Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC<br />
CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO ĐÁY Ở DA<br />
Trần Vũ Anh Đào *, Văn Thế Trung*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Ung thư biểu mô tế bào đáy ở da là một trong những loại ung thư phổ biến. Phân tích đặc điểm<br />
lâm sàng và mô bệnh học của loại ung thư da này góp phần chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời.<br />
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy ở da.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào đáy đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu<br />
TPHCM từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.<br />
Kết quả: 87 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào đáy. Tuổi trung bình là 64,64±13,42 tuổi, ba phần tư<br />
trường hợp là nữ. 96,6% tổn thương phân bố vùng đầu mặt cổ. Trong đó, thương tổn ở vùng má và vùng mũi<br />
chiếm 56%. Kích thước trung bình 21,6±14,36mm. 92% bệnh nhân chỉ có duy nhất 1 thương tổn. Ba phần tư<br />
trường hợp giới hạn rõ. 57,4% bệnh nhân có 3 hoặc 4 đặc điểm khác nhau trên một sang thương. Hình ảnh mô<br />
học ghi nhận được 3 dạng: dạng đặc (47,1%), dạng nốt (34,5%) và dạng tuyến (18,4%). Thương tổn dạng loét,<br />
giới hạn rõ thường có kết quả mô học là dạng đặc.<br />
Kết luận: Bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy đến khám và điều trị tại bệnh viện Da Liễu TPHCM<br />
thường là người lớn tuổi, thương tổn phân bố chủ yếu ở vùng đầu mặt cổ. Thương tổn mô học chủ yếu là dạng<br />
đặc hay dạng nốt.<br />
Từ khóa: Ung thư da, ung thư biểu mô tế bào đáy.<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL AND HISTOPATHOLOGICAL FEATURES OF BASAL CELL SKIN CANCER<br />
Tran Vu Anh Dao, Van The Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 2 - 2016: 56 - 62<br />
<br />
Background: Basal cell carcinoma of the skin is one of common cancers. Analysis of clinical and<br />
histopathological features of this skin cancer is useful for early diagnosis and prompt treatment.<br />
Objective: Determining the clinical and histopathological features of patients with basal cell skin cancer.<br />
Methods: A Case series study of patients with basal cell carcinoma at Ho Chi Minh City Hospital of<br />
Dermato-Venereology from May 2014 until April 2015.<br />
Results: 87 patients with basal cell carcinoma were included. The average age was 64.64 ± 13.42. Three<br />
quaters of cases were female. 96.6% lesions developed on head and neck regions. Of these areas, 56% lesions were<br />
at the cheek and the nose. The average size was 21.6 ± 14.36mm. 92% of patients had only one lesion. Three<br />
quarters of lesions had defined circumstances. 57.4% patients had three or four different characteristics in one<br />
lesion. Histological images showed three types of features: solid (47.1%), nodular (34.5%) and adenal (18.4%).<br />
Clinical well-defined ulcer lesions often had solid type in histological sections.<br />
Conclusion: Patients with basal cell carcinoma at Ho Chi Minh City Hospitalof Dermato-Venereology were<br />
often old. The lesions mainly distributed on head and neck. Histopathology features were dominantly solid and<br />
nodular.<br />
<br />
* Bộ môn Da Liễu, Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Văn Thế Trung, ĐT: 0908282705. Email: vanthetrungdhyd@yahoo.com<br />
