intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm mô bệnh học của viêm niêm mạc hang vị dạng chuyển sản trên nội soi

Chia sẻ: Hạnh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

56
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tần suất và mức độ nặng của các tổn thương tiền ung thư dạ dày (chuyển sản ruột và nghịch sản) ở các trường hợp viêm niêm mạc hang vị dạng chuyển sản trên nội soi. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm mô bệnh học của viêm niêm mạc hang vị dạng chuyển sản trên nội soi

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA VIÊM NIÊM MẠC<br /> HANG VỊ DẠNG CHUYỂN SẢN TRÊN NỘI SOI<br /> Quách Trọng Đức*<br /> <br /> TÓMTẮT<br /> Mục tiêu: Xác định tần suất và mức độ nặng của các tổn thương tiền ung thư dạ dày (chuyển sản ruột và<br /> nghịch sản) ở các trường hợp viêm niêm mạc hang vị dạng chuyển sản trên nội soi.<br /> Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành các bệnh nhân được chẩn đoán viêm niêm<br /> mạc hang vị dạng chuyển sản dựa trên hình ảnh nội soi ánh sáng trắng. Mỗi bệnh nhân được sinh thiết 3 mẫu mô<br /> vùng hang vị để đánh giá mô bệnh học. Tình trạng chuyển sản ruột (CSR) được xác định là có hoặc không. Tình<br /> trạng loạn sản (LS) được đánh giá theo hai mức là độ thấp và độ cao theo phân loại Vienna cải tiến.<br /> Kết quả: Có 89 bệnh nhân tham gia nghiên cứu (64 nam, 25 nữ). Tỉ lệ nam: nữ là 2,6: 1. 69 (77,5%) bệnh<br /> nhân có CSR. 19 (21,3%) bệnh nhân có LS dạ dày, trong đó có 2 (2,2%) trường hợp LS độ cao. Tỉ lệ CSR ở nam<br /> cao hơn so với ở nữ (85,9% so với 56%, p= 0,004). Tỉ lệ NS ở nam cũng cao hơn ở nữ nhưng ghi nhận có ý nghĩa<br /> thống kê (25% so với 12%, p = 0,25).<br /> Kết luận: Một tỉ lệ đáng kể các trường hợp viêm niêm mạc hang vị dạng chuyển sản trên nội soi mang tổn<br /> thương tiền ung thư. Nên thực hiện sinh thiết thường qui ở các trường hợp này để có kế hoạch theo dõi thích hợp.<br /> Từ khóa: Viêm dạ dày, chuyển sản ruột, loạn sản.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> PATHOLOGIC CHARATERISTICS OF ENDOSCOPICALLY METAPLASTIC GASTRITIS<br /> IN THE ANTRUM<br /> Quach Trong Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 86 - 89<br /> Aim: To assess the rates and the severity of gastric precancerous lesions (i.e. intestinal metaplasia and<br /> dysplasia) in patients with endoscopically metaplastic gastritis in the antrum.<br /> Patients and Methods: A cross-sectional study was conducted in patients with metaplastic gastritis in the<br /> antrum, diagnosed based on white-light gastroscopy. Three biopsy specimens were taken from the antrum in each<br /> patient. Intestinal metaplasia (IM) was assessed as presence or absence. Gastric dysplasia was graded as low or<br /> high, according to the revised Vienna classification.<br /> Results: There were 89 patients (male 64, female 25). The male-to-female ratio was 2.6. The rates of IM and<br /> gastric dysplasia were 69 (77.5%) and 19 (21.3%), respectively. IM was found more common in males compared<br /> with females (85.9% vs 56%, p = 0.004). Gastric dysplasia was also more common in males compared with<br /> females but the difference did not reach statistical significance (25% vs 12%, p = 0.25).<br /> Conclusion: A significant proportion of patients with endoscopically metaplastic gastritis in the antrum had<br /> IM and dysplasia. Pathologic examination should be performed routinely in these patients in order to set up an<br /> appropriate follow-up plan.<br /> Key words: Gastritis, intestinal metaplasia, dysplasia.<br /> <br /> ĐẶT VẤNĐỀ<br /> Viêm dạ dày dạng chuyển sản là một trong<br /> <br /> những thuật ngữ được đề xuất trong phân loại<br /> Sydney cải tiến về viêm dạ dày.