intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng và thông số sinh lý da ở bệnh nhân da mặt nhạy cảm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả đặc điểm triệu chứng, các chỉ số sinh lý da và phân tích mối liên quan giữa các triệu chứng cảm nhận với thông số sinh lý trên mặt nhạy cảm ở bệnh nhân da nhạy cảm đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng và thông số sinh lý da ở bệnh nhân da mặt nhạy cảm

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(4):133-141 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.04.17 Đặc điểm lâm sàng và thông số sinh lý da ở bệnh nhân da mặt nhạy cảm Lê Thái Vân Thanh1,2, Vương Thế Bích Thanh1,*, Đỗ Đức Minh1 1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Da mặt là vị trí dễ bị tác động bởi yếu tố từ môi trường bên ngoài như tia tử ngoại, ánh sáng, môi trường và mỹ phẩm. Da mặt nhạy cảm là một hội chứng ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến một tỷ lệ đáng kể dân số, đặc biệt ở nữ giới. Hội chứng này được đặc trưng bởi cảm giác chủ quan khó chịu như ngứa, châm chích, rát hoặc căng da, thường không kèm theo tổn thương thực thể rõ ràng. Dù đã có nhiều nghiên cứu quốc tế về đặc điểm da nhạy cảm, tuy nhiên tại Việt Nam chưa có khảo sát hệ thống và phân tích mối liên hệ giữa biểu hiện các triệu chứng với chỉ số sinh lý da khách quan trên vùng da mặt nhạy cảm. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm triệu chứng, các chỉ số sinh lý da và phân tích mối liên quan giữa các triệu chứng cảm nhận với thông số sinh lý trên mặt nhạy cảm ở bệnh nhân da nhạy cảm đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca tại khoa Da liễu - Thẩm mỹ da bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 11/2024 đến tháng 3/2025. Các bệnh nhân được đánh giá triệu chứng bằng bảng câu hỏi và đo các chỉ số sinh lý da bao gồm độ mất nước qua thượng bì (TEWL), độ ẩm, độ nhờn, độ đỏ da và sắc tố da bằng thiết bị Courage-Khazaka electronic GmbH. Mối liên hệ giữa các triệu chứng lâm sàng và chỉ số sinh lý được phân tích thông qua tương quan Spearman. Kết quả: Có 45 bệnh nhân có biểu hiện da mặt nhạy cảm. Ngứa (91,1%), châm chích (60%) và rát (28,9%) là những triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất ở bệnh nhân da mặt nhạy cảm. Nhóm nghiên cứu không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tần suất các triệu chứng lâm sàng giữa hai giới. Tuy nhiên, chỉ số độ đỏ da ở nam cao hơn nữ một cách có ý nghĩa thống kê (p = 0,040). Phân tích tương quan Spearman cho thấy một số triệu chứng như ngứa, châm chích, rát có xu hướng liên quan gần mức ý nghĩa với các chỉ số sinh lý như độ đỏ da và TEWL. Điều này cho thấy có mối liên hệ tiềm năng giữa cảm nhận chủ quan (ngứa, châm chích, rát) với sự biến đổi khách quan của hàng rào bảo vệ da (độ đỏ da, TEWL). Kết luận: Biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân da mặt nhạy cảm phản ánh phần nào sự biến đổi của hàng rào bảo vệ da. Các chỉ số sinh lý có thể được ứng dụng hỗ trợ đánh giá khách quan tình trạng da mặt nhạy cảm. Từ khóa: da nhạy cảm; ngứa; châm chích; độ mất nước qua thượng bì (TEWL); độ ẩm da; độ đỏ da Ngày nhận bài: 02-04-2025 / Ngày chấp nhận đăng bài: 16-04-2025 / Ngày đăng bài: 18-04-2025 *Tác giả liên hệ: Vương Thế Bích Thanh. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: vtbthanh@ump.edu.vn © 2025 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 133