56<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Keyword: skin cancer, basal cell carcinoma<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ - Xác định đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân<br />
ung thư biểu mô tế bào đáy đến khám tại bệnh<br />
Trên thế giới, tần suất ung thư da đang ngày<br />
viện Da Liễu TPHCM.<br />
một gia tăng do sự tăng phơi nhiễm ánh sáng<br />
mặt trời và già đi của dân số. Trong đó, ung thư - Xác định đặc điểm mô học của thương tổn<br />
biểu mô tế bào đáy chiếm ưu thế, tỷ lệ tăng 3% ung thư biểu mô tế bào đáy trên đối tượng<br />
mỗi năm(2). Theo ghi nhận của bệnh viện Ung nghiên cứu.<br />
Bướu TPHCM, ung thư da đứng hàng thứ 8 - Xác định mối liên quan giữa đặc điểm lâm<br />
trong 10 loại ung thư thường gặp nhất(11). Ung sàng và mô học của ung thư biểu mô tế bào đáy.<br />
thư da có nhiều dạng, trong đó ung thư biểu mô ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
tế bào đáy chiếm ưu thế.<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị<br />
ung thư da bao gồm phẫu thuật Mohs, phẫu Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
thuật cắt trọn, các phương pháp phá hủy mô và Toàn bộ bệnh nhân đến khám tại bệnh viện<br />
hóa trị liệu tại chỗ. Tuy việc loại bỏ khối u với bờ Da Liễu TPHCM từ tháng 5/2014 đến cuối tháng<br />
không còn tế bào ác tính là phương pháp tốt 4/2015 được chẩn đoán xác định là ung thư biểu<br />
nhất trong việc điều trị ung thư biểu mô tế bào mô tế bào đáy dựa vào lâm sàng kết hợp giải<br />
đáy, nhưng ở những trường hợp khối u có kích phẫu bệnh.<br />
thước lớn hay bệnh nhân không muốn phẫu Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, mỗi<br />
thuật thì đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của bệnh nhân chỉ được chọn vào mẫu nghiên cứu<br />
thương tổn có vai trò hỗ trợ trong việc lựa chọn 1 lần.<br />
phương pháp điều trị thay thế(1). Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
Từ đó, việc phân tích những đặc điểm lâm<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
sàng và mô bệnh học của ung thư biểu mô tế bào<br />
Bệnh nhân có đặc điểm lâm sàng của ung<br />
đáy có ý nghĩa thiết thực trong việc chẩn đoán<br />
thư da nhưng kết quả mô học không rõ ràng.<br />
sớm và điều trị kịp thời tình trạng bệnh. Trên thế<br />
giới đã có rất nhiều nghiên cứu mô tả về đặc Ung thư da là thương tổn thứ phát của một<br />
điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh học của ung ung thư khác. Ví dụ: Ung thư vú di căn da.<br />
thư biểu mô tế bào đáy. Tuy người Việt Nam Bệnh nhân là người nước ngoài, không thuộc<br />
không có nguy cơ cao giống chủng tộc da trắng chủng tộc Việt Nam.<br />
nhưng do khí hậu nhiệt đới, các hoạt động ngoài Phương pháp nghiên cứu<br />
trời còn phổ biến nên ung thư da cũng hay<br />
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
gặp(16,16). Tại bệnh viện Da Liễu TPHCM, qua<br />
quan sát lâm sàng trong hai ba năm gần đây, có Phương tiện vật liệu nghiên cứu<br />
sự gia tăng số lượng bệnh nhân ung thư da đến Máy ảnh, thước đo: mỗi bệnh nhân trước mổ<br />
khám và điều trị nhưng chưa có nghiên cứu tiền đều được đo đạc và chụp hình thương tổn tư thế<br />
cứu nào mô tả một cách hệ thống về đặc điểm thẳng nghiêng với ánh sáng thường.<br />
