TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA UNG THƢ<br />
TẾ BÀO ĐÁY TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNG (2007 - 2011)<br />
Lê Đức Minh*; Trần Hậu Khang**; Nguyễn Hữu Sáu**<br />
Vũ Thái Hà**; Vũ Huy Lượng**; Trịnh Minh Trang**<br />
TãM T¾T<br />
Nghiên cứu hồi cứu trên 231 bệnh nhân (BN) ung thư tế bào đáy (UTTBĐ) được chẩn đoán và<br />
điều trị tại Bệnh viện Da liễu TW từ 2007 - 2011. Kết quả: bệnh gặp ở lứa tuổi ≥ 50 (91,8%). Tỷ lệ nữ<br />
(61,6%) bị bệnh cao hơn nam (39,4%). Trong đó, chủ yếu là bị bệnh lần đầu (96,1%). Thời gian mắc<br />
bệnh trung bình 4,2 năm. Hình thái lâm sàng chủ yếu là u/sẩn rắn chắc kèm theo giãn mạch xung<br />
quanh tổn th-¬ng (84,4%). Hầu hết thương tổn ung thư ở vùng đầu-mặt (96,1%). 91,3% BN có<br />
1 thương tổn. Kích thước đường kính thương tổn > 2 cm là 51%. Khoảng 10,4% BN có khối u xâm lấn<br />
xuống tổ chức dưới da gây biến dạng các cơ quan. Thể mô bệnh học hay gặp nhất là thể u (56,7%).<br />
* Từ khoá: Ung thư tế bào đáy; Mô bệnh học; Đặc điểm lâm sàng.<br />
<br />
Study on clinical and histopathological<br />
features of basal cell carcinoma in National<br />
hospital of Dermato-Venereology from 2007 - 2011<br />
SUMMARY<br />
A restrospective, descriptive study was carried out on 231 basal cell carcinoma (BCC) patients<br />
diagnosed and treated at National Hospital of Dermato-Venereology from 2007 - 2011. Results:<br />
91,8% of patients are over 50 years old. Women obviously developed BCC more than man with<br />
61.6% in comparison to 39.4%. The average duration of disease was 4.2 years. The prominant skin<br />
lesions were rigid nodes and papules accompanied with surrouding telangiectasia of 84.4%. The<br />
most common site of these lesions was in head and face which accounted for 96.1% of cases. More<br />
than half of the BCC lesions were over 2 cm in diameter. The rate of patients with only one BCC<br />
lesion was 91.3%. There was approximately 10.4% of patients having local invasion leading to<br />
deformation of involved structures. The most common histological type was node of 56.7%.<br />
* Key words: Basal cell carcinoma; Histopathology; Clinical features.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư tế bào đáy chiếm khoảng 75%<br />
các loại u ác tính ở da [3]. Thương tổn điển<br />
hình là khối u nhỏ, thâm nhiễm, bóng,<br />
<br />
thường có tăng sắc tố, loét và chảy máu.<br />
Mặc dù bệnh tiến triển chậm và ít ảnh hưởng<br />
đến tính mạng, nhưng khi tổ chức ung thư<br />
xâm lấn xung quanh có thể làm biến dạng<br />
<br />
* Bệnh viện Da liễu Hà Nội<br />
** Bệnh viện Da liễu TW<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Đức Minh (ldminh69@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 25/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 3/1/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 23/1/2014<br />
<br />
103<br />
<br />
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
và rối loạn chức năng của một số cơ quan<br />
bộ phận như mũi, miệng và mắt. Đây là loại<br />
ung thư da thường gặp trên thế giới với<br />
tỷ lệ bệnh gia tăng hàng năm. Ước tính 1<br />
năm ở Mỹ có trên 1 triệu người mắc ung<br />
thư không phải hắc tố, trong đó UTTBĐ<br />
chiếm tới 75% [3]. Ở Úc, tỷ lệ này theo tuổi<br />
ở nam giới là 2.145/100.000 dân và nữ<br />