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 4* 2025 Abstract CLINICAL CHARACTERISTICS AND PHYSIOLOGICAL PARAMETERS IN PATIENTS WITH SENSITIVE FACIAL SKIN Le Thai Van Thanh, Vuong The Bich Thanh, Do Duc Minh Background: Facial skin is an area that is easily affected by external environmental factors such as ultraviolet rays, light, environment and cosmetics. Sensitive facial skin is an increasingly common syndrome, affecting a significant proportion of the population, especially women. This syndrome is characterized by subjective discomfort such as itching, stinging, burning or skin tightness, often without obvious physical damage. Although there have been many international studies on the characteristics of sensitive skin, in Vietnam there has not been a systematic survey and analysis of the relationship between the expression of symptoms and objective skin physiological indicators on sensitive facial skin. Objective: To describe the characteristics of symptoms, skin physiological indicators and analyze the relationship between perceived symptoms and physiological parameters on the sensitive face in patients with sensitive skin who visited the University of Medicine and Pharmacy Hospital in Ho Chi Minh City. Methods: A descriptive study of a series of cases, at Department of Dermatology and Skin Aesthetics, University Medical Center - Ho Chi Minh City, from November 2024 to March 2025. Patients were assessed for symptoms using a questionnaire and measured for skin physiology including transepidermal water loss (TEWL), moisture, oiliness, erythema and pigmentation using the Courage-Khazaka electronic GmbH. The relationship between clinical symptoms and physiology were analyzed through Spearman correlation. Results: There were 45 patients with sensitive facial skin. Itching (91.1%), stinging (60%) and burning (28.9%) were the most common clinical symptoms in patients with sensitive facial skin. The research team did not record a statistically significant difference in the frequency of clinical symptoms between the two sexes. However, the erythema index in men was statistically higher than that in women (p = 0.040). Spearman correlation analysis showed that some symptoms such as itching, stinging, burning tended to be significantly correlated with physiological indices such as skin erythema and TEWL. This suggested a potential relationship between subjective sensations (itching, stinging, burning) and objective changes in the skin barrier (skin erythema, TEWL). Conclusion: Clinical manifestations in patients with sensitive facial skin partly reflect changes in the skin barrier. Physiological indices can be used to support objective assessment of sensitive facial skin. Keywords: sensitive skin; itching; stinging; transepidermal water loss (TEWL); skin moisture; skin erythema 1. ĐẶT VẤN ĐỀ giới [5,6]. Tuy nhiên, ở Việt Nam, dữ liệu về dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và đặc điểm sinh lý học của da nhạy cảm vẫn còn hạn chế. Về cơ chế, nhiều giả thuyết đã được đưa ra, Da nhạy cảm (sensitive skin) là tình trạng da có phản ứng trong đó có suy yếu hàng rào bảo vệ da (đặc biệt tăng TEWL: cảm giác quá mức với các kích thích thông thường như thay độ mất nước qua thượng bì), rối loạn cảm giác thần kinh đổi nhiệt độ, tiếp xúc vật lý hoặc mỹ phẩm, trong khi không ngoại vi (tăng cảm giác cảm thụ do hoạt hóa thụ thể TRPV1 có tổn thương thực thể rõ ràng [1,2]. Người bệnh thường than (thụ thể tiềm năng thoáng qua loại vanilloid 1 cảm nhận đau phiền cảm giác ngứa, châm chích, rát, hoặc căng tức da, ảnh và nhiệt độ) cùng với sự tham gia của các sợi thần kinh C ở hưởng đến chất lượng cuộc sống và hành vi chăm sóc da thượng bì và viêm nhẹ dưới lâm sàng [7-9]. Một số nghiên hằng ngày [3,4]. Tỷ lệ da nhạy cảm trên thế giới dao động từ cứu đã cho thấy sự tương quan giữa các triệu chứng cảm giác 50–60% ở nữ giới và khoảng 30–40% ở nam giới, thay đổi và các chỉ số sinh lý như TEWL, độ ẩm, pH da, tuy nhiên theo khu vực và chủng tộc [1,5,6]. Tại châu Á, đặc biệt là mối liên hệ này còn nhiều tranh cãi và chưa nhất quán giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, tỷ lệ này lên đến 70–80% ở nữ 134 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.04.17
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 4 * 2025 các nghiên cứu [7,9]. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Mặc dù tình trạng da nhạy cảm ngày càng được quan tâm, 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu phân tích cụ thể Nghiên cứu mô tả cắt ngang hàng loạt ca. đặc điểm triệu chứng lâm sàng và mối liên quan với các chỉ 2.2.2. Cỡ mẫu số sinh lý da. Thiếu hụt này gây khó khăn trong việc chẩn đoán, đánh giá mức độ và theo dõi điều trị trên lâm sàng. Do Cỡ mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên thuận đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm tiện. dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và các chỉ số sinh lý da ở bệnh 2.2.3. Phương pháp thực hiện nhân da mặt nhạy cảm, đồng thời phân tích mối liên hệ giữa Khi bệnh nhân được chẩn đoán da mặt nhạy cảm dựa trên triệu chứng chủ quan và các thông số sinh lý khách quan trên bệnh sử, tiền căn, thoả tiêu chuẩn nhận bệnh và không vi phạm da mặt nhạy cảm tại Việt Nam. tiêu chuẩn loại trừ, bệnh nhân sẽ được giải thích cặn kẽ về mục tiêu, cách thức thực hiện và ký cam kết đồng thuận nghiên cứu. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP - Bệnh nhân được hướng dẫn ngừng sử dụng mỹ phẩm, rửa NGHIÊN CỨU mặt bằng nước thường 12 giờ trước khi đo, không vận động mạnh trước 30 phút. 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Bệnh nhân được thu thập thông tin nhân khẩu học (tuổi, Các bệnh nhân da mặt nhạy cảm đến khám tại khoa Da giới, địa chỉ, thời gian mắc bệnh) và khai thác triệu chứng lâm liễu - Thẩm mỹ da bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ sàng thông qua bảng hỏi về các triệu chứng ngứa, châm chích, Chí Minh, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2024 đến rát, bỏng rát, đỏ da. tháng 02/2025. - Ghi nhận phản ứng với sản phẩm chăm sóc da, tần suất và 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn thời điểm xuất hiện triệu chứng. Được chọn vào nghiên cứu nếu thỏa các tiêu chuẩn: - Đánh giá lâm sàng qua bảng câu hỏi da nhạy cảm. Tuổi từ 18 đến 55; - Thực hiện xét nghiệm châm chích da a-xít lactic. Có biểu hiện lâm sàng đặc trưng của da nhạy cảm (ít nhất - Bệnh nhân có điểm bảng câu hỏi tự trả lời da nhạy cảm một trong các triệu chứng: ngứa, châm chích, rát, bỏng rát, ≥13 và xét nghiệm châm chích acid lactic ≥3 điểm được hẹn đỏ da, nóng); ngày phù hợp để thực hiện đo các chỉ số sinh lý da tại vùng má Điểm khảo sát triệu chứng da nhạy cảm ≥13 và xét nghiệm trái bằng thiết bị Courage-Khazaka electronic GmbH gồm: châm chích acid lactic ≥3 điểm; TEWL bằng Tewameter TM Hex với đơn vị đo