lâm sàng và mô học ung thư biểu mô tế bào đáy. Xét nghiệm mô bệnh học được thực hiện tại<br />
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi bệnh viện Da Liễu TPHCM.<br />
thực hiện đề tài “Đặc điểm lâm sàng và mô Bệnh án mẫu có biến số nghiên cứu sử dụng<br />
bệnh học của ung thư biểu mô tế bào đáy”. thống nhất cho tất cả các trường hợp nghiên cứu.<br />
Với mục tiêu:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
57<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
Phương pháp tiến hành Phân bố ung thư biểu mô tế bào đáy theo giới<br />
Khi đến khám tại bệnh viện Da Liễu TPHCM Bảng 1: Phân bố ung thư biểu mô tế bào đáy theo giới<br />
và được chẩn đoán trên lâm sàng ung thư biểu Giới n %<br />
mô tế bào đáy bởi bác sĩ bệnh viện Da Liễu dựa Nam 25 28,7%<br />
Nữ 62 71,3%<br />
trên các đặc điểm (sẩn ngọc trai, tăng sắc tố, loét<br />
87 100%<br />
hay dãn mạch trung tâm…). Trước khi tiến hành<br />
Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm đa số, gần ¾ các<br />
sinh thiết, bệnh nhân được giải thích khám chi<br />
trường hợp.<br />
tiết thương tổn da, chụp hình, khám hạch vùng.<br />
Sinh thiết được thực hiện tại phòng thuộc Phân bố theo lứa tuổi<br />
khoa ngoại – phong của bệnh viện Da Liễu: sinh Bảng 2: Phân bố theo lứa tuổi<br />
thiết trọn đối với những khối u có kích thước ≤ 5 Tuổi<br />
Trung bình 64,64±13,42 tuổi.<br />
mm. Sinh thiết một phần đối với khối u > 5 mm<br />
Lớn nhất 32 tuổi<br />
sẽ được sinh thiết một phần.<br />
Nhỏ nhất 90 tuổi<br />
Sau đó, mẫu sinh thiết được đưa đến phòng Nhóm tuổi n %<br />
xét nghiệm giải phẫu bệnh, cố định, cắt lát Dưới 40 tuổi 5 5,7%<br />
mỏng, nhuộm H&E và quan sát dưới kính hiển Từ 40 đến 49 tuổi 6 6,9%<br />
Từ 50 đến 59 tuổi 20 23,0%<br />
vi quang học.<br />
Từ 60 đến 69 tuổi 21 24,1%<br />
Những trường hợp lâm sàng nghi ngờ ung Trên 70 tuổi 35 40,2%<br />
thư biểu mô nhưng kết quả mô học không phù Tuổi trung bình là 64,64±13,42 tuổi. Trong đó,<br />
hợp sẽ được sinh thiết lại lần hai sau khi hội tuổi nhỏ nhất là 32 tuổi, tuổi lớn nhất là 90 tuổi.<br />
chẩn và giải thích cho bệnh nhân. Nếu kết quả Đa số bệnh nhân trên 60 tuổi, chiếm 64,3%. Số<br />
lần 2 không cho thấy hình ảnh ung thư tế bào bệnh nhân dưới 40 tuổi chỉ chiếm 5,7%.<br />
đáy sẽ không chọn vào nghiên cứu.<br />
Về lâm sàng<br />
Xử lý số liệu<br />
Phân bố vị trí thương tổn<br />
Số liệu được mã hóa, nhập và xử lý bằng<br />
Bảng 3: Phân bố vị trí thương tổn trên cơ thể<br />
phần mềm thống kê SPSS 16.0.<br />
Vị trí n %<br />
Dùng phép kiểm X2 để kiểm định 2 tỷ lệ, có Đầu mặt cổ 84 96,6<br />
hiệu chỉnh Yates khi cần. Chi trên 1 1,1<br />
Thân mình 2 2,3<br />
Dùng phép kiểm có tham số t – test (với số Tổng 87 100<br />
liệu có phân phối chuẩn) và phi tham số Mann – 96,6% thương tổn phân bố vùng đầu mặt cổ,<br />
Whitney (với số liệu không có phân phối chuẩn) 1 trường hợp ở vùng cánh tay phải, 2 trường hợp<br />
để kiểm định 2 trung bình. còn lại nằm ở vùng dưới núm vú phải. Không<br />
Giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống ghi nhận trường hợp nào vừa có tổn thương đầu<br />
mặt cổ, vừa tồn thương thân mình hay tứ chi.<br />
kê độ tin cậy 95%.<br />
Bảng 4: Phân bố vị trí thương tổn vùng đầu mặt cổ<br />
KẾT QUẢ Vị trí n %<br />
Má 25 29,8<br />
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu<br />