là 1.259/100.000 dân [5], ở châu Âu, tỷ lệ<br />
UTTBĐ rất cao. Theo kết quả nghiên cứu<br />
của các tác giả ở Thụy Sỹ, tỷ lệ chuẩn theo<br />
tuổi ở nam giới là 75/100.000 dân và nữ là<br />
67/100.000 dân [4]. Nghiên cứu mới đây về<br />
UTTBĐ ở người châu Á sống ở Singapore<br />
(2006) cho thấy tỷ lệ UTTBĐ ở người<br />
Trung Quốc là 18,9/100.000 dân, Mã Lai<br />
là 6,0/100.000 dân và người Ấn Độ là<br />
4,1/100.000 dân [8].<br />
Ở Việt Nam, tỷ lệ UTTBĐ cũng gia tăng<br />
hàng năm. Theo nghiên cứu của Vũ Thái<br />
Hà tại Bệnh viện Da liễu TW cho thấy tỷ lệ<br />
UTTBĐ năm 2010 tăng gấp 3 lần so với<br />
năm 2007 và chiếm 58,8% tổng số BN ung<br />
thư da [1].<br />
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận<br />
lâm sàng UTTBĐ ở Việt Nam còn hạn chế,<br />
<br />
viện Da liễu Trung ương từ 2007 - 2011.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
231 BN được chẩn đoán xác định là<br />
UTTBĐ, điều trị tại Bệnh viện Da liễu TW từ<br />
năm 2007 - 2011, dựa vào các tiêu chuẩn sau:<br />
- Lâm sàng: thương tổn điển hình là các<br />
khối u nhỏ, thâm nhiễm, bóng, thường có<br />
tăng sắc tố, loét và chảy máu. Vị trí thường<br />
gặp ở vùng đầu, mặt, cổ.<br />
- Xét nghiệm mô bệnh học có hình ảnh<br />
đặc trưng của UTTBĐ.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu bệnh án<br />
lưu trữ tại Bệnh viện Da liễu TW.<br />
* Tiêu chuẩn chọn bệnh án: sử dụng bệnh<br />
án được chẩn đoán khi ra viện là UTTBĐ.<br />
* Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu: thu<br />
thập bệnh án của BN UTTBĐ đã được chẩn<br />
đoán và điều trị tại Bệnh viện Da liễu TW.<br />
* Xử lý số liệu: phân tích số liệu thống kê<br />
theo chương trình SPSS 16.0.<br />
* Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu được<br />
Hội đồng Đạo đức của Bệnh viện Da liễu<br />
TW thông qua.<br />
<br />
mới chỉ dừng lại ở cỡ mẫu nhỏ. Nghiên cứu<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU vµ<br />
<br />
về lâm sàng và mô bệnh học UTTBĐ trong<br />
<br />
bµn luËn<br />
<br />
một thời gian dài với cỡ mẫu lớn là cơ sở<br />
giúp chẩn đoán sớm và chính xác, từ đó có<br />
các biện pháp điều trị đúng, kịp thời, làm<br />
giảm chi phí điều trị. Xuất phát từ những<br />
yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát đặc<br />
điểm lâm sàng và mô bệnh học UTTBĐ ở<br />
những BN được khám và điều trị tại Bệnh<br />
<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
Hầu hết BN trong nghiên cứu ở lứa tuổi<br />
từ ≥ 50 trở lên, trong đó lứa tuổi ≥ 70 chiếm<br />
48,9%, lứa tuổi 60 - 69: 23,4% và lứa tuổi<br />
50 - 59: 19,5%. Điều này cho thấy, tuổi<br />
càng cao, nguy cơ mắc UTTBĐ càng lớn.<br />
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận xét<br />
của Staples: khoảng 90% UTTBĐ xuất hiện<br />
105<br />
<br />
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
ở lứa tuổi > 50 [9]. Nhưng kết quả nghiên<br />
cứu về giới có sự khác biệt với Staples [9].<br />
Tác giả này cho rằng tỷ lệ bị bệnh ở nam<br />
giới cao hơn nữ từ 1,1 - 1,9 lần do nam giới<br />
không có thói quen bảo vệ da khỏi ánh<br />
nắng mặt trời như phụ nữ, vì thế, ở các<br />
nước phát triển tỷ lệ bị bệnh ở nam cao<br />
hơn nữ. Nhiều nghiên cứu ở trong nước<br />
đều cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam giới [2].<br />
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nam/nữ là<br />