g/h/m², độ ẩm bằng Corneometer CM 825 với đơn vị đo là đơn vị Đồng ý tham gia nghiên cứu và ký văn bản chấp thuận Corneometer, độ nhờn bằng Sebumeter SM 815 với đơn vị đo tham gia. là đơn vị Sebumeter từ 0-350 (xấp xỉ bằng μg/cm2 trong một 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ phạm vi nhất định), pH da bằng Skin-pH-Meter PH 905, độ Đang mắc bệnh da cấp tính hoặc mạn tính ở vùng mặt đỏ da và melanin bằng Mexameter MX 18 với đơn vị đo là (trứng cá, viêm da dị ứng, trứng cá đỏ, lupus…). đơn vị Mexameter từ 0-999. Đang được điều trị thuốc thoa hoặc uống như 2.2.4. Biến số nghiên cứu corticosteroids, kháng sinh, kháng nấm trong vòng 2 tuần. Biến định lượng Bệnh nhân được thực hiện các phương pháp peel, laser Tuổi bệnh nhân (năm); Độ pH da; Độ nhờn da (đơn vị trong vòng 1 tháng. Sebumeter); Độ ẩm da (đơn vị Corneometer); Độ mất nước Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. qua thượng bì (g/m²/h); Độ đỏ da (đơn vị Mexameter); Sắc tố da (đơn vị Mexameter). https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.04.17 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 135
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 4* 2025 Biến định tính mặt nhạy cảm, với độ tuổi trung bình là 31,5 ± 7,5 tuổi, dao động từ 19 đến 52 tuổi. Trong đó, nữ giới chiếm đa số với 38 - Giới tính (Nam/Nữ). bệnh nhân (84,4%), nam giới có 7 bệnh nhân (15,6%) (Hình - Khu vực cư trú (TPHCM/Tỉnh). 1). Về địa lý, phần lớn bệnh nhân cư trú tại Thành phố Hồ - Thời gian mắc bệnh (phân nhóm: 12 tháng. tại các tỉnh thành khác như Tiền Giang, Long An, Gia Lai, Đắk Lắk, v.v. - Tiền sử có phản ứng với sản phẩm chăm sóc da (Có/Không). Thời gian khởi phát triệu chứng của bệnh nhân chủ yếu là trên 12 tháng (18 trường hợp, 40%), tiếp theo là nhóm 12 - Triệu chứng cơ năng (Có/Không) gồm: Ngứa; Rát; Châm tháng (11 trường hợp, 24,4%) và nhóm 6 đến dưới 12 tháng chích; Bỏng rát; Đỏ da; Nóng; Đau; Sần da. (8 trường hợp, 17,8%). Một số trường hợp mới khởi phát 2.2.5. Xử lý và phân tích dữ liệu dưới 3 tháng (6 bệnh nhân) hoặc trong khoảng 3–6 tháng (2 bệnh nhân) (Hình 2). Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm Python (phiên bản 3.11). Ngoài ra, có đến 77,8% bệnh nhân (35 người) báo cáo từng có phản ứng không mong muốn (như rát, đỏ da, châm Các biến định lượng được mô tả bằng trung bình ± độ lệch chích...) khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thông thường. chuẩn, trong khi các biến phân loại được trình bày dưới dạng tần suất và tỉ lệ phần trăm. Để so sánh đặc điểm giữa hai nhóm giới tính, nghiên cứu sử dụng kiểm định Mann-Whitney U đối với các chỉ số sinh lý da (do phân phối không chuẩn và cỡ mẫu nhỏ), và kiểm định Fisher chính xác đối với các biến phân loại như triệu chứng lâm sàng. Mối liên hệ giữa các triệu chứng chủ quan và các chỉ số sinh lý da được đánh giá bằng hệ số tương quan Spearman, nhằm phản ánh mức độ liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và biến đổi khách quan của hàng rào bảo vệ da. Mức ý nghĩa thống kê được xác định với ngưỡng p