Mũi 22 26,2<br />
Trong khoảng thời gian 12 tháng, từ tháng Quanh mắt 16 19,0<br />
5/1014 đến tháng 4/2015, chúng tôi đã thu thập Môi 11 13,1<br />
Khác 10 11,9<br />
được 87 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy. Tổng 84 100<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
58<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trong 84 trường hợp thương tổn ở vùng đầu Hầu hết bệnh nhân có thương tổn tăng sắc tố<br />
mặt cổ, chúng tôi nhận thấy thương tổn ở vùng và dạng mảng (82,8% bệnh nhân có tăng sắc tố;<br />
má và vùng mũi chiếm 56%. Ngoài ra, có 19% 67,8% dạng mảng). Các đặc điểm thường gặp<br />
bệnh nhân có thương tổn ở vùng quanh mắt, khác bao gồm: 50,6% có bờ cuộn dạng ngọc trai;<br />
13,1% bệnh nhân có thương tổn ở môi và 11,9% 49,4% dạng nốt; 43,7% có loét; 43,4% có chảy<br />
trường hợp ở những vị trí khác của vùng đầu máu (rịn máu sau va chạm nhẹ). Ngoài ra, còn<br />
mặt cổ (thái dương, cằm, nhân trung). dãn mạch, sùi và hóa sẹo ít gặp hơn (25,3%;<br />
Kích thước thương tổn 11,5% và 6,9%).<br />
Bảng 5: Kích thước thương tổn<br />
Kích thước<br />
Trung bình 21,6±14,36mm<br />
Lớn nhất 55 mm<br />
Nhỏ nhất 3 mm<br />
Nhóm kích thước n %<br />
< 2 cm 41 47,1<br />
2-5 cm 41 47,1<br />
>5 cm 5 5,8<br />
Tổng 87 100<br />
Kích thước thương tổn trung bình là<br />
21,6±14,36mm. Kích thước tối đa của thương tổn<br />
là 55 mm và kích thước tối thiểu của thương tổn Hình 1: Lâm sàng ung thư biểu mô tế bào đáy (A:<br />
là 3 mm. Mảng, sùi, dãn mạch, chảy máu, B: Mảng, hóa sẹo, bờ<br />
52,9% thương tổn có kích thước >2cm. Đặc ngọc trai, dãn mạch, mài máu, C: Mảng, bờ ngọc trai,<br />
biệt, có 5,8% bệnh nhân có kích thước thương tăng sắc tố, chảu máu, D: Mảng, bờ ngọc trai, tăng<br />
tổn >5cm. sắc tố, loét, chảy máu, dãn mạch, hóa sẹo).<br />
Số lượng thương tổn Phần lớn, một thương tổn ung thư biểu mô<br />
tế bào đáy có sự kết hợp ba hoặc bốn đặc điểm<br />
92% bệnh nhân (80 trường hợp) chỉ có duy<br />
khác nhau, chiếm 57,4% tổng số bệnh nhân.<br />
nhất 1 thương tổn, 5 bệnh nhân có hai thương<br />
16,1% bệnh nhân có sự kết hợp của hai; 18,4<br />
tổn và 2 bệnh nhân có rất nhiều thương tổn (≥<br />
bệnh nhân có sự kết hợp của năm; 4,6 bệnh nhân<br />
10).<br />
có sự kết hợp của sáu và 3,4 bệnh nhân có sự kết<br />
Giới hạn thương tổn hợp của bảy đặc điểm.<br />
Gần 74,4% bệnh nhân (65 trường hợp) có<br />
Khám hạch ngoại biên<br />
thương tổn da giới hạn rõ.<br />
Chúng tôi không phát hiện bất thường hạch<br />
Phân bố đặc điểm của tổn thương da ngoại biên trên khám lâm sàng ở bất kỳ trường<br />
Bảng 6: Phân bố đặc điểm của tổn thương da hợp ung thư biểu mô tế bào đáy nào.<br />
Đặc điểm n %<br />
Tăng sắc tố 72 82,2<br />
Đặc điểm về mô học của thương tổn<br />
Mảng 59 67,8 Bảng 7: Đặc điểm mô học của thương tổn<br />
Bờ ngọc trai 44 50,6 Đặc điểm mô học n %<br />
Nốt 43 49,4 Dạng đặc 41 47,1<br />
Loét 38 43,7 Dạng nốt 30 34,5<br />
Chảy máu 36 43,3 Dạng tuyến 16 18,4<br />
Dãn mạch 22 25,3 Tổng 87 100<br />
Sùi 10 11,5<br />
Hóa sẹo 6 6,9<br />
<br />
<br />
<br />
59<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Hình ảnh mô học các dạng ung thư biểu mô tế bào đáy dưới vật kính 10, 40, 100. A, B: dạng nốt; B, C:<br />
dạng đặc; E, F: dạng tuyến.<br />
Qua các kết quả mô học thu thập được, có 41 Bảng 9: Mối liên quan giữa giới hạn thương tổn và<br />