91/140. Điều này có lẽ do phụ nữ ở nước ta<br />
phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều<br />
hơn nam giới.<br />
2. Đặc điểm lâm sàng.<br />
* Thời gian mắc bệnh:<br />
< 1 năm: 19 BN (8%); 1 - 3 năm: 118 BN<br />
(51%); 4 - 6 năm: 44 BN (19%); 7 - 9 năm:<br />
12 BN (5,1%); > 10 năm: 38 BN (16,3%).<br />
Thời gian mắc bệnh trung bình 4,2 năm.<br />
Hầu hết các trường hợp đều có thời gian<br />
mắc bệnh nhiều năm, điều này có thể do<br />
BN còn chưa hiểu biết về bệnh nên đi khám<br />
muộn hoặc đến khám ở những cơ sở y tế<br />
không có đủ điều kiện để chẩn đoán xác<br />
định bệnh dẫn đến chỉ định điều trị không<br />
đúng, thời gian bị bệnh thường kéo dài.<br />
* Phân bố theo hình thái lâm sàng:<br />
U rắn chắc + giãn mạch: 195 BN (84,4%);<br />
loét nông + bờ nổi cao, cứng, tăng sắc tố:<br />
94 BN (40,7%); đám thâm nhiễm + vảy da<br />
dính + hạt ngọc ung thư: 96 BN (41,6%);<br />
sẩn nhỏ + vảy tiết: 42 BN (18,1%). UTTBĐ<br />
thường biểu hiện trên lâm sàng là hình thái<br />
u rắn chắc và giãn mạch. Hạt ngọc ung thư<br />
có ở 41,6% trường hợp. Phần lớn BN có thương<br />
tổn bắt đầu là sẩn xuất hiện trên vùng da<br />
lành, sau đó tiến triển lớn lên. Hình thái loét<br />
nông, bờ nổi cao, tăng sắc tố (40,7%).<br />
<br />
* Phân bố theo vị trí tổn thương:<br />
Mi mắt, quanh mi mắt: 42 BN (18,2%);<br />
thái dương, tai: 21 BN (9,1%); má: 78 BN<br />
(33,8%); mũi, cạnh mũi: 63 BN (27,3%);<br />
trán: 4 BN (1,7%); môi: 10 BN (4,3%); khác<br />
(đầu, gáy, cổ...): 4 BN (1,7%). Thân mình: 8<br />
BN (3,5%); sinh dục: 1 BN (0,4%). Kết quả<br />
này tương đương với nghiên cứu của Tô<br />
Quang Huy (96,7%) [2]. Hầu hết các nghiên<br />
cứu đều chỉ ra vị trí hay gặp của UTTBĐ là<br />
vùng hở, vì đó là nơi tiếp xúc trực tiếp với<br />
ánh sáng mặt trời. Như vậy, ánh sáng mặt<br />
trời là một trong những nguyên nhân chính<br />
gây nên UTTBĐ. Tia cực tím trong ánh<br />
sáng mặt trời gây ung thư da theo 3 cơ chế:<br />
tác động trực tiếp lên ADN, tạo ra các phân<br />
tử oxy hóa làm biến đổi ADN và cấu trúc<br />
các tế bào, ức chế miễn dịch bẩm sinh<br />
chống ung thư của cơ thể [5]. Các nghiên<br />
cứu đều cho thấy vị trí khối u ở vùng chữ<br />
"H" ở mặt (quanh hốc mắt, lông mày, mũi,<br />
rãnh mũi-má, quanh miệng, trước và sau<br />
tai) là những vị trí có nguy cơ tái phát sau<br />
điều trị rất cao [6].<br />
* Phân bố theo số lượng tổn thương:<br />
1 tổn thương: 211 BN (91,3%); ≥ 2 tổn<br />
thương: 20 BN (8,7%). Đa số BN UTTBĐ có<br />
1 thương tổn (91,3%). Theo Rajpar, khoảng<br />
10% BN có > 1 tổn thương [6], do đó cần<br />
phải khám toàn bộ các vùng da để tránh bỏ<br />
sót tổn thương.<br />
* Phân bố theo kích thước tổn thương:<br />
< 1 cm: 38 BN (16,4%); từ 1 - 2 cm: 75 BN<br />
(32,5%); > 2 cm: 118 BN (51%). Đa số BN<br />
UTTBĐ có kích thước thương tổn > 2 cm<br />
(51%). Theo các nghiên cứu, kích thước khối<br />
u càng lớn, khả năng tái phát càng cao.<br />
* Phân bố theo mức độ xâm lấn tại chỗ:<br />
106<br />
<br />
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
Đa số BN thương tổn ung thư chỉ xâm<br />
lấn ở da đơn thuần (207 BN = 89,6%), còn<br />
lại 24 BN (10,4%) là xâm lấn sâu xuống tổ<br />
chức dưới da như hốc mắt, mũi, má.<br />
3. Đặc điểm mô bệnh học.<br />
* Phân bố thể bệnh theo mô bệnh học:<br />