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 4 * 2025 Bảng 1. So sánh tần suất các triệu chứng lâm sàng theo giới tính (15,6%) (Hình 3). Một số triệu chứng ít gặp khác như nóng, Nam Nam đau, sần da chỉ xuất hiện ở 1–2 trường hợp. Triệu chứng Nữ (n) Nữ (%) p (n) (%) Khi phân tích mối liên quan giữa giới tính và tần suất các Ngứa 7 100% 34 89,5% 1,000 triệu chứng lâm sàng, không ghi nhận được sự khác biệt có Rát 2 28,6% 14 36,8% 1,000 ý nghĩa thống kê nào. Cụ thể, triệu chứng ngứa gặp ở 89,5% Châm chích 4 57,1% 23 60,5% 1,000 nữ và 100% nam (p = 0,559). Triệu chứng châm chích xuất Bỏng rát 1 14,3% 6 15,8% 1,000 hiện ở 60,5% nữ và 57,1% nam (p = 1,000). Các triệu chứng Đỏ da 1 14,3% 9 23,7% 1,000 còn lại cũng không có sự khác biệt giữa hai giới (p >0,05 cho Phân tích tần suất các triệu chứng lâm sàng ghi nhận ngứa tất cả, kiểm định Fisher). Kết quả này cho thấy biểu hiện lâm là triệu chứng phổ biến nhất, gặp ở 91,1% bệnh nhân (41/45), sàng của da nhạy cảm không phụ thuộc vào giới tính trong kế đến là châm chích được báo cáo ở 60% bệnh nhân (27/45). quần thể nghiên cứu này. Triệu chứng rát ghi nhận ở 13 trường hợp (28,9%), còn đỏ 3.3. Chỉ số sinh lý da da và bỏng rát gặp lần lượt ở 10 (22,2%) và 7 bệnh nhân a b c d e f Hình 4a–f. So sánh các chỉ số sinh lý da giữa hai giới. Chỉ có chỉ số độ đỏ da cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,040), trong khi các chỉ số còn lại không khác biệt đáng kể (p >0,05) https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.04.17 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 137
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 4* 2025 Khi so sánh các chỉ số sinh lý da theo giới (Hình 4a-f), chỉ 3.4. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và số độ đỏ da ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với chỉ số sinh lý da giá trị trung bình ở nam giới là 443 ± 38 đơn vị, cao hơn so Phân tích tương quan Spearman được thực hiện để đánh với nữ giới là 398 ± 52 đơn vị (p = 0,040, kiểm định Mann- giá mỗi liên hệ giữa năm triệu chứng lâm sàng chính (ngứa, Whitney U). Các chỉ số còn lại như độ pH, độ nhờn, độ ẩm, rát, châm chích, bỏng rát và đỏ da) và sáu chỉ số sinh lý da TEWL và sắc tố da không có sự khác biệt đáng kể giữa hai (độ pH, độ nhờn, độ ẩm, TEWL, độ đỏ, sắc tố da). Kết quả nhóm (p >0,05 cho tất cả). thu được cho thấy không có mối liên quan nào đạt ngưỡng ý nghĩa thống kê (p
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 4 * 2025 4. BÀN LUẬN Phân tích tương quan Spearman trong nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa triệu chứng và chỉ số sinh lý da nhìn chung Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nữ giới không đạt mức ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, một số xu chiếm ưu thế rõ rệt trong nhóm bệnh nhân da mặt nhạy cảm hướng gần ngưỡng được ghi nhận như triệu chứng rát và độ (84,4%). Kết quả này phù hợp với nhiều khảo sát dịch tễ đỏ da (ρ = 0,25; p = 0,097), triệu chứng bỏng rát và độ nhờn trước đây cho thấy nữ giới dễ xuất hiện triệu chứng da nhạy da (ρ = 0,26; p = 0,085), hay triệu chứng đỏ da và TEWL cảm hơn nam giới [1,3,5,6]. Misery L ghi nhận tỷ lệ nữ mắc (ρ = –0,28; p = 0,063). lên đến 60–70% trong dân số châu Âu, Kim EJ tại Hàn Quốc Các kết quả này phù hợp với giả thuyết của Saint-Martory báo cáo nữ chiếm hơn 80%, còn Xu F tại Trung Quốc ghi rằng da nhạy cảm không phải là bệnh lý, mà là trạng thái tăng nhận nữ giới là 68% [3,5,6]. Nguyên nhân có thể liên quan đáp ứng cảm giác trên nền da bình thường hoặc có rối loạn đến sự khác biệt cấu trúc da theo giới, mức độ mỏng của lớp hàng rào bảo vệ da nhẹ [2]. Cũng theo Berardesca E, những sừng, cũng như tần suất sử dụng sản phẩm chăm sóc da cao rối loạn này liên quan đến hoạt hóa các kênh thần kinh cảm hơn ở nữ giới [1,5]. giác như