TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 1- 6<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM MÃ CHỮ TRONG VĂN BẢN CƠ SỞ<br />
GHI CHÉP THƠ CỦA NGUYỄN BẢO<br />
Nguyễn Diệu Huyền<br />
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc<br />
<br />
<br />
Tóm tắt: Các văn bản Hán Nôm thời trung đại là một ẩn số, để tiếp cận và khai thác những giá trị ghi<br />
chép trong đó chúng ta cần phải giải mã những vấn đề liên quan đến văn bản học. Thông qua Đặc điểm mã chữ<br />
trong văn bản cơ sở ghi chép thơ của Nguyễn Bảo, chúng tôi muốn chỉ ra những vấn đề liên quan đến chữ viết<br />
trong văn bản cơ sở để từ đó đưa ra hướng giải quyết những hạn chế và thiếu xót để tiến tới xác lập văn bản<br />
quy phạm, phiên âm và dịch nghĩa. Đó là những yêu cầu cần thiết đối với quá trình nghiên cứu văn bản ghi<br />
chép thơ ca Nguyễn Bảo nói riêng và các văn bản học Hán Nôm nói chung.<br />
Từ khóa: Mã chữ, Trung đại, văn bản học, văn bản cơ sở.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Nguyễn Bảo (1439? – 1503?) hiệu là Châu Khê, người làng Phương Lai, huyện Vũ<br />
Tiên, tỉnh Thái Bình (nay là thôn Phú Lạc, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái<br />
Bình) là một tác gia tiêu biểu ở thế kỷ XV [8]. Ông được biết đến với tập thơ chữ Hán Châu<br />
Khê thi tập do học trò của ông là Tiến sĩ Trần Củng Uyên (1470 - ?) sưu tầm và biên soạn.<br />
Nguyên tác chữ Hán ban đầu đã thất lạc, nhưng dựa vào những bài thơ được Lê Quý Đôn<br />
(1726 - 1784) tuyển chọn trong Toàn Việt thi lục chúng ta có thể chứng minh tài năng và<br />
nhân cách của ông. Tuy nhiên, các văn bản Hán Nôm thời trung đại là một ẩn số. Để tiếp cận<br />
và khai thác những giá trị ghi chép trong văn bản chúng ta cần phải giải mã những vấn đề liên<br />
quan đến chữ viết. Thông qua quá trình khảo cứu Đặc điểm mã chữ trong văn bản cơ sở ghi<br />
chép thơ của Nguyễn Bảo, chúng tôi muốn chỉ ra những vấn đề liên quan đến chữ viết, đồng<br />
thời đưa ra phương hướng giải quyết những chỗ có vấn đề để tiến tới xác lập thiện bản, phiên<br />
âm và dịch nghĩa tác phẩm.<br />
2. Nội dung chính<br />
Trong số những dị bản Toàn Việt thi lục thu thập được có các bản HM.2139/A [1],<br />
A.1262 [2], A.3200 [3], A.132 [4] có nội dung ghi chép thơ ca của Nguyễn Bảo. Các dị bản<br />
có những đặc điểm khác nhau về mặt văn bản (xuất xứ, hình thức trình bày, nội dung ghi<br />
chép, chữ viết, số lượng…). Trong số đó, xét về mặt số lượng các bản HM.2139/A, A.1262,<br />
A.3200 thực chép 146 bài, bản A.132 thực chép 161 bài. Đây đều là những bản chép tay vì<br />
Toàn Việt thi lục chưa từng được khắc in. Đồng thời, căn cứ vào đặc điểm chữ viết rõ ràng, ít<br />
sai sót, hình thức<br />
thống nhất, ổn định giữa các trang, số lượng ghi chép các tác phẩm đầy đủ hơn cả, nên chúng<br />
<br />
Ngày nhận bài: 3/1/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016<br />
Liên lạc: Nguyễn Diệu Huyền, e - mail: nguyendieuhuyenttb@yahoo.com<br />