trường hợp (47,1%) dạng đặc (type solid), 30 hình ảnh mô học<br />
trường hợp (34,5%) dạng nốt và 16 trường hợp Dạng<br />
Dạng đặc<br />
Dạng<br />
(18,4%) dạng tuyến. Đặc điểm nốt tuyến p<br />
n = 30 n = 41 n = 16<br />
Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và Giới hạn rõ 17 35 13<br />
hình ảnh mô học Giới hạn không p=0,02<br />
13 6 3<br />
rõ<br />
Bảng 8: Mối liên quan giữa đặc điểm thương tổn và<br />
Thương tổn giới hạn rõ thường có hình ảnh<br />
hình ảnh mô học<br />
mô học là dạng đặc với giá trị p = 0,018 (phép<br />
Dạng Dạng<br />
Dạng đặc kiểm chi bình phương).<br />
Đặc điểm nốt tuyến P<br />
n = 30 n = 41 n = 16 BÀN LUẬN<br />
Sẩn 13 21 9 0,76<br />
Mảng 19 32 8 0,15 Về dịch tễ<br />
Loét 8 18 12 0,01<br />
Chảy máu 10 20 6 0,51<br />
Phân bố ung thư biểu mô tế bào đáy theo giới<br />
Tăng sắc tố 24 37 11 0,219 Về giới, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Tỷ lệ này<br />
Dãn mạch 9 8 5 0,433 cũng không đồng nhất giữa các tác giả trong các<br />
Bờ ngọc trai 15 22 7 0,832 nghiên cứu trước đây(2,7,3,15). Cụ thể, trong nghiên<br />
Thương tổn dạng loét thường có hình ảnh cứu của Tô Quang Huy và Hossein, tỷ lệ nam<br />
mô học là dạng đặc với giá trị p = 0,009 (phép nhiều hơn nữ, trong khi nghiên cứu của Chow<br />
kiểm chi bình phương). và Leslie lại cho kết quả ngược lại. Do đó, cần có<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
60<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nghiên cứu thực hiện với cỡ mẫu lớn hơn để có Nghiên cứu của Trịnh Quang Diện cũng có<br />
được tỷ lệ chính xác hơn. kết quả tương tự với kích thước thương tổn<br />
Phân bố theo lứa tuổi >2cm là 63,1%; trong đó, kích thước >5cm chiếm<br />
tỷ lệ 12,1%(16).<br />
Tỷ lệ bệnh nhân tăng dần theo tuổi. Nhóm<br />
bệnh nhân có tuổi càng lớn thì chiếm tỷ lệ càng Các nghiên cứu nước ngoài, kích thước u<br />
cao. Tỷ lệ này cũng phù hợp với các tác giả trong nhỏ hơn, như trong nghiên cứu của Samhar<br />
và ngoài nước (3,18). Weshah chỉ có 10,7% u có đường kính > 1,5cm(18)<br />
và nghiên cứu của Yigit Özer Tiftikcioglu chỉ có<br />
Về lâm sàng<br />
17,5% u có đường kính > 2cm(17).<br />
Phân bố vị trí thương tổn Điều này cho thấy, ung thư biểu mô tế bào<br />
Phần lớn thương tổn phân bố vùng đầu mặt đáy ở nước ta chưa được quan tâm đúng đắn,<br />
cổ. Kết quả này phù hợp với y văn(1) cũng như dẫn đến việc dễ bỏ sót khi thăm khám nên<br />
trong các nghiên cứu trong và ngoài nước(3,12). thường chẩn đoán và điều trị chưa kịp thời. Tuy<br />
Điều này chứng tỏ ung thư biểu mô tế bào đáy nhiên, mối liên quan giữa kích thước thương tổn<br />
có mối liên quan mật thiết đến vùng phơi bày và thời gian mắc bệnh không có ý nghĩa thống<br />
ánh sáng mặt trời. kê (p = 0,58).<br />
56% thương tổn ở vùng đầu mặt cổ phân bố Giới hạn thương tổn<br />
ở vùng má và vùng mũi. Những nghiên cứu đã<br />
¼ bệnh nhân có tổn thương da giới hạn<br />
được thực hiện trong và ngoài nước cũng có<br />
không rõ. Đây có thể là nguyên nhân khiến cho<br />
những kết quả tương tự. Cụ thể, tỷ lệ này trong<br />
việc chẩn đoán và điều trị khó khăn.<br />
nghiên cứu của Tô Quang Huy là 72,03% và<br />
Trịnh Quang Diện là 63,2%(15,16). Một nghiên cứu Phân bố đặc điểm của tổn thương da<br />
khác của G. Sánchez thực hiện ở Colombia cũng Đặc điểm của thương tổn ung thư biểu mô tế<br />