thụ thể tiềm năng thoáng qua loại vanilloid 1 Về đặc điểm lâm sàng, ngứa là triệu chứng phổ biến nhất (TRPV1), peptid liên quan gen calcitonin (CGRP)… dưới (91,1%), tiếp theo là châm chích (60%), rát (28,9%), đỏ da tác động của các yếu tố như thay đổi nhiệt độ, ma sát, sản (22,2%) và bỏng rát (15,6%). Các kết quả này nhất quán với phẩm hóa chất [8]. nghiên cứu tại Pháp của Taieb C, nơi ghi nhận ngứa chiếm Cuối cùng, có tới 77,8% bệnh nhân trong nghiên cứu báo 87% trong số các triệu chứng được báo cáo [10], và nghiên cứu tại Mỹ của Muizzuddin N cũng cho thấy ngứa và châm cáo từng có phản ứng không mong muốn khi sử dụng sản chích là hai cảm giác thường gặp nhất [7]. Một nghiên cứu phẩm chăm sóc da, chủ yếu là cảm giác rát hoặc đỏ da. Kết tại Hàn Quốc bởi Kim EJ ghi nhận châm chích, ngứa và rát quả này tương tự với nghiên cứu của Brenaut E tại Pháp là nhóm triệu chứng điển hình ở 82% phụ nữ [5]. Sự tương (76%) và Farage MA tại Mỹ (74%) [4,12], nhấn mạnh vai đồng này củng cố giá trị ngoại suy của kết quả trong bối cảnh trò quan trọng của việc tư vấn lựa chọn mỹ phẩm và chăm châu Á. sóc da phù hợp ở nhóm bệnh nhân này. Điều đáng lưu ý là không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tần suất các triệu chứng giữa nam và nữ trong Hạn chế và khuyến nghị nghiên cứu của chúng tôi. Mặc dù nữ giới chiếm đa số, tỉ lệ Nghiên cứu có cỡ mẫu còn nhỏ, đặc biệt nhóm nam giới, ngứa, bỏng rát, đỏ da đều phân bố gần như tương đương giữa khiến nhiều phân tích chưa đạt ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, hai giới (p >0,05). Lihoreau T cũng nhận thấy nam giới có thiếu nhóm chứng da bình thường và không có dữ liệu thời thể biểu hiện lâm sàng tương tự, nhưng ít tự nhận mình có tiết/mùa cũng là hạn chế cần được khắc phục trong nghiên “da nhạy cảm” hơn [11]. cứu tiếp theo. Về chỉ số sinh lý da, TEWL trung bình là 29,8 ± 7,2 g/m²/h, Các khảo sát tương lai nên phối hợp thêm sinh thiết da, phản ánh tổn thương hàng rào bảo vệ da mức nhẹ đến trung đánh giá thần kinh cảm giác và áp dụng các công cụ định bình. Điều này tương đương với các giá trị TEWL trong lượng như điện trở thượng bì để bổ sung dữ liệu khách quan. nhóm da nhạy cảm được báo cáo bởi Fujii M tại Nhật Bản Tính đến thời điểm thực hiện nghiên cứu, chúng tôi chưa ghi (28–32 g/m²/h) và thấp hơn rõ so với nhóm có viêm da cơ nhận công bố chính thức nào tại Việt Nam khảo sát một cách địa [9,12]. Mặc dù không có khác biệt rõ rệt giữa hai giới về hệ thống cả triệu chứng lâm sàng và các chỉ số sinh lý da ở TEWL, nghiên cứu này ghi nhận độ đỏ da ở nam cao hơn nữ bệnh nhân da mặt nhạy cảm. Do đó, nghiên cứu này góp một cách có ý nghĩa thống kê (p = 0,040). Lihoreau T cũng phần bổ sung dữ liệu cơ bản cho cộng đồng da liễu trong ghi nhận hiện tượng tương tự và cho rằng nam giới có thể nước, đồng thời tạo tiền đề cho các nghiên cứu so sánh và biểu hiện sinh lý da mạnh hơn (giãn mạch, đỏ da), dù cảm can thiệp tiếp theo. giác chủ quan thấp hơn [11]. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.04.17 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 139