18<br />
tôi chọn bản A.132 làm văn bản cơ sở cho việc ghi chép thơ ca của Nguyễn Bảo để tiến hành<br />
khảo cứu. Mặt khác, dựa vào những dị bản còn lại để bổ sung và giải quyết những chỗ có vấn<br />
đề trong văn bản cơ sở. Những mã chữ trong văn bản được quan tâm xem xét đó là: chữ húy,<br />
chữ biến thể, chữ viết nhầm (viết sai), chữ thừa, chữ thiếu…<br />
2.1. Chữ húy<br />
Kỵ húy hay kiêng húy (có khi gọi là húy kỵ, hoặc tỵ húy) là cách viết hay đọc chệch<br />
một từ nào đó do kiêng kỵ trong ngôn ngữ xã hội tại các nước trong khu vực có ảnh hưởng<br />
của văn hóa Hán. Theo luật, trong phạm vi quốc gia, mọi thần dân kiêng kỵ tên húy của vua,<br />
không được phép dùng để đặt tên cho con cái trong gia đình, cũng như không được phép<br />
dùng trong văn tự hay trong lời nói hàng ngày. Ở Việt Nam, hiện tượng kỵ húy bắt đầu từ đời<br />
Trần, đến đời Lê và kéo dài đến đời Nguyễn. Trong mỗi triều đại và các đời vua, luật kiêng<br />
húy và nội dung kiêng húy được ban bố khác nhau. Tuy nhiên, nhìn tổng thể để kiêng kỵ<br />
thường có những cách như: thay đổi chữ Hán này bằng một chữ Hán khác đồng âm, cận âm<br />
hoặc đồng nghĩa, hoặc bỏ hẳn chữ Hán, hoặc viết thay đổi một chút so với chữ Hán nguyên<br />
thể (bằng cách thêm nét, bới nét, dùng chữ dị thể, hoặc đảo bộ), hoặc đổi âm đọc.<br />
Trong văn bản cơ sở A.132 chúng tôi xác định có những chữ kiêng húy sau:<br />
1) Chữ 時 Thì, tên chính thức của vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì (1829 - 1883), làm<br />
vua từ năm 1848 đến năm 1883), để kiêng húy văn bản dùng chữ 辰 Thìn thay thế (theo Bảng<br />
tra tên húy và chữ húy các triều đại Việt Nam, chữ thứ 398) [5]. Đây là hiện tượng kiêng húy<br />
bằng cách dùng chữ cận âm để thay thế. Chẳng hạn viết kiêng húy trong những câu:<br />
逢 辰 鬂 未 蒼 Phùng thời mấn vị thương (Tiễn Hiệu thư Đàm công phụng Bắc sứ) -<br />
trang 75a. Hay: 臨 風 辰 見 吳 牛 喘 Lâm phong thời kiến ngô ngưu suyễn (Nguyệt, kỳ nhất)<br />
- trang 76a.<br />
2) Chữ 華 Hoa, tên của Thuận Đức hoàng thái hậu là Hồ Thị Hoa, mẹ vua Thiệu Trị<br />
(1841-1847), bà nội vua Tự Đức (theo Bảng tra tên húy và chữ húy các triều đại Việt Nam,<br />
chữ thứ 176) [5]. Viết kiêng húy bằng cách viết tháu chữ 華 thành chữ , hoặc dùng chữ 花<br />
cùng âm, cùng nghĩa thay thế. Chẳng hạn trong câu:<br />
光 天 日 近 Quang hoa thiên nhật cận (Tiễn Hiệu thư Đàm công phụng Bắc sứ) -<br />
trang 75a. Hay: 花 藻 稱 天 才Hoa tảo xưng thiên tài (Phú Hoàng Giang phong thổ thị môn<br />
sinh) - trang 73b.<br />
3) Chữ 宗 Tông, tên của vua Thiệu Trị (Nguyễn Phúc Miên Tông), (theo Bảng tra tên<br />
húy và chữ húy các triều đại Việt Nam, chữ thứ 420) [5]. Trong khi các bản khác dùng chữ 宗<br />
tông thì A.132 dùng chữ 尊 tôn. Chúng tôi cho rằng đây là hiện tượng kiêng húy trong bản<br />
A.132 bằng cách dùng chữ khác cận âm thay thế. Ví dụ viết kiêng húy trong câu:<br />
尊 國 無 人 諒 寸 誠 Tông quốc vô nhân lượng thốn thành (Thanh lê trượng - kỳ nhất )<br />