ghi nhận tỷ lệ ung thư biểu mô tế bào đáy ở bào đáy trong nghiên cứu của chúng tôi rất đa<br />
vùng má và vùng mũi là 69,5%(14) và trong dạng, phù hợp với y văn(1). Sự kết hợp của các<br />
nghiên cứu của Chow và cộng sự thực hiện tại đặc điểm trong nghiên cứu của chúng tôi chưa<br />
Hồng Kông, tỷ lệ này là 64,4%(2). được y văn và các nghiên cứu trước đây đề cập<br />
đến.<br />
Kích thước thương tổn<br />
Kích thước thương tổn trung bình là Hạch ngoại biên<br />
21,6±14,36mm. Kích thước tối đa của thương tổn Tuy thời gian bệnh kéo dài trên 5 năm chiếm<br />
là 55 mm và kích thước tối thiểu của thương tổn tỷ lệ khá cao 48,3% nhưng trên lâm sàng chúng<br />
là 3 mm. Kích thước này cũng gần như tương tôi không phát hiện hạch ngoại biên ở bất kỳ<br />
đương với kết quả trong nghiên cứu của Omer: trường hợp ung thư biểu mô tế bào đáy nào. Kết<br />
kích thước trung bình là 22±14mm. Kích thước quả này cũng phù hợp với y văn(1,9).<br />
tối thiểu là 2 mm, kích thước tối đa là 90 mm(7). Đặc điểm về mô học của thương tổn<br />
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, Ung thư biểu mô tế bào đáy dạng đặc (type<br />
có 52,9% thương tổn có kích thước >2cm. Đặc solid) chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này đã được ghi<br />
biệt, có 5,8% bệnh nhân có kích thước thương nhận trong y văn cũng như những nghiên cứu<br />
tổn >5cm. trước đây(1,5,7,16,17).<br />
Kết quả này cũng khá tương đồng với Trong nghiên cứu này, chúng tôi không ghi<br />
nghiên cứu của Tô Quang Huy với 56,5% bệnh nhận các trường hợp ung thư biểu mô tế bào đáy<br />
nhân có kích thước > 2cm; trong đó có 9% bệnh dạng khác như: dạng nông, dạng xơ cứng, dạng<br />
nhân có kích thước thương tổn > 5cm(15). keratotic, dạng hắc tố, dạng Pinkus như trong y<br />
<br />
<br />
61<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
văn(1,5,3) … Nguyên nhân có thể do nhiều lý do: 2. Chow VLY, et al (2011), "Basal cell carcinoma of the head and<br />
neck region in ethnic chinese". International Journal of<br />
dân số chọn mẫu khác nhau, chủng tộc khác Surgical Oncology, 2011: 1-7.<br />
nhau … Vì vậy, cần có thêm nghiên cứu rộng 3. Christenson LJ (2005), “Incidence of Basal Cell and Squamous<br />
Cell Carcinomas in a Population Younger Than 40 Years”.<br />
hơn.<br />
JAMA, 294 (6):681-690.<br />
Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và 4. Crowson AN (2006), "Basal cell carcinoma: Biology,<br />
morphology and clinical implications.". Mod Pathol, 19 (2):<br />
hình ảnh mô học 127-147.<br />
Về đặc điềm thương tổn, dạng sẩn, mảng, 5. Elder D, et al (2009), "Classification of tumors of the<br />
epidermis". Lever's histopathology of the skin, vol 1: 1432-<br />
chảy máu, tăng sắc tố, bờ ngọc trai không có mối 1490.<br />
liên quan với kết quả mô học. Tuy nhiên, hình 6. Harwood CA (2006), "Clinicopathologic features of skin<br />
cancer in organ transplant recipients: A retro-spective case-<br />
hảnh mô học của thương tổn dạng loét và control series". J Am Acad Dermatol, 54: 290-300.<br />
thương tổn có giới hạn rõ có khuynh hướng là 7. Janjua OS and Qureshi SM (2012), “Basal cell Carcinoma of<br />
dạng đặc cao hơn so với thương tổn dạng khác the Head and Neck Region: An Analysis of 171 cases”. Journal<br />
of Skin Cancer, 2012:1-4.<br />
(p