(3) Tuy ra đời<br /> <br /> * Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br /> ĐT: 0918080225<br /> Tác giả liên lạc: TS. Quách Trọng Đức<br /> <br /> 86<br /> <br /> Email: drquachtd@ump.edu.vn<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> đã lâu và được sử dụng hết sức phổ biến ở các<br /> nước trên thế giới, hệ thống phân loại này vẫn<br /> còn một yếu điểm quan trọng là không có mối<br /> tương quan mật thiết giữa hình ảnh nội soi và<br /> mô bệnh học, đặc biệt là các đặc điểm gợi ý<br /> nguy cơ ung thư dạ dày cao. Theo quan điểm<br /> cập nhật, teo niêm mạc dạ dày được xem là<br /> tình trạng tiền ung thư (precancerous<br /> condition) trong khi chuyển sản ruột (CSR) và<br /> loạn sản (LS) được xem là tổn thương tiền ung<br /> thư (precancerous lesions).(2) Các nghiên cứu<br /> trong và nước trước đây cho thấy có mối liên<br /> quan rất kém giữa dấu hiệu nghi chuyển sản<br /> trên nội soi ánh sáng trắng với tình trạng CSR<br /> trên mô bệnh học.(7,9) Nghiên cứu này được<br /> thực hiện nhằm mục tiêu xác định tần suất và<br /> mức độ nặng của các tổn thương tiền ung thư<br /> dạ dày (chuyển sản ruột và loạn sản) ở các<br /> trường hợp viêm niêm mạc hang vị dạng<br /> chuyển sản trên nội soi.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Trên nội soi ghi nhận các trường hợp có dấu<br /> hiệu chuyển sản ở hang vị (dạng mảng trắng<br /> hoặc dát trắng)<br /> Xét nghiệm mô bệnh học: mỗi bệnh nhân<br /> được sinh thiết ba mẫu mô ở vùng hang vị được<br /> nghi ngờ có chuyển sản ruột. Trên giải phẫu<br /> bệnh nhuộm Hematoxylin & Eosin và nhuộm<br /> Giemsa.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong<br /> nghiên cứu<br /> Chuyển sản ruột được xác định là có hiện<br /> diện hoặc không. Loạn sản ở hang vị được đánh<br /> giá là độ thấp hoặc độ cao theo phân loại của hệ<br /> thống Vienna cải tiến.(4)<br /> <br /> Quản lý và phân tích số liệu<br /> Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để quản lý số<br /> liệu và phân tích thống kê. Sử dụng thống kê mô<br /> tả để tính trung bình và tỉ lệ; phép kiểm 2 để<br /> khảo sát mối liên quan giữa hai biến định tính.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> <br /> Đối tượng<br /> <br /> Có 89 bệnh nhân trong nghiên cứu, bao gồm<br /> 64 bệnh nhân nam và 25 bệnh nhân nữ. Tỉ lệ<br /> nam: nữ là 2,6:1. Tuổi trung bình của bệnh nhân<br /> là 55,9 ± 10, 4. Tuổi nhỏ nhất là 34, tuổi lớn nhất<br /> là 83.<br /> <br /> Bệnh nhân ngoại trú tại BV Đại Học Y<br /> Dược TP. HCM thỏa các tiêu chuẩn sau:<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Tuổi ≥ 18<br /> Có triệu chứng đường tiêu hóa trên<br /> Được thực hiện nội soi tiêu hóa trên và ghi<br /> nhận có hình ảnh viêm hang vị dạng chuyển sản<br /> trên nội soi.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Tiền căn phẫu thuật đường tiêu hóa trên<br /> hoặc ung thư đường tiêu hóa trên.<br /> Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu loạt ca với phương pháp chọn<br /> mẫu thuận tiện..<br /> <br /> Phương pháp tiến hành<br /> Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu được<br /> thực hiện nội soi tiêu hóa trên bằng máy nội soi<br /> Olympus Video Exera GIF-160 hoặc GIF-150Q.<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Bảng 1: Đặc điểm mô bệnh học của bệnh nhân trong<br /> nghiên cứu<br /> Đặc điểm mô bệnh học<br /> Viêm mạn tính<br /> Bình thường<br /> Viêm mạn không teo<br /> Viêm teo niêm mạc<br /> Chuyển sản ruột<br /> Có<br /> Không<br /> Loạn sản<br /> Độ cao<br /> Độ thấp<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 1<br /> 83<br /> 5<br /> <br /> 1,1<br /> 93,3<br /> 5,6<br /> <br /> 69<br /> 20<br /> <br /> 77,5<br /> 22,5<br /> <br /> 2<br /> 17<br /> <br /> 2,2<br /> 19,1<br /> <br /> Bảng 2: Phân bố tổn thương tiền ung thư theo nhóm<br /> tuổi<br /> Nhóm<br /> tuổi<br /> 30 – 39<br /> 40 – 49<br /> <br /> CSR (n)<br /> LS (n)<br /> Tổng<br /> Không có Không Độ thấp Độ cao<br /> 1<br /> 4<br /> 0<br /> 2<br /> 0<br /> 5<br /> 1<br /> 15<br /> 11<br /> 4<br /> 1<br /> 16<br /> <br /> 87<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Nhóm<br /> tuổi<br /> 50 – 59<br /> 60 – 69<br /> ≥ 70<br /> Tổng<br /> <br /> CSR (n)<br /> LS (n)<br /> Tổng<br /> Không có Không Độ thấp Độ cao<br /> 7<br /> 32<br /> 30<br /> 8<br /> 1<br /> 39<br /> 6<br /> 12<br /> 18<br /> 0<br /> 0<br /> 18<br /> 5<br /> 6<br /> 8<br /> 3<br /> 0<br /> 11<br /> 20<br /> 69<br /> 70<br /> 17<br /> 2<br /> 89<br /> <br /> Bảng 3: Mối liên quan giữa tình trạng CSR và giới<br /> tính<br /> Nữ<br /> Nam<br /> Tổng<br /> <br /> CSR (+)<br /> 11<br /> 55<br /> 69<br /> <br /> CSR (-)<br /> 11<br /> 9<br /> 20<br /> <br /> Tổng<br /> 25<br /> 64<br /> 89<br /> <br /> P = 0,004. Có mối liên quan giữa CSR và giới tính<br /> <br /> Bảng 4: Mối liên quan giữa tình trạng loạn sản và<br /> giới tính<br /> Nữ<br /> Nam<br /> Tổng<br /> <br /> LS (+)<br /> 3<br /> 16<br /> 19<br /> <br /> LS (-)<br /> 22<br /> 48<br /> 70<br /> <br /> Tổng<br /> 25<br /> 64<br /> 89<br /> <br /> P = 0,25. Không ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa<br /> thống kê.<br /> <br /> BÀNLUẬN<br /> Mặc dù thuật ngữ viêm dạ dày dạng<br /> chuyển sản do Sydney cải tiến đã được đưa ra<br /> trước đây nhưng vẫn còn nhiều nghi ngờ và<br /> tranh cãi về việc sử dụng thuật ngữ này với<br /> luận điểm: hình ảnh nội soi không thể cho<br /> nhận định đúng về tình trạng CSR. Tuy nhiên,<br /> kết quả nghiên cứu này cho thấy có mối liên<br /> quan rõ rệt giữa viêm hang vị dạng chuyển<br /> sản trên nội soi với tình trạng CSR trên mô<br /> bệnh học khi sinh thiết 3 mẫu mô. Nghiên cứu<br /> của chúng tôi cho thấy đến hơn ¾ trường hợp<br /> tham gia nghiên cứu được phát hiện có CSR<br /> trên mô bệnh học trong khi các nghiên cứu<br /> trong nước trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn<br /> chỉ ghi nhận tỉ lệ CSR khoảng 25 – 38,4%.(8,9,11)<br /> Chúng tôi vẫn cho rằng đây cũng chưa hẳn là<br /> con số phản ánh đáng tin cậy tình trạng CSR<br /> do một nghiên cứu trước đây của Zimaity và<br /> cộng sự cho thấy số lượng mẫu sinh thiết ảnh<br /> hưởng đáng kể đến kết quả chẩn đoán vì CSR<br /> thường có phân bố rải rác nên có thể bị bỏ sót.<br /> Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn số mẫu<br /> sinh thiết tùy ý là 3, ở vị trí nghi chuyển sản,<br /> <br /> 88<br /> <br /> nhưng rõ ràng đây chưa hẳn là số mẫu sinh<br /> thiết tối ưu để phát hiện tổn thương tiền ung<br /> thư này. Kết quả của nghiên cứu này đã góp<br /> phần khẳng định các đối tượng bệnh nhân có<br /> viêm hang vị dạng chuyển sản trên nội soi là<br /> các đối tượng có nguy cơ cao cần được đánh<br /> giá kỹ và theo dõi phù họp để phát hiện tổn<br /> thương ung thư dạ dày sớm. Điều này có giá<br /> trị ứng dụng thực tiễn giúp cho các bác sĩ nội<br /> soi, đặc biệt là các bác sĩ làm việc ở các đơn vị<br /> y tế không có điều kiện thực hiện sinh thiết<br /> làm giải phẫu bệnh.<br /> Một vấn đề chưa được rõ ràng và thống nhất<br /> ý kiến giữa các bác sĩ nội soi là liệu có cần sinh<br /> thiết ở các đối tượng bệnh nhân có hình ảnh<br /> viêm hang vị dạng chuyển sản trên nội soi hay<br /> không? Kết quả nghiên cứu này góp phần trả lời<br /> là bằng chứng hiện tại cho thấy không phải tất cả<br /> các trường hợp này đều có kết quả mô bệnh học<br /> là CSR. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cũng<br /> cho thấy có đến 21,3% bệnh nhân trong nghiên<br /> cứu có kèm LS, trong đó tỉ lệ loạn sản nặng<br /> chiếm 2,2%. Theo nghiên cứu của De Vries(1),<br /> nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày trong<br /> mỗi năm của các tổn thương này cũng rất khác<br /> nhau: 0,25% đối với CSR; 0,6% đối với LS độ<br /> thấp và 6% đối với LS độ cao. Theo khuyến cáo<br /> của Hội Nội soi Tiêu hóa Mỹ và Hội Nội soi Tiêu<br /> hóa Châu Âu, thời khoảng nội soi đánh giá lại<br /> tổn thương nhằm phát hiện các ung thư dạ dày<br /> còn ở giai đoạn sớm rất khác biệt tùy theo từng<br /> mức độ tổn thương tiền ung thư như đã nêu<br /> trên(2,6). Như vậy, rõ ràng rằng việc sinh thiết<br /> thường qui ở các đối tượng bệnh nhân này là rất<br /> cần thiết nhằm xác định chế độ theo dõi phù hợp<br /> cho từng bệnh nhân.