Dựa trên những hiện tượng kỵ huý trong văn bản chúng tôi đoán định bản A.132 được<br />
sao chép vào khoảng thể kỷ thứ 19, thời Tự Đức (1848 - 1883) triều Nguyễn. Và với những<br />
<br />
19<br />
chữ kiêng húy này, trong khi xác lập thiện bản chúng tôi vẫn giữ nguyên chữ dùng trong văn<br />
bản cơ sở nhưng phiên âm dịch nghĩa đúng với nghĩa thực.<br />
2.2. Chữ biến thể<br />
Căn cứ vào cuốn Hán Việt tự điển của Thiều Chửu [6], lấy chữ phồn thể là loại chữ<br />
được viết dưới dạng đầy đủ nét nhất về văn tự làm chuẩn, chúng tôi thống kê được có những<br />
chữ được viết biến thể - tức là những chữ thay đổi về tự dạng khác hẳn với những chữ ban<br />
đầu ở dạng phồn thể. Trong đó, có những chữ được viết đơn giản hóa bằng cách thay thế một<br />
số bộ phận bằng một bộ gần giống với nó, cách thay đổi này thường được tạo ra bằng cách<br />
giản hóa thanh phù, hình phù… Những chữ này về sau được gọi là chữ giản thể để phân biệt<br />
với chữ phồn thể và chúng trở thành một trong hai loại chữ viết chính thống của chính phủ<br />
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.<br />
Trong văn bản cơ sở A.132 có những chữ như:<br />
Chữ 問 vấn (hỏi), viết là 问 trong các trang: 73a; 83a; 96a; 104b.<br />
Chữ 禮 lễ (lễ), viết là 礼 trong các trang: 73a; 86b; 94a; 94b; 98a; 99b.<br />
Chữ 還 hoàn (trở về), viết là 还 trong các trang: 73a; 83b; 97b; 98b; 99a.<br />
Chữ 聲 thanh (tiếng), viết là 声 trong các trang: 73b; 74a; 76a; 76b; 77a; 78b; 79b; 83b;<br />
84a; 84b; 94b; 96b; 100a; 100b; 102a; 102b; 103a; 105b;106a…<br />
Ngoài ra, trong văn bản Hán Nôm còn có những chữ viết tắt, viết tục thể - viết theo thói<br />
quen. Đây là những chữ thường được viết đơn giản hơn bằng cách lược đi một số nét từ chữ<br />
Hán phồn thể để nhằm mục đích viết nhanh hơn, dễ hơn và chỉ có trong văn bản Hán Nôm<br />
Việt Nam. Chẳng hạn:<br />
Chữ 懷 hoài (nỗi lòng), được viết tắt là trong các trang: 73b; 76b; 77a; 77b; 78a;<br />
80a; 88a; 95a; 97b; 100b; 106b; 107b; 108b.<br />
Chữ 觀 quan (xem), được viết tắt là trong các trang: 81b; 82b; 87b; 101a; 102a;<br />
104b.<br />
Chữ 歸 quy (trở về), được viết tắt là trong các trang: 82b; 93b; 96b; 97b; 98a; 99a;<br />
101a; 101b.<br />
Chữ 識 thức (biết), được viết tắt là trong các trang: 90b; 95a; 99b; 100a; 100b;<br />
101a; 101b; 103a; 104a…<br />
Đối với những chữ biến thể, khi xác lập thiện bản chúng tôi sẽ đưa về dạng phồn thể.<br />
2.3. Chữ chép nhầm, chép sai<br />
Đối với các văn bản Hán văn, mỗi một hình thể chữ Hán sẽ biểu đạt những giá trị ý<br />
nghĩa nhất định. Chúng được sắp xếp theo bộ thủ, và dưới mỗi bộ sẽ là những chữ liên quan<br />
đến bộ đó. Các văn bản Hán Nôm thời trung đại thường được viết tay, do đó trong quá trình<br />
sao chép, người viết không tránh khỏi những sai sót, hoặc nhầm lẫn giữa các chữ có cách<br />
viết, cách đọc gần giống nhau, hoặc bỏ sót chữ do nguyên nhân nào đó. Căn cứ vào các dị<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