Thể u: 131 BN (56,7%); thể nông: 3 BN<br />
(1,3%); thể tăng sắc tố: 13 BN (5,6%); thể<br />
xơ: 9 BN (3,9%); thể adenoid: 14 BN (6,1%);<br />
không xác định: 61 BN (26,4%). Kết quả này<br />
gần tương đương với nghiên cứu của nhiều<br />
tác giả nước ngoài: thể u hay gặp nhất và<br />
chiếm 62 - 70% các thể trong UTTBĐ [7].<br />
Tuy nhiên, các thể mô bệnh học khác như<br />
thể tăng sắc tố, thể nông, thể xơ trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi thấp hơn.<br />
Qua khảo sát ở những bệnh viện có ghi<br />
nhận ung thư da trên địa bàn Hà Nội, chúng<br />
tôi nhận thấy việc chẩn đoán mô bệnh học<br />
chỉ dừng lại ở chẩn đoán loại ung thư da<br />
mà chưa chú trọng đến chẩn đoán từng<br />
thể mô bệnh học của ung thư da. Việc chẩn<br />
đoán thể mô bệnh học trong UTTBĐ rất cần<br />
thiết, cùng với xác định vị trí, kích thước và<br />
mức độ xâm lấn của khối u giúp cho người<br />
thầy thuốc lựa chọn phương pháp điều trị<br />
thích hợp, tránh tái phát.<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu trên 231 bệnh án của BN<br />
UTTBĐ được khám và điều trị tại Bệnh viện<br />
Da liễu TW từ 2007 - 2011, rút ra kết luận:<br />
tỷ lệ UTTBĐ chiếm 58,8% các trường hợp<br />
ung thư da. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi ><br />
50 (91,8%), tỷ lệ nữ bị bệnh nhiều hơn nam<br />
giới (66,1% so với 39,4%). Vị trí hay gặp<br />
nhất là vùng đầu mặt (96,1%). Hình thái lâm<br />
sàng thường gặp là khối u rắn chắc và giãn<br />
<br />
mạch (84,4%). Thể mô bệnh học thường<br />
gặp là thể u (75%).<br />
TÁI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Vũ Thái Hà, Lê Đức Minh, Nguyễn Hữu Sáu,<br />
Nguyễn Sĩ Hóa, Trần Hậu Khang, Ngô Văn Toàn.<br />
Nghiên cứu phân bố UTTBĐ tại Bệnh viện Da<br />
liễu TW giai đoạn 2007 - 2010. Tạp chí Y học<br />
thực hành. 2011, 4 (760), tr.79-81.<br />
2. Tô Quang Huy, Trịnh Hùng Mạnh, Trần<br />
Văn Tuấn và CS. Ung thư da- một số đặc điểm<br />
lâm sàng, giải phẫu bệnh và điều trị phẫu thuật.<br />
Tạp chí Y học thực hành. 2011, 5 (764), tr.7-9.<br />
3. Crowson AN. Basal cell carcinoma: Biology,<br />
morphology and clinical implications. Mod Pathol.<br />
2006, 19 (2), p.127.<br />
4. Levi F, Te VC, Randimbison L, Erler G, La<br />
Vecchia C. Trends in skin cancer incidence in<br />
Vaud: an update, 1976-1998, Eur J Cancer Prev.<br />
2010, 10, pp.371-373.<br />
5. Marks R. Epidemiology of non-melanoma<br />
skin cancer and solar keratoses in Australia: a tale<br />
of self-immolation in Elysian fields. Australas J<br />
Dermatol. 1997, Jun, 38 Suppl 1, pp.26-29.<br />
6. Sajjad Rajpar, Jerry Marsden. ABC of skin<br />
cancer: Basal cell carcinoma. Blackwell<br />
pubshing. 2008, pp.23-26<br />
7. ScrivenerY, GrosshansE, CribierB. Variations of<br />
basal cell carcinomas according to gender, age,<br />
location and histopathological subtype. Br J<br />
Dermatol. 2002, 147, pp.41-47.<br />
8. Sng J, Koh D, Siong WC, Choo TB. Skin<br />
cancer trends among Asians living in Singapore<br />
from 1968 to 2006. J Am Acad Dermatol. 2009,<br />
61 (3), pp.426-432.<br />
9. Staples MP, Elwood M, Burton RC, et al.<br />
Nonmelanoma skin cancer in Australia: the 2002<br />
national survey and trends since 1985. Med J<br />
Aust. 2006, 184, pp.6-10.<br />
<br />
107<br />
<br />
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
108<br />
<br />