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 4* 2025 5. KẾT LUẬN Phân tích dữ liệu: Vương Thế Bích Thanh Viết bản thảo đầu tiên: Vương Thế Bích Thanh Nghiên cứu cho thấy các triệu chứng cảm giác như ngứa, châm chích và rát là biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất ở Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Lê Thái Vân Thanh, bệnh nhân da mặt nhạy cảm. Mặc dù không có sự khác biệt Đỗ Đức Minh đáng kể giữa hai giới về triệu chứng, chỉ số độ đỏ da ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê. Phân tích tương quan gợi ý Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu mối liên hệ tiềm năng giữa một số triệu chứng chủ quan và Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biến đổi nhẹ trong các chỉ số sinh lý da như TEWL và độ đỏ biên tập. da, cho thấy vai trò của hàng rào bảo vệ da trong bệnh cảnh này. Những phát hiện này góp phần làm sáng tỏ đặc điểm sinh Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức lý, lâm sàng của da nhạy cảm, đồng thời gợi ý hướng tiếp cận Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong lâm sàng và nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn và nhóm nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí chứng đối chiếu. Minh, số 382/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 22/03/2023. Nguồn tài trợ TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu này không nhận tài trợ. 1. Farage MA. The prevalence of sensitive skin. Front Xung đột lợi ích Med (Lausanne). 2019;6:98. Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết 2. Saint-Martory C, Roguet R, Fluhr JW, et al. Sensitive này được báo cáo. skin is not a disease. Br J Dermatol. 2008;158(1):130–3. 3. Misery L, Ständer S, Szepietowski JC, et al. Sensitive ORCID skin in the general population. J Eur Acad Dermatol Lê Thái Vân Thanh Venereol. 2009;23(4):376–81. http://orcid.org/0000-0002-7589-7778 4. Brenaut E, Misery L, Taieb C. Triggering factors in Vương Thế Bích Thanh sensitive skin: a study of 7300 subjects. Br J Dermatol. https://orcid.org/0000-0002-7729-6909 2013;168(2):344–51. Đỗ Đức Minh 5. Kim EJ, Lee DH, Youn SW. Characteristics of sensitive skin in Korean women. J Dermatol. 2013;40(7):556–60. https://orcid.org/0000-0002-9997-6390 6. Xu F, Yan S, Wu M, et al. Sensitive skin in Chinese Đóng góp của các tác giả subjects: epidemiology and physiological characteristics. Int J Cosmet Sci. 2012;34(4):298–303. Ý tưởng nghiên cứu: Lê Thái Vân Thanh Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Lê Thái Vân Thanh, 7. Muizzuddin N, Marenus K, Maes D. Physiological Vương Thế Bích Thanh, Đỗ Đức Minh characteristics of sensitive skin. J Dermatol Sci. 2010;60(3):167–72. Thu thập dữ liệu: Vương Thế Bích Thanh, Lê Thái Vân Thanh 8. Berardesca E, Maibach HI. Biology of sensitive skin. Giám sát nghiên cứu: Lê Thái Vân Thanh Curr Probl Dermatol. 2017;30:1–10. Nhập dữ liệu: Vương Thế Bích Thanh 9. Fujii M, Yamamoto Y, Yamasaki K, et al. Functional Quản lý dữ liệu: Vương Thế Bích Thanh impairment of the skin barrier in sensitive skin. Skin 140 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.04.17
  9. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 4 * 2025 Res Technol. 2015;21(1):109–13. 10. Taieb C, Hédon C, Sibaud V, et al. Sensitive skin: an epidemiological study. Int J Dermatol. 2004;43(8):606–12. 11. Lihoreau T, Misery L, Black D, et al. Sensitive skin in men: epidemiological and clinical data. J Cosmet Dermatol. 2020;19(3):689–95. 12. Farage MA, Katsarou A, Maibach HI. Sensitive skin: lessons from dermatitis. Contact Dermatitis. 2011;64(6):313–9. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.04.17 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 141
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2