bản, chúng tôi nhận thấy trong văn bản cơ sở A.132 có những chữ có vấn đề cần được xem<br />
xét và giải quyết. Chẳng hạn:<br />
Trang 73b, có ghi 貫 (冠) . Có lẽ tác giả khi sao chép có dụng ý lựa chọn một trong hai,<br />
hoặc sửa chữa bổ sung. Khi so sánh, đối chiếu thì các dị bản dùng chữ 冠 quán (lễ đội mũ;<br />
hạng nhất, đứng đầu). Trong câu: 學行冠朋儕 Học hạnh quán bằng sài – Bậc học hạnh siêu<br />
quần (trong bài Phú Hoàng Giang phong thổ thị môn sinh). Vì vậy, chúng tôi lựa chọn chữ<br />
冠 trong khi xác lập thiện bản.<br />
Trang 83a, chữ 裡 lý (lớp vải lót trong áo; bên trong) viết bộ衤y thiếu một nét thành bộ<br />
礻 kỳ và có tự dạng (chữ này không có trong bộ 礻 kì). Trong câu: 艸裡青青芋葉稀 Thảo<br />
lý thanh thanh vu diệp hy - Khoai trong đám cỏ đã xanh cây (trong bài Trừng Mại thôn xuân<br />
vãn). Chúng tôi cho rằng đây là do chép sai.<br />
Với những chữ viết sai, chúng tôi sẽ căn cứ vào tự dạng, mối liên hệ về mặt ý nghĩa của<br />
chúng trong từng câu, từng bài, căn cứ vào các dị bản để xác định chữ dùng cho phù hợp.<br />
2.4. Chữ thừa<br />
Đối với bản A.132, hầu hết những chữ thừa đã được tác giả chỉ ra trong văn bản bằng<br />
cách đánh dấu chấm son để nhận biết. Chẳng hạn:<br />
Thừa chữ 镸 trường viết giản thể, cột 14, dòng 7, trang 73a.<br />
Thừa chữ 償 thường, cột 9, dòng 7, trang 73b.<br />
Thừa chữ 修 tu, cột 7, dòng 7, trang 74a…<br />
Phương án với những chữ này là loại bỏ trong văn bản quy phạm.<br />
2.5. Chữ thiếu<br />
Thơ ca Nguyễn Bảo được sáng tác theo hình thức thơ cổ thể - hay cận thể. Căn cứ vào<br />
thể loại thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn, tứ tuyệt hoặc bát cú được quy ước chặt chẽ về câu chữ<br />
ta có thể dễ dàng nhận biết những chữ thiếu trong văn bản. Đối với những chữ thiếu, có<br />
những chữ đã được hiệu đính bằng cách viết nhỏ hơn bên cạnh, và có những chữ chưa xác<br />
định. Đối với những chữ chưa xác định, chúng ta có thể dựa vào các dị bản để bổ sung.<br />
Chẳng hạn:<br />
Thiếu chữ 圓 viên, cột 5, dòng 2, trang 77a (đã bổ sung).<br />
Thiếu chữ 蔗 giá, cột 6, dòng 13, trang 83a (đã bổ sung).<br />
Thiếu chữ 見 kiến, cột 9, dòng 7, trang 107a (bổ sung từ ba dị bản).<br />
Thiếu chữ 尾 vĩ, chữ cột 5, dòng 4, trang 109a (bổ sung từ ba dị bản).<br />
Đối với những chữ đã bổ sung, chúng tôi sẽ hoàn thiện chúng trong thiện bản, những<br />
chữ chưa được bổ sung chúng tôi sẽ dựa vào những dị bản. Tuy nhiên, cũng có những trường<br />
hợp không thể bổ sung khi các dị bản còn lại cũng trong trường hợp khuyết thiếu, và với<br />
trường hợp này chỉ có thể đưa ra những ước đoán, hoặc bỏ ngỏ trong văn bản. Ví dụ thiếu<br />
chữ cột 9, dòng 7 trang 87b… Bên cạnh đó, so sánh tương quan về số lượng các tác phẩm,<br />
bản A.132 thiếu một bài Vãn Quang Thục Hoàng thái hậu.<br />
<br />
21<br />
3. Kết luận<br />
Thông qua những đặc điểm mã chữ trong văn bản cơ sở ghi chép thơ của Nguyễn Bảo<br />
