tính và nhóm bệnh nhân có ACR âm tính.<br />
Công thức máu, các chỉ số sinh hóa máu<br />
Không có sự khác biệt về công thức máu và các chỉ số sinh hóa máu giữa nhóm bệnh nhân<br />
có ACR dương tính và nhóm bệnh nhân có ACR âm tính (về chức năng gan, thận, mỡ máu)<br />
(bảng 1).<br />
<br />
62<br />
<br />
TCNCYH 113 (4) - 2018<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bảng 1. Xét nghiệm máu (công thức máu, sinh hóa máu)<br />
ACR dương tính<br />
<br />
Chỉ số<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Có<br />
<br />
7<br />
<br />
33,3<br />
<br />
24<br />
<br />
27,6<br />
<br />
Không<br />
<br />
14<br />
<br />
66,7<br />
<br />
63<br />
<br />
72,4<br />
<br />
Có<br />
<br />
4<br />
<br />
18,2<br />
<br />
14<br />
<br />
16,1<br />
<br />
Không<br />
<br />
18<br />
<br />
81,8<br />
<br />
73<br />
<br />
83,9<br />
<br />
Có<br />
<br />
2<br />
<br />
9,1<br />
<br />
15<br />
<br />
17,4<br />
<br />
Không<br />
<br />
20<br />
<br />
90,1<br />
<br />
71<br />
<br />
82,6<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
10<br />
<br />
83,3<br />
<br />
37<br />
<br />
88,1<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
2<br />
<br />
16,7<br />
<br />
5<br />
<br />
11,9<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
14<br />
<br />
73,7<br />
<br />
65<br />
<br />
82,3<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
5<br />
<br />
26,3<br />
<br />
14<br />
<br />
17,7<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
6<br />
<br />
66,7<br />
<br />
28<br />
<br />
73,7<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
3<br />
<br />
33,3<br />
<br />
10<br />
<br />
26,3<br />
<br />
Rối loạn huyết học<br />
Rối loạn chức<br />
năng gan<br />
Rối loạn chức<br />
năng thận<br />
Cholesterol máu<br />
<br />
Triglyceride máu<br />
<br />
LDL-C máu<br />
<br />
ACR âm tính<br />
<br />
p<br />
<br />
0,601<br />
<br />
0,814<br />
<br />
0,337<br />
<br />
0,665<br />
<br />
0,395<br />
<br />
0,672<br />
<br />
Xét nghiệm nước tiểu<br />
Bảng 2. Xét nghiệm nước tiểu<br />
ACR dương tính<br />
<br />
Chỉ số<br />
<br />
ACR âm tính<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Protein<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
17<br />
<br />
77,3<br />
<br />
88<br />
<br />
100<br />
<br />
niệu<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
5<br />
<br />
22,7<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Hồng cầu<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
14<br />
<br />
63,6<br />
<br />
59<br />
<br />
67<br />
<br />
niệu<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
8<br />
<br />
36,4<br />
<br />
29<br />
<br />
33<br />
<br />
Bạch cầu<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
10<br />
<br />
45,5<br />
<br />
48<br />
<br />
54,5<br />
<br />
niệu<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
12<br />
<br />
54,5<br />
<br />
40<br />
<br />
45,5<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,001<br />
0,473<br />
<br />
0,299<br />
<br />
Có 5 bệnh nhân xét nghiệm protein niệu dương tính và đều thuộc nhóm ACR dương tính. 17<br />
bệnh nhân với ACR dương tính còn lại và tất cả bệnh nhân với ACR âm tính đều có xét nghiệm<br />
protein niệu âm tính. Sự khác biệt về protein niệu giữa 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.<br />
Mối tương quan giữa ACR và protein niệu theo phương trình: y = 0,013x + 0,042, với r = 0,602,<br />
p < 0,001. ACR nước tiểu có mối tương quan tuyến tính thuận khá chặt với protein niệu.<br />
Không có sự khác biệt về hồng cầu niệu và bạch cầu niệu giữa 2 nhóm bệnh nhân.<br />
TCNCYH 113 (4) - 2018<br />
<br />
63<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
3. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm ACR trong phát hiện sớm tổn thương thận ở<br />
bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống<br />
Xét nghiệm ACR có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 83,8%, giá trị dự báo dương tính và âm tính<br />
lần lượt là 22,7% và 100%.<br />
Sử dụng đường cong ROC để tính độ nhạy, độ đặc hiệu của xét nghiệm ACR trong phát hiện<br />
sớm tổn thương thận, ta có biểu đồ sau:<br />
<br />
Biểu đồ 2. Đường cong ROC của ACR niệu<br />
Sử dụng đường cong ROC xác định giá trị YOUDEX J để xác định điểm cắt có giá trị 0,075<br />
tương ứng với diện tích dưới đường cong là 0,774. Khi ACR có giá trị 9,89 mg/mmol thì giá trị<br />
protein niệu là 0,3 g/l, với độ nhạy và độ đặc hiệu là cao nhất tương ứng là 100% và 99,52%.<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
<br />
Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân<br />
<br />
Trong số 110 bệnh nhân nghiên cứu có 22<br />
<br />
nghiên cứu là 36,35 ± 13,25 tuổi, độ tuổi này<br />
<br />
bệnh nhân có xét nghiệm ACR dương tính<br />
<br />
khá thường gặp ở các bệnh nhân lupus ban<br />
<br />
(ACR ≥ 3 mg/mmol) chiếm tỷ lệ 20%. Như vậy<br />
<br />
đỏ hệ thống, liên quan đến hoạt động sinh<br />
<br />
qua xét nghiệm ACR nước tiểu ngẫu nhiên đã<br />
<br />
dục. Kết quả này phù hợp với HE Matar là<br />
<br />
phát hiện sớm tổn thương thận ở 20% bệnh<br />
<br />
36,5 ± 12,8 tuổi [9].<br />
<br />
nhân chưa có tiền sử bệnh thận trước đó.<br />
<br />
Thời gian mắc bệnh trung bình là 5,02 ±<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ giới<br />
<br />
3,86 năm, ngắn nhất là vừa phát hiện bệnh,<br />
<br />
mắc bệnh nhiều hơn nam với tỷ lệ nữ:nam =<br />
<br />
lâu nhất là 18 năm. Khi so sánh thời gian mắc<br />
<br />
9:1. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu<br />
<br />
bệnh giữa hai nhóm cho thấy thời gian mắc<br />
<br />
trong và ngoài nước: Nguyễn Văn Đĩnh là<br />
<br />
bệnh trung bình ở nhóm bệnh nhân có ACR<br />
<br />
10:1; John Reynolds là 9: 1 [8]. Điều này một<br />
<br />
dương tính (6,55 ± 3,89 năm) là cao hơn so<br />
<br />
lần nữa khẳng định lupus ban đỏ hệ thống<br />
<br />
với nhóm có ACR âm tính (4,66 ± 3,79 năm),<br />
<br />
thường gặp ở nữ và có liên quan mật thiết với<br />
<br />
sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Như<br />
<br />
hormon sinh dục nữ.<br />
<br />
vậy, bệnh nhân có thời gian mắc bệnh càng<br />
<br />
64<br />
<br />
TCNCYH 113 (4) - 2018<br />
<br />