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Nghiên cứu này cho thấy một tỉ lệ đáng kể<br /> các trường hợp viêm niêm mạc hang vị dạng<br /> chuyển sản trên nội soi mang tổn thương tiền<br /> ung thư với các mức độ nguy cơ tiến triển thành<br /> ung thư khác nhau (CSR, LS độ thấp, LS độ cao).<br /> Do đó, việc sinh thiết thường qui ở các trường<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> hợp này là hết sức cần thiết nhằm xác định kế<br /> hoạch theo dõi thích hợp để phát hiện ung thư<br /> dạ dày ở giai đoạn sớm.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAMKHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> De Vries AC, Haringsma J, Kuipers EJ (2007). The detection,<br /> surveillance and treatment of premalignant gastric lesions<br /> related to Helicobacter pylori infection. Helicobacter; 12(1):1-15.<br /> Dinis-Ribeiro M1, Areia M, de Vries AC (2012). Management of<br /> precancerous conditions and lesions in the stomach (MAPS):<br /> guideline from the European Society of Gastrointestinal<br /> Endoscopy (ESGE), European Helicobacter Study Group<br /> (EHSG), European Society of Pathology (ESP), and the<br /> Sociedade Portuguesa de Endoscopia Digestiva (SPED).<br /> Endoscopy 44(1):74-94.<br /> Dixon M, Genta R, Yardley J, Correa P et al (1996). Classification<br /> and Grading of Gastritis: The Updated Sydney System. Am J<br /> Surg Pathol, 20(10): 1161 – 1181.<br /> Dixon MF (2002). Gastrointestinal epithelial neoplasia: Vienna<br /> revisited. Gut 51:130-131.<br /> El–Zimaity HM et al (1996). Interobserver variation in the<br /> histopathological assessment of Helicobacter pylori gastritis.<br /> Hum Pathol, 27(1): 1-4.<br /> Hirota WK, Zuckerman MJ, Adler DG et al (2006). “ASGE<br /> guideline: the role of endoscopy in the surveillance of<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> premalignant conditions of the upper GI tract”. Gastrointest<br /> Endos, 63(4), 570 – 580<br /> 7. Lin BR, et al (1999). Endoscopic diagnosis of intestinal<br /> metaplasia of stomach--accuracy judged by histology.<br /> Hepatogastroenterology, 46(25):162-6<br /> 8. Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Thịnh, Tô Công (2004). Đặc<br /> điểm nội soi, mô bệnh học và mối tương quan dị sản ruột, loạn<br /> sản, Helicobacter pylori trong viêm dạ dày mạn. Y học thực<br /> hành, số 1: 63 – 64.<br /> 9. Quách Trọng Đức (2013). Đối chiếu đặc điểm chuyển sản ruột ở<br /> dạ dày trên nội soi và mô bệnh học. Y học TP Hồ Chí Minh, 1<br /> (phụ bản của tập 17, chuyên đề Nội Khoa II): 308 – 312.<br /> 10. Quách Trọng Đức, Lê Minh Huy, Nguyễn Thúy Oanh, Nguyễn<br /> Sào Trung (2010). Phân tầng nguy cơ ung thư dạ dày dựa trên<br /> dấu hiệu teo niêm mạc trên nội soi, giai đoạn viêm dạ dày<br /> OLGA và chuyển sản ruột. Y Học TP Hồ Chí Minh, 14 (phụ bản<br /> số 1, chuyên đề nội khoa): 148-154.<br /> 11. Trịnh Tuấn Dũng (2009). Nghiên cứu mối liên quan giữa giai<br /> đoạn của viêm teo niêm mạc dạ dày theo hệ thống OLGA và các<br /> tổn thương mô bệnh học của niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân<br /> viêm dạ dày mạn. Tạp Chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam; 4 (16):<br /> 1061 – 1068.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> <br /> 27/10/2014<br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br /> <br /> 30/10/2014<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 10/01/2015<br /> <br /> 89<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2