như chữ húy, chữ biến thể, chữ viết nhầm (viết sai), chữ thừa, chữ thiếu, chúng tôi muốn dựa<br />
trên cơ sở những cứ liệu nhất định để xác lập thiện bản nhằm phản ánh trung thành nhất ý đồ<br />
của người tạo ra văn bản; trên thực tế nó có thể chỉ là văn bản giả định, được xác lập trên cơ<br />
sở các bản sao. Đồng thời, “khi xem xét văn bản, chúng tôi giữ nguyên hiện trạng như chúng<br />
hiện tồn. Phương châm của chúng tôi, là không bao giờ và không được phép đổ lỗi cho văn<br />
bản… chúng tôi cố gắng lí giải, tìm cái hữu lí trong cái “phi lí”; nếu như chưa lí giải được thì<br />
để lại, coi như tồn nghi” [7]. Những kết quả khảo cứu như trên là những thành công bước đầu<br />
của chúng tôi trong quá trình nghiên cứu văn bản và giá trị thơ ca Nguyễn Bảo. Từ những vấn<br />
đề được xem xét, giải quyết, chúng ta có thể tiến hành phiên âm, dịch nghĩa và công bố toàn<br />
bộ những tác phẩm thơ của Nguyễn Bảo được ghi chép trong Toàn Việt thi lục. Đồng thời, từ<br />
những đặc điểm mã chữ như trên chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận với các tác phẩm thơ ca<br />
của các tác giả khác cùng được ghi chép trong Toàn Việt thi lục.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] 全越詩錄 Toàn Việt thi lục kí hiệu HM. 2139, thư viện Viện nghiên cứu Hán<br />
Nôm.[2] 全越詩錄 Toàn Việt thi lục kí hiệu A.1262, thư viện Viện nghiên cứu Hán<br />
Nôm.<br />
[3] 全越詩錄 Toàn Việt thi lục kí hiệu A.3200, thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm.<br />
[4] 全越詩錄 Toàn Việt thi lục kí hiệu A.132, thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm.<br />
[5] Bảng tra tên húy và chữ húy các triều đại Việt Nam, kí hiệu Vt 00215, thư viện Viện<br />
nghiên cứu Hán Nôm.<br />
[6] Thiều Chửu (2009), Hán Việt tự điển, Nxb Thanh Niên. TP. HCM.<br />
[7] Nguyễn Đăng Na (2007), Con đường giả mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo<br />
dục, Hà Nội.<br />
[8] Bùi Duy Tân (1991), Nguyễn Bảo nhà thơ - Danh nhân văn hóa, Nxb Văn hóa, Sở<br />
Văn hóa Thông tin Thái Bình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THE CHARACTERISTICS OF WORDS CODE IN THE<br />
MANUSCRIPT OF BAO NGUYEN’S VERSE<br />
Nguyen Dieu Huyen<br />
Faculty of Philology, Tay Bac University<br />
22<br />
Abstract: Han Nom medieval texts are still an unrevealed secret to readers and researchers. To<br />
approach and exploit the great value of these texts, we need to decode the issues related to text study. Through<br />
the characteristics of word code in Bao Nguyen’s verse manuscript, we would like to point out some issues<br />
related to letters in the original texts, then, to suggest some solutions to the limitation and deficiency to<br />
establish norms to texts including phonetics and translation. Those are necessary requirements in researching<br />
Bao Nguyen's poetry in particular and Han Nom texts in general.<br />
Keywords: word code Medieval, text study, basic text.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />